QUỐC HỘI
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Luật số:
72/2014/QH13
|
Hà Nội, ngày
27 tháng 11 năm 2014
|
LUẬT
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT SĨ QUAN QUÂN ĐỘI NHÂN
DÂN VIỆT NAM
Căn cứ Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
Quốc hội ban hành Luật sửa đổi, bổ sung một số
điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam số 16/1999/QH10 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều
theo Luật số 19/2008/QH12.
Điều 1
Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật sĩ quan Quân đội nhân dân Việt
Nam:
1. Sửa đổi, bổ sung Điều 11 như sau:
“Điều 11. Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục
Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy
Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh
Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội
Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh
Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng,
Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc
trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ
huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội
Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng,
Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng,
Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã,
thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy
quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng,
Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng,
Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh
tương đương với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do
Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các
điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”
2. Sửa đổi khoản 3 Điều 13 như sau:
“3. Hạn tuổi cao nhất
của sĩ quan giữ chức vụ chỉ huy, quản lý đơn vị quy định tại các điểm đ, e, g,
h, i, k và l khoản 1 Điều 11 của Luật này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định
nhưng không vượt quá hạn tuổi cao nhất của sĩ quan quy định tại khoản 1 Điều
này.”
3.
Sửa đổi, bổ sung Điều 15 như sau:
“ Điều 15. Cấp bậc
quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm
cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng;
Tổng Tham mưu trưởng;
Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc
Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc
phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá
sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng,
Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là
Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học
viện Quốc phòng;
c) Trung tướng, Phó Đô
đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy:
Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng,
Chính ủy Tổng cục; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ
Tư lệnh: Thủ đô Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh, Cảnh sát biển Việt Nam;
Giám đốc, Chính ủy các
học viện: Lục quân, Chính trị, Kỹ thuật quân sự, Hậu cần, Quân y;
Hiệu trưởng, Chính ủy
các trường sĩ quan: Lục quân I, Lục quân II, Chính trị;
Phó Giám đốc Học viện
Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng không quá ba; Phó Chính ủy
Học viện Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Trung tướng là một;
Cục trưởng các cục:
Tác chiến, Quân huấn, Quân lực, Dân quân tự vệ, Tổ chức, Cán bộ, Tuyên huấn,
Nhà trường, Tác chiến điện tử, Công nghệ thông tin, Cứu hộ - Cứu nạn, Đối ngoại;
Chánh Thanh tra Bộ Quốc
phòng; Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương là Phó Chánh án Tòa án nhân dân tối
cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát Quân sự Trung ương là Phó Viện trưởng Viện Kiểm
sát nhân dân tối cao;
Chánh Văn phòng Quân ủy
Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc phòng;
Viện trưởng Viện Chiến
lược quốc phòng;
Giám đốc Bệnh viện
Trung ương Quân đội 108;
d) Thiếu tướng, Chuẩn
Đô đốc Hải quân:
Tư lệnh, Chính ủy:
Quân đoàn, Binh chủng, Vùng Hải quân, Vùng Cảnh sát biển;
Cục trưởng các cục: Bảo
vệ an ninh Quân đội, Khoa học quân sự, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Quân y,
Điều tra hình sự, Tiêu chuẩn - Đo lường - Chất lượng, Dân vận, Chính sách, Kinh
tế, Cơ yếu, Doanh trại, Quản lý công nghệ, Bản đồ, Quân nhu, Xăng dầu, Vận tải,
Quân khí, Xe - Máy, Kỹ thuật binh chủng, Huấn luyện - Đào tạo, Phòng không Lục
quân, Trinh sát, Phòng chống ma túy, Quản lý kỹ thuật nghiệp vụ mật mã; các cục
11, 12, 16, 25 và 71;
Viện trưởng: Viện Khoa
học và Công nghệ quân sự, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Viện 26, Viện 70;
Giám đốc, Chính ủy các
học viện: Phòng không - Không quân, Hải quân, Biên phòng, Khoa học quân sự;
Giám đốc Học viện Kỹ
thuật Mật mã;
Tư lệnh các Binh đoàn
Quốc phòng - Kinh tế: 11, 12, 15, 16 và 18;
Tư lệnh, Chính ủy Bộ
Tư lệnh Bảo vệ Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh;
Chủ nhiệm Chính trị:
Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên phòng, Học viện Quốc phòng, Bộ Tổng Tham mưu,
Tổng cục Hậu cần, Tổng cục Kỹ thuật, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng, Tổng cục
II; Cục trưởng Cục Chính trị thuộc Tổng cục Chính trị;
Một Phó Tham mưu trưởng
là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Bộ Tham mưu Quân khu, Quân chủng, Bộ đội Biên
phòng;
Một Phó Chủ nhiệm
Chính trị là Bí thư hoặc Phó Bí thư Đảng ủy Cục Chính trị Quân khu, Quân chủng,
Bộ đội Biên phòng;
Tổng Biên tập Báo Quân
đội nhân dân, Tổng Biên tập Tạp chí Quốc phòng toàn dân;
Giám đốc Trung tâm
Phát thanh - Truyền hình Quân đội;
Tổng Giám đốc, một
Phó Tổng Giám đốc là Bí thư Đảng ủy Tập đoàn Viễn thông Quân đội;
Tổng Giám đốc Trung
tâm Nhiệt đới Việt - Nga;
Giám đốc: Bệnh viện
175, Bệnh viện 103, Viện Y học cổ truyền Quân đội, Viện Bỏng quốc gia;
Chủ nhiệm các khoa thuộc
Học viện Quốc phòng: Lý luận Mác - Lênin; Công tác Đảng, công tác chính trị;
Chiến lược; Chiến dịch;
Trợ lý Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng, Vụ trưởng Vụ Pháp chế, Chánh Văn phòng Bộ Tổng Tham mưu, Chánh Văn phòng
Tổng cục Chính trị;
Chức vụ cấp phó của cấp
trưởng quy định tại điểm c khoản này có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng,
số lượng như sau: của Chính ủy là một; của Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng,
Tư lệnh Quân khu không quá bốn; của Tư lệnh Quân chủng không quá sáu; của Tư
lệnh Bộ đội Biên phòng không quá năm; của Cục trưởng Cục Tác chiến, Cục Quân
huấn không quá ba; của Giám đốc Học viện Lục quân, Học viện Chính trị, Học viện
Kỹ thuật quân sự, Học viện Hậu cần, Học viện Quân y không quá ba; của Hiệu trưởng
Trường Sĩ quan Lục quân I, Trường Sĩ quan Lục quân II, Trường Sĩ quan Chính trị
không quá ba; của Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội,
Tư lệnh Bộ Tư lệnh thành phố Hồ Chí Minh, Tư lệnh Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển Việt
Nam, Chánh Thanh tra Bộ Quốc phòng không quá ba; của Cục trưởng Cục Quân lực,
Cục Dân quân tự vệ, Cục Tổ chức, Cục Cán bộ, Cục Tuyên huấn, Cục Nhà trường,
Cục Tác chiến điện tử, Cục Công nghệ thông tin, Cục Cứu hộ - Cứu nạn, Cục Đối
ngoại, Chánh án Tòa án Quân sự Trung ương, Viện trưởng Viện Kiểm sát
quân sự Trung ương, Chánh Văn phòng Quân ủy Trung ương - Văn phòng Bộ Quốc
phòng, Viện trưởng Viện Chiến lược quốc phòng không quá hai; của Giám đốc Bệnh
viện Trung ương Quân đội 108 là một;
đ) Đại tá:
Sư đoàn trưởng, Chính ủy
Sư đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng,
Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
Lữ đoàn trưởng, Chính ủy
Lữ đoàn;
e) Thượng tá:
Trung đoàn trưởng,
Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
g) Trung tá:
Tiểu đoàn trưởng,
Chính trị viên Tiểu đoàn;
h) Thiếu tá:
Đại đội trưởng, Chính
trị viên Đại đội;
i) Đại uý:
Trung đội trưởng.
2. Phó Chủ nhiệm và Ủy
viên chuyên trách Ủy ban Kiểm tra Quân ủy Trung ương có cấp bậc quân hàm cấp tướng
thực hiện theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
3. Sĩ quan Quân đội
nhân dân biệt phái là Ủy viên Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh
của Quốc hội hoặc được bổ nhiệm chức vụ Tổng cục trưởng hoặc tương đương có
cấp bậc quân hàm cao nhất là Thiếu tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt
phái là Phó Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội hoặc
được bổ nhiệm chức vụ Thứ trưởng hoặc tương đương có cấp bậc quân hàm cao
nhất là Trung tướng; sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái có chức vụ cao
hơn được thăng quân hàm cấp tướng theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
4. Cấp bậc quân hàm
cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tướng của đơn vị thành lập
mới do Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định.
5. Cấp bậc quân hàm
cao nhất đối với chức vụ, chức danh của sĩ quan là cấp tá, cấp úy còn lại do Bộ
trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”
4. Sửa đổi, bổ sung Điều 17 như
sau:
“Điều 17. Thăng
quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ
1. Sĩ quan tại ngũ được
thăng quân hàm khi có đủ các điều kiện sau đây:
a) Đủ tiêu chuẩn theo
quy định tại Điều 12 của Luật này;
b) Cấp bậc quân hàm hiện
tại thấp hơn cấp bậc quân hàm cao nhất quy định đối với chức vụ, chức danh đang
đảm nhiệm;
c) Đủ thời hạn xét
thăng quân hàm quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Thời hạn xét thăng
quân hàm đối với sĩ quan tại ngũ được quy định như sau:
Thiếu úy lên Trung úy:
|
2 năm;
|
Trung úy lên Thượng
úy:
|
3 năm;
|
Thượng úy lên Đại
úy:
|
3 năm;
|
Đại úy lên Thiếu tá:
|
4 năm;
|
Thiếu tá lên Trung
tá:
|
4 năm;
|
Trung tá lên Thượng
tá:
|
4 năm;
|
Thượng tá lên Đại
tá:
|
4 năm;
|
Đại tá lên Thiếu tướng,
Chuẩn Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thiếu tướng, Chuẩn Đô
đốc Hải quân lên Trung tướng, Phó Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Trung tướng, Phó Đô đốc
Hải quân lên Thượng tướng, Đô đốc Hải quân tối thiểu là 4 năm;
Thượng tướng, Đô đốc Hải
quân lên Đại tướng tối thiểu là 4 năm;
Thời gian sĩ quan học
tập tại trường được tính vào thời hạn xét thăng quân hàm.
3.
Tuổi của sĩ quan tại ngũ xét thăng quân hàm từ cấp bậc Đại tá lên Thiếu tướng,
Chuẩn Đô đốc Hải quân không quá 57, trường hợp cao hơn khi có yêu cầu theo quyết
định của Chủ tịch nước.
4.
Sĩ quan tại ngũ lập thành tích đặc biệt xuất sắc thì được xét thăng quân hàm vượt
bậc, nhưng không vượt quá cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ, chức danh
sĩ quan đang đảm nhiệm.”
5. Sửa đổi, bổ sung Điều 25 như
sau:
“Điều 25. Thẩm quyền
quyết định đối với sĩ quan
1. Thẩm quyền bổ nhiệm,
miễn nhiệm, cách chức, phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan được
quy định như sau:
a) Chủ tịch nước bổ
nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Tổng Tham mưu trưởng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc, Phó Đô đốc, Đô đốc
Hải quân;
b)
Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức Thứ trưởng; Phó Tổng Tham
mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc
phòng; Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục; Tư lệnh, Chính ủy
Quân khu; Tư lệnh, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh, Chính ủy Bộ đội Biên phòng; Tư
lệnh, Chính ủy Cảnh sát biển Việt Nam; Trưởng Ban Cơ yếu Chính phủ và các chức
vụ khác theo quy định của cấp có thẩm quyền;
c) Bộ trưởng Bộ Quốc
phòng bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức các chức vụ và phong, thăng, giáng, tước
các cấp bậc quân hàm còn lại và nâng lương sĩ quan;
d) Việc bổ nhiệm, miễn
nhiệm, cách chức các chức vụ thuộc ngành Kiểm sát, Toà án, Thi hành án trong
quân đội được thực hiện theo quy định của pháp luật.
2. Cấp có thẩm quyền
quyết định bổ nhiệm đến chức vụ nào thì có quyền miễn nhiệm, cách chức, giáng
chức, quyết định kéo dài thời hạn phục vụ tại ngũ, điều động, biệt phái, giao
chức vụ thấp hơn, cho thôi phục vụ tại ngũ, chuyển ngạch và giải ngạch sĩ quan
dự bị đến chức vụ đó.”
6. Bổ sung Điều 25a vào sau Điều 25 như
sau:
“Điều 25a. Trình tự,
thủ tục phong, thăng, giáng, tước quân hàm đối với sĩ quan
1. Thủ tướng Chính phủ
trình Chủ tịch nước phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, Chuẩn Đô đốc,
Phó Đô đốc, Đô đốc Hải quân.
Việc thăng, giáng, tước
quân hàm cấp tướng của sĩ quan Quân đội nhân dân biệt phái theo đề nghị của cơ
quan, tổ chức, đơn vị nơi được cử đến biệt phái và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng.
2. Trình tự, thủ tục
phong, thăng, giáng, tước cấp bậc quân hàm đối với sĩ quan cấp tá, cấp úy và
nâng lương sĩ quan do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.”
7. Sửa đổi, bổ sung khoản 1 và khoản 7 Điều 31 như sau:
“1.
Chế độ tiền lương và phụ cấp do Chính phủ quy định; bảng lương của sĩ quan được
tính theo chức vụ, chức danh đảm nhiệm và cấp bậc quân hàm phù hợp với tính chất,
nhiệm vụ của quân đội là ngành lao động đặc biệt; phụ cấp thâm niên được tính
theo mức lương hiện hưởng và thời gian phục vụ tại ngũ. Sĩ quan được hưởng phụ
cấp, trợ cấp như đối với cán bộ, công chức có cùng điều kiện làm việc và phụ cấp,
trợ cấp có tính chất đặc thù quân sự;”
“7.
Được hưởng phụ cấp nhà ở; được hưởng chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội, được bảo
đảm nhà ở công vụ theo quy định của pháp luật.”
Điều
2
Luật
này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2015.
Các quy định về phong,
thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng; bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức, giáng
chức các chức vụ có quân hàm cao nhất là cấp tướng có hiệu lực thi hành từ thời
điểm Luật này được công bố.
Điều
3
Chính
phủ, cơ quan có thẩm quyền quy định chi tiết các điều, khoản được giao trong Luật.
Luật này đã được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội
chủ nghĩa Việt Nam khóa XIII, kỳ họp thứ 8 thông qua ngày 27 tháng 11 năm 2014.
|
CHỦ TỊCH QUỐC
HỘI
Nguyễn Sinh Hùng
|