Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?

Tôi có thắc mắc: Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu? Câu hỏi của cô Xuân đến từ Vũng Tàu.

Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BTC quy định thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
...
Thời hạn của Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp
1. Giấy phép cấp mới có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp. Đối với hóa chất hữu cơ khó phân hủy (POP), thời hạn của Giấy phép là 5 năm kể từ ngày cấp hoặc bằng thời hạn đăng ký miễn trừ quy định tại Nghị định số 08/2002/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường, căn cứ theo thời hạn nào đến trước.
2. Thời hạn của Giấy phép cấp lại và cấp điều chỉnh bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.

Như vậy theo quy định trên Giấy phép cấp mới có thời hạn hiệu lực là 5 năm kể từ ngày cấp; Giấy phép cấp lại và cấp điều chỉnh bằng thời hạn còn lại của Giấy phép đã cấp.

Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?

Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu? (Hình từ Internet)

Chế độ báo cáo tình hình hoạt động hóa chất theo quy định mới như thế nào?

Căn khoản 6 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BTC quy định như sau:

Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 32/2017/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định cụ thể và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất và Nghị định số 113/2017/NĐ-CP ngày 09 tháng 10 năm 2017 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Hóa chất
...
1. Chế độ báo cáo của tổ chức, cá nhân
a) Trước ngày 15 tháng 02 hàng năm, tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm bảo cáo tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của năm trước theo Mẫu số 05a quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này đến Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh thông qua hệ thống Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia (https://chemicaldata.gov.vn/cms.xc);
b) Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Cục Hóa chất, Sở Công Thương các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi đặt trụ sở chính và nơi đặt địa điểm sản xuất, kinh doanh.
c) Tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp có trách nhiệm báo cáo đột xuất tình hình hoạt động hóa chất khi có sự cố xảy ra trong hoạt động hóa chất hoặc chấm dứt hoạt động hóa chất đến Sở Công Thương nơi tổ chức, cá nhân hoạt động hóa chất và khi có yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
2. Trước ngày 20 tháng 01 hàng năm, Sở Công Thương tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất và tổng hợp tình hình hoạt động hóa chất của tổ chức, cá nhân trên địa bàn quản lý theo Mẫu số 05b quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này gửi Cục Hóa chất.
3. Khi được yêu cầu, các cơ quan, đơn vị được phân công trách nhiệm tại Điều 10 của Thông tư này có trách nhiệm báo cáo công tác quản lý hóa chất theo chức năng, nhiệm vụ, gửi Cục Hóa chất tổng hợp.

Trách nhiệm của Cục hóa chất trong việc thực hiện quản lý hoạt động hóa chất theo quy định mới là gì?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 32/2017/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Thông tư 17/2022/TT-BTC quy định như sau:

Trách nhiệm của các Vụ, Cục chức năng thuộc Bộ Công Thương, Sở Công Thương và lực lượng Quản lý thị trường
1. Cục Hóa chất là cơ quan đầu mối của Bộ Công Thương thực hiện quản lý hoạt động hóa chất.
Cục Hóa chất chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan thực hiện các nội dung quản lý thuộc phạm vi trách nhiệm của Bộ Công Thương:
a) Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hóa chất, các chiến lược, chương trình, đề án, kế hoạch, cơ chế, chính sách phát triển ngành hóa chất; các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật chuyên ngành hóa chất;
b) Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn các quy định của pháp luật về quản lý hóa chất;
c) Thực hiện các nhiệm vụ được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 16 Nghị định số 113/2017/NĐ-CP đã được sửa đổi, bổ sung tại điểm e khoản 8 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP. Cục trưởng Cục Hóa chất ký thừa ủy quyền Bộ trưởng Bộ Công Thương trong các trường hợp cấp, cấp lại, cấp điều chỉnh, thu hồi Giấy phép sản xuất, kinh doanh hóa chất hạn chế sản xuất, kinh doanh trong lĩnh vực công nghiệp;
d) Tham mưu giúp Lãnh đạo Bộ Công Thương trong việc xử lý hồ sơ, tổ chức thẩm định Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất, trình lãnh đạo Bộ Công Thương thành lập Hội đồng thẩm định; trình lãnh đạo Bộ Công Thương xem xét, phê duyệt Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất; chứng thực trên trang phụ bìa của Kế hoạch phòng ngừa, ứng phó sự cố hóa chất sau khi được phê duyệt;
đ) Kiểm tra hồ sơ và phản hồi thông tin khai bảo hóa chất nhập khẩu cho tổ chức, cá nhân khai báo theo quy định tại điểm b khoản 14 Điều 1 Nghị định số 82/2022/NĐ-CP;
e) Nâng cấp, cập nhật Cơ sở dữ liệu hóa chất quốc gia;
g) Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm theo thẩm quyền trong hoạt động hóa chất.
...

Như vậy trách nhiệm của Cục hóa chất trong việc thực hiện quản lý hoạt động hóa chất theo quy định mới có một số sửa đổi như trên.

Giấy phép sản xuất hóa chất
Sản xuất hóa chất
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 2, Bảng 3 năm 2024 thực hiện theo trình tự thế nào?
Pháp luật
Hóa chất Bảng 1 là gì? Thủ tục cấp Giấy phép sản xuất hóa chất Bảng 1 năm 2024 được thực hiện theo trình tự ra sao?
Pháp luật
Mẫu tờ khai đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện cấp tỉnh mới nhất năm 2023?
Pháp luật
Thủ tục cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện cấp tỉnh năm 2023 được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Hóa chất sản xuất, kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực công nghiệp được pháp luật quy định ra sao?
Pháp luật
Trong hoạt động sản xuất hóa chất yêu cầu về quạt thông gió cho kho chứa hóa chất được quy định như thế nào?
Pháp luật
Sửa đổi thành phần hồ sơ đề nghị cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất hóa chất sản xuất kinh doanh có điều kiện?
Pháp luật
Công ty tạo ra sơn màu từ hoạt động pha trộn hóa chất có phải là việc sản xuất hóa chất hay không?
Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?
Thời hạn của Giấy phép sản xuất hóa chất hạn chế sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp là bao lâu?
Pháp luật
Hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp là gì? Để cấp Giấy chứng nhận hoạt động hóa chất trong lĩnh vực công nghiệp cần đáp ứng các điều kiện nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giấy phép sản xuất hóa chất
2,560 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giấy phép sản xuất hóa chất Sản xuất hóa chất
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào