|
Bản dịch này thuộc quyền sở hữu của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Mọi hành vi sao chép, đăng tải lại mà không có sự đồng ý của
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là vi phạm pháp luật về Sở hữu trí tuệ.
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT has the copyright on this translation. Copying or reposting it without the consent of
THƯ VIỆN PHÁP LUẬT is a violation against the Law on Intellectual Property.
X
CÁC NỘI DUNG ĐƯỢC SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Các nội dung của VB này được VB khác thay đổi, hướng dẫn sẽ được làm nổi bật bằng
các màu sắc:
: Sửa đổi, thay thế,
hủy bỏ
Click vào phần bôi vàng để xem chi tiết.
|
|
|
Đang tải văn bản...
Nghị quyết 99/NQ-CP 2021 thực hiện Nghị quyết về Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội 2021 2025
Số hiệu:
|
99/NQ-CP
|
|
Loại văn bản:
|
Nghị quyết
|
Nơi ban hành:
|
Chính phủ
|
|
Người ký:
|
Phạm Minh Chính
|
Ngày ban hành:
|
30/08/2021
|
|
Ngày hiệu lực:
|
Đã biết
|
Ngày công báo:
|
Đã biết
|
|
Số công báo:
|
Đã biết
|
|
Tình trạng:
|
Đã biết
|
CHÍNH PHỦ
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 99/NQ-CP
|
Hà Nội, ngày
30 tháng 8 năm 2021
|
NGHỊ QUYẾT
BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM
KỲ 2021 - 2026 THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN KINH TẾ
- XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức
Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội
về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025;
Theo đề nghị của Bộ trưởng
Bộ Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT NGHỊ:
Điều
1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Chương
trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc
hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Điều
2. Nghị quyết này có hiệu lực kể từ ngày
ký ban hành.
Điều
3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang
bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn
kinh tế và tổng công ty nhà nước và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan
chịu trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao,
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội,
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- Các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước;
- VPCP, BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực
thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, KTTH (2).
|
TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Phạm Minh Chính
|
CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG
CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2021-2026
THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA QUỐC HỘI VỀ KẾ HOẠCH PHÁT
TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025
(Kèm theo Nghị quyết số 99/NQ-CP ngày 30 tháng 8 năm 2021 của Chính phủ)
Căn cứ các mục tiêu, chỉ
tiêu, nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tại Nghị quyết số 16/2021/QH15 ngày 27 tháng 7 năm 2021 của Quốc
hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025, Chính phủ ban
hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021 - 2026 thực hiện Nghị
quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
(Chương trình hành động) với những nội dung chính như sau:
I. MỤC TIÊU TỔNG QUÁT
Bảo đảm tăng trưởng kinh tế
nhanh và bền vững trên cơ sở tăng cường ổn định kinh tế vĩ mô, phát triển khoa
học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, phát huy tối đa tiềm năng, lợi thế của đất
nước; phấn đấu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn mức bình quân của 5 năm 2016
- 2020, đến năm 2025 là nước đang phát triển có công nghiệp theo hướng hiện đại,
vượt qua mức thu nhập trung bình thấp. Nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả
và sức cạnh tranh của nền kinh tế; thực hiện đồng bộ các giải pháp khắc phục có
hiệu quả tác động của đại dịch Covid-19, nhanh chóng phục hồi và phát triển
kinh tế; kiên quyết không để xảy ra khủng hoảng y tế và kinh tế, xã hội. Phát
huy mạnh mẽ giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và sức sáng tạo của mỗi
cá nhân. Từng bước xây dựng xã hội trật tự, kỷ cương, an toàn, lành mạnh, dân
chủ, công bằng, văn minh; bảo đảm cuộc sống bình yên và hạnh phúc của Nhân dân
và “không để ai bị bỏ lại phía sau”. Trong quá trình phát triển đất nước, luôn
quan tâm bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh
thần của Nhân dân. Phát triển kinh tế xanh, chú trọng bảo vệ môi trường, ứng
phó hiệu quả với biến đổi khí hậu và các vấn đề an ninh phi truyền thống. Tăng
cường quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ vững chắc độc
lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia và giữ vững môi trường
hoà bình, ổn định để phát triển đất nước. Chủ động, tích cực hội nhập quốc tế,
nâng cao hiệu quả công tác đối ngoại và vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường
quốc tế.
II. MỤC
TIÊU CỤ THỂ
Kế hoạch phát triển kinh tế
- xã hội 5 năm 2021 - 2025 gồm 23 chỉ tiêu; trong đó có một số chỉ tiêu quan trọng,
cụ thể là: tốc độ tăng trưởng GDP bình quân 5 năm khoảng 6,5 - 7%; tỷ trọng
công nghiệp chế biến, chế tạo trong GDP đạt trên 25%; kinh tế số đạt khoảng 20%
GDP; đóng góp của năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) vào tăng trưởng đạt khoảng
45%; bội chi ngân sách nhà nước bình quân 3,7% GDP; tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn
đa chiều giảm 1 - 1,5%/năm; tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% dân số; tỷ lệ
che phủ rừng không thấp hơn mức 42%.
III. MỤC
ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Việc xây dựng và ban
hành Chương trình hành động nhằm quán triệt và chỉ đạo các cấp, các ngành tập
trung tổ chức triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết của Quốc
hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 nhằm thực hiện
thành công Nghị quyết của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, hưởng
ứng mạnh mẽ lời kêu gọi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tất cả cùng chung
tay, chủ động, quyết tâm đẩy lùi dịch bệnh, tạo điều kiện vững chắc để thực hiện
phương châm “bảo vệ sức khỏe, tính mạng nhân dân trước dịch bệnh là nhiệm vụ
quan trọng, ưu tiên hàng đầu; bảo đảm an sinh xã hội, hỗ trợ kịp thời các đối
tượng dễ bị tổn thương, đối tượng gặp nhiều khó khăn do dịch bệnh là nhiệm vụ
trọng tâm, xuyên suốt, lâu dài; tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp, chuẩn bị kỹ các
điều kiện, sẵn sàng tận dụng cơ hội để phục hồi sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy
tăng trưởng, phát triển bền vững là nhiệm vụ cần thiết, cấp bách”.
2. Chương trình hành động
cụ thể hóa các mục tiêu, định hướng phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 -
2025 đã được Quốc hội thông qua thành các nhiệm vụ, chương trình, đề án cụ thể,
gắn với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ và phù hợp với đặc điểm tình hình, điều
kiện thực tế, đảm bảo tính thiết thực, hiệu quả, khả thi cao nhất; kế thừa,
phát huy những kết quả đạt được, những bài học kinh nghiệm tích cực và khắc phục
những hạn chế, yếu kém trong tổ chức thực hiện ở giai đoạn trước.
3. Chương trình hành động
của Chính phủ là căn cứ để các bộ, cơ quan trung ương và địa phương xây dựng kế
hoạch, chương trình hành động, đồng thời tổ chức triển khai nhằm góp phần thực
hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
4. Đảm bảo tính đồng bộ,
nhất quán trong triển khai thực hiện các nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh
tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025. Xác định rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành; nêu
cao trách nhiệm của người đứng đầu các bộ, cơ quan trung ương và địa phương
trong tổ chức triển khai thực hiện.
IV. QUAN ĐIỂM, ĐỊNH HƯỚNG TRONG CHỈ ĐẠO, ĐIỀU HÀNH
1. Quán triệt và triển
khai đồng bộ, hiệu quả Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội Đảng
bộ các cấp, các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ. Phát triển kinh tế gắn kết
hài hòa với phát triển văn hóa, xã hội, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội
ngay trong từng bước, từng chính sách và trong suốt quá trình phát triển. Bảo đảm
quốc phòng, an ninh, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định và bảo vệ môi trường,
phòng chống thiên tai, ứng phó biến đổi khí hậu.
2. Bảo vệ sức khỏe, tính mạng
của người dân là trên hết, trước hết; quyết liệt phòng, chống dịch Covid-19
trên nguyên tắc linh hoạt, sáng tạo, không máy móc, cứng nhắc, tùy từng thời điểm,
từng nơi, từng địa phương, địa bàn, cơ quan, đơn vị để lựa chọn ưu tiên phù hợp
giữa phòng chống dịch và phát triển kinh tế - xã hội. Bám sát tình hình, chủ động
xây dựng giải pháp phù hợp, khả thi thích ứng với bối cảnh dịch bệnh kéo dài.
3. Nêu cao tinh thần tự lực,
tự cường, coi nội lực là yếu tố cơ bản, chiến lược lâu dài, quyết định, ngoại lực
là quan trọng, cần thiết, đột phá; “biến nguy thành cơ”, coi khó khăn, thách thức
là động lực phấn đấu để vươn lên, khẳng định bản lĩnh; huy động sức mạnh đại
đoàn kết dân tộc; bám sát thực tiễn, đánh giá, dự báo đúng tình hình, quyết tâm
cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, có trọng tâm, trọng điểm. Trong điều kiện
dự báo đại dịch Covid-19 còn diễn biến phức tạp, khó lường, có thể kéo dài, cần
phải tập trung nâng cao năng lực độc lập, tính tự chủ của nền kinh tế để hạn chế
ảnh hưởng của các bất ổn, yếu tố biến động bất thường đối với sức khỏe của nhân
dân, bảo đảm an sinh và phát triển kinh tế, xã hội; tạo điều kiện để nền kinh tế
chủ động thích nghi nhanh, ứng phó hiệu quả với mọi tình huống do tác động của
đại dịch gây ra, không để bị động bất ngờ dẫn đến xảy ra khủng hoảng y tế, kinh
tế và xã hội.
4. Đẩy mạnh hơn nữa công
cuộc đổi mới; không ngừng sáng tạo, có cách tiếp cận mới, tạo đột phá trong bối
cảnh mới. Chú trọng việc tổng kết, phổ biến, nhân rộng, phát huy tối đa các bài
học kinh nghiệm quý, mô hình hay, cách làm hiệu quả. Những vấn đề đã “chín”, đã
rõ, được thực tiễn chứng minh là đúng, thực hiện có hiệu quả, được đa số đồng
tình thì tiếp tục thực hiện; những vấn đề chưa có quy định hoặc quy định không
còn phù hợp với thực tiễn thì mạnh dạn thí điểm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, mở
rộng dần, không cầu toàn, không nóng vội.
5. Tập trung tháo gỡ khó khăn
về thể chế theo hướng cấp nào ban hành cấp đó phải tháo gỡ; báo cáo cấp trên trực
tiếp đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền,
cá thể hóa trách nhiệm đi đối với tăng cường kiểm tra, giám sát và kiểm soát
quyền lực; tổng kết, đánh giá, khen thưởng, kỷ luật kịp thời, nghiêm minh; tiếp
tục nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện chính sách bảo vệ người dám nghĩ, dám làm,
dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực
cho phát triển; đẩy mạnh hợp tác công tư.
6. Xây dựng Chính phủ và chính quyền các cấp đoàn kết, liêm
chính, kỷ luật, kỷ cương, tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; năng động, đổi mới sáng
tạo; vì nhân dân phục vụ; thấm nhuần phương châm đặt lợi ích quốc gia, dân tộc
lên trên hết, trước hết; "dân là gốc” và xuất phát từ quyền, lợi
ích hợp pháp, nguyện vọng chính đáng của Nhân dân. Càng khó khăn, phức tạp thì
càng phải đoàn kết thống nhất; giữ đúng nguyên tắc, phát huy dân chủ, huy động
trí tuệ tập thể trên tinh thần khiêm tốn, cầu thị, lắng nghe. Bám sát thực tiễn,
xuất phát từ thực tiễn, tôn trọng thực tiễn, lấy thực tiễn làm thước đo. Chủ động
phối hợp chặt chẽ với các cơ quan trong bộ máy nhà nước và hệ thống chính trị,
tạo sự đồng thuận, thống nhất cao trong cả nhận thức và hành động.
V. CÁC NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
1. Tập trung thực hiện mục
tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế
- xã hội, nhưng căn cứ vào tình hình thực tế và địa bàn cụ thể để lựa chọn ưu
tiên, bảo đảm sức khỏe, tính mạng của Nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm
an sinh xã hội
a) Tuyệt đối không chủ
quan, lơ là, mất cảnh giác; tiếp tục nghiên cứu tổng kết thực tiễn, bổ sung,
hoàn thiện và thực hiện hiệu quả các biện pháp phòng, chống dịch như: xét nghiệm,
5K, vắc-xin, thuốc đặc trị, công nghệ, các biện pháp khác...; chủ động các
phương án, kịch bản để kịp thời ứng phó với mọi tình huống. Tăng cường lãnh đạo,
chỉ đạo quyết liệt của các cấp uỷ, sự điều hành của chính quyền; tiếp tục huy động
sức mạnh của cả hệ thống chính trị, của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân. Giữ vững
tình hình an ninh trật tự, bảo đảm an toàn cho Nhân dân trong mọi tình huống.
b) Đẩy mạnh triển khai chiến
dịch tiêm chủng toàn quốc kịp thời, an toàn, khoa học, hiệu quả, sớm đạt miễn dịch
cộng đồng chậm nhất vào cuối năm 2021, đầu năm 2022. Huy động mọi nguồn lực cho
phòng, chống dịch, nhất là tăng cường hợp tác công tư; đẩy nhanh nhập khẩu vắc-xin;
chuyển giao công nghệ, nghiên cứu, sản xuất vắc-xin trong nước, tiến tới tự chủ
vắc-xin nhanh nhất, sớm nhất có thể.
c) Tổ chức triển khai kịp
thời, hiệu quả Nghị quyết số 86/NQ-CP ngày 06
tháng 8 năm 2021 của Chính phủ về các giải pháp cấp bách phòng, chống dịch bệnh
Covid-19 để thực hiện Nghị quyết số 30/2021/QH15
ngày 28 tháng 7 năm 2021 của Quốc hội khóa XV.
d) Điều hành chính sách
tài khóa chặt chẽ, chính sách tiền tệ chủ động, linh hoạt, thận trọng, phối hợp
hài hòa giữa các chính sách nhằm kiểm soát lạm phát, giữ vững ổn định kinh tế
vĩ mô, bảo đảm các cân đối lớn của nền kinh tế, tạo thuận lợi cho sản xuất kinh
doanh, hỗ trợ phục hồi kinh tế. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương tài chính - ngân
sách nhà nước. Tiết kiệm chi thường xuyên để bổ sung nguồn lực cho đầu tư phát
triển và các nhiệm vụ cần thiết, cấp bách khác. Tận dụng triệt để sự phục hồi
thương mại toàn cầu, chuyển dịch đầu tư và các hiệp định tự do thương mại thế hệ
mới. Nghiên cứu, xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình phục hồi và phát
triển kinh tế khả thi, hiệu quả.
2. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển, trước
hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
a) Tiếp tục kế thừa thành
quả lý luận quan trọng qua hơn 35 năm đổi mới, xuất phát từ thực tiễn Việt Nam
và tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm của thế giới để xây dựng, hoàn thiện hệ thống
pháp luật đầy đủ, thống nhất, khả thi, công khai, minh bạch, ổn định, có sức cạnh
tranh quốc tế, vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường,
có sự quản lý của Nhà nước; lấy quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của người
dân làm trung tâm; thúc đẩy đổi mới sáng tạo, bảo đảm yêu cầu phát triển bền vững
kinh tế - xã hội và quốc phòng, an ninh trong điều kiện mới. Kịp thời ban hành
các văn bản quy định chi tiết luật, pháp lệnh. Đẩy mạnh rà soát, bổ sung, hoàn
thiện các quy định pháp luật không còn phù hợp, chồng chéo, chưa đầy đủ hoặc vướng
mắc, nhất là về quy hoạch, đầu tư, kinh doanh, đất đai, tài chính, ngân sách,
tài sản công, thuế... theo hướng vướng mắc ở cấp, ngành nào thì cấp, ngành đó
chủ động, tích cực sửa đổi, hoàn thiện; nghiên cứu khẩn trương sửa đổi, thay thế
các cơ chế, chính sách không còn phù hợp với thực tiễn để tháo gỡ điểm nghẽn và
giải quyết những vấn đề tồn đọng gây thất thoát, lãng phí, bảo đảm tổng thể,
toàn diện và sự thống nhất trong hệ thống pháp luật. Trường hợp cần thiết,
trình Quốc hội ban hành một luật sửa nhiều luật hoặc nghị quyết thí điểm đối với
những vấn đề mới phát sinh, chưa được quy định trong luật hoặc đã có nhưng có
nhiều vướng mắc, bất cập, không còn phù hợp thực tiễn. Báo cáo cấp có thẩm quyền
cho thí điểm tách giải phóng mặt bằng ra khỏi dự án đầu tư để đẩy nhanh tiến độ.
Đổi mới mạnh mẽ, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, xác định rõ trách nhiệm đi đối
với kiểm tra, giám sát, kiểm soát quyền lực và nâng cao hiệu quả phối hợp trong
lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Tăng cường hiệu lực, hiệu quả tổ chức thi hành
pháp luật, bảo đảm thượng tôn pháp luật.
b) Xây dựng, thử nghiệm,
hoàn thiện chính sách, khung khổ pháp lý cho phát triển hạ tầng số, các ngành
công nghiệp số, các mô hình và sản phẩm kinh doanh số; đồng bộ hóa pháp luật về
doanh nghiệp, khởi nghiệp sáng tạo, sở hữu trí tuệ, thương mại, đầu tư, kinh
doanh để tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình chuyển đổi số quốc gia và phát
triển các sản phẩm, dịch vụ, mô hình kinh doanh mới ứng dụng công nghệ cao, mô
hình kinh tế chia sẻ, giao dịch, quản lý các tài sản kỹ thuật số, đầu tư mạo hiểm,
các phương thức thanh toán mới, hệ thống xác thực và định danh điện tử.
c) Nâng cao chất lượng
phân tích, dự báo, cảnh báo; hoàn thiện hệ thống thông tin, thống kê. Khẩn
trương hoàn thành Quy hoạch tổng thể quốc gia, Quy hoạch không gian biển quốc
gia, Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch
vùng, quy hoạch tỉnh và các quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành. Đẩy mạnh
hơn nữa phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm gắn với kiểm soát quyền lực
và tăng cường phối hợp, kiểm tra, giám sát; tạo sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo
và nâng cao trách nhiệm của cấp dưới. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, chính sách
trong lĩnh vực tài chính ngân sách. Phát triển các loại thị trường vốn, thị trường
bảo hiểm... nhằm huy động các nguồn vốn dài hạn cho đầu tư phát triển, giảm áp
lực cung ứng vốn qua kênh tín dụng ngân hàng.
d) Triển khai các công tác
thực thi các hiệp định thương mại đã có hiệu lực. Tập trung củng cố các thị trường
xuất khẩu truyền thống, mở rộng, đa dạng hóa thị trường xuất, nhập khẩu. Nâng
cao năng lực phòng vệ thương mại, xây dựng hàng rào kỹ thuật để bảo vệ sản xuất
và lợi ích người tiêu dùng cho phù hợp với các cam kết quốc tế. Tăng cường công
tác kiểm tra, kiểm soát thị trường nhằm ngăn chặn hàng lậu, hàng giả, hàng kém
chất lượng, gian lận thương mại.
đ) Đẩy mạnh thực hiện có
hiệu quả cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam". Tập
trung xây dựng và phát triển Thương hiệu Việt Nam gắn với các giá trị tích cực,
nổi trội của Thương hiệu sản phẩm. Phát triển thương mại điện tử hài hòa với
thương mại truyền thống.
3. Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng
trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát triển
kinh tế số, xã hội số
a) Thực hiện Chương trình
quốc gia về tăng năng suất lao động; tập trung phát triển sản phẩm quốc gia.
Hình thành các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị trong nước và quốc tế, bảo đảm chất
lượng, quy định về truy xuất nguồn gốc.
b) Tổ chức thực hiện hiệu
quả và thực chất các nội dung cơ cấu lại các ngành sản xuất và dịch vụ, gồm:
- Về công nghiệp:
+ Phát triển một số ngành
công nghiệp nền tảng như công nghiệp năng lượng, cơ khí chế tạo, luyện kim, hoá
chất, phân bón, vật liệu. Ưu tiên phát triển một số ngành công nghiệp mũi nhọn,
công nghệ mới, công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ như công nghệ
thông tin và viễn thông, điện tử, trí tuệ nhân tạo, sản xuất robot, công nghiệp
ô tô, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, sản xuất phần mềm, sản phẩm số, năng
lượng sạch, năng lượng tái tạo. Tập trung phát triển mạnh công nghiệp chế biến,
chế tạo gắn với công nghệ thông minh; chú trọng phát triển công nghiệp xanh.
Thúc đẩy tiến độ các dự án công nghiệp lớn, có tác động lan toả; đồng thời, xử lý
dứt điểm các dự án chậm tiến độ, kém hiệu quả.
+ Sửa đổi, bổ sung những
cơ chế, chính sách còn bất cập, mâu thuẫn, chồng chéo để giải phóng sức phát
triển công nghiệp của cả khu vực nhà nước và tư nhân. Tập trung xây dựng và
hoàn thiện khung chính sách cho phát triển ngành công nghiệp. Phát triển hoàn
chỉnh hệ thống sản xuất công nghiệp trong nước thông qua việc nâng cấp và phát
triển toàn diện chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị của các ngành công nghiệp.
+ Cơ cấu lại các nguồn
năng lượng theo hướng tăng cường hợp tác về phát triển nguồn cung từ bên ngoài
và đa dạng hóa phát triển nguồn cung năng lượng trong nước. Đổi mới cơ chế,
chính sách, phát triển thị trường năng lượng đồng bộ, liên thông, hiện đại và
hiệu quả. Xanh hoá ngành năng lượng theo hướng phát triển mạnh nguồn năng lượng
tái tạo, năng lượng sạch đáp ứng yêu cầu phát triển, bảo đảm an ninh năng lượng;
thực hiện chương trình tiết kiệm điện trong sản xuất, truyền tải và phân phối;
bảo đảm an toàn và chống thất thoát điện.
- Về xây dựng: Tiếp tục
phân cấp mạnh mẽ trong quản lý và đầu tư xây dựng công trình. Hoàn thiện hệ thống
tiêu chuẩn, quy chuẩn, định mức và giá xây dựng. Đẩy mạnh cải cách hành chính
trong đầu tư xây dựng, nâng cao năng lực của các chủ thể tham gia hoạt động xây
dựng, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra. Từng bước phát triển ngành vật
liệu xây dựng thành một ngành kinh tế mạnh, trên cơ sở khai thác hợp lý, có hiệu
quả tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường, sinh thái. Tập trung các giải
pháp phát triển thị trường vật liệu xây dựng ổn định bền vững, tăng tỷ lệ sử dụng
vật liệu xây dựng thay thế, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản, năng lượng, thân
thiện với môi trường.
- Về nông nghiệp: Đẩy mạnh
cơ cấu lại nông nghiệp. Phát triển nông nghiệp hàng hoá tập trung quy mô lớn
theo hướng hiện đại, ứng dụng công nghệ cao, nâng cao giá trị gia tăng và phát
triển bền vững. Khuyến khích phát triển nông nghiệp xanh, sạch, sinh thái, hữu
cơ, công nghệ cao, thông minh, thích ứng với biến đổi khí hậu. Xây dựng cơ chế,
chính sách phù hợp để phát triển thị trường và thúc đẩy tiêu thụ đối với các
nhóm sản phẩm chủ lực, có tiềm năng.
Triển khai thực hiện Chiến
lược phát triển nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050 và các Chiến lược phát triển trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản,
lâm nghiệp giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tổ chức thực hiện có
hiệu quả Kết luận số 81-KL/TW ngày 29 tháng 7
năm 2020 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 34/NQ-CP
ngày 25 tháng 3 năm 2021 của Chính phủ về bảo đảm an ninh lương thực quốc gia đến
năm 2030. Đẩy mạnh đổi mới hình thức tổ chức sản xuất nông nghiệp gắn với chuỗi
giá trị thông qua phát triển kinh tế trang trại, hợp tác xã nông nghiệp và các
tổ hợp tác có liên kết sản xuất với người dân. Tiếp tục triển khai Chương trình
mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới theo hướng gắn với quá trình đô thị
hóa, đi vào chiều sâu, hiệu quả, bền vững.
- Về dịch vụ: Phát triển
các loại hình dịch vụ mới, xây dựng hệ sinh thái dịch vụ trong các lĩnh vực tài
chính, ngân hàng, bảo hiểm, pháp lý, y tế, giáo dục - đào tạo, văn hóa - nghệ
thuật, du lịch, khoa học, công nghệ, viễn thông, công nghệ thông tin,
logistics, vận tải, phân phối... Đẩy mạnh hoàn chỉnh cấu trúc các thị trường
tài chính, tăng tính liên kết giữa thị trường vốn ngắn hạn với hệ thống ngân
hàng và thị trường vốn dài hạn, tổ chức thị trường giao dịch trái phiếu doanh
nghiệp có sự quản lý thống nhất của nhà nước. Khuyến khích phát triển đa dạng
các định chế tài chính, các tổ chức dịch vụ kế toán, kiểm toán, thẩm định
giá,... Phát triển thị trường trái phiếu trở thành kênh huy động vốn trung và
dài hạn quan trọng cho nền kinh tế. Phát triển toàn diện thị trường bảo hiểm,
chứng khoán an toàn, bền vững. Tiếp tục hoàn thiện khung khổ pháp lý về hoạt động
vui chơi có thưởng và phát triển thị trường vui chơi có thưởng theo hướng hiện
đại, minh bạch, hiệu quả, gắn với việc thúc đẩy phát triển về du lịch, thương mại.
Chú trọng phát triển vận tải đa phương thức và dịch vụ logistics trên cơ sở ứng
dụng khoa học công nghệ.
Tiếp tục ban hành và thực
hiện các chính sách phát triển du lịch thực sự trở thành ngành kinh tế mũi nhọn.
Triển khai thực hiện tốt các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch hệ thống du lịch
thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045. Tập trung quy hoạch và đầu tư để
hình thành một số khu du lịch quốc gia tầm cỡ quốc tế. Xây dựng và định vị
thương hiệu du lịch quốc gia gắn với hình ảnh chủ đạo, độc đáo, mang đậm bản sắc
văn hóa dân tộc. Tăng cường công tác quản lý hoạt động du lịch văn hóa có yếu tố
tín ngưỡng, sinh thái, lịch sử. Tập trung giải quyết các điểm nghẽn về hạ tầng
du lịch, nhất là tình trạng quá tải tại các cảng hàng không, một số cảng biển
và cảng thủy nội địa chuyên dùng; cải thiện hạ tầng và chất lượng dịch vụ đường
sắt phục vụ khách du lịch.
c) Tiếp tục thực hiện hiệu
quả cơ cấu lại đầu tư công theo hướng đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập
trung vào các ngành, lĩnh vực then chốt, các dự án lớn, quan trọng của quốc
gia, kết nối vùng và liên vùng, tạo sự liên kết, hiệu ứng lan tỏa, gia tăng động
lực tăng trưởng. Phấn đấu tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công bình quân giai đoạn
2021 - 2025 đạt trên 90% kế hoạch Quốc hội giao. Tăng cường tổ chức thực hiện Luật Đầu tư công; kiên quyết khắc phục tình trạng
dàn trải, manh mún, kéo dài. Tiếp tục rà soát, hoàn chỉnh quy định pháp luật về
đầu tư công theo hướng đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, đồng thời đảm bảo quản lý
thống nhất, hiệu lực, hiệu quả hoạt động.
d) Tiếp tục thực hiện sắp
xếp lại doanh nghiệp nhà nước (DNNN); hoàn thiện khung khổ pháp lý về DNNN bảo
đảm sự tương thích với các Luật và văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành. Gắn
trách nhiệm của các bộ ngành, địa phương, tập đoàn, tổng công ty nhà nước, nhất
là người đứng đầu để đẩy nhanh tiến độ tái cơ cấu, cổ phần hóa, thoái vốn đầu
tư ngoài ngành. Củng cố, phát triển một số tập đoàn kinh tế nhà nước có quy mô
lớn, hoạt động hiệu quả, có khả năng cạnh tranh. Nâng cao hiệu quả của DNNN sau
cổ phần hoá. Hình thành đội ngũ quản lý DNNN chuyên nghiệp, có trình độ cao.
đ) Tiếp tục hoàn thiện
khung khổ pháp lý về hoạt động ngân hàng; triển khai quyết liệt các giải pháp
cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) và xử lý nợ xấu nhằm nâng cao
năng lực tài chính, năng lực cạnh tranh, năng lực quản trị, điều hành của TCTD.
Đẩy mạnh cơ cấu lại dịch vụ ngân hàng trên cơ sở tăng cường ứng dụng, phát triển
công nghệ hiện đại, thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt trong nền kinh tế.
Đẩy mạnh việc đa dạng hóa và nâng cao chất lượng sản phẩm trên thị trường chứng
khoán. Mở rộng cơ sở nhà đầu tư; nâng cao tính minh bạch và hiệu quả hoạt động
thị trường, đẩy mạnh phát triển các định chế trung gian.
e) Đẩy mạnh đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng
và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập bảo đảm tinh gọn, có cơ
cấu hợp lý, có năng lực tự chủ, quản trị tiên tiến, hoạt động hiệu lực, hiệu quả;
đến năm 2025 giảm tối thiểu bình quân cả nước 10% số lượng đơn vị sự nghiệp
công lập và 10% biên chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước so với năm
2021; phấn đấu có tối thiểu 20% đơn vị tự chủ tài chính; tiếp tục giảm bình
quân 10% chi trực tiếp từ ngân sách nhà nước cho đơn vị sự nghiệp công lập so với
giai đoạn 2016 - 2020. Đẩy mạnh xã hội hoá, nhất là trong các ngành, lĩnh vực
và địa bàn mà khu vực ngoài công lập làm được và làm tốt; huy động và sử dụng
có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển lành mạnh thị trường dịch vụ sự
nghiệp công trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa.
4. Tăng cường huy động, phân bổ và sử dụng có hiệu quả các nguồn
lực
a) Thu hút tối đa nguồn lực
đầu tư, đa dạng hóa hình thức huy động và sử dụng nguồn lực, nhất là các nguồn
lực đầu tư ngoài nhà nước. Kiểm kê, đánh giá, thống kê, hạch toán đầy đủ các
nguồn lực của nền kinh tế. Nghiên cứu đổi mới cơ chế phân cấp NSNN để tăng cường
vai trò chủ đạo của ngân sách trung ương, khuyến khích tính chủ động, sáng tạo
của địa phương trong việc huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
trên địa bàn. Ưu tiên thu hút các nguồn lực phát triển các vùng kinh tế trọng
điểm, các cực tăng trưởng, các đô thị lớn, các ngành mũi nhọn, các công trình
trọng điểm quốc gia. Tập trung tháo gỡ vướng mắc của các dự án đầu tư còn tồn đọng,
kéo dài thuộc mọi thành phần kinh tế.
b) Đẩy mạnh hợp tác công
tư để huy động mọi nguồn lực cho phát triển. Triển khai các dự án theo hình thức
đối tác công - tư, trước hết là các dự án BOT để phát triển hạ tầng chiến lược
trên nguyên tắc hài hòa lợi ích, chia sẻ rủi ro giữa nhà nước, nhà đầu tư và
người dân.
c) Tạo mọi điều kiện thuận
lợi để kinh tế tư nhân phát triển nhanh, bền vững, đa dạng cả về quy mô, chất
lượng, thực sự là một trong những động lực quan trọng của nền kinh tế. Hình
thành, phát triển những tập đoàn kinh tế tư nhân lớn trong nước, tiềm lực mạnh,
có khả năng cạnh tranh khu vực, quốc tế gắn với xây dựng thương hiệu doanh nghiệp.
d) Thiết lập cơ chế phối hợp giữa các bộ, ngành, địa phương trong
hoạch định và thực thi chính sách, pháp luật về đầu tư nước ngoài, tăng cường
liên kết giữa khu vực kinh tế trong nước và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Chấn chỉnh công tác quản lý, triển khai dự án đầu tư, bảo đảm hiệu quả kinh tế
- xã hội - môi trường, phù hợp quy hoạch, theo đúng các tiêu chí lựa chọn, sàng
lọc dự án... Xây dựng chính sách khuyến khích, ưu đãi mang tính cạnh tranh quốc
tế đối với các dự án lớn, quan trọng để thu hút được các nhà đầu tư chiến lược,
các tập đoàn đa quốc gia đặt trụ sở và thành lập các trung tâm nghiên cứu -
phát triển và đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
5. Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng chiến
lược đồng bộ, hiện đại
a) Về hạ tầng giao thông vận
tải: Đến năm 2025, cơ bản hoàn thành đường bộ cao tốc Bắc - Nam phía Đông, giai
đoạn 1 của Cảng hàng không quốc tế Long Thành; bố trí vốn đầu tư và có giải
pháp phù hợp để đảm bảo tính khả thi và hiệu quả đầu tư đối với một số tuyến đường
ven biển cấp thiết từ Quảng Ninh đến Kiên Giang. Tiếp tục xây dựng các cảng biển
quan trọng theo quy hoạch; sớm đưa các tuyến đường sắt đô thị vào hoạt động;
trình cấp có thẩm quyền chủ trương đầu tư đường sắt tốc độ cao; tăng cường kết
nối giữa các đô thị trong nước và khu vực; đầu tư kết cấu hạ tầng liên kết giữa
các vùng trung du và miền núi phía Bắc với vùng đồng bằng sông Hồng và Thủ đô
Hà Nội; đầu tư, nâng cấp các tuyến giao thông kết nối các tỉnh Tây Nguyên với
vùng Đông Nam Bộ, các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, phát triển hạ tầng giao thông
kết nối vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ và Thành phố Hồ Chí
Minh.
b) Về hạ tầng số: Quan tâm
đầu tư thúc đẩy phát triển hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông. Sớm
hoàn thành việc xây dựng và đưa vào khai thác, sử dụng cơ sở dữ liệu quan trọng
và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia, trung tâm dữ liệu quốc gia, các trung
tâm dữ liệu vùng và địa phương, đô thị thông minh kết nối đồng bộ và thống nhất.
Xây dựng và phát triển đồng bộ hạ tầng số, hạ tầng dữ liệu quốc gia, bảo đảm hạ
tầng kỹ thuật an toàn, an ninh thông tin.
c) Về hạ tầng năng lượng:
Xóa bỏ mọi độc quyền, rào cản bất hợp lý trong sử dụng phát triển hệ thống cơ sở
vật chất và dịch vụ hạ tầng năng lượng; có cơ chế, chính sách đầu tư xây dựng hệ
thống truyền tải điện, tách bạch với độc quyền nhà nước về truyền tải điện. Bảo
đảm vững chắc an ninh năng lượng quốc gia, khuyến khích phát triển lưới điện
thông minh, năng lượng tái tạo và sự tham gia mạnh mẽ của khu vực kinh tế ngoài
nhà nước. Hình thành và phát triển một số trung tâm năng lượng tái tạo tại các
vùng và các địa phương có lợi thế. Phấn đấu tỷ lệ tiêu hao năng lượng tính trên
GDP bình quân giảm 1 - 1,5%/năm.
d) Về hạ tầng
nông nghiệp, nông thôn, thích ứng với biến đổi khí hậu: Xây dựng các công trình
thủy lợi, hồ chứa nước trọng yếu ở vùng Tây Nguyên, Nam Trung Bộ và đồng bằng
sông Cửu Long. Nâng cấp và hiện đại hoá kết cấu hạ tầng chiến lược, hạ tầng
thích ứng với biến đổi khí hậu, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn tại
vùng đồng bằng sông Cửu Long, Duyên hải miền Trung - Tây Nguyên. Xây dựng cơ sở
hạ tầng liên xã, cấp huyện, vùng, bảo đảm tính kết nối theo hệ thống, nhất là về
thủy lợi, giao thông, hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
đ) Về kết cấu hạ tầng thương mại: Tập trung thu
hút, đầu tư phát triển một số loại hình hạ tầng thương mại có tính chất trọng
tâm, trọng điểm như hệ thống chợ đầu mối cấp vùng nhằm tăng khả năng tiếp cận
giữa người bán và người mua; các trung tâm logistics nhằm hỗ trợ tạo thuận lợi
cho lưu thông hàng hóa nông sản.
6. Nâng
cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới sáng tạo, ứng dụng và
phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ
a) Xác định phát triển giáo dục - đào tạo và khoa
học - công nghệ là quốc sách hàng đầu. Tập trung thực hiện hiệu quả Nghị quyết
số 29-NQ/TW ngày 04 tháng 11 năm 2013 của
Trung ương về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; tiếp tục hoàn thiện
hệ thống giáo dục quốc dân theo quy định tại Luật
Giáo dục 2019. Trên cơ sở Khung trình độ quốc gia, thực hiện đa dạng hoá
phương thức đào tạo theo mô hình giáo dục mở và chuẩn bị nguồn nhân lực cho
chuyển đổi số, phát triển kinh tế số, xã hội số. Xây dựng khung chiến lược phát
triển giáo dục đại học và quy hoạch mạng lưới các cơ sở giáo dục đại học; phát
triển cơ sở giáo dục đại học chất lượng cao theo chuẩn khu vực và thế giới;
tăng cường công tác kiểm định chất lượng giáo dục, xếp hạng các trường đại học.
Thúc đẩy hình thành các nhóm nghiên cứu mạnh và
thành lập các mô hình doanh nghiệp trong các cơ sở đào tạo; kết hợp giữa giáo dục,
đào tạo với nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ tạo ra sản phẩm trí tuệ,
sáng tạo của Việt Nam. Đẩy mạnh triển khai có chất lượng dạy học ngoại ngữ ở
các cấp học và trình độ đào tạo.
b) Triển khai Chiến lược phát triển giáo dục nghề
nghiệp giai đoạn 2021 - 2030. Chú trọng đào tạo nguồn nhân lực có kỹ năng,
trình độ chuyên môn kỹ thuật cao để đáp ứng yêu cầu của cuộc Cách mạng công
nghiệp lần thứ tư. Phát triển hệ thống thông tin thị trường lao động quốc gia
hiện đại, đồng bộ, thống nhất và có sự liên thông giữa các hệ thống thông tin về
giáo dục - đào tạo, tăng khả năng kết nối cung - cầu lao động trên thị trường
thông qua ứng dụng chuyển đổi số và công nghệ thông tin. Vận hành có hiệu quả
cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và nền tảng kết nối, chia sẻ quốc gia; hình
thành, kết nối đồng bộ và thống nhất hệ thống trung tâm dữ liệu quốc gia, vùng
và địa phương. Thực hiện chuyển đổi số quốc gia, chuyển đổi số trong doanh nghiệp
Việt Nam. Xây dựng cơ chế, chính sách định hướng chuyển dịch lao động. Cải cách
tổng thể, đồng bộ chính sách tiền lương của người lao động theo hướng tuân thủ
nguyên tắc lấy tăng năng suất lao động và hiệu quả sản xuất kinh doanh là cơ sở
để tăng lương. Triển khai thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường
lao động đến năm 2030.
c) Tập trung hoàn thiện thể chế, chính sách,
pháp luật phù hợp với cơ chế thị trường và thông lệ quốc tế, ưu tiên nguồn lực
để phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo, thúc đẩy phát triển kinh
tế số, xã hội số, trong đó chú trọng tháo gỡ các rào cản về hệ thống luật pháp,
chính sách kinh tế, tài chính và thủ tục hành chính đối với hoạt động khoa học,
công nghệ và đổi mới sáng tạo. Xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù, vượt trội để
khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo đáp ứng yêu cầu thực sự là động lực
chính của tăng trưởng kinh tế.
d) Xây dựng cơ chế và triển khai áp dụng khung
thể chế thử nghiệm có kiểm soát (sandbox) chính sách mới, thúc đẩy triển khai
và ứng dụng công nghệ mới, đổi mới sáng tạo, mô hình kinh doanh mới. Ưu tiên đầu
tư phát triển và phát huy hiệu quả các khu công nghệ cao quốc gia. Phát huy vai
trò của các quỹ về phát triển khoa học của doanh nghiệp trong thúc đẩy nghiên cứu,
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, ứng dụng và chuyển giao công nghệ.
Tập trung phát triển nghiên cứu cơ bản, nghiên cứu
ứng dụng công nghệ lõi. Thúc đẩy phát triển mạnh mẽ khoa học xã hội, gắn kết chặt
chẽ với khoa học tự nhiên và công nghệ. Cơ cấu lại toàn diện hệ thống các cơ sở
nghiên cứu khoa học và công nghệ công lập. Nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động
các cơ sở nghiên cứu, các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia.
đ) Tăng cường liên kết giữa doanh nghiệp với các
viện nghiên cứu, các trường đại học, lấy doanh nghiệp làm trung tâm, trường đại
học và viện nghiên cứu là chủ thể nghiên cứu mạnh, để cung cấp các giải pháp
khoa học, công nghệ đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp, xã hội. Chú trọng phát
triển mạng lưới các tổ chức trung gian môi giới, thẩm định đánh giá chuyển giao
công nghệ, hỗ trợ nghiên cứu giải mã, làm chủ công nghệ được chuyển giao. Tăng
cường bảo hộ và thực thi quyền sở hữu trí tuệ. Đẩy nhanh xây dựng các cơ sở của
Trung tâm Đổi mới sáng tạo quốc gia tại Hà Nội; thành lập các cơ sở của Trung
tâm tại Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh. Tăng cường liên kết mạng lưới khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo quốc gia kết nối với các mạng lưới đổi mới sáng tạo, mạng lưới
chuyên gia người Việt Nam trong và ngoài nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp
tác quốc tế về khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo.
7. Thúc đẩy phát triển liên kết vùng, khu kinh tế
và phát triển đô thị
a) Nghiên cứu phân vùng phù hợp. Xây dựng cơ chế,
chính sách để phát huy vai trò động lực tăng trưởng của các vùng kinh tế trọng
điểm, sớm tạo các vùng động lực mới, cực tăng trưởng mới, đẩy mạnh liên kết nội
vùng và giữa các vùng. Hoàn thiện thể chế và hệ thống pháp lý về vùng; nghiên cứu
hệ thống luật pháp quy định về chính quyền địa phương. Nghiên cứu, ban hành quy
chế phối hợp điều hành các vùng, liên vùng; xây dựng cơ chế, chính sách đặc thù
thúc đẩy phát triển vùng, liên kết vùng.
b) Xây dựng thể chế, cơ chế, chính sách đặc thù
có tính đột phá, có khả năng cạnh tranh quốc tế cao đối với một số địa điểm, đô
thị có lợi thế đặc biệt được lựa chọn để xây dựng trung tâm kinh tế, tài chính.
Đa dạng hóa, khai thác và sử dụng hiệu quả nguồn lực phát triển đô thị và kinh
tế đô thị, đổi mới tài chính đô thị. Phát triển mạnh các đô thị vệ tinh của một
số đô thị lớn, gắn kết phát triển đô thị và nông thôn; khu đô thị sinh thái ven
biển, hình thành và phát triển các trung tâm kinh tế biển mạnh gắn với bảo vệ
chủ quyền biển đảo. Hằng năm báo cáo Quốc hội đánh giá việc thực hiện thí điểm
cơ chế đặc thù, chính quyền đô thị.
8. Phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người
Việt Nam và sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã
hội, nâng cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế
với văn hóa, xã hội
a) Phát
triển văn hóa đồng bộ, tương xứng với tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội,
không hy sinh tiến bộ và công bằng xã hội để chạy theo tăng trưởng kinh tế đơn
thuần; coi phát triển văn hóa, xây dựng con người vừa là mục tiêu, vừa là động
lực của công cuộc đổi mới. Kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp,
giàu bản sắc của các dân tộc, tiếp thu những thành tựu, tinh hoa văn hoá nhân
loại, phấn đấu xây dựng một xã hội văn minh, lành mạnh vì lợi ích chân chính và
phẩm giá con người. Tăng cường công tác bảo tồn, tôn tạo và phát huy các giá trị
văn hóa vật thể, phi vật thể, các di tích lịch sử văn hóa. Từng bước hạn chế,
tiến tới xóa bỏ các hủ tục, tập quán lạc hậu. Đề cao tính tiên phong, gương mẫu
trong văn hóa ứng xử của người lãnh đạo, cán bộ, công chức và đảng viên; tăng
cường giám sát việc thực hiện các chính sách văn hóa. Triển khai thực hiện tốt
các mục tiêu đã đề ra trong Quy hoạch mạng lưới cơ sở văn hoá và thể thao thời
kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Chương trình bảo tồn, phát huy bền vững
giá trị di sản văn hóa Việt Nam, giai đoạn 2021 - 2030.
Xây dựng các chính sách, chương trình, Đề án
phát triển văn hóa mang tính đặc thù trong các khâu đột phá về cơ chế, nguồn lực
và cơ sở vật chất, kỹ thuật. Đặc biệt, huy động được nguồn lực xã hội hóa vào
phát triển văn hóa. Đẩy mạnh phát triển công nghiệp văn hóa gắn với phát triển
du lịch, thể thao và các ngành kinh tế khác. Tập trung đào tạo tài năng trong
lĩnh vực văn học nghệ thuật và thể dục thể thao nhằm khẳng định tài năng, tiềm
lực của con người Việt Nam trên trường quốc tế và xây dựng nguồn nhân lực cao
cho đất nước.
Đẩy mạnh phát triển thể dục, thể thao toàn dân,
thể thao trong cộng đồng; mạng lưới thiết chế thể thao cơ sở; tập trung phát
triển thể thao thành tích cao, thể thao chuyên nghiệp.
b) Tiếp tục hoàn thiện chính sách, pháp luật về
dân số. Phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới cung cấp dịch vụ
dân số. Thực hiện bao phủ chăm sóc sức khỏe toàn dân trên cơ sở bảo hiểm y tế
toàn dân. Đa dạng hoá các hình thức hợp tác công - tư, đầu tư tư nhân, cung cấp
các dịch vụ khám, chữa bệnh theo yêu cầu; phát triển mô hình bác sỹ gia đình.
Phát huy lợi thế và kết hợp chặt chẽ y học cổ truyền với y học hiện đại; nghiên
cứu, kiểm nghiệm, chứng minh tác dụng của các phương thức chẩn trị, điều trị
không dùng thuốc, các bài thuốc, vị thuốc y học cổ truyền.
c) Nâng cao năng lực của hệ thống y tế, bảo đảm
an ninh y tế. Tăng cường sản xuất trang thiết bị y tế trong nước. Hoàn thiện cơ
chế, chính sách phát triển công nghiệp dược, đáp ứng nhu cầu phòng, chữa bệnh, phục
hồi chức năng. Thúc đẩy mạnh mẽ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho việc nghiên cứu,
sản xuất vắc-xin trong nước. Chú trọng công tác dự phòng, tiêm chủng, sàng lọc
và phát hiện sớm, chữa trị kịp thời để nâng cao tầm vóc, thể lực, tuổi thọ và số
năm sống khỏe của người Việt Nam. Quan tâm phát triển mạng lưới bệnh viện vệ
tinh và y tế cơ sở, y tế học đường. Hình thành hệ thống trung tâm kiểm soát dịch
bệnh đồng bộ ở các cấp. Tăng cường công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của
người lao động, người sử dụng lao động trong việc thực hiện chính sách bảo hiểm
xã hội, bảo hiểm thất nghiệp.
d) Hoàn thiện, nâng cao hiệu quả quản lý và tổ
chức thực hiện chính sách xã hội, đảm bảo đồng bộ, khắc phục chồng chéo, trùng
lắp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp;
tăng cường mở rộng diện bao phủ bảo hiểm xã hội. Từng bước hình thành và phát
triển hệ thống an sinh xã hội toàn diện, bao phủ toàn dân; chăm lo đời sống
nhân dân, đặc biệt là người có công, gia đình chính sách, người nghèo, phụ nữ,
trẻ em, người cao tuổi, người yếu thế, người có hoàn cảnh khó khăn, người mất
việc làm do dịch bệnh, bảo đảm kịp thời, thực chất, hiệu quả. Nhân rộng các mô
hình giảm nghèo hiệu quả, phát huy các sáng kiến giảm nghèo dựa vào cộng đồng.
Từng bước thu hẹp khoảng cách giàu nghèo, tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản,
tiếp cận việc làm giữa các vùng, nhóm dân cư. Thực hiện hiệu quả các chương
trình mục tiêu quốc gia. Tập trung giải quyết cơ bản nhu cầu về nhà ở cho người
dân, đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.
đ) Triển khai hiệu quả Chiến lược phát triển
thanh niên giai đoạn 2021 - 2030, Chiến lược quốc gia về bình đẳng giới giai đoạn
2021 - 2030 và Chương trình phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới
giai đoạn 2021 - 2025. Xây dựng và nhân rộng mô hình dịch vụ hỗ trợ bình đẳng
giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới. Tập trung hoàn thiện
và triển khai thực hiện tốt các chủ trương, đường lối, chính sách về dân tộc của
Đảng, Nhà nước trên tất cả các lĩnh vực, nhất là các chính sách đặc thù để phát
triển kinh tế - xã hội và giải quyết những vấn đề bức thiết, khó khăn của đồng
bào dân tộc thiểu số.
Đẩy mạnh các hoạt động truyền thông nâng cao nhận
thức về bình đẳng giới nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của cộng đồng.
Từng bước xây dựng, hoàn thiện và chuẩn hóa hệ thống dịch vụ hỗ trợ cai nghiện
ma túy, hỗ trợ xã hội, sinh kế cho người bán dâm hoàn lương, nạn nhân bị mua
bán trở về ở cộng đồng.
e) Đổi mới
và tăng cường công tác thông tin truyền thông, truyền động lực, tạo cảm hứng,
niềm tin cho Nhân dân, tạo đồng thuận cao trong xã hội, phát huy sức mạnh đại
đoàn kết toàn dân tộc, với phương châm “lấy cái đẹp dẹp cái xấu, lấy tích cực đẩy
lùi tiêu cực”. Đấy mạnh phong trào thi đua yêu nước. Chú trọng tuyên truyền, cổ
vũ những gương người tốt, việc tốt, điển hình tiên tiến. Đấu tranh ngăn chặn hiệu
quả thông tin xấu, độc; xử lý nghiêm các trường hợp lợi dụng quyền tự do ngôn
luận, vi phạm lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, công
dân. Sớm hình thành thị trường sản phẩm dịch vụ văn hóa, thông tin lành mạnh.
9. Tăng cường
quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động phòng, chống, hạn chế tác động
của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
a) Tăng cường tuyên truyền, giáo dục, nâng cao
nhận thức, ý thức trách nhiệm và nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật về quản
lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Bảo đảm an
ninh nguồn nước, an toàn hồ, đập. Xây dựng lộ trình, cơ chế, chính sách, pháp luật
để hình thành, vận hành mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế
các-bon thấp, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính. Thực hiện có hiệu quả các mục
tiêu phát triển bền vững theo Chương trình nghị sự phát triển bền vững 2030 của
Liên hợp quốc.
b) Tổ chức triển khai có hiệu quả các cơ chế điều
phối, giám sát liên ngành trong quản lý, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn nước
lưu vực sông với sự tham gia giám sát của cộng đồng. Triển khai các giải pháp tổng
thể để phòng, chống, hạn chế tác động của triều cường, ngập lụt, sạt lở, xâm nhập
mặn do nước biển dâng, nhất là vùng đồng bằng sông Cửu Long, vùng đồng bằng
sông Hồng, vùng ven biển miền Trung; lũ ống, lũ quét, sạt lở núi ở khu vực
trung du, miền núi. Thực hiện nghiêm và nâng cao chất lượng đánh giá tác động
môi trường. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật,
đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường. Tập trung xử lý các
cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
10. Nâng
cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực kiến tạo phát triển; thực hiện
cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành chính đi đôi với tạo dựng
môi trường đổi mới sáng tạo
a) Tập trung nguồn lực thực hiện Chương trình tổng
thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2021 - 2030. Xây dựng bộ máy hành
chính quản lý nhà nước hoạt động hiệu lực, hiệu quả; rà soát, sắp xếp lại bộ
máy quản lý nhà nước các cấp theo hướng tinh gọn. Làm tốt công tác cán bộ để lựa
chọn, bố trí đúng người có đức, có tài; “cần, kiệm, liêm, chính”, “chí công vô
tư”, đủ phẩm chất, năng lực, uy tín ngang tầm nhiệm vụ, nhất là các vị trí lãnh
đạo. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, cá thể hóa trách nhiệm thực thi công vụ gắn
với kiểm tra, giám sát và kiểm soát quyền lực. Tinh giản biên chế gắn với cơ cấu
lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức. Tập trung nguồn
lực để thực hiện cải cách tiền lương từ ngày 01 tháng 7 năm 2022. Không sử dụng
nguồn cải cách tiền lương còn dư cho đầu tư xây dựng cơ bản và các mục đích
khác trừ trường hợp nghị quyết của Quốc hội cho phép. Thực hiện đúng quy định
trong các nghị quyết của Quốc hội về việc sử dụng nguồn cải cách tiền lương còn
dư cho các mục đích khác, bảo đảm đủ nguồn thực hiện cải cách tiền lương theo
đúng Nghị quyết 27-NQ/TW.
b) Tập trung thực hiện có hiệu quả chương trình
cắt giảm, đơn giản hóa quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh giai đoạn
2020 - 2025. Hoàn thiện quy định pháp luật, tạo điều kiện thuận lợi và bảo vệ
cán bộ đổi mới, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích
chung. Phát huy dân chủ, nâng cao ý thức trách nhiệm, nêu gương, tinh thần phục
vụ nhân dân của cán bộ, công chức, viên chức. Siết chặt kỷ luật, kỷ cương hành
chính, đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo và lề lối làm việc của
các cơ quan, đơn vị, nâng cao trách nhiệm của người đứng đầu và cán bộ, công chức,
viên chức theo đúng quy định của Hiến pháp và
pháp luật. Triển khai hiệu quả Đề án đổi mới cơ chế một cửa, một cửa liên thông
trong giải quyết thủ tục hành chính.
c) Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong
quản lý điều hành. Tiếp tục tăng cường sử dụng văn bản điện tử, chữ ký số, xử
lý công việc trên môi trường mạng, bảo đảm đồng bộ trong triển khai, thực hiện ở
cả 4 cấp hành chính. Vận hành và phát triển có hiệu quả Trục liên thông văn bản
quốc gia, Hệ thống thông tin báo cáo quốc gia và Trung tâm thông tin, chỉ đạo
điều hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Hệ thống thông tin phục vụ họp và
xử lý công việc của Chính phủ. Hoàn thành kết nối, liên thông giữa các cơ quan
hành chính nhà nước với các tổ chức chính trị - xã hội - nghề nghiệp và các
doanh nghiệp.
d) Nâng cao chất lượng các dịch vụ công trong
lĩnh vực hành chính tư pháp, bổ trợ tư pháp, trợ giúp pháp lý. Phát triển mạnh
mẽ thị trường dịch vụ pháp lý, các hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật, hỗ trợ
pháp lý cho doanh nghiệp, bổ trợ tư pháp và các thiết chế giải quyết tranh chấp
ngoài tòa án. Giải quyết kịp thời, dứt điểm, đúng quy định vụ việc khiếu nại, tố
cáo mới phát sinh ngay từ cấp cơ sở; quan tâm giải quyết vụ việc khiếu nại, tố
cáo tồn đọng, phức tạp, kéo dài.
đ) Tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực,
lãng phí gắn với đẩy mạnh xây dựng, hoàn thiện luật pháp, cơ chế, chính sách để
“không thể, không dám, không muốn, không cần tham nhũng”. Xử lý nghiêm các vụ
án kinh tế, tham nhũng; nâng cao hiệu quả thu hồi tài sản tham nhũng; ngăn chặn
các hành vi nhũng nhiễu, gây phiền hà người dân và doanh nghiệp. Có cơ chế khuyến
khích và bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng, lãng phí. Tăng cường công tác
giám sát, thanh tra, kiểm tra.
11. Phát
triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường tiềm lực quốc phòng, an
ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát
triển đất nước
a) Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế - xã hội
với củng cố, tăng cường quốc phòng - an ninh theo đúng phương châm “phát triển
kinh tế - xã hội là nhiệm vụ trung tâm; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu,
thường xuyên”. Chăm lo xây dựng nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng
toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân, mấu chốt là
xây dựng “thế trận lòng dân” vững chắc làm nền tảng cho sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc.
b) Nâng cao năng lực dự báo, thường xuyên nắm chắc
tình hình, giữ vững thế chủ động chiến lược; xử lý kịp thời, hiệu quả các tình
huống về quốc phòng, an ninh, không để bị động bất ngờ. Có kế sách ngăn ngừa
nguy cơ chiến tranh, xung đột từ sớm, từ xa và giải quyết các tranh chấp bằng
biện pháp hòa bình, phù hợp với luật pháp quốc tế.
c) Phát huy sức mạnh tổng hợp, xây dựng Quân đội,
Công an cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại; một số quân binh
chủng, lực lượng tiến thẳng lên hiện đại; có chất lượng tổng hợp và sức mạnh
chiến đấu cao, đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong mọi tình huống. Tăng cường phối
hợp chặt chẽ giữa Quân đội, Công an và các lực lượng trong thực hiện nhiệm vụ
quốc phòng và bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội. Chủ động,
tích cực đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu, thủ đoạn hoạt động chống phá của các
thế lực thù địch, phản động và các loại tội phạm.
d) Triển khai hiệu quả chiến lược hội nhập quốc
tế, đối ngoại quốc phòng, an ninh giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030;
đẩy mạnh hợp tác với các nước láng giềng, tích cực tham gia có hiệu quả hoạt động
gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc. Xây dựng, phát triển công nghiệp quốc
phòng, an ninh theo hướng lưỡng dụng, ngày càng hiện đại.
đ) Bảo đảm an ninh chính trị nội bộ, an ninh văn
hóa tư tưởng, an ninh thông tin truyền thông, an ninh mạng, an ninh kinh tế, an
ninh xã hội, an ninh các địa bàn chiến lược; sẵn sàng ứng phó hiệu quả với các
thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống. Phòng, chống, khắc phục hậu
quả thiên tai, dịch bệnh, cứu nạn, cứu hộ. Bảo vệ tuyệt đối an ninh, an toàn
các mục tiêu, công trình quan trọng, các hoạt động của lãnh đạo Đảng, Nhà nước,
các sự kiện chính trị, văn hóa, đối ngoại quan trọng của đất nước. Đẩy mạnh
công tác đấu tranh phòng, chống các loại tội phạm; kiềm chế gia tăng tội phạm
và tai nạn giao thông nghiêm trọng, đặc biệt nghiêm trọng, các vụ cháy, nổ gây
hậu quả đặc biệt nghiêm trọng.
12. Xây dựng
nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt động đối ngoại, chủ động và
tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy mạnh ngoại giao kinh tế phục
vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế
a) Triển khai hiệu quả đường lối đối ngoại độc lập,
tự chủ, đa phương hóa, đa dạng hóa, bảo đảm cao nhất lợi ích quốc gia - dân tộc,
giữ vững độc lập chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, bảo đảm môi trường hòa bình ổn định,
tạo mọi điều kiện thuận lợi để phục vụ khát vọng phát triển của đất nước. Tiếp
tục đưa quan hệ song phương với các nước, đối tác chủ chốt ngày càng đi vào chiều
sâu, hiệu quả, thực chất; giải quyết các điểm nghẽn trong quan hệ, tạo thế đan
xen lợi ích và tăng độ tin cậy.
b) Đẩy mạnh hội nhập quốc tế và nâng tầm đối ngoại
đa phương, phát huy tốt vai trò tại các cơ chế hợp tác đa phương; tham gia tích
cực, chủ động, có trách nhiệm trên các diễn đàn quốc tế, khu vực, triển khai hiệu
quả các cam kết quốc tế, nhất là các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới;
tham gia đóng góp, xây dựng, định hình các cơ chế đa phương.
c) Tiếp tục chú trọng triển khai công tác ngoại
giao kinh tế phục vụ phát triển, lấy người dân, địa phương và doanh nghiệp làm
trung tâm; khai thác tối đa vị thế quốc gia, các điều kiện và nguồn lực quốc tế
phục vụ phát triển đất nước. Mở rộng và nâng cao hiệu quả ngoại giao văn hoá, đối
ngoại nhân dân, đóng góp thiết thực vào việc quảng bá hình ảnh, thương hiệu quốc
gia và tăng cường sức mạnh tổng hợp của đất nước.
d) Phấn đấu cơ bản hoàn thành phân giới cắm mốc,
giải quyết các vấn đề còn tồn đọng về biên giới, lãnh thổ, trong đó kiên trì
thúc đẩy giải quyết các tranh chấp trên Biển Đông bằng biện pháp hòa bình và
trên cơ sở luật pháp quốc tế, Công ước Liên hợp
quốc về Luật Biển 1982.
đ) Tận dụng hiệu quả mạng lưới các cơ quan đại
diện Việt Nam ở nước ngoài. Thực hiện tốt công tác bảo hộ công dân, công tác
người Việt Nam ở nước ngoài, công tác thông tin đối ngoại, công tác ngoại giao
văn hóa, nhằm phục vụ thiết thực các lợi ích an ninh và phát triển của đất nước,
đồng thời quảng bá sâu rộng hình ảnh, đất nước, con người Việt Nam ra thế giới.
13. Xây dựng
Đảng trong sạch, vững mạnh toàn diện, nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu
của tổ chức đảng, đảng viên, góp phần xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ
nghĩa của dân, do dân, vì dân
a) Tăng cường xây dựng Đảng về chính trị, coi trọng
xây dựng Đảng về tư tưởng, tập trung xây dựng Đảng về đạo đức. Có kế hoạch, biện
pháp cụ thể để kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống quan liêu, nhũng nhiễu,
hách dịch, xa dân và những biểu hiện “tự diễn biến”, “tự chuyển hoá”, xa rời mục
tiêu, lý tưởng của Đảng theo Nghị quyết Trung ương 4 khóa XI, XII gắn với việc
đẩy mạnh thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW ngày 15
tháng 5 năm 2016 về Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí
Minh một cách thực chất theo Kết luận số 01-KL/TW
ngày 18 tháng 5 năm 2021 của Bộ Chính trị.
b) Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức,
nhất là đội ngũ cán bộ cấp chiến lược, đủ năng lực, phẩm chất và uy tín, ngang
tầm nhiệm vụ. Phát huy vai trò, trách nhiệm, tính chủ động của người đứng đầu,
thực hiện nghiêm túc Quy định số 08-QĐi/TW
ngày 25 tháng 10 năm 2018 của Ban Chấp hành Trung ương. Tăng cường công tác đào
tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức, năng lực công
tác, tinh thần trách nhiệm và tính chuyên nghiệp cao. Chú trọng giáo dục phẩm
chất đạo đức và trách nhiệm công vụ; làm rõ quyền hạn và trách nhiệm của người
đứng đầu tổ chức, cơ quan, đơn vị. Xây dựng và thực hiện phong cách làm việc
khoa học, tập thể, dân chủ, trọng dân, gần dân, hiếu dân, vì dân, bám sát thực
tiễn, chịu khó học hỏi, nói đi đôi với làm.
c) Tiếp tục đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo,
chỉ đạo và lề lối làm việc của các cơ quan, đơn vị theo đúng quy định của Hiến pháp và pháp luật. Nâng cao hiệu lực, hiệu
quả việc phân cấp, phân quyền, phân công, phối hợp, gắn với tăng cường kiểm
tra, giám sát giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Chính phủ, chính quyền các địa
phương và giữa các cơ quan, đơn vị này với các cơ quan, đơn vị của Đảng, Quốc hội,
Hội đồng nhân dân các cấp, hệ thống các cơ quan tư pháp và Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam, các tổ chức chính trị - xã hội.
VI.
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trên cơ
sở các nhiệm vụ trong Chương trình hành động của Chính phủ, căn cứ chức năng,
nhiệm vụ được giao, các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc
Chính phủ, cơ quan khác ở Trung ương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố
trực thuộc trung ương, Chủ tịch Hội đồng thành viên, Tổng Giám đốc các tập đoàn
kinh tế và tổng công ty nhà nước trực tiếp chỉ đạo xây dựng, ban hành Chương
trình hành động của Bộ, cơ quan, địa phương mình trong kế hoạch 5 năm 2021 -
2025 và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ hằng năm, trong đó phải thể hiện bằng các
nhiệm vụ, giải pháp, chương trình, đề án, lộ trình triển khai thực hiện và phân
công trách nhiệm cụ thể, báo cáo Thủ tướng Chính phủ trong quý III năm 2021, đồng
gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
2. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ,
cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương tập trung chỉ đạo, tăng cường kiểm tra, giám sát, đánh giá, theo
dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ và
của từng bộ, cơ quan, địa phương; định kỳ hàng năm báo cáo kết quả thực hiện với
Thủ tướng Chính phủ, đồng gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư để theo dõi và tổng hợp; đồng
thời tổ chức đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp và mục tiêu, kịp
thời đề xuất điều chỉnh, bổ sung các nhiệm vụ, giải pháp trong quá trình thực
hiện.
3. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với
các bộ, cơ quan, địa phương theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương
trình hành động này, định kỳ báo cáo và kiến nghị Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
các biện pháp cần thiết để bảo đảm thực hiện đồng bộ và có hiệu quả Chương
trình hành động; bám sát các nội dung liên quan trong chương trình làm việc của
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Ủy ban Thường vụ Quốc
hội và Quốc hội để thực hiện việc báo cáo theo quy định.
4. Đẩy mạnh công tác phối hợp giữa Chính phủ với
Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức đoàn thể, chính trị -
xã hội trong việc thực hiện Chương trình hành động; tập hợp, xây dựng khối đại
đoàn kết toàn dân tộc; thực hiện “dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân
giám sát, dân thụ hưởng” như Nghị quyết Đại hội lần thứ XIII của Đảng đã đề ra.
5. Bộ Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp
với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Ban Tuyên giáo Trung ương, Ủy ban trung ương Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam và các bộ, cơ quan, địa phương làm tốt công tác thông tin,
tuyên truyền nhằm tạo đồng thuận và sức mạnh tổng hợp của cả nước, phát huy
tinh thần nỗ lực của các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân để
phấn đấu hoàn thành vượt mức các mục tiêu, nhiệm vụ đã được Quốc hội thông qua.
6. Trong quá trình tổ chức thực hiện Nghị quyết
này, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung những nội dung cụ thể thuộc Chương trình
hành động, các bộ, cơ quan trung ương và địa phương chủ động đề xuất, gửi Bộ Kế
hoạch và Đầu tư để tổng hợp, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.
PHỤ LỤC I
CHỈ TIÊU CHỦ YẾU CỦA KẾ HOẠCH
PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI 5 NĂM 2021 - 2025
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2021)
STT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐƠN VỊ
|
KẾ HOẠCH 5 NĂM 2021-2025
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ
|
KỲ ĐÁNH GIÁ
|
I
|
VỀ KINH TẾ
|
|
|
|
|
1
|
Tốc độ tăng trưởng tổng
sản phẩm trong nước (GDP) bình quân 5 năm
|
%
|
6,5-7
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
2
|
GDP bình quân đầu
người đến năm 2025
|
USD
|
4.700 - 5.000
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
3
|
Tỷ trọng công nghiệp
chế biến, chế tạo trong GDP
|
%
|
Trên 25
|
Bộ Công Thương
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
4
|
Tỷ trọng kinh tế số
trong GDP
|
%
|
Khoảng 20
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
5
|
Tỷ lệ bội chi ngân
sách nhà nước so với GDP bình quân giai đoạn 2021 - 2025
|
%
|
3,7
|
Bộ Tài chính
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
6
|
Năng suất các nhân tố
tổng hợp (TFP) đóng góp vào tăng trưởng
|
%
|
Khoảng 45
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Giữa kỳ, 5 năm
|
7
|
Tốc độ tăng năng suất
lao động xã hội bình quân năm
|
%
|
Trên 6,5
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
8
|
Tỷ lệ đô thị hoá đến
năm cuối kỳ
|
%
|
Khoảng 45
|
Bộ Xây dựng
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
II
|
VỀ XÃ HỘI
|
|
|
|
|
1
|
Tuổi thọ trung bình
|
Tuổi
|
Khoảng 74,5
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Giữa kỳ, 5 năm
|
|
- Trong đó: số
năm sống khỏe
|
Năm
|
Tối thiểu 67
|
2
|
Tỷ trọng lao động nông
nghiệp trong tổng lao động xã hội đến năm cuối kỳ
|
%
|
Khoảng 25
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
3
|
Tỷ lệ lao động qua
đào tạo đến năm cuối kỳ
|
%
|
70
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
|
- Trong đó: có bằng
cấp, chứng chỉ
|
%
|
28-30
|
4
|
Tỷ lệ thất nghiệp ở
khu vực thành thị đến năm cuối kỳ
|
%
|
Dưới 4
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
5
|
Số bác sỹ trên 1 vạn
dân đến năm cuối kỳ
|
Bác sỹ
|
10
|
Bộ Y tế
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
6
|
Số giường bệnh trên 1
vạn dân đến năm cuối kỳ
|
Giường bệnh
|
30
|
Bộ Y tế
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
7
|
Tỷ lệ tham gia bảo
hiểm y tế đến năm cuối kỳ
|
%
|
95
|
Bộ Y tế
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
8
|
Tỷ lệ hộ nghèo (theo
chuẩn nghèo đa chiều) giảm bình quân trên năm
|
%
|
1 - 1,5
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
9
|
Tỷ lệ số xã đạt chuẩn
nông thôn mới
|
%
|
Tối thiểu 80
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
|
Trong đó: đạt chuẩn
nông thôn mới kiểu mẫu
|
%
|
10
|
|
|
III
|
VỀ MÔI TRƯỜNG
|
|
|
|
|
1
|
Tỷ lệ được sử dụng
nước sạch đến năm cuối kỳ của dân cư thành thị1
|
%
|
95- 100
|
Bộ Xây dựng
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
2
|
Tỷ lệ được sử dụng
nước hợp vệ sinh đến năm cuối kỳ của dân cư nông thôn2
|
%
|
93-95
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
3
|
Tỷ lệ thu gom và xử
lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn
|
%
|
90
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
4
|
Tỷ lệ khu công nghiệp,
khu chế xuất đang hoạt động có hệ thống xử lý nước thải tập trung đạt tiêu
chuẩn môi trường
|
%
|
92
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
5
|
Tỷ lệ cơ sở gây ô
nhiễm môi trường nghiêm trọng được xử lý
|
%
|
100
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
6
|
Tỷ lệ che phủ rừng đến
năm cuối kỳ
|
%
|
Không thấp hơn mức 42
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
____________________
1 Là tỷ lệ người dân đô thị được cung cấp nước sạch qua hệ thống
cấp nước tập trung.
2 Là tỷ lệ dân số nông thôn sử dụng nguồn nước ăn uống hợp vệ
sinh đến năm cuối kỳ.
PHỤ LỤC II
MỘT SỐ CHỈ TIÊU CỤ THỂ CỦA
NGÀNH, LĨNH VỰC GIAI ĐOẠN 5 NĂM 2021 - 2025
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2021)
TT
|
CHỈ TIÊU
|
ĐƠN VỊ
|
KẾ HOẠCH GIAI ĐOẠN 2021-2025
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ THEO DÕI, ĐÁNH GIÁ, BÁO CÁO
|
KỲ BÁO CÁO
|
I
|
VỀ CÔNG NGHIỆP
|
Bộ Công Thương
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
|
Chỉ số sản xuất công
nghiệp (IIP)
|
%
|
9,2 - 9,5
|
|
|
|
Trong đó: Chế biến,
chế tạo
|
%
|
12,5 - 13,0
|
|
|
II
|
VỀ NÔNG NGHIỆP, LÂM
NGHIỆP VÀ THỦY SẢN
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Sản phẩm chủ yếu
|
|
|
|
|
|
- Lương thực có hạt
|
Nghìn tấn
|
49.000
|
|
|
|
Trong đó: Lúa
|
Nghìn tấn
|
43.000
|
|
|
|
- Cây công nghiệp
lâu năm
|
|
|
|
|
|
Trong đó: Cà phê
|
Nghìn tấn
|
1.600
|
|
|
|
+ Điều
|
Nghìn tấn
|
365
|
|
|
|
+ Cao su
|
Nghìn tấn
|
1.300
|
|
|
|
+ Tiêu
|
Nghìn tấn
|
230
|
|
|
|
- Thịt hơi các loại
|
Nghìn tấn
|
6.200
|
|
|
2
|
Diện tích rừng trồng
mới tập trung
|
Nghìn ha
|
310
|
|
|
3
|
Sản lượng thủy sản
|
Nghìn tấn
|
9.000
|
|
|
III
|
VỀ DỊCH VỤ
|
|
|
|
|
1
|
Thương mại
|
|
|
Bộ Công Thương
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
|
Tốc độ tăng tổng mức
bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng xã hội
|
%
|
9,5 - 10
|
|
|
2
|
Du lịch
|
|
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và
Du lịch
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
|
- Số lượt khách du lịch
nội địa
|
Triệu lượt khách
|
539
|
|
|
|
Tốc độ tăng
|
%
|
6
|
|
|
|
- Số lượt khách du lịch
quốc tế
|
Triệu lượt khách
|
133,5
|
|
|
|
Tốc độ tăng
|
%
|
18
|
|
|
IV
|
VỀ DOANH NGHIỆP
VÀ KINH TẾ TẬP THỂ
|
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Doanh nghiệp
|
|
|
|
|
|
- Tổng số doanh nghiệp
đăng ký thành lập (lũy kế)
|
Nghìn doanh nghiệp
|
2.125
|
|
|
|
- Số doanh nghiệp
đăng ký mới
|
Nghìn doanh nghiệp
|
710
|
|
|
|
- Tổng số vốn đăng
ký của doanh nghiệp thành lập mới
|
Nghìn tỷ đồng
|
13.000
|
|
|
2
|
Kinh tế tập thể
|
|
|
|
|
|
- Tổng số hợp tác xã
|
Hợp tác xã
|
35.000
|
|
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
|
+ Thành lập mới
|
Hợp tác xã
|
12.000
|
|
|
|
+ Giải thể
|
Hợp tác xã
|
3.000
|
|
|
|
- Tổng số lao động
trong hợp tác xã
|
Nghìn người
|
1.500
|
|
|
|
- Tổng số liên hiệp hợp
tác xã
|
Liên hiệp hợp tác xã
|
210
|
|
|
|
- Tổng số tổ hợp tác
|
Tổ hợp tác
|
134.000
|
|
|
V
|
VỀ DÂN SỐ
|
|
|
|
|
1
|
Dân số trung bình
|
Triệu người
|
102
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
2
|
Tỷ số giới tính của
trẻ em mới sinh
|
Số bé trai/
100 bé gái
|
109
|
Bộ Y tế
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
VI
|
VỀ GIÁO DỤC
|
|
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Tỷ lệ huy động trẻ
nhà trẻ
|
%
|
35
|
|
|
2
|
Tỷ lệ huy động trẻ mẫu
giáo
|
%
|
95
|
|
|
3
|
Kết quả phổ cập giáo
dục trung học cơ sở
|
|
|
|
|
3.1
|
Kết quả phổ cập giáo
dục trung học cơ sở (số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học
cơ sở mức độ 2)
|
số tỉnh
|
35
|
|
|
3.2
|
Kết quả phổ cập giáo
dục trung học cơ sở (số đơn vị cấp tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục trung học
cơ sở mức độ 3)
|
số tỉnh
|
19
|
|
|
4
|
Tỷ lệ giảng viên đại
học có bằng tiến sĩ
|
%
|
30
|
|
|
5
|
Giảm tỷ lệ mù chữ
giai đoạn 2021 -2025
|
%
|
Dưới 1
|
|
|
6
|
Tỷ lệ kiên cố hóa
trường học từ mầm non tới trung học phổ thông
|
%
|
80
|
|
|
VII
|
VỀ LAO ĐỘNG
|
|
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Số người đi làm việc
nước ngoài theo hợp đồng
|
Nghìn người
|
500
|
|
|
2
|
Tỷ lệ lao động trong
độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội
|
%
|
45
|
|
|
3
|
Tỷ lệ lực lượng lao
động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp
|
%
|
35
|
|
|
VIII
|
VỀ Y TẾ
|
|
|
Bộ Y tế
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Tỷ suất tử vong của
người mẹ trong thời gian thai sản trên 100.000 trẻ đẻ ra sống
|
Ca
|
44,5
|
|
|
2
|
Tỷ suất tử vong của
trẻ em dưới 1 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ ra sống)
|
%0
|
12,5
|
|
|
3
|
Tỷ suất tử vong của trẻ
em dưới 5 tuổi (trên 1.000 trẻ đẻ ra sống)
|
%0
|
18,5
|
|
|
4
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (cân nặng/tuổi)
|
%
|
8
|
|
|
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 5
tuổi suy dinh dưỡng thể thấp còi (chiều cao/tuổi)
|
%
|
20
|
|
|
5
|
Tỷ lệ dân số được quản
lý sức khỏe
|
%
|
95
|
|
|
6
|
Số dược sỹ đại học
trên 1 vạn dân
|
Dược sỹ đại học
|
3,1
|
|
|
7
|
Số điều dưỡng viên
trên 1 vạn dân
|
Điều dưỡng viên
|
25
|
|
|
8
|
Tỷ lệ giường bệnh tư
nhân
|
%
|
10
|
|
|
9
|
Tỷ lệ hài lòng của
người dân với dịch vụ y tế
|
%
|
>80
|
|
|
10
|
Tỷ lệ trẻ em dưới 1
tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vắc xin
|
%
|
>90
|
|
|
11
|
Tỷ lệ người lao động
có nguy cơ được quản lý và phát hiện bệnh nghề nghiệp
|
%
|
50
|
|
|
12
|
Tỷ lệ trạm y tế xã/phường/thị
trấn có bác sỹ làm việc
|
%
|
>95
|
|
|
IX
|
VỀ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH
|
|
|
Bộ Nội vụ
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
1
|
Chỉ số cải cách hành
chính của các bộ, cơ quan ngang bộ bình quân cả nước (Par-Index)
|
%
|
88
|
|
|
2
|
Chỉ số cải cách hành
chính của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương bình quân cả nước
(Par-Index)
|
%
|
84
|
|
|
3
|
Chỉ số hài lòng về sự
phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước bình quân cả nước (SIPAS)
|
%
|
85,52
|
|
|
4
|
Tổng biên chế hưởng
lương ngân sách nhà nước
|
Nghìn người
|
Năm 2021: 2.034,375. Giai đoạn 2021 - 2025 rà soát, điều chỉnh
biên chế theo vị trí việc làm để xác định biên chế công chức cho phù hợp,
riêng biên chế sự nghiệp giảm 10%
|
|
|
5
|
Số biên chế sự nghiệp
hưởng lương từ ngân sách nhà nước
|
Nghìn người
|
Năm 2021: 1.787,031
Năm 2025: 1.608,323
|
|
|
6
|
Tỷ lệ tinh giản biên
chế sự nghiệp hưởng lương từ ngân sách nhà nước
|
%
|
Đến năm 2025 giảm 10% so với năm 2021
|
|
|
7
|
Tỷ lệ đơn vị sự nghiệp
công lập tự chủ/Tổng số đơn vị sự nghiệp công lập
|
%
|
Theo Nghị quyết số 19-NQ/TW
|
|
|
X
|
VỀ MÔI TRƯỜNG
|
|
|
|
|
1
|
Tỷ lệ chất thải nguy
hại được tiêu hủy, xử lý
|
%
|
90
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
2
|
Giảm tiêu hao năng
lượng tính trên đơn vị GDP
|
%/năm
|
1 - 1,5
|
Bộ Công Thương
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
3
|
Tỷ trọng năng lượng tái
tạo trong tổng cung năng lượng tiêu thụ cuối cùng
|
%
|
31 -32,3
|
Bộ Công Thương
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
4
|
Tỷ lệ giảm phát thải
khí nhà kính
|
%
|
73
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Hằng năm, giữa kỳ, 5 năm
|
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ
ÁN
(Kèm theo Chương trình hành động của Chính phủ tại Nghị quyết số 99/NQ-CP
ngày 30 tháng 8 năm 2021)
TT
|
TÊN ĐỀ ÁN/CHƯƠNG TRÌNH
|
CƠ QUAN CHỦ TRÌ
|
CƠ QUAN PHỐI HỢP
|
THỜI GIAN TRÌNH
|
CẤP TRÌNH
|
I
|
Tập trung thực hiện mục tiêu kép vừa phòng, chống dịch bệnh
Covid-19, vừa phục hồi, phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sức khỏe, tính mạng
của Nhân dân là trên hết, trước hết và bảo đảm an sinh xã hội
|
1
|
Chương trình phục hồi
và phát triển kinh tế
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các Bộ: Tài chính, Công Thương, Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam và các cơ quan, địa phương liên quan
|
2021
|
Chính phủ
|
2
|
Xây dựng các kịch bản
điều hành phát triển kinh tế trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2025
|
Chính phủ
|
3
|
Đề án nghiên cứu
phát triển vắc xin phòng Covid-19
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
4
|
Đề án chăm sóc, bảo
vệ sức khỏe nhân dân trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
5
|
Chương trình Khoa học
và Công nghệ cấp quốc gia "Nghiên cứu sản xuất vắc xin sử dụng cho người
đến năm 2030"
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
6
|
Đề án bảo đảm an
sinh xã hội trong bối cảnh dịch Covid-19 phức tạp, kéo dài
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
II
|
Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện đồng bộ thể chế phát triển,
trước hết là thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa
|
7
|
Đề nghị xây dựng Luật
Đấu thầu (sửa đổi)
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Chính phủ
|
8
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Phụ lục - Danh mục chỉ tiêu thống kê quốc gia của Luật Thống kê
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Quốc hội
|
9
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Hợp tác xã năm 2012
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
10
|
Quy hoạch tổng thể
quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2022
|
Quốc hội
|
11
|
Quy hoạch vùng trung
du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
12
|
Quy hoạch vùng đồng
bằng sông Hồng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
13
|
Quy hoạch vùng Bắc
Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
14
|
Quy hoạch vùng Tây
Nguyên thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
15
|
Quy hoạch vùng Đông Nam
Bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
16
|
Quy hoạch vùng đồng
bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
17
|
Dự án Luật Thuế thu
nhập doanh nghiệp (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
18
|
Dự án Luật Thuế tiêu
thụ đặc biệt (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
19
|
Dự án Luật Thuế giá
trị gia tăng (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
20
|
Dự án Luật Kinh
doanh bảo hiểm (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
21
|
Dự án Luật Kế toán
(sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
22
|
Dụ án Luật Kiểm toán
độc lập (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
23
|
Dự án Luật Thuế thu
nhập cá nhân (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
24
|
Dự án Luật Thuế tài
sản
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
25
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Giá
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
26
|
Đề án xây dựng Quy
hoạch tổng thể hệ thống kho dự trữ quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
27
|
Dự án Luật Quản lý,
sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất kinh doanh tại doanh nghiệp (sửa đổi)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
28
|
Dự án Luật Chính phủ
số
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2022 - 2024
|
Quốc hội
|
29
|
Dự án Luật Giao dịch
điện tử và Kinh tế số (sửa đổi, bổ sung Luật Giao dịch điện tử 2005)
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2022
|
Quốc hội
|
30
|
Dự án Luật Công nghiệp
công nghệ số
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2022 - 2025
|
Quốc hội
|
31
|
Dự án Luật Viễn
thông (sửa đổi)
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2024 - 2025
|
Quốc hội
|
32
|
Dự án Luật Tần số vô
tuyến điện (sửa đổi)
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2024 - 2025
|
Quốc hội
|
33
|
Chương trình hành động
quốc gia về phát triển và chuyển đổi sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
34
|
Đề án phát triển
kinh tế số Việt Nam đến năm 2025, định hướng đến năm 2030
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
35
|
Dự án Luật Đất đai
(sửa đổi)
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
36
|
Quy hoạch không gian
biển quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
37
|
Quy hoạch sử dụng đất
quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Quốc hội, Chính phủ
|
38
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Công chứng
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2023 - 2024
|
Quốc hội
|
39
|
Dự án Luật Bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng (sửa đổi)
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2023
|
Quốc hội
|
40
|
Dự án Luật Dầu khí
(sửa đổi)
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
41
|
Chương trình hỗ trợ
doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
42
|
Đề án xây dựng bộ chỉ
số đánh giá kết quả thực hiện các FTA hàng năm của các địa phương
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
43
|
Đề án về chống hàng giả
và bảo vệ người tiêu dùng trong thương mại điện tử giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
44
|
Chiến lược xuất nhập
khẩu hàng hóa thời kỳ 2021 - 2030
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
45
|
Quy hoạch tổng thể về
năng lượng quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
46
|
Quy hoạch phát triển
điện lực quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, có xét đến 2045
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
47
|
Quy hoạch thăm dò,
khai thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2050
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
III
|
Đẩy mạnh cơ cấu lại nền kinh tế gắn với đổi mới mô hình
tăng trưởng, nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh; phát
triển kinh tế số, xã hội số
|
48
|
Đề án phát triển thanh
toán không dùng tiền mặt tại Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
49
|
Dự án Luật Xử lý nợ
xấu
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
50
|
Dự án Luật Phòng chống
rửa tiền (sửa đổi)
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
51
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm tiền gửi
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
52
|
Đề án cơ cấu lại các
tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025
|
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
53
|
Báo cáo về định hướng
hoạt động của Ngân hàng Phát triển Việt Nam và phạm vi áp dụng của Quy chế xử
lý rủi ro tín dụng tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Bộ Chính trị
|
54
|
Đề án tiếp tục cơ cấu
lại và xử lý nợ xấu tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
55
|
Đề án cơ cấu lại
doanh nghiệp nhà nước, trọng tâm là tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước
giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành có liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
56
|
Đề án Xây dựng chiến
lược tài chính giai đoạn 2021 - 2030 và các chiến lược thành phần (thuế, hải
quan, kho bạc,...)
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành có liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
57
|
Đề án phát triển các
cây công nghiệp chủ lực đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
58
|
Chiến lược phát triển
nông nghiệp và nông thôn bền vững giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
59
|
Quy hoạch bảo vệ và
khai thác nguồn lợi thủy sản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
60
|
Đề án phát triển các
vùng sản xuất cây ăn quả tập trung đảm bảo an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn
gốc gắn với chế biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
61
|
Đề án phát triển các
vùng sản xuất rau an toàn tập trung, đảm bảo truy xuất nguồn gốc gắn với chế
biến và thị trường tiêu thụ đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
62
|
Đề án cơ cấu lại
ngành lúa gạo đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
63
|
Đề án phát triển nuôi
biển đến năm 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
64
|
Đề án phát triển
công nghiệp chế biến và thị trường sản phẩm chăn nuôi
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
|
2021
|
Chính phủ
|
65
|
Đề án phát triển giống
cây lâm nghiệp
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
|
2021
|
Chính phủ
|
66
|
Đề án phát triển ngành
công nghiệp chế biến gỗ bền vững giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
|
2021
|
Chính phủ
|
67
|
Đề án đẩy mạnh cơ giới
hóa đồng bộ trong nông nghiệp
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Chính phủ
|
68
|
Đề án phát triển Hợp
tác xã nông nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành liên quan và các địa phương
|
2021
|
Chính phủ
|
69
|
Đề án nâng cao chất lượng,
hiệu quả công tác hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
70
|
Đề án ban hành
Chương trình hành động quốc gia hoàn thiện chính sách và pháp luật nhàm thúc đẩy
thực hành kinh doanh có trách nhiệm tại Việt Nam.
|
Bộ Tư pháp
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
71
|
Đề án về thu hồi tài
sản không qua thủ tục kết tội
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
72
|
Dự án Luật Công nghiệp
hỗ trợ
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
73
|
Đề án tái cơ cấu
ngành Công Thương giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
74
|
Chiến lược phát triển
ngành Dệt may và Da giày Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
75
|
Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp than đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
76
|
Chiến lược phát triển
ngành công nghiệp hoá chất Việt Nam giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2040
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
77
|
Đề án Phát triển các
mô hình kinh tế chia sẻ thúc đẩy sản xuất và tiêu dùng bền vững giai đoạn
2021 - 2030
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
78
|
Dự án Luật Phát triển
công nghiệp
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2025
|
Quốc hội
|
79
|
Dự án Luật thay thế Luật
Hóa chất
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2025
|
Quốc hội
|
80
|
Chiến lược phát triển
thống kê Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
81
|
Kế hoạch cơ cấu lại
nền kinh tế giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Quốc hội
|
82
|
Báo cáo đánh giá giữa
kỳ tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
83
|
Báo cáo đánh giá
tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025 và
dự kiến kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2026 - 2030
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2025
|
Quốc hội
|
84
|
Xây dựng khung đánh
giá tình hình thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
85
|
Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
86
|
Báo cáo sơ kết tình hình
thực hiện Chiến lược tổng thể phát triển khu vực dịch vụ của Việt Nam thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
87
|
Quy hoạch thăm dò, khai
thác, chế biến và sử dụng các loại khoáng sản làm vật liệu xây dựng thời kỳ
2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
88
|
Đề án Hoàn thiện hệ
thống định mức và giá xây dựng - giai đoạn 2
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
IV
|
Tăng cường huy động, phân bổ
và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực
|
|
|
|
89
|
Đề án định hướng thu
hút, quản lý và sử dụng vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi
của nhà tài trợ nước ngoài giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
90
|
Báo cáo đánh giá giữa
kỳ kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
91
|
Báo cáo đánh giá kết
quả thực hiện Kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và dự kiến
kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2026 - 2030
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2025
|
Quốc hội
|
92
|
Báo cáo về nghiên cứu
giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài trong bối cảnh thực thi Hiệp định EVFTA
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
93
|
Báo cáo nghiên cứu, xây
dựng các quy định khắc phục tình trạng "vốn mỏng", đầu tư
"chui", đầu tư "núp bóng"
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
94
|
Chương trình hành động
của Chính phủ tiếp tục thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW
ngày 03/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương khóa XII về phát
triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị
trường định hướng xã hội chủ nghĩa
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Chính phủ
|
95
|
Nghị quyết của Chính
phủ về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Chính phủ
|
96
|
Chương trình hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa giai đoạn
2021 -2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
97
|
Chương trình tăng cường năng lực cạnh tranh cho các doanh
nghiệp nhỏ và vừa do phụ nữ làm chủ giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
98
|
Đề án Đổi mới cơ chế
phân cấp quản lý phân bổ ngân sách nhà nước để đảm bảo vai trò chủ đạo của
ngân sách trung ương và chủ động của ngân sách địa phương, các cơ quan, đơn vị
có liên quan
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Bộ Chính trị, Chính phủ
|
V
|
Đẩy mạnh xây dựng, phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng
chiến lược đồng bộ, hiện đại
|
|
|
99
|
Đề án về xây dựng hệ
thống kết cấu hạ tầng đồng bộ giai đoạn 2021 - 2030 thực hiện đột phá chiến
lược phát triển kinh tế - xã hội đất nước theo tinh thần Nghị quyết số 13-NQ/TW
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
100
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung (hoặc thay thế) Luật Nhà ở
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2024
|
Quốc hội
|
101
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung (hoặc thay thế) Luật Kinh doanh bất động sản
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2024
|
Quốc hội
|
102
|
Dự án Luật Cấp,
thoát nước
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2024 - 2025
|
Quốc hội
|
103
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Xây dựng (hoặc Luật Xây dựng)
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025 - 2026
|
Quốc hội
|
104
|
Dự án Luật Quản lý
không gian ngầm
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2024 - 2026
|
Quốc hội
|
105
|
Chiến lược phát triển
nhà ở quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2040
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
106
|
Chiến lược phát triển
ngành Xây dựng đến năm 2030
|
Bộ Xây dựng
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
107
|
Đề án phát triển
công trình xanh đến năm 2030
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
108
|
Đề án thống nhất quản
lý nhà nước về cấp nước đô thị và nông thôn, xây dựng cơ chế quản lý cấp nước
liên vùng
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2022 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
109
|
Định hướng phát triển
không gian xây dựng ngầm đô thị
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2022 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
110
|
Quy hoạch mạng lưới
đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
111
|
Quy hoạch mạng lưới
đường sắt Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
112
|
Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
113
|
Quy hoạch kết cấu hạ
tầng đường thủy nội địa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
114
|
Quy hoạch tổng thể
phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021 - 2030, tầm
nhìn đến 2050
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
115
|
Đề án Định hướng huy
động các nguồn lực xã hội đầu tư kết cấu hạ tầng hàng không
|
Bộ Giao thông vận tải
|
Các cơ quan liên quan
|
Tháng 11/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
116
|
Chiến lược phát triển
năng lượng quốc gia giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
117
|
Dự án Luật Điện lực
(sửa đổi)
|
Bộ Công Thương
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Quốc hội
|
118
|
Chiến lược Hạ tầng số
đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
119
|
Chiến lược phát triển
Hạ tầng Bưu chính đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
120
|
Chiến lược dữ liệu
quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
121
|
Quy hoạch hạ tầng
Thông tin và Truyền thông quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
122
|
Quy hoạch hệ thống cảng
cá, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2050
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành có liên quan và các địa phương
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
VI
|
Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực gắn với đẩy mạnh đổi mới
sáng tạo, ứng dụng và phát triển mạnh mẽ khoa học, công nghệ
|
123
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
Tháng 10/2021
|
Quốc hội
|
124
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ năm 2013
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
125
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều Luật Tiêu chuẩn và Quy chuẩn kỹ thuật 2006
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2024
|
Quốc hội
|
126
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa 2007
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2024
|
Quốc hội
|
127
|
Đề án "Chiến lược
phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo giai đoạn 2021 -
2030"
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
128
|
Quy hoạch phát triển,
ứng dụng năng lượng nguyên tử thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
129
|
Quy hoạch mạng lưới
tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
130
|
Sửa đổi, bổ sung,
hoàn thiện chính sách thu hút, sử dụng, trọng dụng cá nhân hoạt động khoa học
và công nghệ tại Việt Nam
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2025
|
Chính phủ
|
131
|
Dự án Luật sửa đổi, bổ
sung một số điều của Luật Năng lượng nguyên tử năm 2008
|
Bộ Khoa học và Công nghệ
|
Các cơ quan liên quan
|
2024
|
Quốc hội
|
132
|
Đề án Phát triển
kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
133
|
Chương trình hỗ trợ
chuyển đổi số trong doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh giai đoạn 2021 -
2025
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
134
|
Đề án thu hút trọng
dụng nhân tài
|
Bộ Nội vụ
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 - 2025
|
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ
|
135
|
Chương trình Khoa học
công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
BCN CT KHCN phục vụ XD NTM; Bộ Khoa học và Công nghệ
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
136
|
Xây dựng Chiến lược
phát triển giáo dục 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
137
|
Quy hoạch mạng lưới
cơ sở giáo dục đại học và sư phạm giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
138
|
Quy hoạch hệ thống
cơ sở giáo dục chuyên biệt đối với người khuyết tật và hệ thống trung tâm hỗ
trợ phát triển giáo dục hòa nhập giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến 2050
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
139
|
Đề án phổ cập giáo dục
mầm non cho trẻ em mẫu giáo (3 và 4 tuổi) và nâng cao chất lượng phổ cập giáo
dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
140
|
Đề án nâng cao chất
lượng phổ cập giáo dục tiểu học và trung học cơ sở
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
141
|
Đề án xây dựng mô
hình nguồn tài nguyên giáo dục mở trong giáo dục đại học
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
142
|
Đề án tăng cường ứng
dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục và đào tạo giai đoạn
2021 - 2030
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
143
|
Đề án hội nhập quốc
tế trong giáo dục và đào tạo giai đoạn 2021 -2030
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
144
|
Đề án Tăng cường
giáo dục chính trị, đạo đức, lối sống, kỹ năng sống cho học sinh, sinh viên
giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
145
|
Đề án bảo đảm cơ sở
vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông mới giai đoạn
2 (2021 - 2025 và lộ trình đến 2030)
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
146
|
Đề án Sức khỏe học
đường giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
147
|
Đề án xây dựng nguồn
nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển công nghệ cao
|
Bộ Giáo dục và Đào tạo
|
Các bộ ngành, cơ quan liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
148
|
Đề án chuyển đổi số
và dạy học trực tuyến trong giáo dục nghề nghiệp
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
149
|
Đề án thí điểm đào tạo
trình độ cao đẳng cho học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 11/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
150
|
Đề án nâng tầm kỹ
năng lao động Việt Nam
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
151
|
Chương trình quốc
gia về an toàn, vệ sinh lao động giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
152
|
Chiến lược phát triển
giáo dục nghề nghiệp giai đoạn 2021 -2030
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
153
|
Quy hoạch mạng lưới
cơ sở giáo dục nghề nghiệp thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
154
|
Đề án đổi mới, nâng
cao chất lượng đào tạo nghề nông thôn
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
155
|
Đề án cơ sở dữ liệu
quốc gia về lao động - việc làm
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
156
|
Đề án phát triển kỹ
năng ứng dụng công nghệ thông tin cho lực lượng lao động
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
157
|
Đề án đào tạo lại,
đào tạo thường xuyên cho lực lượng lao động
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
158
|
Đề án xây dựng và
phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp
|
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
VII
|
Thúc đẩy phát triển liên kết
vùng, khu kinh tế và phát triển đô thị
|
|
|
|
159
|
Đề nghị xây dựng Luật
Khu công nghiệp, khu kinh tế
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
160
|
Đề án phát triển cụm
liên kết ngành kinh tế biển gắn với xây dựng các trung tâm kinh tế biển mạnh
thời kỳ đến năm 2030
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
161
|
Nghị quyết về thực
hiện thí điểm một số cơ chế, chính sách mới, có tính đột phá, đặc thù cho
thành phố Hải Phòng
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan và UBND thành phố Hải Phòng
|
2021 -2025
|
Quốc hội
|
162
|
Nghiên cứu xây dựng
Đề án báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội ban hành Nghị quyết thí điểm về một
số cơ chế, chính sách đặc thù và phân cấp quản lý cho thành phố Cần Thơ
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
UBND Thành phố Cần Thơ, các bộ, cơ quan có liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ, Quốc hội
|
163
|
Nghị quyết của Quốc
hội về một số cơ chế, chính sách phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành có liên quan
|
Quý IV/2021
|
Quốc hội
|
164
|
Nghị quyết của Quốc
hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thanh Hoá
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành có liên quan
|
Quý IV/2021
|
Quốc hội
|
165
|
Nghị quyết của Quốc
hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ
An
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh Nghệ An
|
2022
|
Quốc hội
|
166
|
Đề án một số cơ chế,
chính sách đặc thù phát triển thành phố Buôn Ma Thuột
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành có liên quan, UBND tỉnh Đắk Lắk
|
2022 - 2023
|
Chính phủ
|
167
|
Đề án cơ chế, chính
sách liên kết vùng Nam Phú Yên - Bắc Khánh Hòa
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan, UBND các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
168
|
Xây dựng cơ chế đặc
thù phát triển trung tâm tài chính tại Việt Nam
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022 - 2024
|
Quốc hội
|
169
|
Dự án Luật Quản lý,
phát triển đô thị (Luật Đô thị)
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2023 - 2024
|
Quốc hội
|
170
|
Dự án Luật Quy hoạch
đô thị và nông thôn
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2023 - 2024
|
Quốc hội
|
171
|
Quy hoạch hệ thống
đô thị và nông thôn thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn 2050
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2022 - 2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
172
|
Tổng kết tình hình thực
hiện, rà soát sửa đổi, bổ sung Nghị quyết số 1210/NQ-UBTVQH13
ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về phân loại đô thị
|
Bộ Xây dựng
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Ủy ban Thường vụ Quốc hội
|
173
|
Đề án thành lập mới
các khu bảo tồn biển, phục hồi các hệ sinh thái biển đến năm 2025, để đảm bảo
diện tích các khu bảo tồn biển, ven biển đạt 3% diện tích các vùng biển Việt
Nam
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các cơ quan liên quan
|
Quý IV/2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
VIII
|
Phát huy giá trị văn hoá, sức mạnh con người Việt Nam và
sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng
cao đời sống Nhân dân, bảo đảm gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với
văn hóa, xã hội
|
174
|
Dự án Luật Điện ảnh
(sửa đổi)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Quốc hội
|
175
|
Dự án Luật Phòng, chống
bạo lực gia đình (sửa đổi)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
176
|
Dự án Luật Di sản
văn hóa (sửa đổi)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
177
|
Dự án Luật Quảng cáo
(sửa đổi)
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2024
|
Quốc hội
|
178
|
Dự án Luật Nghệ thuật
biểu diễn
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2024
|
Quốc hội
|
179
|
Chiến lược phát triển
Văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
180
|
Chiến lược phát triển
thể dục thể thao Việt Nam đến năm 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
181
|
Đề án tổ chức Đại hội
Thể thao toàn quốc lần thứ IX năm 2022
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
182
|
Chương trình Bảo tồn
và phát huy giá trị di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
183
|
Chương trình số hóa
di sản văn hóa Việt Nam giai đoạn 2021 -2030
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
184
|
Quy hoạch mạng lưới
cơ sở văn hoá và thể thao thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
185
|
Quy hoạch hệ thống du
lịch thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
186
|
Đề án phát triển mạng
lưới thành phố sáng tạo nằm trong hệ thống thành phố sáng tạo UNESCO
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
187
|
Đề án “Đẩy mạnh các
hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc
bộ đến năm 2030”
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
188
|
Đề án “Bảo tồn và
phát huy giá trị văn hóa tiêu biểu các dân tộc thiểu số rất ít người, có nguy
cơ mai một”
|
Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
|
Các cơ quan liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
189
|
Đề án tổ chức thông tin,
phổ biến về chính sách quan trọng trong dự thảo văn bản quy phạm pháp luật để
tạo đồng thuận xã hội
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
190
|
Đề án đánh giá hiệu
quả công tác phổ biến giáo dục pháp luật
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành, đoàn thể, địa phương
|
Quý I/2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
191
|
Chương trình quốc
gia về tư pháp người chưa thành niên
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
192
|
Đề án tăng cường
năng lực tiếp cận pháp luật của người dân
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
193
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Luật sư
|
Bộ Tư pháp
|
Các bộ, ngành, địa phương
|
2024 - 2025
|
Quốc hội
|
194
|
Chiến lược công tác
dân tộc giai đoạn 2021 - 2030
|
Ủy ban Dân tộc
|
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
195
|
Chương trình hành động
thực hiện Chiến lược công tác dân tộc giai đoạn 2021 - 2030
|
Ủy ban Dân tộc
|
Các bộ, ban, ngành có liên quan, UBND các tỉnh, thành phố
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
196
|
Quyết định của Thủ
tướng Chính phủ phê duyệt đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển
kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 -
2025
|
Ủy ban Dân tộc
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
197
|
Đề án xác định thành
phần, tên gọi của một số dân tộc và xây dựng danh mục các dân tộc Việt Nam
|
Ủy ban Dân tộc
|
Các bộ, ngành, UBND các tỉnh liên quan
|
2021
|
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
|
198
|
Đề nghị xây dựng Luật
Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10/2021
|
Chính phủ
|
199
|
Đề nghị xây dựng Luật
Việc làm (sửa đổi)
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 02/2022
|
Chính phủ
|
200
|
Nghị quyết của Quốc hội
về đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2030
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
201
|
Chương trình mục
tiêu quốc gia về giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
202
|
Chương trình quốc
gia về người cao tuổi giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 9/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
203
|
Chương trình truyền
thông về bình đẳng giới đến năm 2030
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
204
|
Chương trình phòng,
chống mại dâm giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Năm 2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
205
|
Quy hoạch mạng lưới
cơ sở trợ giúp xã hội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
206
|
Quy hoạch hệ thống
cơ sở xã hội nuôi dưỡng, điều dưỡng người có công với cách mạng thời kỳ 2021
- 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Lao động -Thương binh và Xã hội
|
Bộ, ngành liên quan
|
Tháng 12/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
207
|
Dự án Luật Khám bệnh,
chữa bệnh (sửa đổi)
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 10/2021
|
Quốc hội
|
208
|
Dự án Luật Bảo hiểm
y tế (sửa đổi)
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Tháng 5/2022
|
Quốc hội
|
209
|
Dự án Luật Dân số
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
210
|
Dự án Luật Dược (sửa
đổi)
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
211
|
Chiến lược Quốc gia
về dinh dưỡng giai đoạn 2021 - 2030 tầm nhìn đến năm 2040
|
Bộ Y tế
|
Bộ, ngành liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
212
|
Chiến lược quốc gia bảo
vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến
năm 2040
|
Bộ Y tế
|
Bộ, ngành liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
213
|
Chiến lược quốc gia
phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn 2045
|
Bộ Y tế
|
Bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
214
|
Quy hoạch mạng lưới
cơ sở y tế quốc gia, thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
215
|
Đề án Nghiên cứu, sản
xuất vắc xin thế hệ mới, tích hợp nhiều loại trong một
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
216
|
Đề án bảo đảm nguồn
cung ứng vắc xin cho tiêm chủng từ nay đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030.
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý III/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
217
|
Chương trình can thiệp
giảm tử vong trẻ em dưới 5 tuổi đến năm 2030
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
218
|
Đề án phát triển dược
liệu và các sản phẩm từ dược liệu đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045
|
Bộ Y tế
|
Các bộ, ngành liên quan
|
Quý IV/2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
219
|
Chiến lược chuyển đổi
số báo chí đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
220
|
Quy hoạch phát triển
mạng lưới cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình, thông tin điện tử, cơ sở
xuất bản thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp có liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
221
|
Chiến lược phát triển
ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045
|
Bảo hiểm xã hội Việt Nam
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
IX
|
Tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; chủ động
phòng, chống, hạn chế tác động của thiên tai, thích ứng với biến đổi khí hậu
|
222
|
Chiến lược quốc gia
về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030
|
Bộ Kế hoạch và Đầu tư
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
223
|
Tổng kết thi hành Luật Tài nguyên nước và đề nghị xây dựng Dự án
Luật Tài nguyên nước (sửa đổi)
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
224
|
Sơ kết, tổng kết thi
hành và đề nghị xây dựng Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều Luật Khoáng
sản
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2023
|
Quốc hội
|
225
|
Dự án tổng kết việc
thi hành Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải
đảo
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2023
|
Chính phủ
|
226
|
Đề án phát triển thị
trường các bon tại Việt Nam
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
227
|
Đề án xây dựng phòng
thí nghiệm trọng điểm quốc gia về biển và hải đảo
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
228
|
Chương trình thương
hiệu Biển Việt Nam đến năm 2025
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
229
|
Chương trình hỗ trợ thực
hiện đóng góp do quốc gia tự quyết định (NDC) của Việt Nam đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
230
|
Đề án tăng cường quản
lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
231
|
Đề án tổng kiểm kê
tài nguyên nước quốc gia giai đoạn đến năm 2025
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
232
|
Đề án đảm bảo an
ninh tài nguyên nước quốc gia
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
233
|
Đề án xây dựng mạng
lưới quan trắc, giám sát tài nguyên, môi trường biển quốc gia đến năm 2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
234
|
Quy hoạch tổng thể
khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên vùng bờ giai đoạn 2021 - 2030, tầm
nhìn đến năm 2045
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
235
|
Chiến lược bảo vệ
môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2040
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
236
|
Chiến lược quốc gia
về đa dạng sinh học giai đoạn 2021 - 2030 và tầm nhìn đến năm 2040
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
237
|
Báo cáo tổng kết 10 năm
thực hiện Nghị quyết số 02/NQ-TW ngày 25/4/2011 của Bộ Chính trị về định hướng
Chiến lược khoáng sản và công nghiệp khai khoáng đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 và tổng kết thực hiện Chiến lược khoáng sản đến năm 2020, tầm nhìn đến
năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 2427/QĐ-TTg ngày 22/12/2011; xây dựng dự thảo
Nghị quyết thay thế Nghị quyết số 02/NQ-TW của Bộ Chính trị và xây dựng Chiến
lược khoáng sản đến năm 2030 tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Bộ Công Thương, các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
238
|
Chiến lược quốc gia
về biến đổi khí hậu giai đoạn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
239
|
Quy hoạch mạng lưới
trạm khí tượng thủy văn quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
240
|
Quy hoạch tổng thể
quan trắc môi trường quốc gia giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
241
|
Quy hoạch điều tra
cơ bản địa chất về khoáng sản quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm
2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
242
|
Quy hoạch bảo tồn đa
dạng sinh học quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
243
|
Chiến lược sử dụng đất
quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
244
|
Chiến lược quốc gia
về tài nguyên nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
245
|
Quy hoạch tổng hợp
lưu vực sông Cửu Long thời kỳ đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
246
|
Kế hoạch hành động
quốc gia về bảo tồn và sử dụng bền vững các vùng đất ngập nước ở Việt Nam
giai đoạ n 2021 -2030
|
Bộ Tài nguyên và Môi trường
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
247
|
Quy hoạch phòng, chống
thiên tai và thủy lợi thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
2021
|
Chính phủ
|
248
|
Đề án nâng cao năng lực
thích ứng với biến đổi khí hậu của hợp tác xã nông nghiệp vùng đồng bằng sông
Cửu Long giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
249
|
Chương trình tổng thể
phòng, chống thiên tai quốc gia
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
250
|
Đề án bảo đảm an
ninh nguồn nước và an toàn đập, hồ chứa nước giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn
đến năm 2045
|
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
|
Các bộ, ngành và các địa phương có liên quan
|
2021
|
Quốc hội
|
X
|
Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước và năng lực
kiến tạo phát triển; thực hiện cải cách tiền lương; siết chặt kỷ luật, kỷ
cương hành chính đi đôi với tạo dựng môi trường đổi mới sáng tạo
|
251
|
Dự án Luật Thi đua,
Khen thưởng (sửa đổi)
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Quốc hội
|
252
|
Đề án nghiên cứu thể
chế hóa nội dung giám sát, dân thụ hưởng
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
253
|
Xây dựng, khai thác
vận hành Cơ sở dữ liệu cán bộ, công chức, viên chức
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2020 - 2023
|
Chính phủ
|
254
|
Đề án "Kiện toàn
tổ chức bộ máy quản lý nhà nước lĩnh vực văn thư, lưu trữ đáp ứng yêu cầu quản
lý tập trung thống nhất tài liệu lưu trữ điện tử của các cơ quan nhà nước"
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
255
|
Xây dựng và triển khai
chế độ tiền lương mới
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021 -2025
|
Bộ Chính trị, Quốc hội, Chính phủ
|
256
|
Kế hoạch tổng kết
phong trào thi đua “Cả nước chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2020
- 2025
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
257
|
Đề án “Tuyên truyền
gương điển hình tiên tiến” giai đoạn 2021 -2025
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
258
|
Đề án "Đào tạo đội
ngũ cán bộ cấp xã tại chỗ, kết hợp tăng cường tri thức trẻ trong phát triển bền
vững khu vực biên giới đất liền"
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
259
|
Đề án "Đào tạo
đội ngũ cán bộ cấp xã tại chỗ, kết hợp tăng cường tri thức trẻ trong phát triển
bền vững khu vực biên giới biển"
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
260
|
Dự án Luật Thực hiện
dân chủ ở xã, phường, thị trấn
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2022
|
Quốc hội
|
261
|
Đề án "Sắp xếp các
tổ chức hội quần chúng được Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ"
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021
|
Ban Bí thư, Ban cán sự đảng Chính phủ
|
262
|
Đề án tổng thể sắp xếp
các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trong giai đoạn 2022 - 2030
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2022 - 2025
|
Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ
|
263
|
Dự án Luật Lưu trữ
(sửa đổi)
|
Bộ Nội vụ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2022 - 2025
|
Quốc hội
|
264
|
Dự án Luật Thanh tra
(sửa đổi)
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
Tháng 5/2022
|
Quốc hội
|
265
|
Chiến lược quốc gia
về phòng, chống tham nhũng đến năm 2030 và kế hoạch thực hiện Công ước Liên hợp quốc về phòng chống tham nhũng
|
Thanh tra Chính phủ
|
Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan
|
Tháng 12/2021
|
Chính phủ
|
266
|
Đề án phát huy vai
trò của xã hội trong phòng, chống tham nhũng ở Việt Nam
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
Tháng 12/2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
267
|
Đề án phát huy vai trò
của xã hội trong giải quyết khiếu nại, tố cáo hành chính
|
Thanh tra Chính phủ
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
Tháng 12/2023
|
Thủ tướng Chính phủ
|
268
|
Đề án xây dựng đội
ngũ cán bộ, công chức, viên chức thanh tra chuyên nghiệp, trách nhiệm, kỷ
cương, liêm chính
|
Thanh tra Chính phủ
|
Bộ Nội vụ và các cơ quan liên quan
|
Tháng 12/2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
269
|
Chương trình tổng thể
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí hàng năm và giai đoạn 2021 - 2025
|
Bộ Tài chính
|
Các bộ, cơ quan liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
XI
|
Phát triển kinh tế - xã hội gắn liền với củng cố, tăng cường
tiềm lực quốc phòng, an ninh; kiên quyết, kiên trì đấu tranh bảo vệ và giữ vững
độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia; giữ vững môi trường
hòa bình, ổn định để phát triển đất nước
|
270
|
Đề án kết hợp kinh tế
với quốc phòng, an ninh trong quản lý, bảo vệ chủ quyền biên giới, biển, đảo
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
271
|
Đề án cơ cấu lại, đổi
mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp quân đội đến năm 2025
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021 -2025
|
Chính phủ
|
272
|
Đề nghị xây dựng Luật
Động viên công nghiệp
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
273
|
Đề nghị xây dựng Luật
Công nghiệp quốc phòng
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
274
|
Đề nghị xây dựng Luật
Phòng thủ dân sự
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
275
|
Đề nghị xây dựng Luật
Quản lý, bảo vệ công trình quốc phòng và khu quân sự
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Chính phủ
|
276
|
Đề nghị xây dựng Luật
(Pháp lệnh) Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2023
|
Chính phủ
|
277
|
Đề nghị xây dựng Luật
Phòng không nhân dân
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022 - 2023
|
Chính phủ
|
278
|
Đề nghị xây dựng Luật
Tham gia gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc
|
Bộ Quốc phòng
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023 - 2024
|
Chính phủ
|
279
|
Chiến lược an toàn,
an ninh mạng quốc gia giai đoạn 2021 - 2025, tầm nhìn đến năm 2030
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
280
|
Quy hoạch hạ tầng
phòng cháy và chữa cháy thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
281
|
Dự án Luật Cảnh sát
cơ động
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Chính phủ
|
282
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật An ninh quốc gia
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Chính phủ
|
283
|
Dự án Luật sửa đổi,
bổ sung Luật Phòng cháy, chữa cháy
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2023
|
Chính phủ
|
284
|
Dự án Luật Dẫn độ
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Chính phủ
|
285
|
Dự án Luật Chuyển
giao người đang chấp hành án phạt tù
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Chính phủ
|
286
|
Dự án Luật Tình báo
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Chính phủ
|
287
|
Dự án Luật Cứu nạn,
cứu hộ
|
Bộ Công an
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Chính phủ
|
XII
|
Xây dựng nền ngoại giao hiện đại, tăng cường hiệu quả hoạt
động đối ngoại, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế toàn diện, sâu rộng, đẩy
mạnh ngoại giao kinh tế phục vụ phát triển, nâng cao vị thế, uy tín của Việt
Nam trên trường quốc tế
|
288
|
Chiến lược Ngoại
giao Văn hóa đến năm 2030
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
289
|
Đề án Phát triển
quan hệ giữa Việt Nam và các nước khu vực Mỹ Latinh giai đoạn 2022 - 2026
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021 -2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
290
|
Đề án Phát triển
quan hệ Việt Nam và Liên minh châu Phi
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
291
|
Đề án đảm nhiệm
thành viên Hội đồng nhân quyền Liên hợp quốc nhiệm kỳ 2023 - 2025
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2022
|
Thủ tướng Chính phủ
|
292
|
Xây dựng và bảo vệ
Báo cáo quốc gia theo cơ chế rà soát định kỳ phổ quát (UPR) chu kỳ IV
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2024
|
Thủ tướng Chính phủ
|
293
|
Đề án tổng kết 30
năm Việt Nam tham gia hợp tác ASEAN (1995 - 2025) và phương hướng tham gia hợp
tác ASEAN những năm tiếp theo
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2025
|
Thủ tướng Chính phủ
|
294
|
Đề án tham gia Hội đồng
Chấp hành Tổ chức Năng lượng nguyên tử Quốc tế (IAEA) nhiệm kỳ 2021 - 2023
|
Bộ Ngoại giao
|
Các bộ, ngành liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
295
|
Đề án xây dựng cổng
thông tin điện tử tích hợp cơ sở dữ liệu quốc gia về thông tin đối ngoại
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
296
|
Đề án truyền thông đối
ngoại về quyền con người giai đoạn 2021 -2025
|
Bộ Thông tin và Truyền thông
|
Các bộ, ngành, địa phương liên quan
|
2021
|
Thủ tướng Chính phủ
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Nghị quyết 99/NQ-CP năm 2021 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Chính phủ ban hành
GOVERNMENT
--------
|
SOCIALIST REPUBLIC
OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------
|
No. 99/NQ-CP
|
Hanoi, August 30,
2021
|
RESOLUTION ISSUING
THE 2021 – 2026 GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL ASSEMBLY’S
RESOLUTION REGARDING THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN DURING THE 5-YEAR
PERIOD FROM 2021 TO 2025 GOVERNMENT Pursuant to the Law on Government Organization
dated June 19, 2015; the Law on Amending and Supplementing certain Articles of
the Law on Government Organization and the Law on Local Government Organization
dated November 22, 2019; Pursuant to the Resolution No. 16/2021/QH15
dated July 27, 2021 of the National Assembly regarding the 5-year
socio-economic development plan during the 2021 – 2025 period; Upon the request of the Minister of Planning and
Investment, HEREUNDER RESOLVES Article 1. The 2021 – 2026 Government’s Action Program for
implementation of the National Assembly’s Resolution regarding the
Socio-Economic Development Plan during the 5-year period from 2021 to 2025 is
annexed hereto. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 Article 3. Ministers, Heads of Ministry-level agencies, Heads of
Governmental bodies, Presidents of the People’s Committees of
centrally-affiliated cities and provinces, Boards of Directors, Directors
General of state economic corporations, incorporations, other relevant entities
and persons shall be responsible for implementing this Resolution./. PP. GOVERNMENT
PRIME MINISTER
Pham Minh Chinh 2021
– 2026 GOVERNMENT’S ACTION PROGRAM FOR IMPLEMENTATION OF THE NATIONAL
ASSEMBLY’S RESOLUTION REGARDING THE SOCIO-ECONOMIC DEVELOPMENT PLAN DURING THE
5-YEAR PERIOD OF 2021 – 2025 (Annexed to the
Government’s Resolution No. 99/NQ-CP dated August 30, 2021) In light of key objectives, targets, tasks and
solutions referred to in the National Assembly’s Resolution No. 16/2021/QH15
dated July 27, 2021 regarding the Socio-economic Development Plan for the
5-year period of 2021 – 2025, the Government herein introduces the 2021 – 2026
Government’s Action Program for implementation of the National Assembly’s
Resolution regarding the Socio-economic Development Plan during the 5-year
period of 2021 to 2025 (hereinafter referred to as Action Program), including
the following main contents: I.
GENERAL OBJECTIVES ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 II. SPECIFIC OBJECTIVES The socio-economic development plan for the 5-year
period of 2021 - 2025 contains 23 targets, including important targets, such as
the average GDP growth rate in this 5-year period which is expected to reach
about 6.5 - 7%; the proportion of processing and manufacturing industry in GDP
which is expected to reach over 25%; the digital economy which is expected to
account for about 20% of GDP; the contribution of total factor productivity
(TFP) to growth which is expected to be about 45%; State budget deficit which
is expected to average 3.7% of GDP; the rate of poor households according to
multidimensional standards which is expected to decrease by 1-1.5%/year; the
health insurance participation rate which is expected to reach 95% of the
population; the forest coverage rate which is expected to reach 42% at minimum. III. PURPOSES AND REQUIREMENTS 1. The purposes of designing and implementing the
Action Program are to thoroughly grasp and direct all-level authorities to
focus on implementing seriously and effectively the National Assembly’s
Resolution regarding the socio-economic development plan for the five-year
period from 2021 to 2025 in order to successfully implement the Resolution of
the 13th National Congress of the Party, strongly respond to the
call from General Secretary Nguyen Phu Trong for joint consensus, proactive and
action to repel the epidemic, lay solid foundations for implementation of the
motto "Protecting people's health and life against the pandemic is an
important task and a top priority; ensuring social security and timely support
for the vulnerable and those facing many difficulties due to the pandemic is a
key, constant and long-term task; continuing to support businesses, carefully
making necessary preparations, getting ready to take advantage of opportunities
to restore production and business, promote growth and sustainable development
is a necessary and urgent task”. 2. The action plan aimed at concretizing the
five-year socio-economic development goals and orientations from 2021 to 2025
has been approved by the National Assembly as specific tasks, programs and
projects pertaining to the Government’s functions and tasks and suitable to the
actual situation and condition, ensuring the highest practicality, efficiency
and feasibility; inherit and uphold achievements, positive lessons and correct
defects and shortcomings arising from the implementation process in the
previous stage. 3. The Government's action plan provides a basis
for ministries, central and local agencies to develop their action plans and
programs, and implement them in order to contribute to succeeding in carrying
out the Socio-economic Development Plan for the 5-year period of 2021 - 2025. 4. Ensure coherence and consistency in the
implementation of socio-economic development tasks and solutions for the
five-year period from 2021 to 2025. Clearly define the tasks of all central and
local authorities; uphold the responsibilities of the heads of ministries,
central and local authorities for implementation. IV.
PERSPECTIVES AND GUIDELINES FOR MANAGEMENT AND GOVERNANCE ACTIVITIES 1. Thoroughly, coherently and effectively implement
the Resolution of the 13th Party Congress, the Resolution of the
Party Congresses at all levels, and the Resolutions of the National Assembly
and the Government. Ensure economic development harmonizes with cultural and
social development; actualize social progress and justice right in each step,
each policy and throughout the development process. Ensure national defense and
security, maintain a peaceful and stable environment and environmental
protection, prevent natural disasters and respond to climate change. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 3. Uphold the spirit of self-reliance and
self-resilience, consider internal strength as a basic factor, long-term,
decisive strategy, and external strength as an important, necessary and
breakthrough factor; "turn risks into chances", considering
difficulties and challenges as the motivation for striving to advance and
demonstrate bravery; mobilize the strength of great national unity; stick to
the reality, properly assess and forecast the situation, express strong
determination, make great efforts, take drastic, focused and targeted actions.
According to forecasts about complicated, unpredictable or probably prolonged
developments of the Covid-19 pandemic, it should be necessary to focus on
improving the independent capacity and self-reliance of the economy to limit
the impacts of instabilities or abnormal variables to people's health, ensure
security and socio-economic development; provide necessary conditions for the
economy to proactively adapt quickly, effectively respond to all situations
created by the impacts of the pandemic, avoid any unexpected events leading to
health, economic and social crises. 4. Accelerate reforms; constantly keep on innovating,
taking new approaches and creating breakthroughs in the new context. Focus on
combining, disseminating, multiplying and maximizing valuable lessons, good
models, and effective know-how. Actions that are “ripe”, clear, proven to be
true in the actual situation, effectively implemented, and consented to by most
of people, shall be continued; actions that have not yet been controlled by
regulations or are subject to regulations that are not appropriate in the
actual situation should be piloted without fear, and should be implemented
while experience from such implementation is drawn, gradually expanded and
carried out without perfectionism and haste. 5. Focus on relieving difficulties arising from the
institutional system according to the principle that any issue arising from
regulations issued by any regulatory authority must be relieved by that
authority; report to direct superiors to seek their decisions on issues ultra
vires. Promote decentralization, delegation of authority and individualization
of responsibilities, and strengthen inspection, supervision and control of
power; make review and assessment reports, offer reward and impose disciplines
in a prompt and strict manner; continue to research, supplement and perfect
policies to protect people who dare to think, dare to do, dare to take
responsibility for the common good. Mobilize and effectively use all resources
for development; promote public-private cooperation. 6. Develop
the central Government and local governments into a system which is united,
upright, disciplined, compliant, streamlined, effective and efficient; dynamic,
innovative; serves the public interest; thoroughly grasps the motto of putting
the national interest first and foremost; absorbs the motto "The people
are the root", according to which the people's legitimate rights,
interests and aspirations should be the first concerns. The more difficult and
complicated a situation, the more the unification and inclusive solidarity are
required; conform to rules and principles, promote democracy, mobilizing the
collective intelligence in a humble and open-minded manner. Closely follow
reality, take reality as the first concern, respect reality and take reality as
a measure. Actively and closely cooperate with agencies in the state apparatus
and political system, create greater consensus and unity in both awareness and
action. V.
MAJOR TASKS 1. Focus on achieving the dual goals of both
Covid-19 management and socio-economic rehabilitation and development and,
depending on the actual situations and particular conditions of specific local
jurisdictions, arrange priorities in order provided that the protection for
public health and safety is placed first and foremost and social security is
assured. a) Absolutely avoid subjectivity, negligence, loss
of vigilance; continue to conduct empirical studies on, add, perfect and
effectively implement measures for prevention and control of the epidemic such
as testing, 5K, vaccines, treatment drugs, technologies, and other measure, etc.;
proactively prepare plans and scenarios to promptly respond to all situations.
Intensify the management and administration by Party Committees at all levels,
the governance by governments; continue to mobilize the strength of the entire
political system, the entire Party, the people and the army. Firmly uphold the
secure and orderly state, ensure public safety in all circumstances. b) Step up the implementation of the nationwide
vaccination campaign in a timely, safe, scientific and effective manner with
the aim of achieving herd immunity by the end of 2021 or the beginning of 2022
at the latest. Mobilize all resources for epidemic prevention and control,
especially strengthening public-private partnership; accelerate importation of
vaccines; carry out technology transfer, research and domestic production of
vaccines in the expectation of vaccine self-reliance as quickly and as
possible. c) Promptly and effectively implement the
Government’s Resolution No. 86/NQ-CP dated August 6, 2021 on urgent solutions
to preventing and controlling the Covid-19 epidemic to implement the Resolution
No. 30/2021/ QH15 dated July 28, 2021 of the 15th National Assembly.
... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 2. Continue
to build and complete the uniform development institution, first of all, the
socialist-oriented market economy institution. a) Continue to inherit important theoretical
achievements over more than 35 years of reform, and based on Vietnam’s actual
situation and selectively absorb the world’s experience to build and perfect
the legal system which is complete, consistent, feasible, public, transparent,
stable, internationally competitive, fully and synchronously operated according
to the rules of the market economy under the management of the State; center on
the people's legitimate rights and interests; promote innovation in conformance
to the requirements of sustainable socio-economic development and national
defense and security in the new context. Promptly promulgate regulatory
documents elaborating on laws and ordinances. Imperatively review, revise and
finalize legislative regulations that are no longer appropriate, overlap,
incomplete or problematic, especially those on planning, investment, business,
land, finance, budget, public property, tax, etc. according to the principle
that issues or problems arising at any level of authority must be corrected and
addressed at that level; study to urgently amend and replace mechanisms and
policies that are no longer relevant to reality to eliminate bottlenecks and
address unsolved problems causing loss and waste with the aim of ensuring that
these legislative regulations are inclusive, comprehensive and consistent.
Where necessary, seek the National Assembly’s approval of a law amending
multiple laws or pilot resolutions for new issues which have not been specified
in any law or already exist with problems, issues and difficulties and are no
longer relevant to reality. Consult with competent authorities on pilot
separation of site clearance from investment projects to speed up completion of
these projects. Robustly innovate, promote decentralization and delegation of authority,
clearly define responsibilities, together with inspecting, supervising and
controlling power and improve coordination efficiency in leadership, management
and administration activities. Strengthen the effectiveness and efficiency of
law enforcement, ensure the observance of law. b) Build, test and complete policy and legal
frameworks for development of digital infrastructure, digital industries,
digital business models and products; synchronize laws on enterprises,
innovative start-ups, intellectual property, trade, investment and business to
facilitate the process of national digital transformation and development of
new products and services and business models applying high technologies,
sharing economy model, transaction, management of digital assets, venture
capital investments, new payment methods, electronic authentication and
identification systems. c) Improve the quality of analysis, forecasting and
warning activities; perfect communication and statistics systems. Imperatively
complete the national master plan, the national marine spatial plan, the
national land-use plan, the national sectoral plan, regional plans, provincial
plans or other technical plans. Increasingly promote the
decentralization, delegation of authority and individualization of
responsibilities associated with power control, and strengthen the cooperation,
inspection and supervision; enable junior staff members to act in an active,
flexible, creative and more responsible manner. Continue to improve
institutions and policies in the field of finance and budget. Develop all kinds
of capital markets, insurance markets... in order to mobilize long-term capital
sources for capital investment, reduce pressure on capital supply through bank
credit channels. d) Implement the tasks of executing trade
agreements that already come into force. Focus on consolidating traditional
export markets, expanding and diversifying import and export markets. Boost
trade remedy capacity, build technical barriers to protect production and
consumers' interests in accordance with international commitments. Strengthen
inspection and control of markets in order to prevent smuggled, counterfeit,
poor quality goods and commercial fraud. dd) Promote the effective implementation of the
campaign "Vietnamese people prefer using Vietnamese goods". Focus on
designing and developing Vietnamese brands associated with the positive and
outstanding values of product brands. Develop e-commerce in harmony with
traditional commerce. 3. Promote
the restructuring of the economy associated with the reform of the growth
model, improve productivity, quality, efficiency and competitiveness; develop
digital economy and society a) Implement the National Program on enhancement of
labor productivity; focus on developing national products. Set up domestic and
international supply and value chains, conform to product quality requirements
and regulations on tracking of product origins. b) Effectively and substantially carry out the task
of restructuring manufacturing and service industries, including: ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 + Develop a number of fundamental industries such
as energy, mechanical engineering, metallurgy, chemicals, fertilizers and
materials. Prioritize the development of a number of spearhead industries, new
technologies, high-tech industries and supporting industries, such as
information and telecommunications technology, electronics, artificial
intelligence, robot manufacturing, automotive industry, biotechnology,
biomedical electronics, software production, digital products, clean energy,
renewable energy. Concentrate on strongly developing processing and
manufacturing industries associated with smart technology; focus on developing
the green industry. Speed up completion of large industrial projects having
spillover effects; at the same time, completely deal with projects that are
behind the predetermined schedule and inefficient. + Amend and supplement problematic, contradictory
and overlapping mechanisms and policies to unleash the industrial development
force of both public and private sectors. Focus on building and perfecting the
policy framework for development of industries. Completely develop the domestic
industrial production system by upgrading and comprehensively developing supply
chains and value chains of industries. + Restructure energy sources with the aim of
enhancing cooperation on external supply development and diversifying domestic
energy supply development. Renovate mechanisms and policies, develop
synchronous, correlative, modern and efficient energy markets. Greenify the
energy industry oriented towards strongly developing renewable and clean energy
sources to meet development requirements and ensuring energy security;
implement the program for economical use of electricity in production,
transmission and distribution activities; ensure safety and prevention of power
loss. - Construction: Continue to promote
decentralization in construction management and investment. Complete the set of
construction standards, regulations, norms and prices. Strengthen administrative
reform for construction investment activities, improve the capacity of
participants in construction activities, and strengthen inspection and
examination. Gradually develop the building materials industry into a strong
economic sector on the basis of rational and effective exploitation of mineral
resources, environmental and ecological protection. Focus on solutions to
developing stable and sustainable markets for building materials, increase the
rate of usage of alternative building materials, ensure economical use of
mineral resources, energy and eco-friendliness. - Agriculture: Increase agricultural restructuring
efforts. Develop large-scale concentrated commodity agriculture with a view to
ensuring modernity, application of high technology, enhancement of added value
and sustainable development. Encourage the development of green, clean,
ecological, organic, hi-tech, smart agriculture adaptable to climate change.
Formulate appropriate mechanisms and policies for development of markets and
promotion of consumption of key and potential products. Implement the Strategy for Sustainable Agricultural
and Rural Development in the 2021 - 2030 period with vision towards 2050 and
the Strategies for the Development of Crop, Livestock, Fisheries and Forestry
in the 2021 - 2030 period with vision towards 2045. Effectively implement the
Conclusion No. 81-KL/TW dated July 29, 2020 of the Politburo and the Resolution
No. 34/NQ-CP dated March 25, 2021 of the Government on protection for national
food security by 2030. Accelerate innovation in organizational forms of
agricultural production activities associated with value chains through the
development of farm economy, agricultural cooperatives and cooperative groups
in production affiliation with people. Continue to implement the National
Target Program on building new rural areas with the aim of being associated
with urbanization, in-depth effect, efficiency and sustainability. - Services: Develop new types of services, build
service ecosystems in such fields as finance, banking, insurance, legal
service, healthcare, education - training, science, technology,
telecommunications, information technology, logistics, transportation,
distribution, and so on. Further complete the financial market structure,
increase the linkage between the short-term capital market and the banking
system and the long-term capital market, and organize a corporate bond exchange
put under the uniform state management. Encourage the development of a variety
of financial institutions, accounting, auditing, valuation organizations, etc.
Develop the bond market to become an important medium and long-term capital
mobilization channel for the economy. Comprehensively develop a safe and
sustainable insurance and securities market. Continue to improve the legal
framework on prize-winning entertainment activities and develop the
prize-winning entertainment market into the modern, transparent and efficient
one and promote the development of tourism and commerce. Focus on developing
multimodal transport and logistics services on the basis of application of
scientific and technological advances. Continue to issue and implement policies for
development of tourism into a key economic sector. Take charge of
fulfilling the objectives set out in the Tourism System Master Plan for the
2021 – 2030 period with vision towards 2045. Concentrate on planning and
investment activities to build a number of national tourist sites of
international class. Build and position the national tourism brand associated
with the significant and unique image imbued with national cultural identity.
Strengthen the management of cultural tourism activities related to religious
beliefs, ecology and history. Pay attention to solving bottlenecks concerning
tourism infrastructure, especially the state of overload at airports, some
seaports and specialized inland water ports; improve infrastructure and quality
of railway services accessible to tourists. c) Effectively restructure public investment with
the intent of making focused and concentrated investments in key industries and
sectors, large and important national, intra-regional and inter-regional
projects creating connection, spillover effects and increasing growth momentum.
Strive for the average disbursement rate of public investment capital in the
period of 2021 - 2025 which is expected to reach over 90% as against the
planned target set by the National Assembly. Strengthen the implementation of
the Law on Public Investment; resolutely put an end to careless, desultory and
elongated investment. Continue to review and complete legislative regulations
on public investment with a view to promoting decentralization and delegation
of authority while ensuring uniform, effective and efficient management
activities. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 dd) Continue to improve the legal framework on
banking activities; drastically implement solutions to restructuring the system
of credit institutions and treat bad debts in order to improve the financial
capacity, competitiveness, management and administration capacity of credit
institutions. Accelerate the restructuring of banking services on the basis of
increasing the application and development of modern technologies, promoting
non-cash payments in the economy. Promote diversification and improve product
quality on the stock market. Expand investor base; improve the transparency and
efficiency of market operations, promote the development of intermediary
institutions. e) Accelerate the
reform of the organization and management system, improve the operational
quality and efficiency of public non-business units to ensure streamlinedness,
reasonable structure, autonomy, and advanced management, effective and
efficient operation; by 2025, reduce at least 10% of the number of public
non-business units nationwide and 10% of payrolls of their staff receiving
salaries from the state budget by 2025 in comparison with those in 2021; strive
to have at least 20% of them having financial autonomy; continue to reduce 10%
of direct expenditure on average from the state budget for public non-business
units compared to those in the 2016-2020 period. Promote private sector
involvement in sectors and industries, especially in industries, fields and
areas where non-public sectors can do and do well; mobilize and effectively use
all resources for investment and healthy development of the public service
market in the socialist-oriented market economy. 4. Enhance
the effective mobilization, allocation and use of resources a) Maximally attract investment resources,
diversify forms of mobilization and use of resources, especially non-state
investment resources. Fully inventory, evaluate and make statistics of and
account for the resources of the economy. Research and renew mechanisms for
decentralization of authority over the state budget to strengthen the leading
roles of the central budget, encourage initiative and creativity of local
authorities in mobilizing resources for local socio-economic development.
Prioritize attraction of developmental resources from key economic regions,
growth poles, large cities, key industries and projects of national significance.
Focus on solving problems of pending and elongated investment projects of all
economic sectors. b) Promote public-private cooperation for the
purpose of mobilizing all resources available for development. Implement
projects to be carried out in the public-private partnership mode with top
priority given to those projects executed in the form of build-operate-transfer
(BOT) to develop strategic infrastructure according to the principle of
harmonization of interests and sharing of risks amongst the State, investors
and the population. c) Provide all favorable conditions for the private
economy to grow quickly and sustainably, diversify it both in size and quality,
and make it indeed one of the important driving forces of the economy. Form and
develop large domestic private economic groups with strong potential and
regional and international competitiveness in association with corporate
branding. d) Establish a
cooperation mechanism between ministries, central and local authorities in
formulating and implementing policies and laws on foreign investment,
strengthen linkages between domestic economic sectors and FDI sectors.
Redress the management and implementation of investment projects, ensure
economic - social - environmental efficiency in accordance with the planning
and the criteria for project selection and screening, etc. Formulate incentive
and preferential treatment policies with international competitiveness granted
to large and important projects to help them interest strategic investors and multinational
corporations in establishing their offices, research, development and
innovation centers in Vietnam. 5. Promote
the construction and development of synchronous and modern strategic
infrastructure systems a) Traffic and transportation infrastructure: By
2025, basically complete the construction of the North-South expressway to the
East; phase-1 Long Thanh international airport; provide investment capital and
apply appropriate solutions to ensure feasibility and effectiveness of
investment in a number of urgent coastal roads from Quang Ninh province to Kien
Giang province. Continue to build important seaports as planned; promptly put
urban railways into operation; submit proposals for investment in high-speed
rails to competent authorities to seek their approval of investment policies;
strengthen connection between domestic and regional cities; invest in
infrastructure linking the northern midland and mountainous region with the Red
River Delta and Hanoi capital; invest in and upgrade traffic routes connecting
Central Highlands provinces with the Southeast region, South Central Coast
provinces, and develop transport infrastructure connecting the Mekong River
Delta with the Southeast region and Ho Chi Minh City. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 c) Energy infrastructure: Eliminate all monopolies
and unreasonable barriers in the use and development of energy infrastructure
systems and services; have mechanisms and policies for investment in the
construction of power transmission systems independent from the state monopoly
in terms of electricity transmission. Firmly ensure national energy security,
encourage the development of smart grids, renewable energy and strong
participation of the non-state economic sector. Set up and develop a number of
renewable energy centers in advantageous regions and localities. Strive to
reduce the average ratio of energy consumption to GDP by 1-1.5%/year. d) Agricultural and
rural infrastructure, adaptation to climate change: Build main water
resource projects and reservoirs in the Central Highlands, South Central Coast
and Mekong River Delta. Upgrade and modernize strategic infrastructure and
infrastructure adaptable to climate change, especially in the agricultural and
rural field in Mekong Delta, Central Coast - Central Highlands. Build
inter-commune, district and regional infrastructure facilities, ensure system
connectivity, especially in irrigation, transport, and rural commercial
infrastructure systems. dd) Commercial infrastructure: Focus on attracting,
investing in, and developing a number of types of commercial infrastructure of
key and important value, such as a system of regional wholesale markets, in
order to increase approachability between sellers and buyers; logistics centers
to support and facilitate the marketing of agricultural products. 6. Improve
the quality of human resources together with promoting innovation, application
and robust development of science and technology a) Accept the development of education - training
and science - technology as the prime national policy. Focus on effectively
implementing the central Resolution No. 29-NQ/TW dated November 4, 2013 on
fundamental and comprehensive renovation of education and training; continue to
improve the national education system in accordance with the provisions of the
Education Law 2019. On the basis of the National Qualification Framework,
diversify training methods according to the open education model and prepare
human resources for digital transformation, development of digital economy and
digital society. Develop a strategic framework for higher education development
and a plan for development of a network of higher education institutions;
develop high-quality higher education institutions according to regional and
world standards; strengthen the accreditation of education quality and ranking
of universities. Promote the formation of strong research groups and
the establishment of business models within training institutions; combine
education and training with scientific research and technology transfer to
create intellectual and creative products of Vietnam. Further implement the
task of quality foreign language teaching at all grades levels and academic
levels. b) Implement the Vocational Education Development
Strategy for the period of 2021 - 2030. Focus on training skilled human
resources with high professional and technical qualifications to meet the
requirements of the Fourth Industrial Revolution. Develop a national
communication system for labor market which is modern, synchronous, uniform and
interconnected with education and training communication systems, increase
connectivity for labor supply and demand in the market through digital
transformation and information technology applications. Effectively operate the
national database on population and the national connection and sharing
platform; set up and synchronize national, regional and local data centers.
Carry out national digital transformation, digital transformation in Vietnamese
enterprises. Formulate instructional mechanisms and policies for labor
shifting. Comprehensively and uniformly reform wage policies of employees to
ensure compliance with the principle that increases in labor productivity and
business efficiency serve as a basis for pay raise. Implement the Program to
support the development of the labor market by 2030. c) Focus on perfecting institutions, policies and
laws in line with market mechanisms and international practices, prioritize
resources for science, technology and innovation development, and promote
development of digital economy, digital society, including the task of focusing
on removing barriers in the legal system, economic and financial policies and
administrative procedures for scientific, technological and innovation
activities. Formulate particular and outstanding mechanisms and policies to
ensure science, technology and innovation meeting requirements are actually the
main motivator of the economic growth. d) Formulate mechanisms and implement the pilot
sandbox for new policies, promote the deployment and application of new,
innovative technologies, and new business models. Prioritize investment in the
effective development and promotion of national hi-tech parks. Promote the
roles of scientific development funds of enterprises in promoting research,
innovation start-ups, application and transfer of technologies. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 dd) Strengthen links between businesses and
research institutes, universities, center on businesses, accept universities
and research institutes as strong research subjects, to provide scientific and
technological solutions meeting the needs of businesses and society. Robustly
develop the network of organizations acting as intermediaries or appraisers of
technology transfer, supporting researches in decoding and mastering the
transferred technologies. Strengthen protection and enforcement of intellectual
property rights. Speed up the establishment of national innovation centers in
Hanoi, and their offices in Da Nang and Ho Chi Minh city. Tighten the
connection between the national innovative start-up network, innovation network
and network of domestic and overseas Vietnamese professionals. Expand and
improve the effectiveness in international cooperation in scientific,
technological and innovation aspects. 7. Strengthen development of linkages between
regions, economic zones and urban development a) Study proper zoning. Formulate mechanisms and
policies to promote the roles in growth motivation of key economic regions; and
promptly create new driving-force regions and growth poles, and strengthen
intra-regional and inter-regional linkages. Improve regional regulatory
institutions and legal systems; study the legal system that regulates local
governments. Research and promulgate regulations on cooperation in
inter-regional and regional governance; develop particular mechanisms and
policies for promotion of regional and inter-regional development. b) Formulate particular regulatory institutions,
mechanisms and policies characterized by high breakthrough and international
competitiveness for several places and cities with special advantages which are
selected for development of economic and financial centers. Diversify, exploit
and effectively use resources for urban development and urban economy, and
innovation of urban financing. Embark on the vigorous development of satellite
cities of a number of large cities connected with urban and rural development;
coastal ecological cities; form and develop strong marine economic centers
associated with the protection of sovereignty over sea and islands. Annually,
report to the National Assembly on the pilot implementation of particular
mechanisms and municipal government. 8. Promote the cultural values, the human strength
of Vietnamese people and the strength of the all-people national unity, the
social progress and justice, improve the people's life, ensure the harmonious
connection between economic development and cultural or social development a) Develop the
synchronous culture commensurate with economic growth and social progress
without sacrificing social progress and justice to simply pursue economic
growth; consider cultural development and human development as both the goal
and the driving force of the reform process. Inherit and promote the
good traditional values, rich ethnic identities, absorb the achievements and
quintessence of human culture, strive to build a civilized and healthy society
for the true benefit and dignity of people. Further conserve, embellish and
uphold tangible and intangible cultural values, historical and cultural relics.
Step by step limit, proceed to eliminate obsolete customs and practices. Uphold
the vanguard and exemplary behavior of leaders, cadres, civil servants and
party members; intensify supervision of the implementation of cultural
policies. Take charge of succeeding in reaching the goals set out in the master
plan for development of the network of cultural and sports facilities for the
period of 2021 - 2030 with vision to 2045 and the program for sustainable
conservation and promotion of the values of cultural heritage during the period
of 2021 - 2030. Develop policies, programs and projects on cultural
development having particular characteristics in disruptive stages pertaining
to regulatory mechanisms, resources, material and technical facilities.
Especially, mobilize private-sector resources for cultural development. Further
develop cultural industry associated with development of tourism, sports and
other economic sectors. Focus on training talents in the fields of literature,
art and sports in order to affirm the talents and potentials of Vietnamese
people in the international arena and create qualified human resources for the
country. Develop a large number of physical training and
sports activities for all population and sports in the community; the network
of grassroots-level sports institutions; focus on developing high-achievement
and professional sports. b) Continue to perfect policies and laws on
population. Develop and improve the operational efficiency of the network of
population service providers. Ensure universal health care coverage on the
basis of universal health insurance. Diversify forms of public-private
partnership, private-sector investment, provision of on-demand medical
examination and treatment services; develop family doctor models. Promote
advantages and closely combine traditional medicine with modern medicine;
research, test and prove the effects of non-drug diagnosis and treatment
methods, traditional remedies and herbs. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 d) Complete and improve the efficiency of
management and implementation of social policies, ensure uniformity, overcome
overlapping and duplication. Perfect regulatory mechanisms and policies on
social insurance and unemployment insurance; further expand social insurance
coverage. Gradually design and develop a comprehensive social security system
with insurance coverage of the entire population; take care of people's lives,
especially people with meritorious services, policy families, the poor, women,
children, the elderly, the underprivileged, people in difficult situation,
people who lose their jobs due to the epidemic in a timely, real and effective
manner. Replicate effective poverty reduction models, promote community-based
poverty reduction initiatives. Gradually narrow the gap between the rich and
the poor, the gap in access to basic social services and jobs among regions and
population groups. Effectively implement national target programs. Focus
on basically solving the housing needs for the people, promote the development
of social housing. dd) Effectively implement the Youth Development
Strategy for the 2021-2030 period, the National Strategy on Gender Equality for
the 2021-2030 period, and the Program for prevention of and response to
gender-based violence in the 2021-2025 period. Build and multiply service
models to support gender equality and prevent and respond to gender-based
violence. Focus on perfecting and successfully implementing the guidelines and
policies on ethnicity of the Party and the State in all fields, especially
specific policies for socio-economic development and relief of pressing
problems and difficulties of ethnic minorities. Promote communication activities to raise awareness
of gender equality in order to raise public awareness and change public
behavior. Step by step build, perfect and standardize drug addiction, social
and livelihood support services for sex workers that are rehabilitated and
victims of trafficking cases who seek re-entry to civilization. e) Renovate and
strengthen communication activities, convey motivation, inspiration and trust
to the people, create high consensus in society, promote the strength of national
unity with the motto "get the right to rule out the wrong, get the good to
rule out the bad". Further increase patriotic emulation movements.
Focus on propagating and promoting good examples of good people, good deeds,
and progressive examples. Effectively combat bad and toxic information;
strictly handle cases of abusing freedom of speech, violating the interests of
the State, and legitimate rights and interests of organizations and citizens.
Promptly set up a healthy market for cultural and information products and
services. 9. Strengthen
resource management and environmental protection; proactively prevent, combat
and limit the impacts of natural disasters, and adapt to climate change a) Strengthen communication, education, raise
awareness, sense of responsibility and improve the effectiveness in enforcement
of law on resource management, environmental protection and response to climate
change. Ensure water resource security and safety for reservoirs and dykes.
Develop roadmaps, regulatory mechanisms, policies and laws to form and operate
a model of green economy, circular economy, low-carbon economy, and reduce
greenhouse gas emissions. Effectively implement sustainable development goals
and targets under the 2030 Agenda for Sustainable Development of the United
Nations. b) Effectively implement inter-sectoral
coordination and supervision mechanisms for the management, exploitation, use
and protection of water resources in river basins under the community
supervision. Implement overall measures to prevent, combat and limit the
impacts of high tides, floods, landslides, saltwater intrusion caused by sea
level rise, especially in the Mekong River Delta, Red River Delta and Central
Coast; flash floods, mountain landslides in midland and mountainous areas. Seriously
make and improve the quality of environmental impact assessment. Push up the
inspection, examination and sanctioning of violations against laws, and combat
and prevent crimes related to natural resources and environment. Focus on
sanctioning establishments causing serious environmental pollution. 10. Improve
the effectiveness and efficiency of state management and developmental
capacity; implement wage reforms; tighten administrative rules and disciplines
in parallel with creating an environment for innovation a) Concentrate resources on implementing the State
master program for administrative reform during the period of 2021 - 2030.
Build an effective and efficient state administrative apparatus; review and
rearrange regulatory apparatuses at all levels in a simplified manner. Succeed
in the personnel work to recruit and appoint the right people with virtue and
talent; with "laboriousness, thrift, integrity, righteousness",
"public-spiritedness and selflessness", full quality, capacity and
prestige on par with tasks, especially those holding leadership positions.
Promote decentralization, delegation of authority and personalization of duty
performance responsibilities associated with power inspection, supervision and
control. Downsize staff in association with restructuring and improving the
quality of the contingent of cadres, civil servants and public employees.
Concentrate resources on implementing wage reforms as from July 1, 2022. Avoid
using the residual wage reform amounts for investment in capital construction
and other purposes, unless otherwise permitted by the National Assembly’s
resolutions. Comply with the provisions of the National Assembly's resolutions
on the use of the residual wage reform amounts for other purposes, ensuring
adequate funds for wage reforms in accordance with the Resolution No. 27-NQ/TW. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 c) Promote information technology application to
management and governance. Continue to increase the use of electronic
documents, digital signatures, handle work online, ensure uniformity in
deployment and implementation thereof at all of 4 administrative levels. Effectively
operate and develop the National Document Connection Axis, the National
Reporting System, and the Center for Communication and Management of the
Government, the Prime Minister, and the Communication System for meetings and
handling of work of the Government. Complete the connection and interconnection
between state administrative agencies with political - social - professional
organizations and businesses. d) Improve the quality of public services in the
field of judicial administration, judicial assistance, and legal aid. Robustly
develop the legal service market, activities of lawyers, legal advice, legal
support for businesses, legal aid and out-of-court dispute settlement
institutions. Promptly, completely and legally handle complaints and denunciations
newly arising right from the grassroots level; pay attention to the settlement
of backlogged, complicated and long-standing complaints and denunciations. dd) Strengthen the prevention and fight against
corruption, negativity and wastefulness in association with accelerating the
development and improvement of laws, regulatory mechanisms and policies so that
public officeholders "cannot, dare not get involved in, do not want, do
not need corruption". Strictly take legal action against economic and corruption
cases; improve the efficiency of the recovery of corrupt assets; prevent people
and businesses from suffering acts of harassment and nuisance. Adopt regulatory
mechanisms to encourage and protect whistleblowers of acts of corruption and
wastefulness. Strengthen management, supervision and inspection activities. 11. Align the
socio-economic development with consolidation and reinforcement of national
defense and security potentials; resolutely and persistently struggle to
protect and maintain national independence, sovereignty, unity and territorial
integrity; maintain a peaceful and stable environment for the development of
the country a) Closely combine socio-economic development with
consolidating and strengthening national defense and security according to the
motto “socio-economic development is the central task; ensuring national
defense and security is vital and regular". Take care of building the
all-people national defense, the all-people defense posture associated with the
people's security, the people's security posture with emphasis placed more on
building a firm "position of public popularity" as the foundation for
the protection of our country. b) Improve the forecasting capacity, regularly
grasp the situations, firmly maintain the strategic initiative; promptly and
effectively respond to national defense and security situations, avoid any
passive action against unexpected events. Have a plan to prevent the risk of
war and conflict prior to the onset and from afar, and settle disputes by peaceful
means in accordance with international law. c) Uphold synergy, build a revolutionary, regular,
elite, and gradually modern army and police forces; advance a number of
military services and forces straightly towards modernity; have the high
overall quality and combat power meeting requirements and tasks in all
situations. Strengthen close coordination between the Army, Public Security and
other forces in performing national defense tasks and protecting national
security, ensuring social order and safety. Actively and proactively struggle
to defeat all plots and tricks of anti-government activities of hostile,
reactionary forces and criminals. d) Effectively implement the strategy of
international integration, defense and security diplomacy in the period of 2021
- 2025 with vision to 2030; step up cooperation with neighboring countries,
actively and effectively participate in UN peacekeeping operations. Build and
develop the national defence and security industry towards dual functionality
and modernity over time. dd) Ensure internal political security, ideological
culture security, information and communication security, cybersecurity,
economic security, social security, security for strategic areas; get ready to
respond effectively to traditional and non-traditional security challenges.
Prevent, control and mitigate consequences of calamities, natural disasters or
dangerous diseases, and carry out response and rescue actions. Ensure absolute
protection for security and safety of important targets, facilities and
activities of Party and State leaders, important political, cultural and
foreign events of the country. Step up the fight against all kinds of crimes;
curb any increase in crimes and serious and extremely serious traffic
accidents, fires and explosions that cause particularly serious consequences. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 a) Effectively implement external relation
guidelines with independence, self-reliance, multilateralization and
diversification, ensure the highest interests of the nation - people, maintain
independence, sovereignty, territorial integrity, and protect peaceful and
stable environment, and create all favorable conditions for aspirations for
growth of the country. Continue to deepen bilateral ties with key countries and
partners more and more, effectively and substantively; solve the bottlenecks
preventing relationship, reach the position of intermingled benefits and
increase reliability. b) Boost international integration and raise the
level of multilateral diplomacy, successfully promote roles in multilateral
cooperation mechanisms; actively, proactively and responsibly participate in
international and regional forums, effectively implement international
commitments, especially new-generation free trade agreements; take part in
contributing to, build and shape multilateral mechanisms. c) Continue to focus on implementing economic
diplomatic activities for development purposes, center on people, localities
and businesses; make the most of the national position, international
conditions and resources for national development. Expand and improve the
effectiveness of cultural diplomacy and public relation activities, make
practical contributions to promoting the national image and brand and enhance
the country's synergy. d) Strive to basically complete the demarcation and
marking on border lines, settle unsolved border and territorial issues with
determination to promote the settlement of East Sea disputes by peaceful means
and according to international law, the 1982 United Nations Convention on the
Law of the Sea. dd) Make effective use of the network of Vietnamese
representative missions abroad. Succeed in performing the task of citizen
protection, activities relating to overseas Vietnamese, the external
communication work, the cultural diplomacy work in order to provide practical
support for security and development interests of the country and, at the same
time, widely and insightfully advertise the image, country and people of
Vietnam to the world. 13. Build a
totally clean and strong Party, improve the leadership capacity and combat
strength of party organizations and members, contribute to building socialist
legality and the law-based state of, by and for the people. a) Strengthen the construction of Party in
political aspects, stressing the importance to the Party construction in terms
of ideology, and focus on the Party construction in terms of moral conducts.
Have specific plans and measures to resolutely and persistently combat
bureaucracy, harassment, bossiness, alienation from the people, manifestations
of "self-evolution", "self-transformation", the state of
being away from the Party’s goals and ideals according to the Resolution of the
4th Party Central Committee, term XI and XII, associated with
accelerating the implementation of the Directive No. 05-CT/TW dated May 15,
2016 on studying and following Ho Chi Minh's ideology, morality and style in a
substantive style according to the Conclusion No. 01-KL/TW dated May 18, 2021
of the Politburo. b) Focus on building a contingent of cadres and
civil servants, especially those at the strategic level who are capable,
qualified and prestigious on par with their duties. Promote roles,
responsibilities and initiatives of heads, strictly implement the Regulation
No. 08-QDi/TW dated October 25, 2018 of the Party’s Central Committee.
Strengthen training and development of a contingent of cadres and civil
servants with high ethical quality, working capacity, sense of responsibility
and professionalism. Pay attention to education on moral qualities and public
duties; clarify powers and responsibilities of heads of organizations, agencies
and units. Build and implement a scientific, collective, democratic,
people-respecting, close-to-people, filial-duty-to-people, for-the-people
working style, closely adhere to reality, study hard, and align speaking with
doing. c) Reform the substance and form of management,
leadership and administration and working styles of agencies and units in
accordance with the Constitution and law. Improve the effectiveness and
efficiency of decentralization, delegation of authority, assignment and
coordination, associated with strengthening inspection and supervision among
Government-controlled agencies and units, local authorities and between these
agencies or units and agencies or units of the Party, the National Assembly,
the People's Councils at all levels, judicial agencies and Vietnam Fatherland
Front, and other socio-political organizations. ... ... ... Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN. Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66 1. In view of
the tasks involved in the Government's Action Program, their assigned functions
and tasks, Ministers, Heads of ministerial-level agencies,
government-controlled agencies, other central agencies, and Presidents of
People's Committees of provinces and centrally run cities, Chairpersons of the
Members' Council, General Directors of state-owned economic groups and
corporations shall directly manage the development and introduction of action
programs of ministries, agencies and localities in the 5-year plan of 2021 - 2025
and concretize them into annual tasks which must be expressed in specific
tasks, solutions, programs, schemes and roadmaps implementing them, assign
specific responsibilities, report to the Prime Minister in the third quarter of
2021, and concurrently submit them to the Ministry of Planning and Investment
to prepare a general report to the Prime Minister. 2. Ministers, Heads of ministerial-level agencies,
Government-controlled agencies, Presidents of People's Committees of provinces
and centrally run cities shall focus on managing and intensifying inspection,
supervision, assessment, monitoring and push for the implementation of the
Action Programs of the Government and of each ministry, central and local
authority; annually report on implementation results to the Prime Minister, and
send the report to the Ministry of Planning and Investment for monitoring and
compilation purposes; at the same time, conduct the evaluation of the
implementation of tasks, solutions and goals, and promptly propose adjustments
and supplements to tasks and solutions during the implementation process. 3. The Ministry of Planning and Investment shall
preside over, and cooperate with ministries, central and local authorities in,
monitoring and urging the implementation of this Action Program, and
periodically report and recommend to the Government and the Prime Minister
about necessary measures to ensure synchronous and effective implementation of
the Action Program; closely follow relevant instructions given in the working
program of the Politburo, the Secretariat, the Party Central Committee, the
National Assembly’s Standing Committee and the National Assembly to carry out
reporting activities according to regulations. 4. Step up the coordination between the Government
and the Central Committee of the Vietnam Fatherland Front, mass organizations,
socio-political organizations in the implementation of the Action Program;
gather and build the great national unity bloc; observe the motto "people
know, people discuss, people do, people monitor, people supervise, people
enjoy" in the Resolution adopted by the 13th Party Congress. 5. The Ministry of Information and Communications
shall preside over, and cooperate with the Ministry of Planning and Investment,
the Central Committee for Propaganda, the Central Committee of the Vietnam
Fatherland Front and other ministries, central and local authorities in
succeeding in performing the tasks of communication and propaganda in order to
create consensus and synergy of the entire country, uphold the hardworking
spirit all central and local authorities, businesses and people to strive to
surpass the goals and tasks accepted by the National Assembly. 6. In the course of implementation of this
Resolution, if any amendment or supplement to specific contents of the Action
Program is necessary, ministries, central and local authorities should act on
their own initiative in recommending such amendment or supplement to the
Ministry of Planning and Investment for submission thereof to the Prime
Minister to seek his approval decision.
Nghị quyết 99/NQ-CP ngày 30/08/2021 về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2021-2026 thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021-2025 do Chính phủ ban hành
12.506
|
NỘI DUNG SỬA ĐỔI, HƯỚNG DẪN
Văn bản bị thay thế
Văn bản thay thế
Chú thích
Chú thích:
Rà chuột vào nội dụng văn bản để sử dụng.
<Nội dung> = Nội dung hai
văn bản đều có;
<Nội dung> =
Nội dung văn bản cũ có, văn bản mới không có;
<Nội dung> = Nội dung văn
bản cũ không có, văn bản mới có;
<Nội dung> = Nội dung được sửa đổi, bổ
sung.
Click trái để xem cụ thể từng nội dung cần so sánh
và cố định bảng so sánh.
Click phải để xem những nội dung sửa đổi, bổ sung.
Double click để xem tất cả nội dung không có thay
thế tương ứng.
Tắt so sánh [X] để
trở về trạng thái rà chuột ban đầu.
FILE ĐƯỢC ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
FILE ATTACHED TO DOCUMENT
|
|
|
Địa chỉ:
|
17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q.3, TP.HCM
|
Điện thoại:
|
(028) 3930 3279 (06 lines)
|
E-mail:
|
info@ThuVienPhapLuat.vn
|
Mã số thuế:
|
0315459414
|
|
|
TP. HCM, ngày 31/05/2021
Thưa Quý khách,
Đúng 14 tháng trước, ngày 31/3/2020, THƯ VIỆN PHÁP LUẬT đã bật Thông báo này, và nay 31/5/2021 xin bật lại.
Hơn 1 năm qua, dù nhiều khó khăn, chúng ta cũng đã đánh thắng Covid 19 trong 3 trận đầu. Trận 4 này, với chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ, chắc chắn chúng ta lại thắng.
Là sản phẩm online, nên 250 nhân sự chúng tôi vừa làm việc tại trụ sở, vừa làm việc từ xa qua Internet ngay từ đầu tháng 5/2021.
Sứ mệnh của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT là:
sử dụng công nghệ cao để tổ chức lại hệ thống văn bản pháp luật,
và kết nối cộng đồng Dân Luật Việt Nam,
nhằm:
Giúp công chúng “…loại rủi ro pháp lý, nắm cơ hội làm giàu…”,
và cùng công chúng xây dựng, thụ hưởng một xã hội pháp quyền trong tương lai gần;
Chúng tôi cam kết dịch vụ sẽ được cung ứng bình thường trong mọi tình huống.
THÔNG BÁO
về Lưu trữ, Sử dụng Thông tin Khách hàng
Kính gửi: Quý Thành viên,
Nghị định 13/2023/NĐ-CP về Bảo vệ dữ liệu cá nhân (hiệu lực từ ngày 01/07/2023) yêu cầu xác nhận sự đồng ý của thành viên khi thu thập, lưu trữ, sử dụng thông tin mà quý khách đã cung cấp trong quá trình đăng ký, sử dụng sản phẩm, dịch vụ của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Quý Thành viên xác nhận giúp THƯ VIỆN PHÁP LUẬT được tiếp tục lưu trữ, sử dụng những thông tin mà Quý Thành viên đã, đang và sẽ cung cấp khi tiếp tục sử dụng dịch vụ.
Thực hiện Nghị định 13/2023/NĐ-CP, chúng tôi cập nhật Quy chế và Thỏa thuận Bảo về Dữ liệu cá nhân bên dưới.
Trân trọng cảm ơn Quý Thành viên.
Tôi đã đọc và đồng ý Quy chế và Thỏa thuận Bảo vệ Dữ liệu cá nhân
Tiếp tục sử dụng
Cảm ơn đã dùng ThuVienPhapLuat.vn
- Bạn vừa bị Đăng xuất khỏi Tài khoản .
-
Hiện tại có đủ người dùng cùng lúc,
nên khi người thứ vào thì bạn bị Đăng xuất.
- Có phải do Tài khoản của bạn bị lộ mật khẩu
nên nhiều người khác vào dùng?
- Hỗ trợ: (028) 3930.3279 _ 0906.229966
- Xin lỗi Quý khách vì sự bất tiện này!
Tài khoản hiện đã đủ người
dùng cùng thời điểm.
Quý khách Đăng nhập vào thì sẽ
có 1 người khác bị Đăng xuất.
Tài khoản của Quý Khách đẵ đăng nhập quá nhiều lần trên nhiều thiết bị khác nhau, Quý Khách có thể vào đây để xem chi tiết lịch sử đăng nhập
Có thể tài khoản của bạn đã bị rò rỉ mật khẩu và mất bảo mật, xin vui lòng đổi mật khẩu tại đây để tiếp tục sử dụng
|
|