Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 244/QĐ-TTg năm 2014 phòng chống tác hại lạm dụng đồ uống có cồn đến 2020

Số hiệu: 244/QĐ-TTg Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 12/02/2014 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

Đến 2020, không bán bia cho người dưới 18 tuổi

Theo mục tiêu của Thủ tướng đặt ra đến năm 2020, sẽ xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về phòng chống tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Theo đó:

- Giảm mức tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân từ 10% (2013-2016) xuống còn 6,5% (2017-2020).
- Phấn đấu đến 2020, đạt 50% người nghiện bia, rược được phát hiện sớm, 40% được cai nghiện và chống tái nghiện, 30% được điều trị mãn tính.

Nội dung trên được quy định trong Quyết định 244/QĐ-TTg, ban hành ngày 12/2/2014.

Đồng thời, tăng cường một số giải pháp:

- Không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên vỉa hè, bán bằng máy bán tự động; bán cho người có biểu hiện say, người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai…
- Chính quyền địa phương phát động cộng đồng không lạm dụng đồ uống có cồn trong đám tang, lễ hội, đám cưới; hộ gia đình không nấu rượu…

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 244/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 12 tháng 02 năm 2014

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ CHÍNH SÁCH QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG TÁC HẠI CỦA LẠM DỤNG ĐỒ UỐNG CÓ CỒN ĐẾN NĂM 2020

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;

Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Y tế,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020, bao gồm rượu, bia và đồ uống có cồn khác, với các nội dung sau đây:

I. QUAN ĐIỂM

1. Lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây tác hại đến sức khỏe của người sử dụng, đến gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội; Nhà nước không khuyến khích người tiêu dùng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

2. Mọi người có quyền được bảo vệ khỏi ảnh hưởng bởi tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

3. Thông tin, giáo dục, truyền thông là biện pháp quan trọng để nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

4. Kiểm soát toàn diện, đồng bộ đối với sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và tập quán văn hóa truyền thống để phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia, đồ uống có cồn khác và bảo vệ sức khỏe cộng đồng.

5. Tham gia phòng, chống tác hại ca lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác là trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phòng ngừa và giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đối với sức khỏe cộng đồng, trật tự an toàn xã hội để bảo vệ sức khỏe cộng đồng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ổn định và bền vững.

2. Mục tiêu cụ thể

a) Đến năm 2020, xây dựng và hoàn thiện chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

b) Giảm dần tiến tới chấm dứt việc lưu thông rượu, bia và đồ uống có cồn khác không bảo đảm tiêu chuẩn chất lượng trên thị trường;

c) Giảm mức gia tăng tỷ lệ tiêu thụ rượu bình quân/người trưởng thành (15 tuổi trở lên)/năm quy đổi theo rượu nguyên chất từ 12,1% giai đoạn 2007 - 2010 xuống còn 10% giai đoạn 2013 - 2016 và 6,5% giai đoạn 2017 - 2020;

d) Phòng ngừa, ngăn chặn việc tiếp cận, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của người dưới 18 tui; cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, người làm việc trong các lực lượng vũ trang không sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực;

đ) Phòng ngừa người điều khiển phương tiện giao thông sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; phòng ngừa bạo lực gia đình, gây rối trật tự công cộng do lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

e) Đến năm 2016, 70% dân cư trong cộng đồng được tiếp cận thông tin, giáo dục, truyền thông về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, đặc biệt là những bệnh lý phát sinh hoặc bệnh lý bị tăng nặng do lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác và 50% dân cư trong cộng đồng có nhận thức đúng về vấn đề này; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 80% và 60%;

g) Đến năm 2016, 30% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được sàng lọc phát hiện sớm, 25% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được tư vấn, điều trị cai nghiện và chống tái nghiện tại cộng đồng, 20% số người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác được điều trị bệnh mãn tính phát sinh có liên quan đến rượu, bia và đồ uống có cồn khác; đến năm 2020 tỷ lệ tương ứng là 50%, 40% và 30%.

III. GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Giải pháp về kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác

a) Kiểm soát việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác để tạo dựng môi trường xã hội an toàn, lành mạnh, giảm thiểu và phòng ngừa tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác:

- Tăng cường thực hiện và kiểm tra, xử lý vi phạm quy định cấm sử dụng rượu, bia và đuống có cn khác trước và trong giờ làm việc, tại nơi làm việc, trong bữa ăn giữa hai buổi trong ngày làm việc và ngày trực; người đứng đu cơ quan, tổ chức, đơn vị có trách nhiệm đưa quy định về cấm sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào nội quy, quy chế của cơ quan, tổ chức, đơn vị và tổ chức, giám sát việc thực hiện.

- Tăng cường biện pháp phòng ngừa người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai hoặc đang trong thời gian nuôi con bng sữa mẹ, người đang có bệnh lý sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Hạn chế, tiến tới không sử dụng lao động dưới 18 tuổi làm việc trong các cơ sở sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

- Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn người sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác điều khiển phương tiện giao thông.

- Chính quyền địa phương tăng cường phát động cộng đồng không lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong đám tang, lễ hội, đám cưới; hộ gia đình không nấu rượu; gia đình và khu dân cư không có người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác; không điều khiển phương tiện giao thông sau khi sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

b) Kiểm soát chặt chẽ quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại rượu, bia và đồ uống có cồn khác:

- Tăng cường kiểm tra việc thực hiện và xử lý vi phạm quy định cấm quảng cáo đối với rượu có độ cồn từ 15 độ trở lên.

- Nghiên cứu biện pháp phù hợp để cấm toàn diện quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác từ 15 độ trở lên. Nghiên cứu đề xuất các biện pháp quản lý phù hợp đối với hoạt động quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại và tài trợ để quảng cáo đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác dưới 15 độ;

c) Áp dụng chính sách thuế phù hợp đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm giảm sử dụng, lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác cũng như hạn chế buôn lậu và sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác không đạt tiêu chuẩn;

d) Nghiên cứu, đề xuất chính sách phù hợp khi tham gia đàm phán, gia nhập các điều ước quốc tế trong lĩnh vực thương mại nhằm hạn chế nguy cơ lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác do tác động của các điều ước này;

đ) Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm pháp luật về kiểm soát nhu cầu sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

2. Giải pháp về kiểm soát cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác

a) Quy hoạch đồng bộ về sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong cả nước và từng địa phương.

b) Kiểm soát kinh doanh rượu thủ công:

- Quản lý chặt chẽ việc cấp phép sản xuất rượu thủ công nhằm mục đích kinh doanh, quản lý quy trình sản xuất, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm và nhãn hàng hóa đối với rượu thủ công;

- Xây dựng cơ chế để tổ chức, cá nhân sản xuất rượu thủ công thuộc địa phận có làng nghề tham gia làng nghề sản xuất rượu;

- Tăng cường kiểm soát đối với các cơ sở sản xuất, kinh doanh hộ gia đình, làng nghề, khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc;

c) Kiểm soát việc ghi nhãn rượu, bia và đồ uống có cồn khác sản xuất, nhập khẩu để tiêu thụ tại Việt Nam nhằm gắn trách nhiệm của người sản xuất đối với sức khỏe và tính mạng của người tiêu dùng và ngăn chặn hàng giả, hàng kém chất lượng; nghiên cứu quy định việc in cảnh báo về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên nhãn sản phẩm;

d) Tăng cường biện pháp kiểm soát, kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với rượu, bia và đuống có cồn khác sản xuất trong nước, nhập khẩu và biện pháp phòng, chống rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhập lậu, giả và không bảo đảm chất lượng;

đ) Kiểm soát hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác:

- Tăng cường kiểm tra và thực hiện nghiêm việc cấp phép kinh doanh rượu; nghiên cứu, xây dựng cơ chế, lộ trình khả thi, biện pháp quản lý phù hợp đối với cấp phép sản xuất, kinh doanh bia và đồ uống có cồn khác;

- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp về lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ; không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác cho người có biểu hiện say rượu, bia và đồ uống có cồn khác; không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác cho người dưới 18 tuổi, phụ nữ có thai; không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại trường học, bệnh viện, công sở và nơi làm việc khác; không bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên vỉa hè, bán bằng máy bán hàng tự động; nghiên cứu ban hành các biện pháp quản lý phù hợp để từng bước hạn chế bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại một số thời điểm thích hợp trong ngày;

- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp quản lý phù hợp đối với việc người chủ cơ sở và người lao động của cơ sở kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải được tập huấn về trách nhiệm trong cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác với các nội dung cụ thể như: các quy định của pháp luật vphòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, cách nhận biết tuổi, nhận biết biểu hiện về lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác của khách hàng;

e) Tăng cường tuyên truyền, kiểm tra, thanh tra, xử lý và công khai các vi phạm pháp luật về kiểm soát nguồn cung cấp rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

3. Giải pháp về giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác

a) Thông tin, giáo dục, truyền thông:

- Nghiên cứu, đề xuất quy định việc in thông tin về tuổi và đối tượng không được uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác, tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên nhãn sản phẩm rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

- Tăng cường hoạt động thông tin, giáo dục, truyền thông nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; chính sách, pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; về quyền của trẻ em không bị ép buộc hoặc khuyến khích sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; vận động, thuyết phục người dân không lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; không ép buộc, khuyến khích người khác sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; người điều khiển các phương tiện tham gia giao thông không được có nồng độ cồn trong máu hoặc khí thở vượt quá mức quy định;

- Nghiên cứu, đề xuất biện pháp phù hợp đối với việc lồng ghép nội dung giáo dục về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học, bậc học, chú trọng tuyên truyền, thông tin cho học sinh, sinh viên, học viên về tuổi được phép mua, được phép uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác; kỹ năng từ chối uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác; tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đối với sức khỏe và xã hội;

- Thông tin, giáo dục, truyền thông trong cộng đồng và trên các phương tiện thông tin đại chúng phải được tiến hành đng bộ đcảnh báo về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, chuyển tải thông điệp uống rượu, bia và đồ uống có cồn khác hợp lý đến với mọi người dân;

b) Triển khai các biện pháp dự phòng đặc biệt cho các nhóm có nguy cơ cao như: trẻ vị thành niên, phụ nữ có thai hoặc dự định có thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ; sàng lọc và điều trị can thiệp sớm đối với người đã lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác thông qua việc cung cấp các dịch vụ chẩn đoán, điều trị (về sức khỏe tâm thn, các bệnh mãn tính, cai nghiện); chăm sóc liên tục với sự tham gia của nhân viên y tế và nhóm đồng đẳng;

c) Tăng cường năng lực cho mạng lưới chăm sóc sức khỏe ban đầu, đào to kiến thức, kỹ năng cho cán bộ y tế, cán bộ công tác xã hội để kịp thời phát hiện người lạm dụng và thực hiện có hiệu quả các biện pháp giảm thiu tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Chđộng tiếp cận và tạo điều kiện thuận lợi cho người nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong cộng đồng dễ dàng được tiếp cận các dịch vụ can thiệp sớm, điều trị cai nghiện tại cộng đồng và phòng, chống tái nghiện;

d) Nghiên cứu về các bệnh lý phát sinh, bệnh lý bị tăng nặng do liên quan đến sử dụng, lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

đ) Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông nhằm giảm tai nạn giao thông do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây ra. Nghiên cứu, quy định thống nhất về nồng độ cồn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa;

e) Nâng cao năng lực kiểm soát an toàn thực phẩm đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác, xây dựng và duy trì hệ thống quản lý, giám sát, đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực cán bộ chuyên môn ở các cấp về phòng, chống ngộ độc thực phẩm do rượu, bia và đồ uống có cồn khác đặc biệt ở các địa phương, vùng sâu, vùng xa; trang bị thiết bị phát hiện độc t, thuc đặc trị, phác đồ xử lý ca bệnh, kinh phí hoạt động;

g) Đẩy mạnh việc chủ động phòng ngừa và ngăn chặn các vi phạm pháp luật về trật tự xã hội và tội phạm do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác gây ra với sự tham gia tích cực của các tổ chức đoàn thể, xã hội và cộng đồng.

4. Giải pháp về hoàn thiện pháp luật, cơ chế, tổ chức, nguồn lực

a) Trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao, các cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiến hành rà soát, sửa đổi, bổ sung và ban hành mới các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác theo thẩm quyền để triển khai thực hiện Chính sách này;

b) Nghiên cứu, xây dựng và trình Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia; nghiên cứu đề xuất Quốc hội cho phép thu một khoản đóng góp thích hợp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác hoặc phương thức đóng góp phù hợp khác để hỗ trợ trực tiếp cho các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng thông qua phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; nghiên cứu đề xuất thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng (trên cơ sở lồng ghép với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá) để trực tiếp hỗ trợ cho hoạt động nghiên cứu khoa học về các bệnh lý liên quan đến lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, hỗ trợ, điều phối các hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng;

c) Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức phi chính phủ trong nước và quốc tế, cộng đồng dân cư, hiệp hội, cơ sở sản xuất kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác hỗ trợ nguồn lực để phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

d) Thành lập Ban chỉ đạo quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác do Bộ trưởng Bộ Y tế là Trưởng Ban chỉ đạo với sự tham gia của đại diện lãnh đạo các Bộ, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội có liên quan. Ban Chỉ đạo quốc gia có Văn phòng thường trực do Bộ trưởng Bộ Y tế thành lập và trực thuộc Bộ Y tế. Ban Chỉ đạo quốc gia chịu trách nhiệm xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác đến năm 2020. Tùy theo điều kiện và nhu cầu thực tế tại địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định việc thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác ở cấp tỉnh.

5. Giải pháp về nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế

a) Hình thành và duy trì hệ thống thu thập và phân tích thông tin, dữ liệu có liên quan đến sản xuất, kinh doanh, sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm cung cấp bằng chứng để xây dựng chính sách, pháp luật;

b) Nghiên cứu, khảo sát thường kỳ, thống kê, đánh giá thực trạng sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; mức độ lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; tác hại của rượu, bia và đồ uống có cồn khác đến sức khỏe con người, kinh tế - xã hội; mối liên quan giữa lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác với tác hại về sức khỏe và kinh tế -xã hội để đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp và khả thi;

c) Các chính sách can thiệp giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác phải được giám sát, đánh giá hiệu quả thực thi để kịp thời điều chỉnh;

d) Ưu tiên bố trí các nguồn lực để nghiên cứu đưa ra các giải pháp khoa hc và công nghệ nhằm ngày càng tăng hiệu quả trong hoạt động phòng, chống lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

đ) Đẩy mạnh hợp tác với các nước khi tham gia các điều ước kinh tế và thương mại quốc tế liên quan đến lĩnh vực rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm giảm tác động bất lợi đối với sức khỏe cộng đồng và kinh tế - xã hội. Tăng cường chia sẻ, trao đổi kinh nghiệm quốc tế và khu vực trong thiết lập cơ sở dữ liệu, nghiên cứu khoa học, đào tạo, hỗ trợ kinh phí và trao đổi thông tin liên quan đến phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, xây dựng chính sách, pháp luật về phòng, chng tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cn khác.

IV. LỘ TRÌNH THỰC HIỆN

1. Giai đoạn 2014 – 2016

Tập trung thực hiện các giải pháp về thông tin; giáo dục, truyền thông; thành lập và hoạt động của Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; bố trí nguồn lực thực hiện Chính sách; nghiên cứu, rà soát, xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, trình Quốc hội ban hành Luật Phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia; tăng cường các biện pháp quản lý đối với rượu thủ công; chuẩn bị điều kiện về cơ chế, nguồn lực để tổ chức sàng lọc, phát hiện, cai nghiện và chống tái nghiện rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại cộng đồng; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; đánh giá, sơ kết tình hình thực hiện các mục tiêu của Chính sách này.

2. Giai đoạn 2017 – 2020

Tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác: các biện pháp kiểm soát nhu cầu sử dụng, các biện pháp kiểm soát cung cấp và các biện pháp giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; hoàn thiện pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; kiểm tra, đánh giá, tổng kết việc thực hiện Chính sách này.

V. TRÁCH NHIỆM THỰC HIỆN

1. Bộ Y tế có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh và cơ quan, tổ chức liên quan hướng dẫn, tổ chức triển khai việc thực hiện Chính sách quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong cả nước.

b) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bsung các văn bản pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác liên quan đến lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ Y tế; xây dựng để trình Quốc hội ban hành Luật phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia. Phối hợp với Bộ Công Thương quy định lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ; quy định về thông tin, in cảnh báo trên nhãn sản phẩm về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác. Ban hành quy chuẩn chất lượng, an toàn của rượu thủ công.

c) Đẩy mạnh hoạt động truyền thông, giáo dục sức khỏe về tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai các dịch vụ phát hiện sàng lọc, điều trị can thiệp, phòng, chống tái nghiện và chăm sóc liên tục dành cho người lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tại cộng đồng.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan nghiên cứu trình Chính phủ để đề xuất Quốc hội về việc thành lập Quỹ Nâng cao sức khỏe cộng đồng trên cơ sở lồng ghép với Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá; nghiên cứu, đề xuất quy định thu một khoản đóng góp từ hoạt động sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác hoặc phương thức đóng góp phù hợp khác để hỗ trợ trực tiếp cho hoạt động nâng cao sức khỏe cộng đồng và phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

đ) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan trình Thủ tướng Chính phủ Quyết định thành lập Ban Chỉ đạo quốc gia về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

2. Bộ Công Thương có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, ban hành theo thẩm quyền hoặc đề xuất sửa đổi, bổ sung các văn bản pháp luật về sản xuất, kinh doanh, nhập khẩu, xuất khẩu rượu, bia và đồ uống có cồn khác; chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế quy định lượng rượu, bia và đồ uống có cồn khác tối đa được bán cho một khách hàng sử dụng tại chỗ, quy định việc bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác có trách nhiệm; xây dựng Nghị định về quản lý sản xuất, kinh doanh bia và đồ uống có cồn khác trình Chính phủ ban hành vào năm 2014.

b) Tăng cường quản lý, kiểm tra, giám sát và xử lý vi phạm về nội dung quảng cáo rượu, bia và đồ uống có cồn khác thuộc thẩm quyền phụ trách.

c) Tăng cường thực hiện các biện pháp phòng, chống rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhập lậu, giả và không bảo đảm chất lượng.

d) Chủ trì, phối hợp với Bộ Y tế và các bộ, ngành liên quan tham mưu cho Chính phủ cơ chế điều phối nhằm giảm thiểu các ảnh hưởng bất lợi đến lĩnh vực rượu, bia và đồ uống có cồn khác khi tham gia vào các điều ước quốc tế trong lĩnh vực kinh tế và thương mại.

3. Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có trách nhiệm:

a) Tăng cường quản lý hoạt động quảng cáo và thanh tra, kim tra việc thực hiện quy định của pháp luật về quảng cáo rượu, bia và đồ uống có cồn khác thuộc thẩm quyền phụ trách;

b) Phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương liên quan trong kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quy định về cấm bán rượu trong các cơ sở vui chơi giải trí, nơi biểu diễn nghệ thuật, thi đấu th thao;

c) Quản lý chặt chẽ việc cấp phép hoạt động văn hóa, thể dục thể thao, lễ hội và tăng cường kiểm tra bảo đảm các hoạt động này không có quảng cáo, tiếp thị và tài trợ của các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh rượu;

d) Hướng dẫn các địa phương, cộng đồng dân cư cam kết không lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong đám tang, đám cưới, lễ hội và đưa vào hương ước, quy chế nội bộ;

đ) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác liên quan đến lĩnh vực phụ trách trình Chính phủ ban hành.

4. Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm:

a) Tăng cường kiểm tra, thanh tra việc đăng tải thông tin, quảng cáo rượu, bia và đồ uống có cồn khác trên các phương tiện thông tin đại chúng;

b) Chỉ đạo các cơ quan thông tin đại chúng trong việc truyền thông, đăng tải thông tin về sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật; cảnh báo tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; giới thiệu các dịch vụ hỗ trợ giảm tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác và phổ biến các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

5. Bộ Giáo dục và Đào tạo có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành có liên quan nghiên cứu lồng ghép các nội dung giáo dục về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào các môn học chính khóa và hoạt động ngoại khóa phù hợp với các cấp học;

b) Chủ trì hoặc phối hp với các cơ quan có liên quan kiểm tra việc thực thi các quy định của pháp luật về cấm bán rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong trường học và khu vực xung quanh trường học.

6. Bộ Công an:

Chỉ đạo kiểm tra và xử lý vi phạm quy định của pháp luật về nồng độ cn trong máu và khí thở của người điều khiển phương tiện giao thông cơ giới;

b) Phối hp với các Bộ, ngành trong thực thi các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhằm kịp thời phát hiện, ngăn ngừa tình trạng buôn lậu, mất trật tự an toàn xã hội và tội phạm;

c) Chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan rà soát, đề xuất sửa đổi, bổ sung các quy định về xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự an toàn xã hội có liên quan đến phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trình Chính phủ ban hành.

7. Bộ Giao thông vận tải:

Chủ trì rà soát Luật giao thông đường bộ, Luật đường sắt, Luật giao thông đường thủy nội địa để đề xuất thống nhất các quy định về nồng độ cồn trong máu, khí thở đối với người tham gia điều khiển các phương tiện giao thông.

8. Bộ Tài chính:

a) Chủ trì nghiên cứu và đề xuất lộ trình điều chỉnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

b) Chỉ đạo các cơ quan hải quan tăng cường công tác phòng, chống rượu, bia và đồ uống có cồn khác nhập lậu, giả, không bảo đảm chất lượng;

c) Hướng dẫn việc bố trí kinh phí để thực hiện Chính sách này.

9. Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có trách nhiệm thực hiện phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác liên quan đến lĩnh vực phụ trách và thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết theo định kỳ và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

10. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên:

a) Nghiên cứu phát động và triển khai thực hiện phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa tại các khu dân cư gắn liền với các giải pháp phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác;

b) Xem xét huy động sự tham gia của các đoàn thể, tổ chức xã hội trong giám sát việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; về sản xuất, kinh doanh rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong cộng đồng. Phát huy vai trò của cộng đồng trong giám sát, phát hiện và kịp thời ngăn ngừa hành vi điu khin phương tiện giao thông có sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, hành vi gây ri trt tự xã hội, bạo lực gia đình và các hành vi vi phạm pháp luật khác do sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác.

11. Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:

a) Trực tiếp chỉ đạo, triển khai, đầu tư và huy động các nguồn lực, bố trí ngân sách địa phương để thực hiện Chính sách này, lồng ghép chỉ tiêu phòng, chống lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương;

b) Chỉ đạo các cơ quan, tổ chức, đoàn thể tại địa phương tham gia triển khai, giám sát việc thực hiện Chính sách; giám sát việc thực thi các quy định của pháp luật về phòng, chống tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác, đặc biệt là hành vi sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác trong thanh thiếu niên, tăng cường quản lý đối với sản xuất và kinh doanh rượu thủ công tại địa phương;

c) Thường xuyên theo dõi kiểm tra việc thực hiện; tổ chức sơ kết, tổng kết theo đnh kỳ và báo cáo kết quả thực hiện về Bộ Y tế để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.

12. Hiệp hội Bia, Rượu và Nước giải khát Việt Nam có trách nhiệm phổ biến, tuyên truyền, triển khai và tham gia giám sát việc thực hiện Chính sách đối với các hội viên.

Điều 2. Trong Chính sách này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đơn vị rượu là đơn vị đo lường dùng để quy đổi rượu, bia và đồ uống có cồn khác với nồng độ khác nhau, tương đương với 10 grams etanol nguyên chất chứa trong dung dịch uống (khoảng 2/3 chai bia 500 ml hoặc 01 lon bia 330 ml 5%, 1 cốc bia hơi 330 ml, 1 ly nhỏ 100 ml rượu vang 13,5%, 1 chén 30 ml rượu mạnh 40% - 43%).

2. Lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác là việc sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác với mức độ, liều lượng, đối tượng không thích hợp dẫn đến sự biến đổi về chức năng của cơ thể hoặc xuất hiện dấu hiệu về lâm sàng ảnh hưởng có hại đến sức khỏe người sử dụng (trẻ em, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con bằng sữa mẹ sử dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác; người từ 60 tuổi trở lên uống hơn 14 đơn vị rượu/tuần, hơn 2 đơn vị rượu/ngày, hơn 1/2 đơn vị rượu/giờ; người dưới 60 tuổi uống trên 21 đơn vị rượu/tuần, hơn 3 đơn vị rượu/ngày, hơn 1 đơn vị rượu/giờ) hoặc sử dụng rượu, bia và đuống có cồn khác trong trường hợp pháp luật nghiêm cấm.

3. Tác hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống có cồn khác là ảnh hưởng có hại của lạm dụng rượu, bia và đồ uống cồn khác đối với sức khỏe của người sử dụng, gia đình, cộng đồng và kinh tế - xã hội.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 4. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
-
Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTCP, TGĐ Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, KGVX (3b).

THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

THE PRIME MINISTER
-------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIET NAM
Independence - Freedom – Happiness
---------

No. 244/QD-TTg

Hanoi, February 12, 2014

 

DECISION

ON NATIONAL POLICY OF PREVENTING HARMS OF ABUSING ALCOHOLIC BEVARAGES BY 2020

THE PRIME MINISTER

Pursuant to the December 25, 2001 Law organization of Government;

At the proposal of Minister of Health,

DECIDES:

Article 1. To promulgate the national policy of preventing harms of abusing alcoholic beverages by 2020, including wine, beer and other alcoholic beverages, with the following contents:

I. VIEWPOINT

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. Everyone has right to be protected from influences from harm of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

3. Provision of information, education and communication are important measures to raise awareness of people about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

4. To conduct all-sided and adequate control on production, business and use of wine, beer and other alcoholic beverages in line with socio-economic development requirements of country and traditional cultural customs in order to prevent harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages and to protect community’s health.

5. All agencies, organizations, enterprises and individuals are responsible for participation in preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

II. OBJECTIVES

1. General objectives

To prevent and decrease harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages for community health, order and social security in order to protect community’s health, contribute in stable and sustainable socio-economic development.

2. Specific objectives

a) By 2020, to elaborate and complete policy and law on preventing harms of abusing alcoholic beverages;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) To decrease the growth of average wine consumption rate/adult (15 years old or older)/year which is converted according to pure wine, will be from 12.1% in 2007-2010 period down 10% in 2013-2016 period and 6.5% in 2017-2020 period;

d) To prevent the access and use of wine, beer and other alcoholic beverages by persons under 18 years of age; cadres, civil servants, public employees, employees, persons working in armed forces do not use wine, beer and other alcoholic beverages before and during working, at working places, in meals between two intervals in working days and days on duty.

dd) To prevent drivers joining in traffic using wine, beer and other alcoholic beverages, prevent domestic violence, disrupt public order due to abusing of wine, beer and other alcoholic beverages.

e) By 2016, 70% of people in community will be accessed to information, education, and communication about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages, especially about pathological signs which arise or become more serious due to abusing of wine, beer and other alcoholic beverages and 50% of people in community will have right awareness about this matter; by 2020, the respective rates will be 80% and 60%;

g) By 2016, 30% of addicts related to wine, beer and other alcoholic beverages will be selected and detected early, 25% of addicts related to wine, beer and other alcoholic beverages will be consulted and applied medical treatment for detoxification and prevention of re-addiction in community, 20% of addicts related to wine, beer and other alcoholic beverages will be medically treated chronic diseases involving wine, beer and other alcoholic beverages; by 2020, the respective rates will be 50%, 40% and 30%.

III. SOLUTIONS OF IMPLEMENTATION

1. Solutions on control of demand in use of wine, beer and other alcoholic beverages

a) To control use of wine, beer and other alcoholic beverages in order to build safe and strong social environment, minimize and prevent harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages:

- To strengthen implementation and examination, handling of violations of regulations on banning use of wine, beer and other alcoholic beverages before and during working, at working places, in meals between two intervals in working days and days on duty; heads of agencies, organizations and units shall give provisions on banning use of wine, beer and other alcoholic beverages in their internal rules, regulations and supervise implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- To strengthen measures to prevent users of wine, beer and other alcoholic beverages driving vehicles to joint in traffic.

- Local authorities shall strengthen in calling community not to abuse wine, beer and other alcoholic beverages in funerals, festivals, weddings; households not to cook wine; families and residential areas not to have addicts related to wine, beer and other alcoholic beverages; everyone not to drive vehicles to joint in traffic after using wine, beer and other alcoholic beverages.

b) To control strictly advertisement, marketing, promotion of wine, beer and other alcoholic beverages:

- To strengthen examination of implementation and handling of violations of regulations on banning advertisement for wines with 15 percent alcohol or more.

- To research appropriate measures to ban all sided on advertisement, marketing, promotion for wine, beer and other alcoholic beverages with 15 percent alcohol or more. To research and propose appropriate measures to manage activities of advertisement, marketing, promotion and funding for advertisement related to wine, beer and other alcoholic beverages with less than 15 percent alcohol.

c) To apply appropriate tax policy for wine, beer and other alcoholic beverages aiming to decrease use, abuse of wine, beer and other alcoholic beverages as well as limit smuggling and use of wine, beer and other alcoholic beverages which do not satisfy standard;

d) To research, propose appropriate policy when joining in negotiation, acceding in International treaties in commerce aiming to limit risk of abusing wine, beer and other alcoholic beverages by impact of these treaties;

dd) To strengthen propagation, examination, supervision and handling of violations related to control of demand on use of wine, beer and other alcoholic beverages.

2. Solutions on control of supply of wine, beer and other alcoholic beverages

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To control the handmade wine business:

- To manage strictly license for handmade wine production for business, manage the process of production, quality standards, food safety, and goods labels for handmade wines;

- To elaborate a mechanism for organizations and individuals producing handmade wine in traditional villages to joint in wine production traditional villages;

- To strengthen control over production and business establishments, households, traditional villages, remote and isolated regions, ethnic areas;

c) To control the labeling of wine, beer and other alcoholic beverages which are produced or imported for sale in Vietnam aiming to attach responsibilities of producers for health and lives of consumers and prevent counterfeits, bad-quality goods; research the regulations on printing the warnings about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages on products’ labels;

d) To strengthen measures to control, check quality, food safety for wine, beer and other alcoholic beverages which are domestically produced, imported and measures to prevent wine, beer and other alcoholic beverages which are illegally imported faked and fail to satisfy quality;

dd) To control activities involving production and business of wine, beer and other alcoholic beverages:

- To strengthen examination and strict implementation of license for wine business; to research, elaborate feasible mechanism and roadmap, appropriate management measures involving license for production and business of beer and other alcoholic beverages;

- To research, propose appropriate management measures involving the maximum quantity of wine, beer and other alcoholic beverages which are permitted to sell for a customers to use on spot; do not sell wine, beer and other alcoholic beverages for persons who have manifestations of being drunk; do not sell wine, beer and other alcoholic beverages for persons under 18 years of age, pregnant women; do not sell wine, beer and other alcoholic beverages at schools, hospitals, state offices and other working places; do not sell wine, beer and other alcoholic beverages on pavements, not sell by vending machines; research to promulgate appropriate management measures to limit gradually sale of wine, beer and other alcoholic beverages at several appropriate time points in day;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

e) To strengthen propagation, examination, inspection, handling and publicizing of violations related to control of supply sources of wine, beer and other alcoholic beverages.

3. Solutions on decreasing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages

a) Information, education and communication:

- To research and propose regulations on printing information of age and subjects banned drinking wine, beer and other alcoholic beverages, harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages on labels of wine, beer and other alcoholic beverage products;

- To strengthen activities of information, education, communication aiming to raise awareness of community about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; policy and law on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; rights of children not to force or encourage in use of wine, beer and other alcoholic beverages; mobilize, persuade people not to abuse wine, beer and other alcoholic beverages; not force, encourage others in using wine, beer and other alcoholic beverages; drivers of vehicles joining in traffic banned to have alcohol content in blood or breath in excess of the set level;

- To research and propose appropriate measures for integration of education about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages in main teaching subjects and extracurricular activities in line with educational grades, levels, attach special importance to propagation and information to pupils, students, learners about the age permitted to buy, drink wine, beer and other alcoholic beverages; skills to refuse drinking of wine, beer and other alcoholic beverages; harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages for health and society;

- Information, education, communication in community and on means of mass media must be conducted adequately in order to warn about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; send reasonable messages on drinking wine, beer and other alcoholic beverages to people;

b) To carry out special reserve measures for high-risk groups such as: Underage children, pregnant women or women expecting to be pregnant, women feeding babies with mother milk; select and medically treat early for persons who have abused wine, beer and other alcoholic beverages through supply of diagnosis and medical treatment services (mental health, chronic diseases, detoxification); continuous care with participation of medical staff and groups of persons at the same circumstance;

c) To strengthen capability for network of initial health care, training knowledge and skills for medical staff, officers doing social work in order to timely detect abusers and implement effectively measures to minimize harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages. To proactively access and facilitate for alcohol addicts in community to easily access to services of early interference, medical treatment for detoxification at community and prevention of re-addiction.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

dd) To strengthen examination, handling of violations related to alcohol content in blood and breath of drivers of vehicles joining in traffic aiming to decrease traffic accidents due to use of wine, beer and other alcoholic beverages. To research and give out unified provisions on alcohol content in blood and breath of drivers of vehicles joining in road, railway and internal waterway traffic;

e) To improve capability in controlling food safety for wine, beer and other alcoholic beverages, elaborate and maintain system of management, supervision, training, coaching, improving capability of specialized officers at all levels involving prevention and combat of food poison due to wine, beer and other alcoholic beverages, especially in localities, remote and isolated regions; having equipment to detect toxin, special medicines, regimen of patient, operational funding;

g) To strengthen proactive prevention and prevent violations of social order and crimes due to use of wine, beer and other alcoholic beverages, with positive participation of organizations, mass associations, society and community.

4. Solutions to complete law, mechanism, organization and force resources

a) On the basis of the assigned functions and tasks, competent state agencies shall review, amend, supplement and promulgate new legal documents on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages under their competency in order to carry out this policy;

b) To research, elaborate and submit to National Assembly to promulgate Law on preventing harms of abusing wine, beer; research to propose National Assembly to permit to collect am appropriate contribution from activities involving production and business of wine, beer and other alcoholic beverages or other appropriate methods of contribution in order to support directly for activities of improving health of community through prevention of harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; research to propose establishment of Fund for improving health of community (on the basis of integration with Fund for prevention of tobacco harms) in order to directly support for scientific study about pathological signs involving abuse of wine, beer and other alcoholic beverages, support, control activities of improving health of community;

c) To facilitate for domestic and international non-governmental organizations, population communities, associations, production and business establishments of wine, beer and other alcoholic beverages in supporting force resources to prevent harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages;

d) To establish National Steering Board of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages in which Minister of Health is head of Steering Board with participation of representatives of leaders of relevant Ministries, sectors, mass associations, social organizations. National Steering Board has a standing office which is established by Minister of Health and affiliated Ministry of Health. National Steering Board shall elaborate and organize implementation of plan on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages by 2020. Depending on actual conditions and demands in localities, chairpersons of provincial People’s Committees shall decide establishment of provincial Steering Boards of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages

5. Solutions on scientific study and international cooperation

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) To study, explore periodically, make statistics, assessments on situation of use of wine, beer and other alcoholic beverages; abuse level of wine, beer and other alcoholic beverages; harms of wine, beer and other alcoholic beverages to health of people, economy, society; relationship between abuse of wine, beer and other alcoholic beverages with harms to health and society – economy in order to propose measures to interfere appropriately and feasibly;

c) Policy of interference to decrease harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages must be supervised, assessed on efficiency of implementation in order to timely adjust;

d) To prioritize arrangement of force resource in order to research and give out scientific and technological solutions aiming to gradually increase efficiency in activities of preventing abuse of wine, beer and other alcoholic beverages;

dd) To push up cooperation with other countries when participating in economic and international commercial treaties involving the wine, beer and other alcoholic beverages aiming to decrease disadvantage impacts to health of community and economy - society. To strengthen international and regional experiences share and exchange in setting up the database, scientific study, training, support of funding and information exchange involving prevention of harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages, elaborate policy, law on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

IV. ROADMAP OF IMPLEMENTATION

1. 2014-2016 period

To concentrate in implementation of solutions on information; education and communication; establishment and operation of National Steering Board of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; arrangement of resources to implement policy; research, review, elaborate, amend and supplement legal documents on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages, submit to National Assembly for promulgating Law on preventing harms of abusing wine and beer; strengthen measures to manage handmade wines; prepare conditions of mechanism and resources in order to select, detect, conduct detoxification and prevent re-addiction involving wine, beer and other alcoholic beverages at community; strengthen inspection, examination and handling of violations on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; assess, conduct preliminary review on implementation of objectives in this Policy.

2. 2017-2020 period

To further implement adequately solutions on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages: measures to control the use demand, measures to control supply and measures to decrease harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; complete law on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; check, assess, conduct final review of implementation of this Policy.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. The Ministry of Health shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with Ministries, Ministerial agencies, Governmental agencies, the provincial People’s Committees and relevant agencies and organizations in guiding, organizing implementation of national policy of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages nationwide.

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in reviewing, promulgating under its competency or propose to amend and supplement legal documents on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages involving state management of Ministry of Health; compose and submit to National Assembly for promulgation of Law on preventing harms of abusing wine and beer. Coordinate with the Ministry of Industry and Trade in stipulating on the maximum quantity of wine, beer and other alcoholic beverages which are permitted to sell for a customer to use on spot; stipulating on information, printing for warning on product labels about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages. Promulgate regulations on quality, safety of handmade wines.

c) Push up activities of health communication and education about harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; prepare necessary conditions to carry out services of detecting, selecting, medical treatment, prevention of re-addiction and continuous case for persons who abuse wine, beer and other alcoholic beverages in community.

d) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Finance and relevant agencies in research to submit to Government for proposing to National Assembly in establishing Fund for improving health of community on the basis of integration with Fund for preventing tobacco harms; research and propose regulation on collecting a contribution from production and business activities of wine, beer and other alcoholic beverages or other appropriate methods to contribute aiming to support directly for activities of improving health of community and preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

dd) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in submitting the Prime Minister for deciding in establishment of National Steering Board of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages.

2. The Ministry of Industry and Trade shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in reviewing, promulgating under its competency or propose for amending and supplementing of legal documents on production, business, import, export of wine, beer and other alcoholic beverages; assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health in stipulating on the maximum quantity of wine, beer and other alcoholic beverages which are permitted to sell for a customers to use on spot, stipulating on the sale of wine, beer and other alcoholic beverages with responsibilities; elaborate Decree on managing production and business of beer and other alcoholic beverages to submit to Government for promulgation in 2014.

b) Strengthen management, examination, supervision and handling of violations on content of wine, beer and other alcoholic beverage advertisement under its competency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

d) Assume the prime responsibility for, and coordinate with the Ministry of Health and relevant Ministries and sectors in advising Government about coordination mechanism aiming to minimize disadvantage impacts to wine, beer and other alcoholic beverages when participating in International treaties in economy and commerce.

3. The Ministry of Culture, Sports and Tourism shall:

a) Strengthen management on activities of advertisement and inspection, examination of implementation of legislations on advertising wine, beer and other alcoholic beverages under its competency;

b) Coordinate with relevant Ministries, sectors, and localities in examination, inspection over implementation of regulations on banning the wine sale in recreation facilities, places of art performance, sport competition;

c) Strictly manage the license of cultural, sport and physical exercise, festival activities and strengthen examination to ensure these activities not having advertisements, marketing, and donations of enterprises producing and trading in wine;

d) Guide localities, population communities in making commitments on not abusing wine, beer and other alcoholic beverages in funerals, festivals, weddings and set in village conventions and internal regulations;

dd) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in reviewing, proposing for amending and supplementing regulations on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages involving sectors managed by it and submit to Government for promulgation.

4. The Ministry of Information and Communications shall:

a) Strengthen examination, inspection over publishing information, advertisements involving wine, beer and other alcoholic beverages on means of mass media;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. The Ministry of Education and Training shall:

a) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in researching, integrating contents of education about prevention of harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages in main teaching subjects and extracurricular activities in line with educational grades, levels;

b) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant agencies in checking implementation of legislation on banning sale of wine, beer and other alcoholic beverages in schools and areas surrounding schools.

6. The Ministry of Public Security shall:

Direct examination and handling of violations related to alcohol content in blood and breath of drivers of vehicles joining in traffic;

b) Coordinate with Ministries, sectors in implementation of legislations on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages aiming to detect, prevent smuggling, disorder, unsafe society and crimes;

c) Assume the prime responsibility for, and coordinate with relevant Ministries and sectors in reviewing, proposing for amending and supplementing regulations on handling administrative violations in order and social safety related to preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages and submit to Government for promulgation.

7. The Ministry of Transport shall:

Preside over reviewing Law on road traffic, Law on railway, Law on internal waterway traffic in order to propose for unified regulations on alcohol content in blood and breath of persons driving means joining in traffic.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Preside over research and propose roadmap to adjust excise tax for wine, beer and other alcoholic beverages;

b) Direct customs agencies in strengthen the work of preventing harms of wine, beer and other alcoholic beverages which are illegally imported, faked and fail to satisfy quality;

c) Guide allocation of budget for implementation of this policy.

9. Ministries, Ministerial agencies, Governmental agencies shall implement prevention of harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages involving their management and regularly monitor, check implementation; conduct preliminary and final reviews periodically and report result of implementation to the Ministry of Health for summing up and reporting to the Prime Minister.

10. Vietnam Fatherland Front and its members:

a) Research to call and implement movement of people in unity and elaboration of cultural life at residential areas in associated with solutions of preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages;

b) Consider to mobilize participation of mass associations, social organizations in supervising implementation of legislations on preventing harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages; legislations on production and business of wine, beer and other alcoholic beverages in community. Promote role of community in supervising, detecting and timely preventing acts of driving means of transport after using wine, beer and other alcoholic beverages, acts of disrupting social order, domestic violence and other violations due to use of wine, beer and other alcoholic beverages.

11. The provincial People’s Committees shall:

a) Directly guide, carry out, invest and mobilize resources, allocate local budget to perform this policy, integrate criteria of preventing abuse of wine, beer and other alcoholic beverages in plan on social-economic development of localities;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) Regularly monitor, check implementation; conduct preliminary and final reviews periodically and report result of implementation to the Ministry of Health in order to sum up and report to the Prime Minister.

12. Vietnam Association of Beer, Wine and Beverage shall popularize, propagate and participate in supervision of implementation of Policy by its members.

Article 2. In this Policy, the following terms are construed as follows:

1. Alcohol unit is a measuring unit used to convert wine, beer and other alcoholic beverages of various contents, equivalent to 10 grams pure ethanol in drinkable solution (about 2/3 of 500ml beer bottle or 01 330ml beer can 5%, 1 330ml beer glass, 1 small glass of 100ml wine 13.5%, 1 cup of 30ml heavy wine of 40%-43%).

2. Abuse of wine, beer and other alcoholic beverages mean use of wine, beer and other alcoholic beverages with the extent, dose, or unsuitable subjects which result changes of functions of body or clinical signs of bad effects to health of users (children, pregnant women or women feeding babies with mother milk using wine, beer and other alcoholic beverages; persons at 60 years of age or older drinking more 14 alcohol units weekly, more 2 alcohol units daily, more ½ alcohol units per hour; persons under 60 years of age drinking more 21 alcohol units weekly, more 3 alcohol units daily, more 1 alcohol unit per hour) or using wine, beer and other alcoholic beverages in case banned strictly under law.

3. Harms of abusing wine, beer and other alcoholic beverages are harmful effects of abusing wine, beer and other alcoholic beverages to health of users, families, community and economy - society.

Article 3. This Decision takes effect on the day of its signing.

Article 4. Ministers, Heads of ministerial-level agencies, Heads of Governmental agencies, chairpersons of provincial/municipal People’s Committees shall implement this Decision.

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

THE PRIME MINISTER




Nguyen Tan Dung

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 244/QĐ-TTg ngày 12/02/2014 về chính sách quốc gia phòng, chống tác hại của lạm dụng đồ uống có cồn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


22.480

DMCA.com Protection Status
IP: 3.133.139.164
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!