Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?

Tôi muốn hỏi thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì? - câu hỏi của chị B.Y (Tây Ninh)

Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như sau:

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu kết nối các tuyến đường sắt nộp 01 bộ hồ sơ đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối trực tiếp hoặc gửi qua hệ thống bưu chính đến cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối, cụ thể :

- Bộ Giao thông vận tải đối với các tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng với đường sắt quốc gia;

- Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với:

+ Các tuyến đường sắt đô thị trên địa bàn quản lý;

+ Các tuyến đường sắt đô thị đi qua địa giới hành chính hai tỉnh trở lên trong trường hợp vị trí kết nối trên địa bàn quản lý.

- Cơ quan có thẩm quyền chấp thuận chủ trương kết nối tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ theo quy định, chậm nhất sau 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn cho tổ chức, cá nhân hoàn thiện;

- Thời hạn giải quyết hồ sơ: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, cơ quan có thẩm quyền có văn bản chấp thuận chủ trương kết nối. Trường hợp không chấp thuận phải có văn bản nêu rõ lý do.

Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì?

Thủ tục chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất như thế nào? Hồ sơ bao gồm những gì? (Hình từ Internet)

Hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm những gì?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt bao gồm:

(1) Văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối theo mẫu quy định;

(2) Quy hoạch xây dựng tuyến đường sắt đô thị, đường sắt chuyên dùng đề nghị kết nối được cấp có thẩm quyền phê duyệt;

(3) Bình đồ khu vực kết nối;

(4) Bình diện, trắc dọc đường sắt khu vực kết nối;

(5) Phương án kỹ thuật kết nối: đường sắt; hệ thống thông tin, tín hiệu đường sắt tại khu vực kết nối; trung tâm Điều hành giao thông vận tải; đấu nối không gian và đấu nối kỹ thuật với các công trình liên quan tại vị trí kết nối.

Số lượng hồ sơ chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt : 01 bộ.

Cơ quan nào có thẩm quyền giải quyết chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 quy định như sau:

Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:
- Cơ quan có thẩm quyền giải quyết: Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố;
- Cơ quan hoặc người có thẩm quyền được uỷ quyền hoặc phân cấp thực hiện: Không có;
- Cơ quan trực tiếp thực hiện thủ tục hành chính: Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố;
- Cơ quan phối hợp: Không.

Theo như quy định trên, cơ quan có thẩm quyền giải quyết chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt là Bộ Giao thông vận tải, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, thành phố.

Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt có dạng ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Mục 4 Thủ tục hành chính ban hành kèm theo Quyết định 994/QĐ-BGTVT năm 2023 có quy định mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt có dạng như sau:

Tải mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt: Tại đây.

Giao thông đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN GIAO THÔNG ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký kiểm tra chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo bệ môi trường phương tiện giao thông đường sắt gồm những gì?
Pháp luật
Vé hành khách theo hình thức vé cứng của tàu trên đường sắt quốc gia thì phải đảm bảo các điều kiện gì để hợp lệ?
Pháp luật
Người mua vé hành khách theo hình thức vé điện tử của tàu trên đường sắt quốc gia phải cung cấp những thông tin gì?
Pháp luật
Đường ngang chuyên dùng là gì? Chủ quản lý, sử dụng đường ngang chuyên dùng trên đường sắt có trách nhiệm gì?
Pháp luật
Chứng vật chạy tàu là gì? Trưởng dồn thực hiện hành vi dồn tàu ra khỏi giới hạn ga khi chưa có chứng vật chạy tàu cho đoàn dồn chiếm dụng khu gian bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Công lệnh tải trọng là gì? Ai có quyền quy định trình tự xây dựng, công bố công lệnh tải trọng trên đường sắt đô thị?
Pháp luật
Cầu chung là gì? Doanh nghiệp không tổ chức kết nối tín hiệu đường sắt, đường bộ tại khu vực cầu chung do mình quản lý thị bị phạt như thế nào?
Pháp luật
Không tổ chức xóa bỏ lối đi tự mở là vị trí nguy hiểm đối với an toàn giao thông đường sắt theo quy định thì tổ chức được giao nhiệm vụ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh kết cấu hạ tầng đường sắt quốc gia không lưu trữ hồ sơ tai nạn giao thông đường sắt thì bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Chủ tịch Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông đường sắt là ai và Hội đồng phân tích sự cố, tai nạn giao thông thực hiện nhiệm vụ, trách nhiệm như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao thông đường sắt
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
576 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao thông đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: