Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Nghị định 47/2007/NĐ-CP vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng chống tham nhũng hướng dẫn luật phòng, chống tham nhũng

Số hiệu: 47/2007/NĐ-CP Loại văn bản: Nghị định
Nơi ban hành: Chính phủ Người ký: Nguyễn Tấn Dũng
Ngày ban hành: 27/03/2007 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CHÍNH PHỦ

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

SỐ 47/2007/NĐ-CP
Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2007
 
NGHỊ ĐỊNH

QUY ĐỊNH CHI TIẾT VÀ HƯỚNG DẪN THI HÀNH MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG VỀ VAI TRÒ, TRÁCH NHIỆM CỦA XÃ HỘI TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Luật Phòng, chống tham nhũng ngày 29 tháng 11 năm 2005;
Xét đề nghị của Tổng Thanh tra,

NGHỊ ĐỊNH

Chương 1:

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi và đối tượng điều chỉnh

Nghị định này quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng về trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên của Mặt trận trong phòng, chống tham nhũng; vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng.

Điều 2. Vai trò, trách nhiệm của báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, trách nhiệm của Ban thanh tra nhân dân và của công dân trong phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan báo chí, nhà báo có trách nhiệm phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng; hợp tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng, biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực trong phòng, chống tham nhũng; tham gia tuyên truyền, phổ biến pháp luật về phòng, chống tham nhũng; có quyền yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hành vi tham nhũng.

2. Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm tổ chức, động viên, khuyến khích hội viên của mình xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; tích cực tham gia vào việc phòng, chống tham nhũng; xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát nội bộ nhằm phòng ngừa, phát hiện tham nhũng; thông báo về hành vi tham nhũng và phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh, kết luận về hành vi tham nhũng; kiến nghị với Nhà nước hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

4. Công dân tự mình, thông qua Ban thanh tra nhân dân hoặc tổ chức mà mình là thành viên tham gia phòng, chống tham nhũng.

Điều 3. Trách nhiệm phối hợp của cơ quan nhà nước

Cơ quan nhà nước trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp và chỉ đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị thuộc phạm vi quản lý của mình phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên, tạo điều kiện để cơ quan báo chí, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề, Ban thanh tra nhân dân, công dân trong phòng, chống tham nhũng.

Chương 2:

TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC TRONG VIỆC PHỐI HỢP VỚI ỦY BAN MẶT TRẬN TỔ QUỐC VIỆT NAM VÀ CÁC TỔ CHỨC THÀNH VIÊN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 4. Phối hợp trong việc tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam các cấp và các tổ chức thành viên cùng cấp xây dựng chương trình, kế hoạch tuyên truyền, phổ biến và giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các thành viên, hội viên, đoàn viên và nhân dân.

2. Cơ quan nhà nước tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp tổ chức việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân; động viên hội viên, đoàn viên, nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Trong trường hợp cơ quan nhà nước chủ trì việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống tham nhũng thì đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp có liên quan tham gia phối hợp.

3. Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp chỉ đạo Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng ban công tác Mặt trận tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho nhân dân trong địa phương.

Điều 5. Phối hợp trong hoạt động giám sát việc thực biện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Khi thực hiện nhiệm vụ giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở địa phương, cơ sở, cơ quan nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, có trách nhiệm nghiên cứu, xem xét, tiếp thu kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp, Ban thanh tra nhân dân và ý kiến của nhân dân phản ánh thông qua Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Hội đồng nhân dân các cấp khi thực hiện nhiệm vụ giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng có trách nhiệm mời đại diện Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp tham gia xây dựng kế hoạch giám sát, tham gia giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp, tạo điều kiện để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

4. Người đứng đầu cơ quan nhà nước có trách nhiệm:

a) Cung cấp thông tin về những vấn đề có liên quan đến hoạt động giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên;

b) Cử đại diện tham gia hoạt động giám sát của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên khi được đề nghị;

c) Xem xét, giải quyết và trả lời yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham nhũng, xử lý người có hành vi tham nhũng;

d) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc biểu đương, khen thưởng người tốt, việc tốt trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng;

đ) Xem xét, giải quyết kiến nghị của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc sửa đổi, bổ sung, đình chỉ hoặc hủy bỏ văn bản pháp luật không phù hợp, làm nảy sinh tham nhũng.

Điều 6. Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, thực biện các biện pháp phòng, chống tham nhũng, xác minh, xử lý người có hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng

1. Trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình, cơ quan nhà nước có trách nhiệm cung cấp thông tin về hoạt động của mình trong công tác phòng, chống tham nhũng cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chúc thành viên khi có yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên.

Việc yêu cầu cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về vụ việc tham nhũng, trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được thực hiện theo quy định của Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phủ ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật.

2. Khi nhận được yêu cầu của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc áp dụng biện pháp phòng ngừa tham nhũng, xác minh vụ việc tham những, xử lý người có hành vi tham nhũng thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về việc xem xét, xử lý đó. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn cỏ thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày.

3. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi nhận được tố cáo về vụ việc tham nhũng do Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên chuyển đến có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại, tố cáo và các văn bản pháp luật khác có liên quan. Trong thời hạn bảy (7) ngày kể từ ngày vụ việc được giải quyết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải thông báo bằng văn bản cho tổ chức đã chuyển đến biết kết quả.

4. Trong quá trình xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng để làm cơ sở xem xét, giải quyết. Thời hạn cung cấp thông tin của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên là mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Khi cần thiết, cơ quan nhà nước đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cử đại diện của tổ chức mình tham gia xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng.

Điều 7. Phối hợp trong việc xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống tham nhũng của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân:

a) Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân, cơ quan tư pháp của Ủy ban nhân dân cùng cấp có trách nhiệm tập hợp những ý kiến của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp về dự kiến chương trình xây dựng nghị quyết của Hội đồng nhân dân, quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân trình cơ quan có thẩm quyền;

b) Đối với dự thảo nghị quyết, quyết định, chỉ thị có liên quan đến quyền và trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên trong phòng, chống tham nhũng thì cơ quan chủ trì soạn thảo có trách nhiệm gửi dự thảo để Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên cùng cấp có liên quan tham gia ý kiến.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm phối hợp với Ban Thường trực Đoàn chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội là thành viên của Mặt trận ban hành Thông tư liên tịch hướng dẫn thi hành những vấn đề mà pháp luật quy định trách nhiệm tham gia phòng, chống tham nhũng của Mặt trận Tổ quốc việt Nam, tổ chức chính trị - xã hội thành viên ở địa phương.

Điều 8. Phối hợp trong phòng, chống tham nhũng thông qua hiệp thương bầu cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thầm phán, Kiểm sát viên, giới thiệu Hội thẩm Toà án nhân dân

Khi nhận được yêu cầu xác minh của Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên về dấu hiệu tham nhũng của những người được lựa chọn, giới thiệu là ứng cử đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân, tuyển chọn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Hội thẩm nhân dân thì trong thời hạn mười lăm (15) ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, trả lời. Trường hợp vụ việc phức tạp thì thời hạn có thể kéo dài nhưng không quá ba mươi (30) ngày.

Điều 9. Xây dựng nội dung phối hợp công tác về phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cùng cấp xây đựng nội dung phối hợp về công tác phòng, chống tham nhũng. Nội dung phối hợp được quy định trong quy chế phối hợp công tác giữa cơ quan nhà nước và Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

2. Nội dung phối hợp về công tác phòng, chống tham nhũng phải căn cứ vào yêu cầu công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, điều kiện cụ thể của từng địa phương. Nội dung phối hợp có những hoạt động chủ yếu sau:

a) Tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng;

b) Giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những;

c) Phối hợp trong việc cung cấp thông tin, phát hiện, xác minh, xử lý vụ việc tham nhũng;

d) Các biện pháp tổ chức thực hiện;

đ) Trách nhiệm của từng cơ quan, tổ chức trong việc phối hợp.

Chương 3:

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA BÁO CHÍ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 10. Tuyên truyền, động viên nhân dân tham gia phòng, chống tham nhũng

Cơ quan báo chí, nhà báo thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền về chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng; tuyên truyền về công tác phòng, chống tham nhũng của các cơ quan, tổ chức.

2. Phản ánh và hướng dẫn dư luận xã hội, động viên nhân dân tích cực tham gia đấu tranh chống tham những.

3. Biểu dương tinh thần và những việc làm tích cực của tập thể, cá nhân trong công tác phòng, chống tham nhũng; bảo vệ người tố cáo hành vi tham nhũng.

4. Lên án, đấu tranh với người có hành vi tham nhũng.

Điều 11. Việc thu thập, cung cấp thông tin về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

1. Khi nhận được kiến nghị, phản ánh, tin, bài của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng hoặc thông qua hoạt động nghề nghiệp của mình phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo có quyền:

a) Thu thập thông tin, tài liệu theo quy định của pháp luật để làm rõ về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng;

b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền cung cấp thông tin, tài liệu có liên quan đến vụ việc có dấu hiệu tham nhũng theo quy định của pháp luật.

2. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan báo chí, nhà báo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm cung cấp thông tin, tài liệu cho cơ quan báo chí, nhà báo, giúp cho báo chí thông tin chính xác, kịp thời. Việc yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan báo chí, nhà báo về vụ việc tham nhũng và trách nhiệm cung cấp thông tin của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền được thực hiện theo quy định tại Điều 31 Luật Phòng, chống tham nhũng và Nghị định số 120/2006/NĐ-CP của Chính phú ngày 20 tháng 10 năm 2006 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng và các quy định khác của pháp luật.

Điều 12. Việc đưa tin của cơ quan báo chí, nhà báo về phòng, chống tham nhũng

1. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền đưa tin phản ánh về vụ việc tham nhũng và hoạt động phòng, chống tham nhũng. Khi đưa tin về vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng, cơ quan báo chí, nhà báo phải đưa tin trung thực, khách quan và chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc đưa tin đó.

Cơ quan báo chí phát hiện hoặc nhận dược tố cáo của công dân về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng thì phải báo ngay cho cơ quan điều tra hoặc Viện kiểm sát nhân dân bằng văn bản. Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát nhân dân có trách nhiệm thụ lý và trả lời cho báo chí cách giải quyết. Cơ quan báo chí có quyền đưa tin về vụ việc có dấu hiệu tham những từ các thông tin, tài liệu mà mình có được và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của thông tin được đăng tải trên báo chí.

Trường hợp có căn cứ cho rằng kiến nghị, phản ánh, tin, bài, tố cáo của công dân về vụ việc tham nhũng không có cơ sở thì cơ quan báo chí thông báo cho công dân về việc không đưa tin và nêu rõ lý do.

2. Tổng biên tập, nhà báo chịu trách nhiệm về việc đưa tin và chấp hành pháp luật về báo chí, đạo đức nghề nghiệp trong hoạt động báo chí.

3. Cơ quan báo chí, nhà báo không được đưa tin về những vụ việc không có căn cứ rõ ràng; đưa tin sai sự thật; phương hại đến lợi ích quốc gia, lợi ích của tổ chức, cá nhân, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự, nhân phẩm của công dân; không được tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và các thông tin khác theo quy định của pháp luật.

4. Cơ quan báo chí, nhà báo có quyền và ngh~ã vụ từ chối tiết lộ họ tên, địa chỉ, bút tích của người tố cáo, người cung cấp thông tin về vụ việc tham những, về người có hành vi tham nhũng nếu có hại cho người đó, trừ trường hợp có yêu cầu của Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân hoặc Chánh án Toà án nhân dân cấp tỉnh hoặc tương đương trở lên để phục vụ cho việc điều tra, truy tố, xét xử.

5. Khi đưa tin trên báo chí về vụ việc có dấu hiệu tham những, cơ quan báo chí, nhà báo đưa tin sai sự thật phải cải chính, xin lỗi theo quy định của pháp luật về báo chí. Nếu lợi dụng quyền thông tin báo chí để xuyên tạc, vu khống thì tuỳ theo tính chất, mức độ của hành vi vi phạm mà bị xử lý theo quy định của pháp luật; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường, bồi hoàn theo quy định của pháp luật.

Điều 13. Trách nhiệm của Hội Nhà báo

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Hội Nhà báo các cấp có trách nhiệm:

1. Tuyên truyền, động viên cơ quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình tham gia phòng, chống tham nhũng;

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng;

3. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan báo chí, nhà báo là hội viên của mình bị đe doạ trả thù, trù dập khi đưa tin về phòng, chống tham nhũng.

4. Phối hợp với Bộ Văn hoá - Thông tin xây đựng quy định về đạo đức, quy tắc nghề nghiệp của nhà báo.

Điều 14. Quyền yêu cầu được bảo vệ của cơ quan báo chí, nhà báo khi thông tin về vụ việc tham nhũng

1. Trong quá trình tác nghiệp, khi có căn cứ cho rằng việc thông tin về vụ việc tham nhũng có thể dẫn đến nguy hại đến tính mạng, sức khoẻ, danh dự, nhân phẩm của mình, nhà báo có quyền đề nghị cơ quan báo chí và cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng những biện pháp cần thiết để bảo vệ mình.

2. Khi nhận được đề nghị được bảo vệ của nhà báo, cơ quan báo chí có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp cần thiết bảo vệ nhà báo đó. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm áp dụng ngay các biện pháp cần thiết để bảo vệ cơ quan báo chí, nhà báo.

Chương 4:

VAI TRÒ VÀ TRÁCH NHIỆM CỦA DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI DOANH NGHIỆP, HIỆP HỘI NGÀNH NGHỀ TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 15. Tuyên truyền, động viên cán bộ, người lao động thực hiện quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Trong điều kiện của mình, doanh nghiệp có trách nhiệm:

a) Tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp; vận động cán bộ, người lao động thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham nhũng;

b) Tổ chức các hình thức động viên, giáo dục cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp thực hiện quy tắc ứng xử trong hoạt động của doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng.

2. Hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm:

a) Tổ chức tuyên truyền pháp luật về phòng, chống tham nhũng cho các hội viên của hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề; vận động hội viên thực hiện các quy định của Luật Phòng, chống tham những;

b) Tổ chức các hình thức động viên, khuyến khích các hội viên xây dựng văn hoá kinh doanh lành mạnh, phi tham nhũng; xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ, người lao động trong doanh nghiệp để phòng ngừa tham nhũng.

Điều 16. Thực hiện các biện pháp phòng ngừa, phát hiện tham nhũng

1. Doanh nghiệp áp dụng các biện pháp phòng ngừa tham nhũng thông qua việc thực hiện cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp; thực hiện đầy đủ nghĩa vụ của doanh nghiệp đối với Nhà nước và người lao động trong doanh nghiệp; thực hiện chế độ thống kê theo quy định của pháp luật; thực hiện dân chủ, công khai, minh bạch trong hoạt động của doanh nghiệp; xây dựng và thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ nhằm phòng, chống tham nhũng; khuyến khích việc phát hiện, tố cáo các hành vi tham nhũng. Nghiêm cấm đưa hối lộ cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền dưới mọi hình thức.

2. Doanh nghiệp ban hành và tổ chức thực hiện các quy định về kiểm soát nội bộ trong doanh nghiệp nhằm phòng ngừa tham nhũng, kịp thời phát hiện và xử lý theo thẩm quyền các hành vi tham nhũng phát sinh trong nội bộ hoặc kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xử lý.

Điều 17. Thông báo với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng

Khi phát hiện có hành vi tham những thì doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm thông báo cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về hành vi tham nhũng đó.

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền có trách nhiệm xem xét, xử lý theo quy định của pháp luật và thông báo kết quả xử lý cho doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề đó biết.

Điều 18. Trách nhiệm cung cấp thông tin, phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng

1. Khi nhận được yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có trách nhiệm cung cấp thông tin mà mình có được về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, đồng thời áp dựng các biện pháp cần thiết trong phạm vi quyền và trách nhiệm của mình để phối hợp với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xác minh, làm rõ vụ việc tham nhũng, người có hành vi tham nhũng.

2. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền có trách nhiệm bảo vệ bí mật thông tin cho doanh nghiệp, áp dụng các biện pháp theo thẩm quyền để các doanh nghiệp cạnh tranh lành mạnh, góp phần phòng, chống tham nhũng.

Điều 19. Kiến nghị hoàn thiện cơ chế, chính sách, pháp luật nhằm phòng, chống tham nhũng

Doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc hủy bỏ các văn bản pháp luật không phù hợp, làm phát sinh tham nhũng, góp phần hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, hiệu quả công tác đấu tranh chống tham nhũng.

Điều 20. Trách nhiệm của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam

Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam có trách nhiệm:

1. Phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền tuyên truyền, động viên doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề tham gia phòng, chống tham nhũng.

2. Phối hợp với cơ quan nhà nước tổ chức diễn đàn để trao đổi, cung cấp thông tin cho các doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề phục vụ công tác phòng, chống tham nhũng.

3. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật để hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý nhằm phòng, chống tham nhũng.

4. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, hiệp hội doanh nghiệp, hiệp hội ngành nghề trong đấu tranh phòng, chống tham nhũng.

Chương 5:

TRÁCH NHIỆM CỦA BAN THANH TRA NHÂN DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 21. Việc tham gia phòng, chống tham nhũng của Ban thanh tra nhân dân

1. Ban thanh tra nhân dân trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham những ở xã, phường, thị trấn và ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

2. Khi cần thiết, Ban thanh tra nhân dân được Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước giao cho xác minh những vụ việc nhất định.

3. Khi cần thiết, cơ quan nhà nước có trách nhiệm mời đại diện Ban thanh tra nhân dân tham gia giám sát, thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng ở xã, phường, thị trấn, ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm cung cấp thông tin, cử người tham gia khi được yêu cầu.

Điều 22. Việc giám sát của Ban thanh tra nhân dân

Ban thanh tra nhân dân giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng thông qua:

1. Tiếp nhận các ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, người lao động về vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; trực tiếp thu thập các thông tin, tài liệu trong việc thực hiện các quy định pháp luật về phòng, chống tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm ở xã, phường, thị trấn, của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

2. Phát hiện hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân ở xã, phường, thị trấn, cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước.

3. Trực tiếp hoặc thông qua Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn, Ban chấp hành công đoàn cơ sở kiến nghị với Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền xem xét, giải quyết vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, hành vi tham nhũng và giám sát việc giải quyết đó.

Điều 23. Quyền hạn của Ban thanh tra nhân dân trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng

1. Trong quá trình giám sát việc thực hiện pháp luật về phòng, chống tham nhũng, Ban Thanh tra nhân dân có quyền đề nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến việc giám sát.

2. Trường hợp phát hiện vụ việc có dấu hiệu tham những, người có hành vi tham nhũng thì Ban Thanh tra nhân dân kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết.

3. Trong thời hạn mười lăm (15) ngày, kể từ ngày nhận được kiến nghị, cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết và thông báo kết quả giải quyết cho Ban Thanh tra nhân dân. Trường hợp kiến nghị không được xem xét, giải quyết hoặc thực hiện không đầy đủ thì Ban Thanh tra nhân dân có quyền kiến nghị Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân huyện, quận, thị xã thuộc tỉnh hoặc kiến nghị cấp trên trực tiếp của Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền khác xem xét, giải quyết.

Chương 6:

 

TRÁCH NHIỆM CỦA CÔNG DÂN TRONG PHÒNG, CHỐNG THAM NHŨNG

Điều 24. Trách nhiệm của công dân tham gia phòng, chống tham nhũng

1. Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng; lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng; phản ánh với Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên về hành vi tham nhũng, vụ việc tham nhũng để Ban thanh tra nhân dân, tổ chức đó kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật; cộng tác với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền trong việc xác minh vụ việc tham nhũng khi được yêu cầu.

2. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về phòng, chống tham nhũng; góp ý kiến với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc xây dựng các văn bản pháp luật về phòng, chống tham nhũng.

Điều 25. Tố cáo hành vi tham nhũng

1. Khi tố cáo hành vi tham nhũng với cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền, công dân phải nêu rõ họ, tên, địa chỉ, nội dung tố cáo và cung cấp các thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung tố cáo mà mình có được cho cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền.

Người tố cáo được cơ quan nhà nước có thẩm quyền bảo vệ khi bị đe doạ, trả thù, trù dập do việc tố cáo hành vi tham nhũng.

2. Việc tố cáo và giải quyết tố cáo về hành vi tham những, bảo vệ bí mật, an toàn cho người tố cáo hành vi tham nhũng được thực hiện theo quy định của Luật Phòng, chống tham những, Luật Khiếu nại, tố cáo, Nghị định số 120/2006/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Phòng, chống tham nhũng.

Điều 26. Tham gia phòng, chống tham nhũng thông qua Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà mình là thành viên

1. Nhân dân ở xã, phường, thị trấn, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước khi phát hiện hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị mình có quyền:

a) Phản ánh với Ban thanh tra nhân dân ở xã, phường, thị trấn hoặc ở cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước nơi mình cư trú hoặc làm việc;

b) Phản ánh với tổ chức mà mình là thành viên.

2. Việc phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng phải khách quan, trung thực.

3. Ban thanh tra nhân dân có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của nhân dân, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, xem xét và kiến nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, Người đứng đầu cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật và giám sát việc giải quyết đó.

4. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm tiếp nhận ý kiến phản ánh của công dân về hành vi có dấu hiệu tham nhũng, vụ việc tham nhũng xem xét và kiến nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem xét, giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. Khi nhận được thông báo kết quả giải quyết vụ việc tham nhũng của cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì Ban thanh tra nhân dân, tổ chức mà công dân là thành viên có trách nhiệm thông báo kết quả giải quyết cho công dân đã có ý kiến phản ánh biết.

Chương 7:

ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 27. Hiệu lực thi hành

Nghị định này có hiệu lực thi hành sau mười lăm (15) ngày kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 28. Trách nhiệm thi hành

Đề nghị Ban Thường trực Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong phạm vi chức năng, quyền hạn của mình hướng dẫn thi hành những vấn đề liên quan đến trách nhiệm chỉ đạo tổ chức và hoạt động của Ban thanh tra nhân dân hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhà nước tổ chức hướng dẫn thi hành Nghị định này.

Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này./.

 

TM. CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG




Nguyễn Tấn Dũng

 

The Government
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence - Freedom - Happiness
---------------

No. 47/2007/ND-CP
Hanoi, 27th of March, 2007

Elaborating a number of Articles in The Law on Anti-Corruption relating society's roles and responsibilities in anti-corruption

THE GOVERNMENT

Pursuant to the Law on Government Organization dated December 25th, 2001;

Pursuant to the Law on Anti-Corruption dated November 29, 2005;

At the request of the Inspector General,

DECREE

Chapter 1:

GENERAL PROVISIONS

Article 1. Scope of regulation and regulated entities

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 2. The roles and responsibilities of the press agencies, enterprises, enterprise associations, industry associations; the responsibilities of the People’s Inspection Boards and people regarding the anti-corruption issues

1. The press agencies, journalists shall have the responsibilities for reporting and forming the society’s judgment against corruption; collaborating with the competent agencies, organizations or individuals in anti-corruption programmes; denouncing and assailing corrupted individuals, praising positive deeds fighting against corruption; publicizing anti-corruption laws; shall have the rights to request the competent agencies, organizations or individuals to provide information, documents relating corrupting acts.

2. The enterprises, enterprise associations, industry associations shall have the responsibilities for initiating and encouraging their members to foster a healthy, corruption-free business culture; actively participating in anti-corruption programmes; establishing and implementing internal supervision to prevent and detect corruption; reporting the violations and collaborating with the competent agencies, organizations or individuals in the inspection for corruption; making suggestions on finalizing the Government’s managing procedures and policies on anti-corruption.

3. The People’s Inspection Boards shall have the responsibilities to oversee the compliance of anti-corruption laws in communes, wards, towns, regulatory agencies, public service providers, State enterprises.

4. The people by themselves or by contacting the People’s Inspection Boards or organizations which they participate to should fight against corruption.

Article 3. The responsibility to collaborate of the regulatory agencies

The regulatory agencies within their tasks and powers are responsible for collaborating and directing their subordinates to join forces with the Committees of the Vietnamese Fatherland Front at all levels and their members, enabling the press agencies, enterprises, enterprise associations, industry associations, People’s Inspection Boards and people to fight against corruption.

THE RESPONSIBILITIES OF THE REGULATORY AGENCIES IN THE COLLABORATION WITH THE COMMITTEES OF THE VIETNAMESE FATHERLAND FRONT AND THEIR MEMBERS ON ANTI-CORRUPTION

Article 4. Collaboration on publicizing anti-corruption laws and encouraging the people to comply with anti-corruption laws

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The regulatory agencies must enable the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members at the same levels to publicize anti-corruption laws and encourage the people to comply with anti-corruption law.

If a regulatory agency is in charge of publicizing the law on anti-corruption, it may request the related Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members at the same levels to collaborate.

3. The People's Councils, People’s Committees of communes shall collaborate with the Committees of the Vietnamese Fatherland Front of the corresponding levels to direct neighborhood representatives to make the law on anti-corruption known to the local people.

Article 5. Collaboration in overseeing the compliance with regulations and law on anti-corruption

1. Regulatory agencies are responsible for overseeing the compliance with anti-corruption laws of the entities within their functions, tasks and powers; inspecting, considering and acknowledging the propositions of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members, the People’s Inspection Boards as well as suggestions of the people made via the Committees of the Vietnamese Fatherland Front.

2. Upon appointed to overseeing the compliance with anti-corruption laws, the People's Councils at all levels must designate the representatives of the Standing committees of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front to develop oversee plans, participate in overseeing the compliance with anti-corruption laws of the People's Councils.

3. The competent authorities must collaborate and enable the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members at the same levels to oversee the compliance with anti-corruption laws.

4. The heads of the regulatory agencies shall:

a) provide information on issues relating the overseeing operations of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

c) consider, handle and respond to the requests of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members for taking precautions against corruption, verifying the violations, taking actions against the offenders;

d) consider and handle the propositions of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members about praising good deeds, good people fighting against corruption;

dd) consider and handle the propositions of Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members about amending, suspending or annulling inappropriate legislative documents which lead to corruption.

Article 6. Collaboration on providing information, adopting solutions for corruption prevention, identifying and taking actions against offenders and the violations

1. Within their functions, tasks and powers, the regulatory agencies must provide the information about their anti-corruption operations for the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members upon request.

The requests for information of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members about the violation as well as the responsibilities to provide the required information of the competent agencies, organizations and individuals are specified in Article 31 of The Law on Anti-Corruption and Decree No. 120/2006/ND-CP of the Government dated October 20, 2006 on the elaboration to a number of Articles of The Law on Anti-Corruption and other regulations and law.

2. Upon requested by the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members to take precautions against corruption, verify the violations and take actions against the offenders, within 15 days from the day in which the request is received, the competent authorities must consider and respond to the Committee of the Vietnamese Fatherland Front and their members about the aforementioned measures. If the case turns complicated, the duration may be extended but no longer than 30 days.

3. The competent authorities upon receiving reports about corruption violations made by the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members must consider and handle the case in compliance with the Law on Complaints and Denunciations and other related legislative documents. Within 7 days from the day in which the case is solved, the competent authorities must submit a notice to inform the organization who handed the case about the results.

4. During the verification and handling process of the case, the competent authorities may request the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members to provide information, documents relating the case and/or the offenders for further consideration. The Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members must provide the information within 15 days from the day in which they received the request.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 7. Collaboration on drafting legislative documents on anti-corruption laws

1. Drafting the legislative documents on anti-corruption laws of the People's Councils and the People’s Committees:

a) The People's Council and the People’s Committee offices, the judicial authorities of the People’s Committee must collect suggestions of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members at the same level on the drafting resolutions of the People's Councils, drafting decisions and directives of the People’s Committees;

b) If the draft resolutions, decisions, and directives involve the rights and responsibilities of the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members in anti-corruption, the drafting authorities must send the drafts to the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members for discussions.

2. The competent authorities must collaborate with the Standing Sub-Committee of the Presidium of the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front and its members, the central government authorities of socio-political organizations, to promulgate the Joint Circular on guidelines on the responsibilities of the local Vietnamese Fatherland Front and their socio-political organization members.

Article 8. Collaboration on anti-corruption via consultation on voting for the Deputies to the National Assembly, the members of the People's Councils, electing Judges, Procurators, Assessors of the People’s Court

If the Committees of the Vietnamese Fatherland Front and their members request to confirm the corruption signs of the nominees for the positions of the Deputies to the National Assembly, the members of the People’s Councils, Judges, Procurators and People's Jurors, the competent authorities must respond within 15 days from the day they receive the request. If the case turns complicated, the duration may be extended but no longer than 30 days.

Article 9. Building the contents for collaboration on anti-corruption

1. The regulatory agencies and the Committees of the Vietnamese Fatherland Front at the same levels must agree on the contents for collaboration on anti-corruption. The contents are specified in the collaboration regulation between the regulatory agencies and the Committees of the Vietnamese Fatherland Front.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Publicizing anti-corruption laws, encouraging the people to comply with anti-corruption laws;

b) Supervising the compliance with regulations and law on anti-corruption;

c) Cooperating in providing information, detecting, taking actions against violations;

d) Implementing methods;

dd) Responsibilities of each agency, organization while collaborating.

THE ROLES AND RESPONSIBILITIES OF THE PRESS AGENCIES IN ANTI-CORRUPTION

Article 10. Publicizing, encouraging the people to fight against corruption

The press agencies, journalists via their occupational activities, must:

1. publicize the policies of the Communist Party, State regulations and law on anti-corruption; publicize the anti-corruption programmes of agencies, organizations.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

3. promote positive deeds against corruption; protect the anti-corruption informants.

4. Criticize and oppose the offenders.

Article 11. Collecting, providing information about the possible cases of corruption

1. If the press agencies, journalists receive propositions, reflection, articles relating possible cases of corruption or via occupational activities, they have the rights to:

a) collect information, documents in compliance with regulations and law to verify the possible cases of corruption;

b) request the competent agencies, organizations or individuals to provide information, documents relating the possible cases of corruption in compliance with regulations and law.

2. Upon receiving the request of the press agencies or the journalists as specified in Point b Clause 1 of this Article, the competent agencies, organizations or individuals must provide them with the required information or documents to ensure accuracy and punctuality. The request for information of the press agencies or journalists about the corruption and the responsibilities to provide the required information of the competent agencies, organizations and individuals are specified in Article 31 of The Law on Anti-Corruption and Decree No. 120/2006/ND-CP of the Government dated October 20, 2006 on the elaboration to a number of Articles of The Law on Anti-Corruption and to other regulations and law.

Article 12. Reporting on anti-corruption

1. The press agencies, journalists have the rights to report on the violations and programmes relating anti-corruption. When reporting on the violations or offenders, the press agencies, journalists must be honest, objective and lawfully responsible for the report.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

If the propositions, reflection, articles relating possible cases of corruption are not supported by evidence, the press agencies must notify the informants of not reporting the news and specify the reasons.

2. The chief editors, journalists must be responsible for reporting news and complying with the press law and professional ethics.

3. The press agencies, journalists must refrain from reporting cases without clear evidence; publish false information; harm the benefits of the state, the benefits of the organizations, individuals or impact the reliability, pride or self-esteem of the people; refrain from revealing secrets of the state, of the military, security, economy, foreign affairs and other information in compliance with regulations and law.

4. The press agencies or journalists have the rights and obligations to refuse to disclose information regarding full name, address or autograph of the informants if such information may harm them, unless the Chief Procurator of People's Procuracy or the Chief Justice of People’s Court of provincial-level or higher call for such information to serve the investigation, prosecution or adjudication.

5. If the press agencies, journalists publish false information relating possible cases of corruption, they must make corrections and apologies in compliance with the press law. If caught abusing the power to distort and/or slander, depending on the nature and seriousness of the violations that actions will be taken in compliance with regulations and law; compensation for the damage caused is compulsory in compliance with regulations and law.

Article 13. Responsibilities of the Journalists Association

Within their tasks and power, the Journalists Associations at all levels must:

1. publicize, encourage the press agencies, journalists who are members of the associations to participate in anti-corruption;

2. request the competent authorities to amend, issue regulations to improve policies on anti-corruption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4. cooperate with the Ministry of Culture and Information to impose regulations on occupational morality and principles of the journalists

Article 14. The rights to ask for protection of the press agencies, journalists while reporting about the corruption

1. If there are grounds for presuming that information relating the corruption may harm their lives, health, pride or self-esteem, journalists have the rights to request the press agencies and the competent authorities to take necessary measures to protect them.

2. Upon receiving the journalists’ requests, the press agencies within their competence must by themselves or request the competent authorities to take necessary measures promptly to protect the journalists. The competent authorities must promptly take necessary measure to protect the press agencies, journalists.

Chapter 4:

THE ROLES AND RESPONSIBILITIES OF THE ENTERPRISES, ENTERPRISE ASSOCIATIONS AND INDUSTRY ASSOCIATIONS IN ANTI-CORRUPTION

Article 15. Encouraging officials, employees to comply with anti-corruption laws

1. Within their capabilities, enterprises must:

a) make the law on anti-corruption known to their employees; encourage them to comply with the Law on Anti-Corruption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

2. The enterprise associations must:

a) organize the circulation of anti-corruption laws among their members and members of the industry associations; encourage the members to comply with the Law on Anti-Corruption;

b) take various measures to encourage the members to foster a healthy, corruption-free business culture; develop, publish and implement the code of conduct for employees to prevent corruption.

Article 16. Taking corruption preventive and detecting measures

1. The enterprises take precautions against corruption by implementing healthy competition in the business operation of the enterprises; fully satisfying the obligations of the enterprises to the State and employees within the enterprises; following statistical reporting regulations in compliance with regulations and law; ensuring democracy, openness, transparency in the enterprises’ activities; introducing and imposing regulations on internal supervision to fight against corruption; encouraging detecting and reporting corruption. Bribing the competent agencies, organizations or individuals in any shape or form is prohibited.

2. The enterprises must introduce and impose regulations on internal supervision to prevent corruption, promptly detect and handle the violations within their competence or request the competent agencies, organizations or individuals to take over.

Article 17. Informing the competent agencies, organizations or individuals about corruption

Upon detecting violations, the enterprises, enterprise associations or industry associations must inform the competent agencies, organizations or individuals about the violations.

The competent agencies, organizations, individuals must consider and handle the case in compliance with regulations and law then inform the enterprises, enterprise associations or industry associations about the result.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. Upon requested by the competent agencies, organizations or individuals, the enterprises, enterprise associations, industry associations must provide all the information they have regarding the possible cases of corruption while take necessary measures within their rights and obligations to collaborate with the competent agencies, organizations or individuals to verify, clarify the cases and the offenders.

2. The competent authorities must keep the information provided by the enterprises classified; take measures within their competence to ensure healthy competition between enterprises and promote anti-corruption.

Article 19. Proposing finalizing the procedures, policies on anti-corruption

The enterprises, enterprise associations or industry associations have the rights to request the competent authorities to amend or annul inappropriate legislative documents which lead to corruption; assist in finalizing the procedures and policies, improving the state management and effectiveness of anti-corruption programmes.

Article 20. Responsibilities of the Vietnam Chamber of Commerce and Industry

The Vietnam Chamber of Commerce and Industry within their tasks and power, must:

1. collaborate with the competent authorities to publicize, encourage enterprises, enterprise associations and industry associations to fight against corruption.

2. collaborate with the regulatory agencies to hold forums for exchanging, providing the enterprises, enterprise associations or industry associations with information regarding anti-corruption.

3. request the competent authorities to amend regulations to improve procedures and policies on anti-corruption;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

THE RESPONSIBILITIES OF THE PEOPLE’S INSPECTION BOARDS IN ANTI-CORRUPTION

Article 21. The People’s Inspection Boards’ participation in anti-corruption programmes

1. The People’s Inspection Boards within their tasks and power shall have the responsibilities to oversee the compliance of regulations and law on anti-corruption in communes, wards, towns, regulatory agencies, public service providers and State enterprises.

2. If necessary, the chairman of the People’s Committees of the commune-level, ward-level, town-level, the head of regulatory agencies, public service providers or state enterprises will assign the People’s Inspection Boards to verify certain cases.

3. If necessary, the regulatory agencies must request the People’s Inspection Boards’ representatives to oversee the compliance with anti-corruption laws in communes, wards, towns, regulatory agencies, public service providers, State enterprises. The People’s Inspection Boards must provide information as well as designate their personnel upon request

Article 22. The People’s Inspection Boards’ supervision

The People’s Inspection Boards must supervise the compliance with anti-corruption laws by:

1. Taking suggestions of the people, officials and employees regarding possible cases of corruption; directly collecting information, documents regarding the compliance with anti-corruption laws of the competent agencies, organizations and individuals in charge in communes, wards, towns and of the regulatory agencies, public service providers, state enterprises.

2. Detecting violations of the competent agencies, organizations and individuals in charge in communes, wards, towns and of the regulatory agencies, public service providers, state enterprises

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 23. The People’s Inspection Boards’ power during supervising the compliance with anti-corruption laws

1. While supervising the compliance with anti-corruption laws, the People’s Inspection Boards have the rights to request the Presidents of the People's Councils, Chairmen of the People’s Committees of the communes, wards, towns or the head of the regulatory agencies, public service providers and state enterprises to provide information, documents regarding the supervision.

2. If detecting violations and/or offenders, the People’s Inspection Boards must request the Presidents of the People's Councils, Chairmen of the People’s Committees of the communes, wards, towns or the head of the regulatory agencies, public service providers, state enterprises or the competent agencies, organizations, individuals to consider and handle the cases.

3. Within 15 days from the day receiving the requests, the recipient must consider, handle and report the result to the People’s Inspection Boards. If the requests are not considered, handled or fully solved, the People’s Inspection Boards shall request the Presidents of the People's Councils, Chairmen of the People’s Committees of the wards, districts, towns of the provinces or request the direct superior of the head of the regulatory agencies, public service providers, state agencies or other competent agencies, organizations, individuals to consider and handle the cases.

Chapter 6:

THE RESPONSIBILITIES OF THE PEOPLE IN ANTI-CORRUPTION

Article 24. The responsibilities of the people for anti-corruption

1. Stringently complying with anti-corruption laws; criticizing, opposing the offender; reporting the violations to the People’s Inspection Boards so as to have the cases transferred and handled by the competent authorities in compliance with regulations and law; collaborating with the competent agencies, organizations or individuals in verifying the violations upon request.

2. Requesting the competent authorities to amend and improve the procedures, policies regarding anti-corruption laws; collaborating with the competent authorities to finalize legislative documents regarding anti-corruption laws.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. When reporting corruption, the informant must state his/her full name, address and details of the corruption case and provide relevant information and documents.

The informant will be protected by the competent authorities from the intimidation, revenge, defamation resulting from the denunciation.

2. The provision, handling of information about corruption and protection of safety for the informants shall comply with the Law on Anti-Corruption, the Law on Complaints and Denunciations, Decree No. 120/2006/ND-CP dated October 20, 2006 of the Government on elaboration to a number of Articles of The Law on Anti-Corruption.

Article 26. Fighting against corruption by contacting the People’s Inspection Boards or organizations which the people participate to.

1. The people at the communes, wards, towns and the officials, public employees, employees in the regulatory agencies, public service providers, state enterprises upon detecting possible cases of corruption can:

a) contact the People’s Inspection Boards of the corresponding levels where they work or live;

b) contact the organizations to which they are members.

2. The report of the people, officials, public employees, employees on possible cases of corruption must be objective and honest.

3. The People’s Inspection Boards must receive the report on the possible cases of violations and request the Chairmen of the People’s Committees of the commune-level, ward-level, town-level or the head of the regulatory agencies, public service providers, state enterprise or competent agencies, organizations, individuals to consider and handle in compliance with regulations and law and supervise the implementation.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5. After receiving the report on the results of the violation sent by the competent agencies, organizations or individuals, the People’s Inspection Boards or the organizations to which the people are members must inform the people who delivered the reports about such results.

IMPLEMENTATION PROVISIONS

Article 27. Entry into force

This Decree comes into force after 15 days from the day it appears on the Official Gazette.

Article 28. Responsibility for implementation

Request the Standing Sub-Committee of the Presidium of the Central Committee of the Vietnamese Fatherland Front within their tasks and powers to provide guidelines on a number of issues relating the responsibilities for directing the organization and operation of the People’s Inspection Boards or collaborating with other State authorities in providing guidelines on this Decree.

Related ministers, heads of ministerial agencies, heads of Governmental agencies, Presidents of the People's Councils, Chairmen of the provincial People’s Committees, authorities, organizations, individuals are responsible for the implementation of this Decree./.

 

 

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Nghị định 47/2007/NĐ-CP ngày 27/03/2007 Hướng dẫn Luật phòng, chống tham nhũng về vai trò, trách nhiệm của xã hội trong phòng, chống tham nhũng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


20.717

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.179.120
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!