ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số: 1541/QĐ-UBND
|
Hòa Bình, ngày 21
tháng 10 năm 2014
|
QUYẾT ĐỊNH
VỀ
VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ
THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT CỦA ỦY BAN NHÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HÒA BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban
nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 63/2010/NĐ-CP ngày 8/6/2010 của
Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính; Nghị định số 48/2013/NĐ-CP ngày 14/5/2013
của Chính phủ về việc sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định có liên
quan đến kiểm soát thủ tục hành chính; Thông tư số 05/2014/TT-BTP ngày
07/02/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp hướng dẫn công bố, niêm yết thủ tục hành
chính và báo cáo về tình hình, kết quả thực hiện kiểm soát thủ tục hành chính;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại
Tờ trình số 79/TTr-SGTVT ngày 13/10/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này 08 thủ tục hành chính mới
ban hành trong lĩnh vực giao thông đường bộ thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy
ban nhân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trên địa bàn tỉnh Hòa Bình.
(Có Danh mục chi tiết
thủ tục hành chính kèm theo)
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, Thủ
trưởng các ban, ngành có chức năng liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn chịu trách
nhiệm thi hành Quyết định này./.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Văn Quang
|
DANH MỤC
THỦ
TỤC HÀNH CHÍNH TRONG LĨNH VỰC GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI QUYẾT
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP HUYỆN, ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA
BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1541/QĐ-UBND ngày 21 tháng 10 năm 2014
của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
Phần
I
DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH
Danh mục thủ tục hành chính mới ban hành thuộc thẩm
quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp xã trong
lĩnh vực giao thông đường bộ
STT
|
Tên thủ tục
hành chính
|
a) TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp
huyện
|
1
|
Cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trong
khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
2
|
Đề nghị gia hạn cấp phép sử dụng lòng đường, hè phố
trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
3
|
Cấp phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công
công trình trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
4
|
Đề nghị gia hạn cấp phép khoan, đào lòng đường, hè
phố để thi công công trình trong khu vực đô thị trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
b) TTHC thuộc thẩm quyền giải quyết của UBND cấp
xã
|
1
|
Cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố trong
khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
2
|
Đề nghị gia hạn cấp phép sử dụng lòng đường, hè phố
trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
3
|
Cấp mới biển hiệu hoạt động kinh doanh vận chuyển
hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
4
|
Cấp lại biển hiệu hoạt động kinh doanh vận chuyển
hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba
bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
|
Phần
II
NỘI DUNG CỦA THỦ TỤC HÀNH CHÍNH THUỘC THẨM QUYỀN GIẢI
QUYẾT CỦA UBND CẤP HUYỆN, UBND CẤP XÃ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
I. Thủ tục hành chính áp dụng
tại cấp huyện
1. Thủ tục Cấp phép sử dụng
tạm thời lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
1.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
sử dụng, khai thác lòng đường, hè phố với mục đích:
- Tổ chức hoạt động văn hóa xã hội;
- Tập kết, trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng
phục vụ thi công công trình;
- Tập kết rác thải để trung chuyển;
- Điểm đỗ xe, trông giữ xe;
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo;
- Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công
trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong
phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị;
- Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng
công trình ngầm, công trình nổi
Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện hoặc qua hệ thống bưu
chính.
b) Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND
cấp huyện kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa
hợp lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả tại UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xin phép sử dụng tạm thời lòng đường,
hè phố không vì mục đích giao thông.
- Bản vẽ vị trí mặt bằng, diện tích đề nghị cấp
phép.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với các hoạt động: Tổ chức hoạt động văn
hóa xã hội; Tập kết rác thải để trung chuyển; Điểm đỗ xe, trông giữ xe; Lắp đặt
biển hiệu, biển quảng cáo; Lắp đặt ki-ốt, mái che; Kinh doanh bán hàng; 02 ngày
làm việc đối với việc tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ
thi công công trình; 01 ngày làm việc đối với việc tổ chức cưới, hỏi, lễ tang
của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Quản lý Đô thị của Ủy ban nhân dân thành
phố.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị xin phép sử dụng tạm thời lòng đường,
hè phố không vì mục đích giao thông (Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số
03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng
và pháp luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày;
trường hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông
vận tải (đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống
đường địa phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục
vụ đám tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48
giờ, trường hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục
vụ đám cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa,
thể thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời
gian tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng
để phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm
ngày hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích
giao thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử
dụng cho người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi
trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG
ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời
lòng đường, hè phố để ...........................(1)...................
Từ Km .... đến Km......
trên đường . . . . thuộc địa bàn..........
Kính gửi: . .
. . . . . . . . . . . . . . . . . . . (2). . . . . . . . . . . .
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
…………………..(3)……………
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………………..
- Số điện thoại liên hệ: …………………
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:
- Mục đích: ………………………………………………………………………………………….
- Địa điểm: Từ (tại) Km ……….. đến Km ………. trên tuyến
đường …………………….
- Thuộc xã (phường) ………. huyện
(thị) ………..
- Thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động:
.............................................................
- Phạm vi, diện tích đề nghị cấp phép sử dụng:
+ Chiều dài:........(m);
+ Chiều ngang: ....................(m);
+ Diện tích:.....................(m2);
(Gửi kèm theo bản
vẽ sơ đồ vị trí xin cấp phép) (4)
- Biện pháp đảm bảo ATGT:
……………………………………………………………………………
……………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………….;
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị: ………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………;
(3) cam kết nếu được cấp phép:
Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến
an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện
trên tuyến đường đang khai thác;
Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc ………………..
Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(5)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Đề nghị sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè
phố vào mục đích quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản
6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 của Quy định này.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại
Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này.
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ
chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Bản vẽ mô tả vị trí chiều dài, chiều rộng, diện
tích đoạn đường (vỉa hè) xin cấp phép sử dụng (đối với tổ chức việc tang không cần
thực hiện ).
(5) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
2. Thủ tục Đề nghị gia hạn
cấp phép sử dụng lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao
thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
muốn tiếp tục sử dụng, khai thác lòng đường, hè phố với mục đích:
- Tổ chức hoạt động văn hóa xã hội;
- Tập kết, trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng
phục vụ thi công công trình;
- Tập kết rác thải để trung chuyển;
- Điểm đỗ xe, trông giữ xe;
- Lắp đặt biển hiệu, biển quảng cáo;
- Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công
trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong
phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị;
- Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng
công trình ngầm, công trình nổi
Nộp hồ sơ tại UBND cấp huyện hoặc qua hệ thống bưu
chính.
b) Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND
cấp huyện kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa
hợp lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả tại UBND cấp huyện hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn cấp phép sử dụng lòng đường, hè
phố không vì mục đích giao thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- Giấy phép lần đầu do cơ quan có thẩm quyền cấp (bản
photo)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với các hoạt động: Tổ chức hoạt động văn
hóa xã hội; Tập kết rác thải để trung chuyển; Điểm đỗ xe, trông giữ xe; Lắp đặt
biển hiệu, biển quảng cáo; Lắp đặt ki-ốt, mái che; Kinh doanh bán hàng; 02 ngày
làm việc đối với việc tập kết trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng phục vụ
thi công công trình; 01 ngày làm việc đối với việc tổ chức cưới, hỏi, lễ tang
của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
thuộc UBND cấp huyện, phòng Quản lý Đô thị của Ủy ban nhân dân thành phố.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép gia
hạn sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo Phụ lục II
ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường
hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải
(đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường
hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian tổ
chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để
phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày
hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao
thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho
người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp
được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh
môi trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11
năm 2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG
ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
GIẤY PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời
lòng đường, hè phố để ...........................(1)...................
Từ Km .... đến Km......
trên đường …. thuộc địa bàn..........
Kính gửi:
…………..(2)…………………
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
…………………….(3)……………….
- Địa chỉ: ………………………………………………………………………….
- Số điện thoại liên hệ: …………………………
(3) ………..đề nghị ......(2)......xem xét, cho phép gia
hạn sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí:
……………………… theo Giấy phép số: ………./UBND ngày ….. tháng …… năm 20....... của
...............…………. (Sao gửi kèm) với diện tích đã sử dụng tạm thời:
……… m2.
Thời gian đề nghị gia hạn sử dụng: Từ ngày: ………………đến
ngày: ………………..
Mục đích sử dụng:
.........................................................................................................................
……….............................................................................................................................................
Nếu được gia hạn cho phép được sử dụng tạm thời lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí nêu trên, ......(3).......
xin cam kết:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng
đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực
hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc ……..
- Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(4)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Đề nghị gia hạn cấp phép sử dụng tạm thời một phần
lòng đường, hè phố vào mục đích quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản
4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 của Quy định này.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại
Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này.
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức
ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
3. Thủ tục Cấp phép khoan,
đào lòng đường, hè phố để thi công công trình trong khu vực đô thị trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu đào lòng đường,
hè phố để thi công lắp đặt công trình trực tiếp nộp hồ sơ đề nghị xin cấp phép (hoặc
thông qua qua đường bưu điện có đảm bảo) tại UBND cấp huyện (nơi tổ chức, cá
nhân có nhu cầu đào lòng đường, hè phố).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ nếu hồ
sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ phải trả lời và nêu
rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
3.2. Cách thức thực hiện: Tổ chức, cá nhân nộp
trực tiếp tại trụ sở hành chính của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện có
đảm bảo.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị khoan, đào lòng đường, hè phố để thi
công công trình.
- Hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ, trắc dọc, trắc
ngang vị trí đoạn tuyến do đơn vị tư vấn lập.
- Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn giao
thông.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp sau:
- Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công
trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong
phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị;
- Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng
công trình ngầm, công trình nổi.
3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Quản lý Đô thị của Ủy ban nhân dân thành
phố.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép khoan,
đào lòng đường, hè phố để thi công công trình.
3.8. Phí, lệ phí: Không
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công
công trình (theo Phụ lục III ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND
ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình).
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường
hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải
(đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường
hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian
tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để
phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày
hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao
thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho
người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp
được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi
trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01
năm 2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử
dụng tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC III
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP KHOAN, ĐÀO LÒNG
ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP
V/v:
........................................(1)..........................................
Tại Km.... trên đường
. . . . thuộc địa bàn..........
Kính gửi:
………………………(2)…………………..
1. Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp phép:
………………………………..(3)………….………..
+ Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………………...
+ Số điện thoại: ……………………………………………, số
Fax:………………………………...
2. Căn cứ pháp lý:
- Căn cứ quyết định phê duyệt thiết kế bản vẽ thi công
dự toán công trình (hoặc báo cáo kinh tế kỹ thuật công trình);
- Các căn cứ pháp lý có liên quan đến công trình;
3. Nội dung đề nghị cấp phép:
a) Tên công trình:
- Địa điểm xây dựng: Nêu rõ lý trình vị trí đào, lấp
lòng đường, hè phố thuộc tuyến đường liên quan cấp phép.
b) Quy mô công trình:
+ Nêu các thông số chính công trình;
+ Nêu kích thước vị trí đào, lấp lòng đường, hè phố;
+ Nêu giải pháp, kết cấu bồi hoàn nền, móng mặt đường,
dải phân cách, hè phố.
d) Thời gian thi công công trình: …….. ngày, kể từ ngày…….
đến ngày……
đ) Các nội dung khác:…………………………………………………………………………
- Gửi kèm các tài liệu:
+ Bản chính hồ sơ thiết kế, trong đó có bình đồ,
trắc dọc, trắc ngang vị trí đoạn tuyến do đơn vị tư vấn lập
+ Biện pháp tổ chức thi công đảm bảo an toàn
giao thông.
(3) cam kết nếu được cấp phép sẽ:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng
đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực
hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc ..................
- Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu./.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(4)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công
trình.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại
Điểm a, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này (Đối với việc đề nghị xin cấp phép
thi công khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình không thuộc thẩm
quyền cấp phép tại Điểm a, Khoản 1, Điều 16 thì thực hiện theo quy định tại
Điều 13, Điều 14, Điều 18 Thông tư số 39/TT-BGTVT ngày 18/5/2011 của Bộ Giao
thông vận tải hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24/02/2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng
giao thông đường bộ).
(3) Chủ đầu tư công trình khoan, đào lòng đường, hè
phố để thi công công trình đứng đơn (nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ
chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
4. Thủ tục Đề nghị gia hạn cấp
phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình trong khu vực đô thị
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
4.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Tổ chức, cá nhân có nhu cầu muốn tiếp tục khoan,
đào lòng đường, hè phố để thi công lắp đặt công trình trực tiếp nộp hồ sơ đề
nghị xin gia hạn (hoặc thông qua qua đường bưu điện có đảm bảo) tại UBND cấp
huyện (nơi tổ chức, cá nhân có nhu cầu xin khoan, đào lòng đường, hè phố).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ kiểm tra hồ sơ nếu hồ
sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp lệ phải trả lời và nêu
rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
4.2. Cách thức thực hiện: Nộp trực tiếp tại trụ
sở hành chính của UBND cấp huyện hoặc qua đường bưu điện có đảm bảo.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn cấp giấy phép khoan, đào lòng
đường, hè phố để thi công công trình.
- Giấy phép lần đầu do cơ quan có thẩm quyền cấp.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ đối với các trường hợp sau:
- Sử dụng một phần vỉa hè lắp đặt công trình ngầm, công
trình nổi; một phần lòng đường lắp đặt công trình ngầm dưới lòng đường trong
phạm vi chỉ giới xây dựng của đường đô thị;
- Đào vỉa hè, lòng đường để thi công lắp đặt, xây dựng
công trình ngầm, công trình nổi.
4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp huyện.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Phòng Kinh tế - Hạ tầng
thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện, phòng Quản lý Đô thị của Ủy ban nhân dân thành
phố.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép gia
hạn khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình
4.8. Phí, lệ phí: Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
Đơn đề nghị gia hạn cấp giấy phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công
công trình (theo Phụ lục IV ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND
ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình).
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường
hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải
(đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường
hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian
tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để
phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày
hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao
thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho
người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp
được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi
trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm 2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC IV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN CẤP GIẤY PHÉP KHOAN, ĐÀO
LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ ĐỂ THI CÔNG CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIA
HẠN GIẤY PHÉP
V/v:
........................................(1)..........................................
Tại Km.... trên đường
. . . . thuộc địa bàn..........
Kính gửi:
…………………..(2)……………………….
1. Tên cơ quan, tổ chức, cá nhân xin cấp phép:
……………………..(3)………………..
+ Địa chỉ:………………………………………………………………………………...
+ Số điện thoại: ………………………………………….., số
Fax:……………………………..
2. ……(3) ………..đề nghị ......(2)......xem xét, gia hạn
giấy phép khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công trình tại vị trí: ………………………
theo Giấy phép số: ………./UBND ngày ….. tháng …… năm 20....... của
...............…………. (Sao gửi kèm) với diện tích đã sử dụng tạm thời:
……… m2.
Thời gian đề nghị gia hạn sử dụng: Từ ngày: ……………. đến
ngày: …………………
Mục đích sử dụng:
......................................................................................................................
.....................................................................................................................................................
Nếu được gia hạn giấy phép khoan, đào lòng đường, hè
phố để thi công công trình tại vị trí nêu trên, ......(3)....... xin cam kết:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng
đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực
hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc. . . .
- Tự tháo dỡ hoặc di dời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(4)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Khoan, đào lòng đường, hè phố để thi công công
trình.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép lần đầu.
(3) Chủ đầu tư công trình khoan, đào lòng đường, hè
phố để thi công công trình đứng đơn (nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ
chức ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp).
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
II. Thủ tục hành chính áp dụng
tại cấp xã
1. Thủ tục Cấp phép sử dụng
tạm thời lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao thông
trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
1.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
sử dụng, khai thác lòng đường, hè phố với mục đích: Tổ chức cưới hỏi, lễ tang
của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố; Lắp đặt ki-ốt mái che.
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc qua hệ thống bưu
chính.
b) Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND
cấp xã kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa
hợp lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
1.2. Cách thức thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả tại UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
1.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị xin phép sử dụng tạm thời lòng đường,
hè phố không vì mục đích giao thông.
- Bản vẽ vị trí mặt bằng, diện tích đề nghị cấp
phép.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
1.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với hoạt động Lắp đặt ki-ốt, mái che;
01 ngày làm việc đối với hoạt động tổ chức cưới, hỏi, lễ tang.
1.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
1.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ phận quản lý giao
thông tại UBND cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
1.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép sử
dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
1.8. Phí, lệ phí: Không.
1.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp phép sử dụng tạm thời lòng đường,
hè phố không vì mục đích giao thông (Phụ lục I ban hành kèm theo Quyết định số
03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình).
1.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường
hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải
(đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường
hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian
tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để
phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày
hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao
thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho
người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp
được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi
trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
1.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày
24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ
tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC I
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP SỬ DỤNG TẠM THỜI
LÒNG ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY
PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời
lòng đường, hè phố để ...........................(1)...................
Từ Km .... đến Km......
trên đường …… thuộc địa bàn..........
Kính gửi:
…………..(2)……………………….
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
………………………(3)……………………….
- Địa chỉ: …………………………………………………………………………
- Số điện thoại liên hệ: . .
.............................
2. Nội dung đề nghị cấp giấy phép:
- Mục đích: ………………………………………………………………………………………..
- Địa điểm: Từ (tại) Km …… đến Km …… trên tuyến đường
………………….
- Thuộc xã (phường) ……….. huyện (thị) ………………..
- Thời gian bắt đầu và kết thúc hoạt động:…………………............................................................
- Phạm vi, diện tích đề nghị cấp phép sử dụng:
+ Chiều dài:........(m);
+ Chiều ngang: ....................(m);
+ Diện tích:.....................(m2);
(Gửi kèm theo bản
vẽ sơ đồ vị trí xin cấp phép) (4)
- Biện pháp đảm bảo ATGT:
……………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
- Biện pháp đảm bảo vệ sinh môi trường và mỹ quan đô
thị: ……………………………………….
………………………………………………………………………………………………………………..
………………………………………………………………………………………………………………..
(3) cam kết nếu được cấp phép:
Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng đến
an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực hiện
trên tuyến đường đang khai thác;
Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc ………………..
Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(5)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Đề nghị sử dụng tạm thời một phần lòng đường, hè
phố vào mục đích quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản 4, Khoản 5, Khoản
6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 của Quy định này.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại
Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này.
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức
ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Bản vẽ mô tả vị trí chiều dài, chiều rộng, diện
tích đoạn đường (vỉa hè) xin cấp phép sử dụng (đối với tổ chức việc tang không cần
thực hiện ).
(5) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
2. Thủ tục Đề nghị gia hạn
cấp phép sử dụng lòng đường, hè phố trong khu vực đô thị không vì mục đích giao
thông trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
2.1. Trình tự thực hiện
a) Bước 1: Tổ chức, cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu
sử dụng, khai thác lòng đường, hè phố với mục đích: Tổ chức cưới hỏi, lễ tang
của các hộ gia đình sinh sống dọc tuyến phố; Lắp đặt ki-ốt mái che.
Nộp hồ sơ tại UBND cấp xã hoặc qua hệ thống bưu
chính.
b) Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND cấp xã
kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ chưa hợp
lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
2.2. Cách thức thực hiện:
- Tổ chức, cá nhân nộp trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận
và trả kết quả tại UBND cấp xã hoặc thông qua hệ thống bưu chính.
2.3. Thành phần, số lượng hồ sơ:
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép sử dụng tạm thời lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
- Bản vẽ vị trí mặt bằng, diện tích đề nghị cấp phép
(bản photo)
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
2.4. Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định đối với hoạt động Lắp đặt ki-ốt, mái che;
01 ngày làm việc đối với hoạt động tổ chức cưới, hỏi, lễ tang.
2.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
2.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: Bộ phận quản lý giao
thông cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
2.7. Kết quả thủ tục hành chính: Giấy phép gia
hạn sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
2.8. Phí, lệ phí: Không.
2.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị gia hạn giấy phép (theo Phụ lục II
ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban nhân
dân tỉnh Hòa Bình)
2.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính:
1. Việc sử dụng tạm thời một phần hè phố không vào mục
đích giao thông, không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
2. Hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào mục đích
giao thông trong các trường hợp dưới đây:
a) Tuyên truyền chủ trương, chính sách của Đảng và pháp
luật của Nhà nước. Thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 30 ngày; trường
hợp thời gian sử dụng tạm thời lớn hơn 30 ngày phải được Bộ Giao thông vận tải
(đối với quốc lộ) hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (đối với các hệ thống đường địa
phương) chấp thuận;
b) Tổ chức đám tang và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
tang của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ, trường
hợp đặc biệt không được quá 72 giờ;
c) Tổ chức đám cưới và điểm trông, giữ xe phục vụ đám
cưới của hộ gia đình; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá 48 giờ;
d) Điểm trông, giữ xe phục vụ hoạt động văn hóa, thể
thao, diễu hành, lễ hội; thời gian sử dụng tạm thời hè phố không quá thời gian
tổ chức hoạt động văn hóa đó;
đ) Điểm trung chuyển vật liệu, phế thải xây dựng để
phục vụ thi công công trình của hộ gia đình; thời gian sử dụng từ 22h00 đêm ngày
hôm trước đến 6h00 giờ sáng ngày hôm sau.
e) Kinh doanh buôn, bán hàng hóa, dịch vụ; thời gian
sử dụng tạm thời hè phố để kinh doanh do cơ quan cấp phép quy định đảm bảo phù
hợp với điều kiện thực tế của từng tuyến phố.
3. Vị trí hè phố được phép sử dụng tạm thời không vào
mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
a) Hè phố được sử dụng tạm thời không vì mục đích giao
thông phải có bề rộng lớn hơn hoặc bằng 03 mét, phần hè phố còn lại sử dụng cho
người đi bộ tối thiểu không được nhỏ hơn 1,5 mét.
b) Hè phố có kết cấu chịu lực phù hợp với trường hợp
được phép sử dụng tạm thời.
4. Phần lòng đường được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch hoặc có biển báo hiệu để phân biệt với phần lòng đường dành cho các loại
phương tiện tham gia giao thông. Phần hè phố được phép sử dụng tạm thời phải kẻ
vạch để phân biệt phần hè phố dành cho người đi bộ trên cơ sở đo đạc khảo sát
chi tiết đối với từng tuyến đường, từng tổ chức, hộ gia đình và cá nhân có nhu
cầu sử dụng.
Việc kẻ vạch hoặc lắp đặt biển báo hiệu để phân biệt
với phần lòng đường dành cho các loại phương tiện tham gia giao thông do đơn vị
đang trực tiếp quản lý đường bộ thực hiện.
5. Việc sử dụng tạm thời lòng đường trên các tuyến đường,
đoạn đường không vì mục đích giao thông phải bảo đảm:
a) Việc sử dụng tạm thời một phần lòng đường không vào
mục đích giao thông không được gây mất trật tự, an toàn giao thông.
b) Lòng đường được phép sử dụng tạm thời không vào mục
đích giao thông trong các trường hợp:
- Điểm trông, giữ xe ô tô phục vụ các hoạt động văn
hóa, thể thao, diễu hành, lễ hội, cưới, hỏi, lễ tang; thời gian sử dụng tạm thời
lòng đường không quá thời gian tổ chức hoạt động đó;
- Điểm trung chuyển rác thải sinh hoạt của doanh nghiệp
vệ sinh môi trường đô thị; thời gian sử dụng từ 22 giờ đêm ngày hôm trước đến 6
giờ sáng ngày hôm sau.
- Điểm đỗ xe taxi.
c) Vị trí lòng đường được phép sử dụng tạm thời không
vào mục đích giao thông phải đáp ứng đủ các điều kiện dưới đây:
- Không thuộc tuyến quốc lộ đi qua đô thị;
- Phần lòng đường còn lại dành cho các loại phương tiện
có bề rộng tối thiểu bố trí đủ 02 làn xe cho một chiều đi;
- Lòng đường có kết cấu chịu lực phù hợp với trường
hợp được phép sử dụng tạm thời.
6. Phạm vi sử dụng tạm thời một phần lòng đường để thi
công công trình ngầm phải đảm bảo phần mặt đường còn lại đủ bố trí một làn xe
(≥3,5m). Trong trường hợp phạm vi không đảm bảo đủ bề rộng mặt đường để các
phương tiện giao thông qua lại an toàn phải phân làn giao thông theo quy định.
7. Không được sử dụng lòng đường, hè phố không vì mục
đích giao thông tại các vị trí sau:
- Khu vực trụ sở các cơ quan nhà nước, tổ chức chính
trị - xã hội, trường học và các đơn vị lực lượng vũ trang.
- Các khu vực công viên, tượng đài, công trình công
cộng, di tích lịch sử, văn hóa.
- Các đoạn đường cong và gần đầu dốc tầm nhìn bị che
khuất.
- Trên cầu, gầm cầu vượt.
- Trên phần đường dành cho người đi bộ qua đường.
- Nơi đường giao nhau và trong phạm vi 05 (năm) mét
tính từ mép đường giao nhau.
- Nơi dừng của xe buýt.
8. Nghiêm cấm các hoạt động khi sử dụng một phần lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông:
- Tự ý cắm cọc, chăng dây, rào chắn dưới lòng đường,
trên hè phố; gây cản trở lối đi cho người đi bộ khi sang đường.
- Tự ý xây dựng, đào bới lòng đường, hè phố.
- Tự ý mở đường nhánh hoặc đấu nối trái phép vào lòng
đường, hè phố.
- Tự ý sử dụng lòng đường, hè phố để họp chợ, kinh doanh
dịch vụ ăn uống, bày hàng hóa, vật liệu không đúng nơi quy định. Đối với các
tuyến phố được phép sử dụng một phần hè phố để kinh doanh, buôn bán cấm không
được chăng dây, căng lều, bạt làm mất mỹ quan đô thị.
- Đổ rác, phế thải và các hành vi gây mất vệ sinh môi
trường đô thị.
- Lắp đặt, xây dựng bục, bệ dắt xe, bậc tam cấp vào
nhà và công trình bên đường, biển quảng cáo, trang trí, đường dây trái phép.
- Xây dựng các công trình trái phép.
- Trông, giữ xe đạp, xe máy, xe ô tô và các phương tiện
cơ giới khác trên lòng đường, hè phố không có giấy phép; để xe đạp, xe máy, ô
tô không đúng nơi quy định.
2.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11
năm 2008.
- Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010
của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
- Nghị định số 100/2013/NĐ-CP ngày 03 tháng 9 năm 2013
của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02 năm 2008
của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 16/2009/TT-BXD ngày 30 tháng 6 năm 2009
của Bộ Xây dựng về sửa đổi, bổ sung Thông tư số 04/2008/TT-BXD ngày 20 tháng 02
năm 2008 của Bộ Xây dựng hướng dẫn quản lý đường đô thị.
- Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011
của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP
ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu
hạ tầng giao thông đường bộ.
- Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10 tháng 01 năm
2014 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành Quy định về quản lý và sử dụng
tạm thời một phần lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông.
PHỤ LỤC II
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN SỬ DỤNG TẠM THỜI LÒNG
ĐƯỜNG, HÈ PHỐ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 03/2014/QĐ-UBND ngày 10/01/2014 của Ủy ban
nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ GIA HẠN
GIẤY PHÉP
V/v: Sử dụng tạm thời
lòng đường, hè phố để ...........................(1)...................
Từ Km .... đến Km......
trên đường . . . . thuộc địa bàn..........
Kính gửi:
………………..(2)……………………..
1. Tên tổ chức, cá nhân xin cấp giấy phép:
………………………..(3)……………………
- Địa chỉ: ……………………………………………………………………………………………….
- Số điện thoại liên hệ: …………………………………………..
(3) ………..đề nghị ......(2)......xem xét, cho phép gia
hạn sử dụng tạm thời lòng đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí:
……………………… theo Giấy phép số: ………./UBND ngày ….. tháng …… năm 20....... của
...............…………. (Sao gửi kèm) với diện tích đã sử dụng tạm thời:
……… m2.
Thời gian đề nghị gia hạn sử dụng: Từ ngày: đến
ngày:
Mục đích sử dụng:
..........................................................................................................................
...........................................................................................................................................
Nếu được gia hạn cho phép được sử dụng tạm thời lòng
đường, hè phố không vì mục đích giao thông tại vị trí nêu trên, ......(3).......
xin cam kết:
- Thực hiện đúng theo nội dung của giấy phép được cấp;
- Chịu trách nhiệm trước pháp luật nếu làm ảnh hưởng
đến an toàn công trình đô thị, an toàn giao thông đường bộ trong quá trình thực
hiện trên tuyến đường đang khai thác;
- Chịu trách nhiệm hoàn trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố sau khi kết thúc
- Tự tháo dỡ hoặc di rời trả lại nguyên trạng lòng đường,
hè phố và không đòi bồi thường khi cơ quan quản lý có thẩm quyền yêu cầu.
Nơi nhận:
- Như trên:
-..........;
|
................,
ngày … tháng … năm 2.…
(4)
|
Hướng dẫn nội dung ghi trong Đơn đề nghị
(1) Đề nghị gia hạn cấp phép sử dụng tạm thời một phần
lòng đường, hè phố vào mục đích quy định tại Khoản 1, Khoản 2, Khoản 3, Khoản
4, Khoản 5, Khoản 6, Khoản 7, Khoản 8 Điều 3 của Quy định này.
(2) Cơ quan có thẩm quyền cấp phép theo quy định tại
Điểm a, Điểm b, Khoản 1, Điều 16 của Quy định này.
(3) Nếu là cá nhân ghi rõ họ và tên; nếu là tổ chức
ghi tên tổ chức của cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.
(4) Nếu là cá nhân ký ghi rõ họ, tên; nếu là tổ chức
người đại diện tổ chức ký tên, đóng dấu.
3. Thủ tục Cấp mới biển hiệu
hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn
máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình
3.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp biển hiệu
hoạt động kinh doanh vận tải khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trực tiếp nộp hồ sơ đề
nghị cấp biển hiệu (hoặc thông qua qua đường bưu điện có đảm bảo) tại UBND xã,
phường, thị trấn (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc đăng ký kinh
doanh).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND xã phường,
thị trấn kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ
chưa hợp lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
3.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp
tại trụ sở hành chính của UBND xã, phường, thị trấn hoặc qua đường bưu điện có
đảm bảo.
3.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa (Theo mẫu quy định tại Phụ lục số II đối với tổ chức hoặc Phụ lục
số III đối với cá nhân ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09/07/2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình).
- Hộ khẩu thường trú hoặc giấy tạm trú (bản gốc để đối
chiếu).
- Chứng minh thư nhân dân (bản photo).
- Ảnh 3x4: 03 ảnh
- Đối với tổ chức, cá nhân hoạt động kinh doanh vận
chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh
và các loại xe tương tự: Đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của phương
tiện (Bản photo), Giấy phép lái xe theo quy định.
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
3.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày làm việc kể
từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định.
3.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
3.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã.
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
3.7. Kết quả thủ tục hành chính: Cấp mới biển
hiệu hoạt động kinh doanh vận tải khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy,
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
3.8. Phí, lệ phí: Không.
3.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa (Theo mẫu quy định tại Phụ lục số II và Phụ lục số III ban hành
kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09/07/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh
Hòa Bình)
3.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
1. Xe thô sơ đúng kiểu loại theo thiết kế của nhà sản
xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật, cụ thể:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
c) Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Có đèn hoặc lắp
đặt các tấm phản quang để nhận biết.
d) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận
hành ổn định, an toàn.
2. Riêng đối với xe súc vật kéo ngoài những quy định
tại Khoản 1, Điều này phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
a) Thân vỏ, thùng bệ: Không mục mọt, không bị thủng,
rách, các mối nối thanh liên kết với khung xe phải đảm bảo chắc chắn; xe chở
người phải có khung che mưa, che nắng.
b) Ghế ngồi phải định vị chắc chắn, vị trí thuận tiện
cho người điều khiển.
c) Bánh xe phải trên cùng một trục đồng bộ về kích cỡ;
không bị mòn, phồng dộp.
d) Phải có dụng cụ chèn bánh khi xe dừng, đỗ.
đ) Phải có chuông đảm bảo hoạt động tốt.
e) Khi kinh doanh vận chuyển, hành khách, hàng hóa phải
gắn biển “XE CHỞ KHÁCH” hoặc “XE CHỞ HÀNG” ở đằng trước, đằng sau hoặc ở hai
bên thành xe để dễ nhận biết và phân biệt với các phương tiện tương tự khác tham
gia giao thông (theo mẫu tại Phụ lục I).
3. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và
các loại xe tương tự đúng kiểu loại đã được cấp Giấy đăng ký và gắn biển số do
cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, được phép tham gia giao thông phải bảo đảm
về chất lượng, an toàn kỹ thuật theo quy định tại Khoản 2, Điều 53 Luật Giao
thông đường bộ năm 2008.
4. Đối với người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các
loại xe tương tự phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 58 Luật
Giao thông đường bộ năm 2008.
5. Đối với người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ:
a) Phải đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe bảo đảm điều
khiển xe an toàn;
b) Hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông
đường bộ;
3. Ngoài các loại giấy tờ mang theo theo quy định của
pháp luật thì người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng
xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương
tự phải mang theo:
a) Giấy chứng minh thư nhân dân.
b) Đeo biển hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
khi hành nghề.
3.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008;
- Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009
của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách,
hàng hóa;
- Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng
07 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Quy định về tổ chức
và quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ,
xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên
địa bàn tỉnh Hòa Bình
PHỤ LỤC II
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA CỦA TỔ CHỨC
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
TÊN ĐƠN VỊ KINH
DOANH
-------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
............/.............
|
.............,
ngày ........ tháng ........ năm........
|
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
Kính gửi: Ủy ban
nhân dân ………….......(1)………….........
- Tên đơn vị kinh doanh
:....................................................................................
- Địa chỉ:
.....................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ:
........................................................................
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số
.................do................. cấp ngày ..... tháng ..... năm ..... (đối
với các hợp tác xã, nghiệp đoàn vận tải phải kê khai phần này).
- Họ và tên người đại diện hợp pháp:
..............................
Đề nghị Ủy ban nhân dân .....(1)..... cấp biển hiệu
hoạt động cho những người điều khiển phương tiện, cụ thể:
1. Danh sách người điều khiển phương tiện và loại
hình phương tiện
STT
|
Họ và tên
|
Năm sinh
|
Phương tiện vận chuyển
|
Vận chuyển
|
Ghi chú
|
Hành khách
|
Hàng hóa
|
1
|
|
|
|
|
|
|
...
|
|
|
|
|
|
|
2. Phương tiện và giá cước vận chuyển
STT
|
Phương tiện vận chuyển
|
Giá cước vận chuyển
(Đồng/Km)
|
Ghi chú
|
Hành khách
|
Hàng hóa
|
|
1
|
Xe xích lô
|
|
|
|
2
|
Xe súc vật kéo
|
|
|
|
3
|
Xe gắn máy
|
|
|
|
4
|
Xe mô tô hai bánh
|
|
|
|
5
|
Xe mô tô ba bánh
|
|
|
|
3. Điểm dừng, đỗ xe
Số lượng: .............. điểm, cụ thể:
+ Tại ...................... thuộc địa bàn
......................
+ Tại ...................... thuộc địa bàn
......................
4. Đồng phục (nếu có)
Đặc điểm của đồng phục.
Chúng tôi xin cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh quy
định của pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa./.
Nơi nhận:
- Như trên;
- ..............;
- Lưu:....
|
ĐẠI DIỆN ĐƠN VỊ
KINH DOANH
(Ký tên, đóng dấu)
|
Ghi chú:
- (1) Ghi rõ tên Ủy ban nhân dân của xã, phường, thị
trấn.
PHỤ LỤC III
MẪU GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA CỦA CÁ NHÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
GIẤY ĐĂNG KÝ
HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
Kính gửi: Ủy ban
nhân dân ........(1).........
- Tên tôi là:
....................................................................................................................
- Địa chỉ:
....................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ:
....................................................................................................
- Hộ khẩu thường trú (tạm trú):
........................................................................................
Đề nghị Ủy ban nhân dân .....(1)..... cấp biển hiệu
hoạt động cho tôi, cụ thể:
1. Phương tiện và giá cước vận chuyển
STT
|
Phương tiện vận chuyển
|
Giá cước vận chuyển
(Đồng/Km)
|
Ghi chú
|
Hành khách
|
Hàng hóa
|
|
1
|
|
|
|
|
2
|
|
|
|
|
........
|
|
|
|
|
2. Điểm dừng, đỗ xe
Tại ................... thuộc địa bàn
...............
Tôi xin cam kết sẽ chấp hành nghiêm chỉnh quy định của
pháp luật trong hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa./.
|
..........,
ngày ..... tháng .......năm 20....
NGƯỜI ĐĂNG KÝ
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú:
(1) Ghi rõ tên Ủy ban nhân dân của xã, phường, thị trấn.
4. Thủ tục Cấp lại biển hiệu
hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn
máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa bàn
tỉnh Hòa Bình
4.1. Trình tự thực hiện
Bước 1: Cá nhân, tổ chức có nhu cầu xin cấp lại biển
hiệu hoạt động kinh doanh vận tải khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy,
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trực tiếp nộp hồ sơ
đề nghị cấp lại biển hiệu (hoặc thông qua qua đường bưu điện có đảm bảo) tại
UBND xã, phường, thị trấn (nơi đăng ký hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc đăng ký
kinh doanh).
Bước 2: Cán bộ tiếp nhận hồ sơ thuộc UBND xã phường,
thị trấn kiểm tra hồ sơ nếu hồ sơ hợp lệ viết giấy hẹn trả kết quả. Nếu hồ sơ
chưa hợp lệ phải trả lời và nêu rõ lý do, yêu cầu bổ sung hồ sơ theo quy định.
4.2. Cách thức thực hiện: Gửi hồ sơ trực tiếp
tại trụ sở hành chính của UBND xã, phường, thị trấn hoặc qua đường bưu điện có
đảm bảo.
4.3. Thành phần, số lượng hồ sơ
a) Thành phần hồ sơ:
- Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu hoạt động kinh doanh
vận chuyển hành khách, hàng hóa (theo mẫu tại Phụ lục IV ban hành kèm theo
Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09/7/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa
Bình).
- Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh (bản gốc để kiểm
tra, đối chiếu).
- Hộ khẩu thường trú, tạm trú (bản gốc để xác minh,
đối chiếu).
- Chứng minh thư nhân dân (bản photocopy).
- Bản sao đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
phương tiện, Giấy phép lái xe theo quy định (đối với người điều khiển phương
tiện xe gắn máy; xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương tự)
- Biển hiệu cũ (đối với trường hợp do biển hiệu bị mờ,
bị nhàu nát, cũ).
b) Số lượng hồ sơ: 01 bộ.
4.4. Thời hạn giải quyết: 03 ngày.
4.5. Đối tượng thực hiện TTHC: Tổ chức, cá
nhân.
4.6. Cơ quan thực hiện TTHC:
a) Cơ quan có thẩm quyền quyết định: UBND cấp xã
b) Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được ủy quyền hoặc
phân cấp thực hiện (nếu có): Không có.
c) Cơ quan trực tiếp thực hiện: UBND cấp xã.
d) Cơ quan phối hợp: Không.
4.7. Kết quả thủ tục hành chính: Cấp lại biển
hiệu hoạt động kinh doanh vận tải khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe gắn máy,
xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự
4.8. Phí, lệ phí: Không
4.9. Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai hành chính:
- Đơn đề nghị cấp lại biển hiệu hoạt động kinh doanh
vận chuyển hành khách, hàng hóa (theo Phụ lục IV kèm theo Quyết định số
12/2013/QĐ-UBND ngày 09/07/2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
4.10. Yêu cầu, điều kiện thực hiện thủ tục hành
chính
1. Xe thô sơ đúng kiểu loại theo thiết kế của nhà sản
xuất phải đảm bảo tiêu chuẩn về chất lượng, an toàn kỹ thuật, cụ thể:
a) Có đủ hệ thống hãm có hiệu lực.
b) Có hệ thống chuyển hướng có hiệu lực.
c) Hệ thống chiếu sáng và tín hiệu: Có đèn hoặc lắp
đặt các tấm phản quang để nhận biết.
d) Các kết cấu phải đủ độ bền và bảo đảm tính năng vận
hành ổn định, an toàn.
2. Riêng đối với xe súc vật kéo ngoài những quy định
tại Khoản 1, Điều này phải đảm bảo các tiêu chuẩn:
a) Thân vỏ, thùng bệ: Không mục mọt, không bị thủng,
rách, các mối nối thanh liên kết với khung xe phải đảm bảo chắc chắn; xe chở
người phải có khung che mưa, che nắng.
b) Ghế ngồi phải định vị chắc chắn, vị trí thuận tiện
cho người điều khiển.
c) Bánh xe phải trên cùng một trục đồng bộ về kích cỡ;
không bị mòn, phồng dộp.
d) Phải có dụng cụ chèn bánh khi xe dừng, đỗ.
đ) Phải có chuông đảm bảo hoạt động tốt.
e) Khi kinh doanh vận chuyển, hành khách, hàng hóa phải
gắn biển “XE CHỞ KHÁCH” hoặc “XE CHỞ HÀNG” ở đằng trước, đằng sau hoặc ở hai
bên thành xe để dễ nhận biết và phân biệt với các phương tiện tương tự khác tham
gia giao thông (theo mẫu tại Phụ lục I).
3. Xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và
các loại xe tương tự đúng kiểu loại đã được cấp Giấy đăng ký và gắn biển số do
cơ quan Công an có thẩm quyền cấp, được phép tham gia giao thông phải bảo đảm
về chất lượng, an toàn kỹ thuật theo quy định tại Khoản 2, Điều 53 Luật Giao
thông đường bộ năm 2008.
4. Đối với người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các
loại xe tương tự phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 58 Luật
Giao thông đường bộ năm 2008.
5. Đối với người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành
khách, hàng hóa bằng xe thô sơ:
a) Phải đủ 18 tuổi trở lên, có sức khỏe bảo đảm điều
khiển xe an toàn;
b) Hiểu biết và chấp hành nghiêm chỉnh Luật Giao thông
đường bộ;
6. Ngoài các loại giấy tờ mang theo theo quy định của
pháp luật thì người hành nghề kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng
xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương
tự phải mang theo:
a) Giấy chứng minh thư nhân dân.
b) Đeo biển hiệu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp
khi hành nghề.
4.11. Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:
- Luật Giao thông đường bộ ngày 13 tháng 11 năm
2008;
- Thông tư số 08/2009/TT-BGTVT ngày 23 tháng 6 năm 2009
của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc sử dụng xe thô sơ, xe gắn máy, xe mô
tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự để vận chuyển hành khách,
hàng hóa;
- Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm
2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình về việc ban hành Quy định về tổ chức và
quản lý hoạt động kinh doanh vận chuyển hành khách, hàng hóa bằng xe thô sơ, xe
gắn máy, xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh và các loại xe tương tự trên địa
bàn tỉnh Hòa Bình.
PHỤ LỤC IV
MẪU ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI BIỂN HIỆU HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
(Ban hành kèm theo Quyết định số 12/2013/QĐ-UBND ngày 09 tháng 07 năm 2013
của Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình)
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
ĐƠN ĐỀ NGHỊ
CẤP LẠI BIỂN HIỆU HOẠT
ĐỘNG KINH DOANH VẬN CHUYỂN HÀNH KHÁCH, HÀNG HÓA
Kính gửi: Ủy ban
nhân dân ........(1).........
- Tên tôi là:
.............................................................................................................................
- Địa chỉ: ................................................................................................................................
- Số điện thoại liên hệ:
.........................................................................................................
- Hộ khẩu thường trú (tạm trú):
............................................................................................
- Số biển hiệu cũ:
..................................................................................................................
Đề nghị Ủy ban nhân dân .........(1) ......... cấp lại
biển hiệu hoạt động kinh doanh vận tải hành khách, hàng hóa.
Lý do cấp lại: Do (mất, cũ, bị mờ, nhàu nát,.....).
Hồ sơ gửi kèm, gồm:
1. Giấy đăng ký hoạt động kinh doanh (bản gốc để kiểm
tra, đối chiếu).
2. Hộ khẩu thường trú, tạm trú (bản gốc để xác minh,
đối chiếu).
3. Bản sao chứng minh thư nhân dân.
4. 03 ảnh 3x4.
5. Bản sao đăng ký xe, bảo hiểm trách nhiệm dân sự của
phương tiện và giấy phép lái xe theo quy định (Đối với người điều khiển
phương tiện xe gắn máy, xe mô tô 2 bánh, xe mô tô 3 bánh và các loại xe tương
tự thì cung cấp thêm mục này).
6. Biển hiệu hoạt động cũ (đối với trường hợp do biển
hiệu bị cũ, mờ, bị nhàu nát).
Tôi xin cam kết những nội dung kê khai nêu trên là hoàn
toàn đúng sự thật./.
|
......., ngày
..... tháng ...... năm 20…..
NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký và ghi rõ họ tên)
|
Ghi chú: (1) Ghi rõ tên Ủy ban nhân dân của xã,
phường, thị trấn.