BỘ
Y TẾ-TỔNG CÔNG ĐOÀN VIỆT NAM
********
|
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số:
33-TT/LB
|
Hà
Nội , ngày 25 tháng 6 năm 1987
|
THÔNG TƯ LIÊN BỘ
CỦA BỘ Y TẾ - TỔNG CÔNG ĐOÀN SỐ 33-TT/LB NGÀY 25-6-1987 QUY
ĐỊNH VỀ THỜI GIAN NGHỈ VIỆC ĐƯỢC HƯỞNG TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THAY LƯƠNG ĐỐI VỚI
CÁN BỘ, CÔNG NHÂN VIÊN CHỨC MẮC CÁC BỆNH CẦN CHỮA DÀI NGÀY.
Ngày 1 tháng 1 năm 1986, Hội đồng
Bộ trưởng có Quyết định số 133-HĐBT bổ sung,
sửa đổi một số điểm về chế độ ốm đau, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đối với
cán bộ, công nhân viên chức.
Căn cứ Điều 3 của
Quyết định trên, nay Bộ Y tế và Tổng công đoàn Việt Nam quy định thời gian
nghỉ việc được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương đối với công nhân viên
chức mắc bệnh cần chữa dài ngày như sau:
I.
ĐỐI TƯỢNG THI HÀNH
1.
Công nhân viên chức mắc các bệnh sau đây cần phải nghỉ việc để chữa bệnh dài
ngày:
a. Bệnh lao các loại.
b. Bệnh tâm thần.
c. Bệnh sang chấn hệ thần kinh,
động kinh.
d. Suy tim mãn, tâm phế mãn.
đ. Bệnh phong (cùi).
e. Thấp khớp mãn có biến chứng
phần xương cơ khớp.
g. Ung thư các loại ở tất cả các
phủ tạng.
h. Các bệnh về nội tiết.
i. Di chứng do tai biến mạch máu
não.
k. Di chứng do vết thương chiến
tranh.
l. Di chứng do phẫu thuật và tai
biến điều trị.
2. Công nhân viên chức bị suy
nhược cơ thể do bị tra tấn tù đày trong hoạt động cách mạng.
3. Công nhân viên chức mắc các bệnh
mãn tính, bệnh xã hội khác phải nghỉ việc vặt nhiều lần để chữa bệnh trong năm
thì thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay lương được tính như các bệnh
thông thường đã quy định tại Thông tư số 77-TT/TCĐ ngày 10-12-1986 của Tổng
công đoàn Việt Nam hướng dẫn thi hành Quyết định số 133-HĐBT ngày 1-11-1986 của Hội đồng Bộ trưởng.
II.
THỜI GIAN VÀ MỨC TRỢ CẤP BẢO HIỂM XÃ HỘI THAY LƯƠNG TRONG THỜI GIAN NGHỈ VIỆC ĐỂ
ĐIỀU TRỊ BỆNH.
1. Thời
gian hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội thay ương:
Thời
gian công tác (Tính theo năm dương lịch)
|
Mức
trợ cấp tính trên lương chính và các khoản phụ cấp ổn định (nếu có)
|
Thời
gian được hưởng trợ cấp tối đa
|
1 năm đến 5 năm
|
75%
|
12
tháng
|
5 năm đến 10 năm
|
80%
|
18
tháng
|
10 năm đến 15 năm
|
85%
|
18
tháng
|
15 năm đến 20 năm
|
90%
|
24
tháng
|
trên 20 năm
|
95%
|
36
tháng
|
Công nhân viên chức
là thương binh (được cấp sổ trợ cấp thương tật) và thuộc đối tượng quy định tại
điểm 2, mục I không kể thời gian công tác đều được hưởng thời gian trợ cấp ốm
đau tối đa là 36 tháng.
2. Cán bộ, công nhân viên chức
trong đối tượng được nghỉ dài ngày, khi hết thời gian được hưởng trợ cấp bảo hiểm
xã hội thay lương theo quy định trên mà vẫn còn phải tiếp tục điều trị, điều dưỡng
thì chuyển sang hưởng trợ cấp bảo hiểm xã hội một khoản tiền ổn định theo quy định
tại điều 3 của Quyết định số 133-HĐBT.
III.
CÁCH TÍNH THỜI HẠN TRỢ CẤP.
1. Công nhân viên
chức mắc các bệnh cần nghỉ việc dài ngày để chữa bệnh, có thời gian nghỉ việc
liên tục thì thời gian nghỉ ốm tính từ ngày nghỉ việc để điều trị, điều dưỡng.
2. Công nhân viên chức có thời
gian nghỉ ốm không liên tục (tức là thời gian nghỉ điều trị, điều dưỡng bệnh từng
đợt) thì tính như sau:
a) Công nhân viên chức có thời hạn
được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là 12 tháng và 18 tháng thì thời gian nghỉ ốm
tính cộng dồn trong 2 năm (Cộng tổng số ngày nghỉ ốm để điều trị điều dưỡng nội
ngoại trú trong mẫu C2 của hồ sơ quản lý sức khoẻ).
b) Công nhân viên chức có thời hạn
được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là 24 tháng, thời gian nghỉ ốm tính cộng dồn
trong mẫu C2 của hồ sơ quản lý sức khoẻ trong 3 năm.
c) Công nhân viên chức có thời hạn
được hưởng trợ cấp ốm đau tối đa là 36 tháng thì thời gian nghỉ ốm tính cộng dồn
trong mẫu C2 của hồ sơ quản lý sức khoẻ trong 4 năm.
IV.
TỔ CHỨC THI HÀNH
1. Trường hợp cán bộ,
công nhân viên chức nhà nước mắc các bệnh cần nghỉ việc dài ngày theo quy định
tại mục I:
a) Các bệnh viện, các viện điều
dưỡng thu nhận vào điều trị, điều dưỡng nội trú.
b) Nếu xét thấy không cần phải nằm
điều trị nội trú, các bệnh viện, các phòng khám, các trạm chuyên khoa phối hợp
với trạm y tế cơ sở lập hồ sơ cho điều trị ngoại trú. Hồ sơ điều trị ngoại trú
phải có đầy đủ hồ sơ bệnh án, phiếu điều tri, các phiếu xét nghiệm lâm sàng và
các phiếu khám chuyên khoa khác nếu có. Sau mỗi đợt điều trị, tuỳ theo từng trường
hợp bệnh tật cụ thể, từ 15 đến 30 ngày hoặc từ 2 đến 3 tháng phải tổ chức hội
chẩn để đánh giá kết quả trong quá trình điều trị, các thành viên tham gia hội
chẩn gồm có:
- 1 lãnh đạo bệnh viện hoặc
phòng khám đa khoa hay trạm chuyên khoa.
- 1 y bác sỹ được phân công theo
dõi bệnh nhân.
- 1 y bác sỹ phụ trách trạm y tế
cơ sở...
Sau mỗi đợt sơ kết hoặc tổng kết
đợt điều trị, hồ sơ bệnh án điều trị ngoại trú này phải được sao chép đầy đủ
vào mẫu C2 và được lưu trữ trong túi hồ sơ quản lý sức khoẻ của công nhân viên
chức.
2. Trường hợp công nhân viên chức
mắc các bệnh quy định trên đã nghỉ việc hết thời hạn hưởng trợ cấp theo tỷ lệ %
lương, hội đồng sức khoẻ cơ sở trực tiếp trao đổi với bệnh viện - Phòng khám bệnh
đa khoa hoặc trạm chuyên khoa giải quyết theo hướng sau đây:
- Nếu tình trạng bệnh tật ổn định,
sức khoẻ tiến triển tốt, có thể trở lại công tác, sản xuất được thì tiếp tục giải
quyết điều trị, điều dưỡng, nhưng tối đa không được vượt quá 12 tháng nữa.
- Sau quá trình điều trị, điều
dưỡng, nếu tình trạng bệnh tật không ổn định, sức khoẻ xấu đi mà đã hết thời hạn
hưởng trợ cấp thay lương như đã nói ở trên thì giới thiệu ra hội đồng giám định
y khoa giải quyết theo chế độ hiện hành.
Thông tư này có hiệu lực từ ngày
ban hành, những điều đã quy định trước đây trái với Thông tư này đều bãi bỏ.
Hoàng
Tỉnh
(Đã
ký)
|
Phạm
Song
(Đã
ký)
|