Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?

Cho hỏi thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Thông tư mới được hướng dẫn như thế nào? Câu hỏi của anh Minh đến từ Phú Yên.

Đối tượng được hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn?

Căn cứ theo Điều 36 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:

Đối tượng và nội dung hỗ trợ
1. Đối tượng
Người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế - xã hội trên địa bàn nông thôn của cả nước.
2. Nội dung
a) Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
b) Xây dựng chương trình, giáo trình đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng.
c) Xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật và danh mục thiết bị đào tạo tối thiểu trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.
d) Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề.
đ) Hỗ trợ bảo dưỡng, sửa chữa tài sản, mua sắm trang thiết bị, phương tiện đào tạo cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
e) Hỗ trợ đào tạo nghề cho lao động nông thôn trình độ sơ cấp, đào tạo nghề dưới 03 tháng.

Theo như quy định trên thì người dân, cộng đồng dân cư, người học trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp, doanh nghiệp, hợp tác xã và các tổ chức kinh tế xã hội tại nông thôn sẽ là đối tượng được hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động.

Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn theo Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH?

Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?

Tuyên truyền, tư vấn học nghề hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 37 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:

Tuyên truyền, tư vấn học nghề và việc làm; điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm
1. Nội dung hỗ trợ
a) Thông tin, tuyên truyền về đào tạo nghề, việc làm cho lao động nông thôn trên các phương tiện thông tin đại chúng, gồm:
Biên soạn, xây dựng và phát hành, in ấn các tài liệu, các ấn phẩm, tờ rơi tuyên truyền; các sản phẩm số, học liệu số và các sản phẩm như sổ tay, sách, các thiết bị đồ dùng văn phòng, vật phẩm mang tính chất lưu niệm có gắn với truyền thông; xuất bản sách chọn nghề, cẩm nang việc làm cho lao động nông thôn và các hoạt động khác có liên quan.
Xây dựng, tổ chức tuyên truyền, quảng bá hình ảnh về giáo dục nghề nghiệp thông qua các biển pa-nô, màn hình, đề-can, huy hiệu, biểu tượng tại các khu công cộng, nơi đông người qua lại, các ngã tư giao thông, đường quốc lộ, phương tiện giao thông; vật mang tin, các gian hàng, cửa hàng, cửa hiệu các phòng trưng bày.
Truyền thông thông qua các cơ quan thông tấn báo chí, đơn vị truyền thông, phương tiện thông tin đại chúng, như báo nói, báo hình, báo in, báo điện tử, trang thông tin điện tử, tạp chí, mạng xã hội; thông qua các tác phẩm báo chí, sản phẩm thông tin có tính chất báo chí, các video clip, sản phẩm truyền thông, bản tin, tập san, chuyên san, thông tin lưu động, triển lãm chuyên đề…
b) Tổ chức các chương trình, sự kiện, diễn đàn, hội nghị, hội thảo, các cuộc thi, vận động tìm hiểu, sáng tác, viết tin, bài ảnh, phóng sự, phim về giáo dục nghề nghiệp mang tính chất truyền thông, có thông điệp cụ thể.
c) Hỗ trợ nâng cao năng lực cho đội ngũ làm công tác tuyên truyền chính sách, pháp luật, tuyên truyền viên.
d) Xây dựng, biên soạn, cập nhật, chỉnh sửa bổ sung các bộ chương trình, tài liệu để tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng tuyên truyền, phổ biến chính sách pháp luật, lao động, đào tạo nghề cho các nhóm đối tượng: Học sinh, sinh viên; nhà giáo, cán bộ quản lý, viên chức, người lao động trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, đội ngũ tuyên truyền viên cơ sở và đội ngũ người làm công tác tư vấn học nghề cho lao động nông thôn.
đ) Tổ chức tư vấn học nghề, việc làm cho lao động nông thôn.
e) Tổ chức xây dựng cẩm nang, sổ tay hướng dẫn; sổ tay nghiệp vụ và các loại sổ, sách khác phục vụ hoạt động đào tạo nghề cho lao động nông thôn.
g) Tổ chức điều tra, khảo sát, dự báo nhu cầu đào tạo, việc làm.
2. Cách thức thực hiện
Thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 15 Thông tư này.

Theo đó, việc tuyên truyền tư vấn học nghề hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn được thực hiện thông qua phương tiện thông tin đại chúng; tổ chức sự kiện, diễn đàn, hội nghị về giáo dục nghề nghiệp, nâng cao năng lực đội ngũ làm công tác tuyên truyền,... theo quy định trên.

Phát triển lực lượng đào tạo hỗ trợ nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn?

Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH, quy định như sau:

Phát triển nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề
1. Nội dung hỗ trợ: Xây dựng chương trình, tài liệu và tổ chức bồi dưỡng chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao cho đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý, người dạy nghề về năng lực sư phạm, kỹ năng dạy học; năng lực phát triển chương trình, tài liệu đào tạo; phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả của người học theo chuẩn đầu ra; trình độ kỹ năng nghề, ngân hàng đề kiểm tra, đánh giá kỹ năng nghề để dạy thực hành cho nhà giáo giáo dục nghề nghiệp; năng lực ngoại ngữ; năng lực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy, chuyển đổi số, công nghệ mới; nghiệp vụ quản lý và tư vấn đào tạo nghề; kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp; kiến thức, kỹ năng chuyên môn, nghiệp vụ khác theo yêu cầu của vị trí việc làm.
2. Cách thức thực hiện theo quy định tại khoản 2 Điều 13 Thông tư này.

Như vậy, để phát triển đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục nghề nghiệp, người dạy nghề thì cần thực hiện một số nội dung như xây dựng chương trình và tổ chức chuẩn hóa, bồi dưỡng nâng cao tay nghề đội ngũ nhà giáo; tư vấn kiến thức kinh doanh và khởi sự doanh nghiệp,... theo quy định trên.

Đào tạo nghề
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để chứng minh việc đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ ở nước ngoài cần những tài liệu nào?
Pháp luật
Công ty thu học phí khi đào tạo nghề cho người lao động thì có vi phạm quy định không? Nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Khi được doanh nghiệp cử đi đào tạo học nghề thì người lao động sẽ có những quyền lợi như thế nào?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được hỗ trợ kinh phí đào tạo nghề tối đa bao nhiêu tiền để chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động?
Pháp luật
Thông tư 17/2022/TT-BLĐTBXH: Thực hiện nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với nhu cầu thị trường?
Pháp luật
Người sử dụng lao động được dạy nghề cho người lao động từ bao nhiêu tuổi trở lên? Đào tạo người dưới tuổi quy định bị phạt bao nhiêu?
Pháp luật
Đề xuất cấu trúc của giáo trình đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Người sử dụng lao động có trách nhiệm gì trong việc bồi dưỡng, nâng cao tay nghề cho người lao động?
Pháp luật
Hơn 900.000 người lao động nông thôn sẽ được đào tạo nghề nông nghiệp giai đoạn 2022-2025?
Pháp luật
Hỗ trợ lao động nông thôn: Thực hiện đào tạo nghề trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 03 tháng cho người lao động?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đào tạo nghề
2,770 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đào tạo nghề
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào