Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1119/QĐ-UB Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Tỉnh Bình Phước Người ký: Nguyễn Tấn Hưng
Ngày ban hành: 15/07/1997 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH PHƯỚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1119/QĐ-UB

Bình Phước, ngày 15 tháng 7 năm 1997

 

QUYẾT ĐỊNH

V/V BAN HÀNH QUY ĐỊNH THỰC HIỆN GIAO KHOÁN ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG LÂM NGHIỆP, NUÔI TRỒNG THỦY SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

- Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND (sửa đổi) ngày 21 tháng 6 năm 1994?

- Căn cứ nghị định 01/CP ngày 04/1/1995 của Chính Phủ han hành bản quy định về việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước.

- Xét đề nghị của Sở NN-PTNT và sau khi thông qua ý kiến đóng góp của các Sở, Ban, Ngành.

QUYẾT ĐỊNH

Điều I: Ban hành kèm theo quyết định này quy định về việc thực hiện giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất Nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước, trên địa bàn Tỉnh Bình Phước.

Điều II: Các ông Chánh Văn Phòng UBND Tỉnh, CT UBND các Huyện, Giám Đốc Sở NN-PTNT, Chi Cục Trưởng Chi Cục Kiểm Lâm, Giám Đốc các doanh nghiệp Nhà nước và Thủ Trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quyết định này.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 

 

Nơi nhận:
- Văn phòng CP}
- Bộ NN-PTNT} (thay b/c).
- TTTU, TT. HĐND}
- Các Sở, Ban Ngành, Đoàn thể, Báo-Đài.
- UBND các Huyện
- Các LT, Công Ty cao su trong Tỉnh.
- LĐVP, các CV.
- Lưu VT.

T/M ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH





Nguyễn Tấn Hưng

 

QUY ĐỊNH

VỀ VIỆC THỰC HIỆN GIAO KHOÁN ĐẤT SỬ DỤNG VÀO MỤC ĐÍCH SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP, NUÔI TRÔNG THỦY SẢN TRONG CÁC DOANH NGHIỆP NHÀ NƯỚC
(Ban hành kèm theo quyết định số 1119/QĐ-UB ngày 15 tháng 7 năm 1997 của UBND Tnh Bình Phước).

Chương I

NGUYÊN TẮC CHUNG

Thực hiện giao khoán đất là biện pháp ca Nhà nước nhằm tận dụng hết quỹ đất đai được giao cho các Doanh nghiệp Nhà nước, nhưng do năng lực sản xuất của Doanh nghiệp Nhà nước còn nhiều khó khăn. Quy định này căn cứ vào nghị định số: 01/CP ngày 04/01/1995 của Chính Phủ.

Điều I: Đối tượng thực hiện giao khoán đất Nông, Lâm, nuôi trông thủy sản.

Doanh nghiệp Nhà nước thực hiện giao khoán đất trong quy định này là các nông lâm trường, công ty, trung tâm, trạm trại trực tiếp sản xuất nông lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền giao đất.

Điều II: Căn cứ để giao khoán:

1) Quỹ đất đã được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền quyết định giao quyền sử dụng đất hoặc giao ranh giới sử dụng đất vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản cho bên giao khoán.

2) Phi có dự án 327, dự án đầu tư, dự án khả thi hoặc phương án sản xuất tổng thể và hồ sơ thiết kế cụ thể hàng năm đã được cấp thẩm quyền phê duyệt.

3) Vốn và lao động của bên nhận khoán.

4) Các chính sách đầu tư, hỗ trợ bằng vốn của Nhà nước và các chính sách lao động-xã hội có liên quan.

Chương II

QUY ĐỊNH CÁC LOẠI ĐẤT, ĐỐI TƯỢNG, HẠN MỨC, DIỆN TÍCH TRỒNG CÂY LÂM NGHIỆP, CHÍNH SÁCH GIAO NHẬN KHOÁN

Điều 3: Các loại đất được giao khoán:

1) Đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch 2 loại rừng:

+ Rừng sản xuất

+ Rừng phòng hộ

(Đối với đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch rừng đặc dụng sẽ có quy định riêng).

Đất lâm nghiệp trong quy định này phải là đất không có rừng theo phân loại của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

2) Đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, cây hàng năm.

3) Đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản.

Điều 4: Bên nhận khoán gồm các đối tượng theo thứ tự ưu tiên sau:

1) Hộ gia đình, cá nhân là công nhân, viên chức đang làm việc (hoặc đã nghhưu, nghmất sức) cho bên giao khoán, và thành viên trong gia đình họ đến tuổi lao động có nhu cầu nhận khoán.

2) Hộ gia đình, cá nhân cư trú hợp pháp ti địa phương được chính quyền địa phương (xã, phường hoặc thị trấn) xác nhn.

3) Cán bộ, công chức viên chức, hộ gia đình thuộc tỉnh Bình Phước.

4) Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân ở các địa phương khác nếu có nhu cầu sử dụng đất và có vốn đầu tư vào sản xuất theo đúng quy hoạch của bên giao khoán.

Điều 5:

- Hình thức giao khoán trong quy định này là bên nhận khoán tự bỏ vốn đầu tư vào sản xuất.

- Đối với hình thức liên doanh, hợp tác kinh tế giữa bên giao và nhận khoán cùng thực hiện các bước như hình thức giao khoán.

- Các đơn vị tổ chức (mục 2, điều 6) đều phải thực hiện theo tinh thần nghị định số 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính Phủ (Nếu có nhu cầu sản xuất).

Điều 6: Hạn mức giao nhận khoán:

1) Hộ gia đình, cá nhân (thuộc đối tượng khoản 1, 2, 3, 4 điều 4): từ 10 ha trở xuống/hộ hoặc cá nhân.

2) Tổ chức (doanh nghiệp tư nhân, DN Nhà nước, tổ chức xã hội, lực lượng trang): từ 100 ha trở xuống/tổ chức. Nếu trồng cây hết diện tích đã nhận khoán có thẻ xét giao nhận khoán lần 2 theo hạn mức này.

3) Những diện tích giao khoán theo quyết định 4539/QĐ-UB ngày 19/12/1994 vẫn giữ nguyên như cũ, nêu thực hiện tốt hợp đồng giao khoán đất đã được ký kết và cấp thẩm quyền phê duyệt.

Điều 7:

1) Diện tích, mật độ trồng cây lâm nghiệp trên đất giao nhận khoán:

a- Đối với đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch rừng sản xuất:

- Diện tích trồng cây lâm nghiệp chiếm tối thiểu 20% so với tổng diện tích giao nhận khoán.

- Mật độ trồng cây lâm nghiệp: tối thiểu 500 cây/ha.

b - Đối với đất lâm nghiệp nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ cấp 2,3.

- Phòng hộ cấp 2: Diện tích trồng cây lâm nghiệp chiếm tối thiểu 50% so với tổng diện tích đất giao nhận khoán.

- Phòng hộ cấp 3: Diện tích trồng cây lâm nghiệp chiếm tối thiểu 30% so với tổng diện tích đất giao nhận khoán.

Mật độ trồng cây lâm nghiệp trong vùng phòng hộ thực hiện theo đúng tinh thần quyết định 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Trên những diện tích rừng phòng hộ, phải thực hiện trồng cây lâm nghiệp hn loại, ti thiểu là 2 loại cây, không được trồng thuần loại (1 loại cây).

2) Loại cây trông lâm nghiệp:

- Trên đất sản xuất: cây gỗ lớn có chu kỳ kinh doanh trên 20 năm.

- Trên đất phòng hộ: cây gỗ ln (có chu kỳ kinh doanh trên 20 năm) xen cây gỗ nhỏ (có chu kỳ kinh doanh dưới 20 năm).

3) Tất cnhững diện tích trồng cây lâm nghiệp phải được bố trí trông tập trung theo lô, khoảnh.

Điều 8:

Đối với đất rừng nằm trong quy hoạch rừng phòng hộ cấp 1 (rất xung yếu): không thực hiện giao nhận khoán theo quy định này cũng như nghị định 85/CP, chỉ được thực hiện giao khoán theo quyết định 202/TTg và 556/TTg của Thủ tướng Chính phủ.

Điều 9: Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm và cây hàng năm:

1) Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây lâu năm:

a- Đất đã trồng cây lâu năm: đất đã trồng cây lâu năm có vốn đầu tư từ nguồn vốn của Nhà nước thì kết hợp giao khoán đất với giao khoán vườn cây; Bên giao khoán phải xác định đúng giá trị đầu tư vườn cây để giao khoán gọn theo chu kỳ kinh doanh của cây trồng. Bên nhận khoán phải hoàn trả đầy đgiá trị vườn cây cho bên giao khoán theo hợp đồng.

Việc xác định giá trị vườn cây phải trên nguyên tc bảo toàn tổng số vốn được Nhà nước giao kết hợp với thực trạng vườn cây tại thời điểm giao khoán.

b- Đối với đt trng mới cây lâu năm:

- Bên giao khoán được sử dụng nguồn vốn vay của Nhà nước và các nguồn vốn vay khác để cho bên nhận khoán vay lại để trồng cây, nuôi trồng thủy sản và bên nhận khoán phải hoàn trả lại các nguồn vốn vay cho bên giao khoán theo hợp đồng; hoặc trực tiếp tổ chức trồng mới cây lâu năm, sau đó thực hiện giao khoán theo quy định tại khoản 1 điểm a của điều này.

- Trong trường hợp hộ gia đình, cá nhân được Nhà nước quy hoạch giao đất để trồng cây lâu năm trên đất trng, nhưng việc trồng mới có khó khăn thì doanh nghiệp Nhà nước có thể cho nhận vốn vay của Nhà nước hoặc các nguồn vốn vay khác để cùng các hộ gia đình, cá nhân tổ chức trồng cây lâu năm trên đất đó, khi trồng xong, doanh nghiệp Nhà nước giao khoán lại vườn cây cho hộ gia đình, cá nhân. Hộ gia đình, cá nhân được nhận khoán vườn cây phải hoàn trả lại vốn của doanh nghiệp đã đầu tư theo hợp đồng.

2) Giao khoán đất nông nghiệp trồng cây hàng năm:

a- Đất trồng cây hàng năm trong quy hoạch được nhà nước đầu tư, hỗ trợ để tạo vùng nguyên liệu cho công nghiệp chế biến hoặc để sản xuất nông sản hàng hóa cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu thì việc giao khoán đất gắn với thực hiện chính sách đầu tư, hỗ trợ, cho vay vốn, dịch vụ kỹ thuật và mua sản phẩm theo hợp đồng.

b- Đất trồng cây hàng năm có diện tích nhỏ, phân tán và đất đồng cỏ, cải tạo đất trồng có không thuộc quy định tại khoản 2 điểm a điều này- thì giao cho bên nhận khoán tự đầu tư và tiêu thụ sản phẩm.

Điều 10: Giao khoán đất có mặt nước nuôi trồng thủy sản:

1) Đất có mặt nước nuôi trông thủy sản do vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước.

a- Bên giao khoán xác định giá trị công trình, vật nuôi trên đất có mặt nước để giao. Bên nhận khoán phải hoàn trả giá trị công trình, vật nuôi cho bên giao khoán theo hợp đồng. Việc xác định giá trị công trình, vật nuôi phi theo nguyên tắc bo toàn tổng số vốn Nhà nước giao kết hợp với thực trạng công trình vật nuôi tại thời điểm giao khoán.

b- Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô nhỏ thực hiện giao khoán cho hộ gia đình, cá nhân theo hợp đồng.

c- Ao, hồ, đầm và mặt nước khác có quy mô lớn hoặc có liên quan chặt chẽ với nhau nếu không giao khoán được cho một hộ gia đình thì có thể giao khoán cho nhóm hộ hoặc tổ chức thích hợp.

d- Mặt nước chuyên dùng cho ươm, nuôi con giống đặc sản, giống mới và các công trình sản xuất con giống đòi hỏi kỹ thuật cao và quản lý chặt chẽ để đảm bo cht lượng con giống thì giao khoán cho nhóm lao động, hoặc tổ kỹ thuật.

2) Đất có mặt nước, không do vốn đầu tư từ nguồn của Nhà nước thì bên giao khoán có thể giao khoán bằng hình thức đấu thầu cho hộ gia đình, nhóm hộ gia đình, tổ chức, cá nhân để sản xuất kinh doanh theo hợp đồng.

Điều 11:

Các hồ có mặt nước lớn thuộc công trình thủy lợi, thủy điện, ao hồ trong các công viên, vườn quốc gia kết hợp nuôi trồng thủy sản thì do Bộ thủy sản quy định.

Chương III

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA BÊN GIAO KHOÁN VÀ BÊN NHẬN KHOÁN. (LIÊN DOANH, HỢP TÁC KINH TẾ)

Điều 12: Nghĩa vụ và quyền của bên giao khoán:

1) Nghĩa vụ của bên giao khoán:

a- Xác định rõ ràng vị trí ranh giới, diện tích và hiện hạng đất giao khoán trên bản đồ và trên thực địa.

b- Thực hiện công tác khuyến lâm, khuyến nông, tiêu thụ và chế biến sản phẩm để tạo điều kiện thuận lợi cho bên nhận khoán chủ động sản xuất.

c- Thực hiện các chính sách về đầu tư, hỗ trợ, bảo hộ, bảo hiểm xã hội theo pháp luật quy định.

d- Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên nhận khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

2) Quyền của bên giao khoán:

a- Hướng dẫn, kiểm tra bên nhận khoán việc thực hiện hợp đồng khoán, bảo đảm thực hiện đúng pháp luật về đất đai.

b- Khi bên nhận khoán vi phạm hợp đồng thì bên giao khoán căn cứ vào mức độ vi phạm để quyết định bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng và phải chịu trách nhiệm về quyết định đó.

c- Trong thời hạn tối đa 1 năm (tính từ ngày ký hợp đồng khoán), nếu bên nhận khoán chưa đưa hết diện tích đất nhận khoán vào trồng cây Công lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản thì bên giao khoán được phép thu hồi hoặc kiến nghị cấp thẩm quyền thu hồi lại những diện tích đất chưa đưa vào sản xuất.

Điều 13: Quyền và nghĩa vụ của bên nhận khoán:

1) Quyền của bên nhận khoán:

a- Chủ động sản xuất trên diện tích đất nhận khoán theo phương án sản xuất kinh doanh và thiết kế kỹ thuật cụ thể đã được phê duyệt (hoặc đơn xin) được hưởng thành quả lao động và kết quả đầu tư trên đất nhận khoán theo hợp đồng. Được nuôi, trồng xen theo hợp đồng và được hưởng toàn bộ sản phẩm nuôi trồng xen.

b- Được làm lán trại tạm để bảo vệ sản xuất, đào giếng nước, xây bể chứa nước, kênh dẫn nước, hố ủ phân chuồng, nuôi gia súc, gia cầm theo quy định của bên giao khoán.

c- Được bên giao khoán hoàn trả hoặc đền bù tài sản mà bên nhận khoán đã đầu tư trên đất nhận khoán trong các trường hợp:

- Khi bên nhận khoán chuyển đi nơi khác, chuyển sang làm nghề khác hoặc không còn khả năng lao động.

Bên giao khoán thu hồi lại một phần hoặc toàn bộ đất giao khoán để sử dụng vào mục đích khác được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cho phép.

d- Khi bên giao khoán vi phạm hợp đồng thì bên nhận khoán được bồi thường thiệt hại hoặc hủy bỏ hợp đồng tùy theo mức độ vi phạm của bên giao khoán.

e- Trường hợp bị thiên tai, rủi ro thì bên nhận khoán được xét miễn, giảm các khoản phải nộp cho bên giao khoán theo quy định pháp luật.

f- Khi chủ hộ nhận khoán chết thì người đại diện các thành viên trong hộ được tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán cho đến hết thời hạn giao khoán.

Trường hợp bên nhận khoán không còn thành viên nào có khả năng tiếp tục thực hiện hợp đồng khoán, thì bên giao khoán thu hồi lại đất để giao khoán cho người khác và bên giao khoán hoặc bên nhận khoán lại có trách nhiệm đền bù giá trị tài sản đã đầu tư trên đất thu hồi cho người thừa kế (ca chủ hộ nhận khoán đất đã chết), theo thỏa thuận của hai bên; nếu bên nhận khoán không còn người thừa kế thì các khoản đền bù trên được bổ sung vào quỹ phát triển sản xuất của bên giao khoán.

Do hoàn cảnh của bên nhận khoán không thể tiếp tục sản xuất đến hết thời hạn nhận khoán, thì được quyền chuyển nhượng thành quả lao động và kết quả đầu tư cho chủ thể khác sau khi thỏa thuận với bên giao khoán và được cấp thẩm quyền phê duyệt? Nhưng không được quyền chuyển nhượng, ủy quyền hợp đồng khi chưa có đầu tư gì trên đất nhận khoán.

2) Nghĩa vụ của bên nhận khoán:

a- Nộp cho bên giao khoán các khoản:

- Thuế sử dụng đất của diện tích nhận khoán, và các khoản khác theo quy định của Nhà nước.

b- Thanh toán với bên giao khoán các khoản vay bằng tiền, vật tư hoặc các khoản dịch vụ ứng trước (khảo sát, đo đạc, thiết kế, lập phương án sản xuất và kỹ thuật.... trình duyệt).

c- Sử dụng đất đúng mục đích, đúng quy hoạch của bên giao khoán, cải tạo và bồi dưỡng đất, không làm thoái hóa đất.

d- Chấp hành các quy định phòng chng sâu bệnh, dịch bệnh hại cây trồng, vật nuôi, phòng chữa cháy rừng.

e- Nếu vi phạm hợp đồng gây thiệt hại cho bên giao khoán thì phải bồi thường thiệt hại.

f- Trả lại đất nhận khoán, khi cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thu hồi theo quy định của pháp luật.

- Nếu vì một lý do gì, quá thời hạn quy định (1 năm) mà chưa đưa đất nhận khoán vào sản xuất (hoặc chưa sản xuất hết, trên diện tích nhận khoán ), thì bên nhận khoán phải hoàn trả lại cho bên giao khoán những diện tích chưa đưa vào sản xuất, tuyệt đối không được bao chiếm, sang nhượng trái phép trên những diện tích này

Điều 14: Đối với trường hợp liên doanh, hợp tác kinh tế:

Nội dung hợp đồng liên doanh, hợp tác kinh tế, cũng như quyền và nghĩa vụ của hai bên ký kết phải thực hiện theo đúng tinh thần nghị định 85/CP ngày 17/12/1996 của Chính phủ.

Chương IV

HỒ SƠ THỦ TỤC VÀ THẨM QUYỀN CÁC CẤP.

Điều 15:

1) Hồ sơ giao khoán gồm:

- Đơn xin nhận khoán (được chính quyền địa phương nơi thường trú xác nhận); Nếu diện tích < 10 ha: Trình bày sơ bộ biện pháp kỹ thuật trồng các loại cây trong đơn xin nhận khoán.

- Phương án sản xuất và hồ sơ thiết kế kỹ thuật cụ thể hàng năm của khu vực giao nhận khoán được cấp thẩm quyền phê duyệt (bản đồ kèm theo có tỷ lệ từ 1/5.000 đến 1/10.000).

- Hợp đồng giao nhận khoán

- Biên bản giao nhận đất ngoài thực địa.

- Hồ sơ giao khoán được lập cho từng đối tượng nhận khoán, không thể giải quyết trường hợp đại diện cho nhiều đối tượng, hoặc ủy quyền.

2) Hồ sơ giao nhận khoán được lập thành 4 bản, bên giao khoán:

01 bản; bên nhận khoán: 01 bản; UBND huyện: 01 bản và UBND xã sở tại: 01 bản.

Điều 16:

1) Thời gian giao nhận khoán được xác định trên từng loại đất, mục đích sử dụng, loại cây trồng và mặt nước nuôi trồng thủy sản được quy định như sau:

1.1/ Đất nông nghiệp:

a- Đất Nông nghiệp trồng cây lâu năm: Thời hạn giao khoán là 50 năm

b- Đất nông nghiệp trồng cây hàng năm: Thời hạn giao khoán là 20 năm

1.2/ Đất lâm nghiệp:

a- Đất lâm nghiệp quy hoạch cho rừng phòng hộ: thời hạn giao khoán là 50 năm

b- Đt lâm nghiệp quy hoạch cho rừng sản xuất: Theo hợp đng đối với từng loại cây trồng:

- Các loại keo: Thời hạn giao khoán là 10 năm

- Cây Sao, Dầu, v.v... Thời hạn giao khoán là 50 năm

- Cây xà cừ, quế: Thời hạn giao khoán là 25 năm

1.3/ Mặt nước nuôi trng thủy sản:

- Công trình có quy mô nhỏ: Thời hạn giao khoán là 20 năm.

- Các công trình khác: Thời hạn theo hợp đồng.

2) Đất lâm nghiệp giao khoán trồng cây lâm công nghiệp:

Sau khi khai thác sản phẩm cây lâm nghiệp, bên nhận khoán phải giao trả lại toàn bộ đất nhận khoán cho bên giao khoán. Nếu bên nhận khoán chưa thu hoạch hết toàn bộ sản phẩm cây công nghiệp, thì phải trồng lại cây lâm nghiệp trên diện tích đã thu hoạch sản phẩm cây lâm nghiệp, chu kỳ kinh doanh cây lâm nghiệp phải bằng thời gian kinh doanh còn lại của cây công nghiệp.

3) Đt nông nghiệp:

- Khi hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây mà thời hạn giao khoán đất vẫn còn thì bên nhận khoán vẫn được tiếp tục sử dụng diện tích đất đổ để sn xuất theo quy hoạch của bên giao khoán cho đến hết thời hạn giao khoán đất.

- Khi hết thời hạn giao khoán đất mà vườn cây vẫn chưa hết chu kỳ kinh doanh thì bên nhận khoán được tiếp tục nhận khoán đến hết chu kỳ kinh doanh của vườn cây.

4) Thi hạn giao khoán được tính từ ngày ký kết hợp đng, giao nhận khoán: Trong năm đầu tiên, bên nhn khoán phải đưa toàn bộ diện tích đất nhận khoán vào sản xuất. Khi hết thời hạn nhận khoán, nếu bên nhận khoán có nhu cầu thì có thể được hợp đồng nhận khoán tiếp diện tích đất đã nhận khoán trước đây (Theo quy hoạch của bên giao khoán hoặc của Nhà nước).

Điều 17: Cấp phê duyệt:

1) Phương án sản xuất kinh doanh tiểu khu: trình Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt.

2) Thiết kế kỹ thuật hàng năm: Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn phê duyệt những thiết kế có diện tích từ 10 ha trlên.

3) Sau khi có phương án SXKD và hồ sơ thiết kế kỹ thuật hàng năm được cp thẩm quyền phê duyệt, bên giao khoán và bên nhận khoán tiến hành ký kết hợp đồng.

4) Tất cả những hợp đng giao nhận khoán có diện tích từ 40 ha trở lên đều phải có Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và UBND xã sở tại xác nhận trước khi trình lên Huyện, Tỉnh phê duyệt.

- Đối với trường hợp bên nhận khoán là tổ chức, tập thể: trình tính phê duyệt hợp đồng giao nhận khoán.

- Đối với trường hợp bên nhận khoán là hộ gia đình, cá nhân: Trình huyện phê duyệt hợp đồng giao nhận khoán.

Chương VI

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 18:

Trường hợp các bên có tranh chấp nếu không thỏa thuận được thì gởi đơn kiện đến tòa án để giải quyết.

Điều 19:

- Chủ tịch UBND các huyện, Giám đốc Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Giám đốc Sở Địa chính, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, các doanh nghiệp Nhà nước, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan theo chức năng quyền hạn của mình, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện quy định này.

Những quy định trước đây trái với quy định này đều bãi bỏ./.

 

 

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 1119/QĐ-UB ngày 15/07/1997 về quy định thực hiện giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản trong doanh nghiệp Nhà nước do tỉnh Bình Phước ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


1.673

DMCA.com Protection Status
IP: 13.58.244.216
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!