Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo?

Cho hỏi trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ gì đối với công tác pháp chế trong năm học 2022-2023 được thực hiện như thế nào? - Câu hỏi của anh Chí tại Hà Nội.

Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo?

Căn cứ Mục I Công văn 5107/BGDĐT-PC năm 2022, xác định những nhiệm vụ chung trong năm học 2022 - 2023 về công tác pháp chế, bao gồm:

- Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế và thực hiện tốt các nhiệm vụ.

- Tiếp tục thể chế hóa các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục và đào tạo; phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời; nâng cao chất lượng công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (VBQPPL), đặc biệt là các văn bản dưới luật.

- Chủ động rà soát VBQPPL để đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế, kịp thời xử lý những nội dung mâu thuẫn, chồng chéo, bất cập hoặc không còn phù hợp với các văn bản cấp trên và tình hình phát triển kinh tế - xã hội. Chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023.

- Tăng cường công tác phổ biến giáo dục pháp luật (PBGDPL); thực hiện có chiều sâu, trọng tâm, trọng điểm, hiệu quả nhiệm vụ công tác PBGDPL; triển khai thực chất, bám sát các nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục năm 2022; tập trung tuyên truyền, phổ biến các luật và quy định pháp luật mới ban hành...; tổ chức Ngày Pháp luật Việt Nam.

- Đẩy mạnh hoạt động theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật về giáo dục để kiến nghị các biện pháp xử lý phù hợp, nhằm nâng cao hiệu quả công tác thi hành pháp luật.

Công tác pháp chế trong năm học 2022-2023: Sở Giáo dục và Đào tạo và cơ sở đào tạo có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ gì?

Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo? (Hình từ Internet)

Sở Giáo dục và Đào tạo các địa phương có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ gì về công tác pháp chế trong năm học 2022-2023?

Căn cứ tiểu mục 1 Mục II Công văn 5107/BGDĐT-PC năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 về công tác pháp chế đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo bao gồm các nhiệm vụ cụ thể sau:

Các Sở Giáo dục và Đào tạo tổ chức thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ được quy định tại Nghị định 55/2011/NĐ-CP, đồng thời tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau đây:

- Kiện toàn tổ chức pháp chế:

+ Kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế;

+ Phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan tổ chức bồi dưỡng kiến thức pháp luật và kỹ năng công tác pháp chế nhằm

+ Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấnchuyên môn, nghiệp vụ pháp chế.

- Về công tác xây dựng văn bản quy phạm pháp luật:

+ Nâng cao chất lượng công tác xây dựng VBQPPL; chủ trì soạn thảohoặc cử người tham gia soạn thảo các VBQPPL của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân.

+ Tham gia góp ý đầy đủ, có chất lượng đối với các dự thảo VBQPPL liên quan đến giáo dục; phối hợp triển khai nghiên cứu xây dựng Luật Nhà giáo, Luật Học tập suốt đời.

- Về công tác kiểm tra, xử lý; rà soát, hệ thống hóa VBQPPL:

+ Phối hợp với Sở Tư pháp trong công tác tự kiểm tra, xử lý VBQPPL trong lĩnh vực giáo dục do tỉnh ban hành;

+ Thực hiện tự kiểm tra, xử lý văn bản cá biệt có chứa quy phạm pháp luật do Sở Giáo dục và Đào tạo ban hành;

+ Rà soát VBQPPL nhằm phát hiện các quy định trái pháp luật, mâu thuẫn, chồng chéo, hết hiệu lực hoặc không còn phù hợp; hệ thống hóa VBQPPL kỳ 2019-2023;

+ Báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo về kết quả kiểm tra, xử lý VBQPPL có liên quan đến lĩnh vực giáo dục.

- Về công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 194/KH-BGDĐT năm 2022; tổ chức phổ biến kịp thời, thường xuyên chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước;

+ Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; chú trọng ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số.

+ Tổ chức hoạt động hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam 09/11;

- Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

+ Đẩy mạnh thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực giáo dục ở địa phương;

+ Tăng cường công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện các VBQPPL về giáo dục, các văn bản chỉ đạo của ngành; kết hợp chặt chẽ giữa công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật với tăng cường hoạt động kiểm tra việc thực hiện pháp luật; phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc kiểm tra, xử lý việc chấp hành pháp luật về giáo dục;

Các cơ sở giáo dục đại học có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ gì về công tác pháp chế trong năm học 2022-2023?

Căn cứ tiểu mục 2 Mục II Công văn 5107/BGDĐT-PC năm 2022, Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn nhiệm vụ năm học 2022 - 2023 về công tác pháp chế đối với các các cơ sở giáo dục như sau:

Thực hiện đầy đủ các nội dung đã được hướng dẫn tại Công văn 3878/BGDĐT-PC năm 2014, đồng thời tập trung thực hiện các nhiệm vụ sau đây:

Kiện toàn tổ chức, xây dựng đội ngũ người làm công tác pháp chế:

+ Tiếp tục kiện toàn, phát huy vai trò của tổ chức pháp chế;

+ Cử người làm công tác pháp chế tham gia các lớp bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ pháp chế;

+ Phối hợp khảo sát, xây dựng, đề xuất tiêu chuẩn người làm công tác pháp chế và mô hình tổ chức pháp chế.

- Về công tác tham mưu, tư vấn những vấn đề pháp lý liên quan đến tổ chức, quản lý và hoạt động của nhà trường:

+ Tham gia góp ý dự thảo VBQPPL, văn bản quản lý, điều hành; kiến nghị cơ quan có thẩm quyền trong việc sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản để bảo đảm phù hợp;

+ Tổ chức pháp chế chủ trì, phối hợp với các bộ phận liên quan tư vấn, tham mưu những vấn đề pháp lý trong tổ chức và hoạt động của nhà trường.

- Về công tác tuyên truyền, PBGDPL:

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch 194/KH-BGDĐT, tuyên truyền, phổ biến các văn bản chỉ đạo về đổi mới quản lý giáo dục; văn bản liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người dạy, người học và người lao động; các quy định mới liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo;

+ Đổi mới, đa dạng hóa các hình thức PBGDPL; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phương tiện điện tử, tin học;

+ Tiếp tục quan tâm tăng cường triển khai công tác PBGDPL và tổ chức hưởng ứng Ngày Pháp luật Việt Nam;

- Về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính:

+ Tổ chức thực hiện Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành; theo dõi tình hình thi hành pháp luật và quản lý công tác theo dõi thi hành pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;

- Tổ chức theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các VBQPPL của Nhà nước; văn bản quản lý, chỉ đạo, điều hành của nhà trường.

Công tác pháp chế
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học viện Tư pháp thông báo việc chiêu sinh lớp bồi dưỡng kỹ năng, nghiệp vụ về công tác pháp chế năm 2024 ra sao?
Pháp luật
Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn công tác pháp chế đối với nhiệm vụ năm học 2023-2024 như thế nào?
Pháp luật
Việc phối hợp trong công tác pháp chế giữa Vụ Pháp chế và các đơn vị thuộc Bộ Tài chính được thực hiện dựa trên nguyên tắc nào?
Pháp luật
Người làm công tác pháp chế bao gồm những ai? Người làm công tác pháp chế có bắt buộc phải có trình độ cử nhân luật không?
Pháp luật
Tiếp tục xây dựng và phát huy vai trò của tổ chức pháp chế, đội ngũ người làm công tác pháp chế đối với các Sở Giáo dục và Đào tạo?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công tác pháp chế
1,018 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công tác pháp chế
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: