Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

"Cho tôi hỏi thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa? Rất hy vọng được TVPL hỗ trợ giải đáp thắc mắc. Cảm ơn TVPL rất nhiều." - Đây là câu hỏi của bạn Khánh Linh đến từ Bình Định.

Tiêu chí xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 5 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:

"Điều 5. Tiêu chí xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 3 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
Doanh nghiệp siêu nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 10 người và tổng doanh thu của năm không quá 10 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 3 tỷ đồng.
2. Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 20 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
Doanh nghiệp nhỏ trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 50 người và tổng doanh thu của năm không quá 100 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 50 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ theo quy định tại khoản 1 Điều này.
3. Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản; lĩnh vực công nghiệp và xây dựng sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 200 người và tổng doanh thu của năm không quá 200 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này.
Doanh nghiệp vừa trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ sử dụng lao động có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm không quá 100 người và tổng doanh thu của năm không quá 300 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn của năm không quá 100 tỷ đồng, nhưng không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này."

Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Thế nào là doanh nghiệp siêu nhỏ? Dựa vào những tiêu chí nào để xác định doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Cách xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:

"Điều 6. Xác định lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa
Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp nhỏ và vừa được xác định căn cứ vào ngành, nghề kinh doanh chính mà doanh nghiệp đã đăng ký với cơ quan đăng ký kinh doanh."

Ngành nghề chính được xác định theo hệ thống ngành kinh tế mới nhất ban hành kèm theo Quyết định 27/2018/QĐ-TTg.

Cách xác định số lao động tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định về xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa cụ thể như sau:

"Điều 7. Xác định số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm của doanh nghiệp nhỏ và vừa
1. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội là toàn bộ số lao động do doanh nghiệp quản lý, sử dụng và trả lương, trả công tham gia bảo hiểm xã hội theo pháp luật về bảo hiểm xã hội.
2. Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tất cả các tháng trong năm trước liền kề chia cho 12 tháng.
Số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của tháng được xác định tại thời điểm cuối tháng và căn cứ trên chứng từ nộp bảo hiểm xã hội của tháng đó mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
3. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội bình quân năm được tính bằng tổng số lao động sử dụng có tham gia bảo hiểm xã hội của các tháng hoạt động chia cho số tháng hoạt động."

Theo đó, cách tính số lao động tham gia BHXH bình quân năm được tính bằng công thức sau:

Số lao động tham gia BHXH bình quân năm = Tổng số lao động tham gia BHXH của năm : 12

Cách xác định tổng vốn của doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Tại Điều 8 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:

- Tổng nguồn vốn của năm được xác định trong bảng cân đối kế toán thể hiện trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế. Tổng nguồn vốn của năm được xác định tại thời điểm cuối năm.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm, tổng nguồn vốn được xác định trong bảng cân đối kế toán của doanh nghiệp tại thời điểm cuối quý liền kề thời điểm doanh nghiệp đăng ký hưởng nội dung hỗ trợ.

Xác định tổng doanh thu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa?

Đối với quy định về xác định tổng doanh thu doanh nghiệp siêu nhỏ, nhỏ và vừa thì tại Điều 9 Nghị định 80/2021/NĐ-CP quy định như sau:

- Tổng doanh thu của năm là tổng doanh thu bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ của doanh nghiệp và được xác định trên Báo cáo tài chính của năm trước liền kề mà doanh nghiệp nộp cho cơ quan quản lý thuế.

- Trường hợp doanh nghiệp hoạt động dưới 01 năm hoặc trên 01 năm nhưng chưa phát sinh doanh thu thì doanh nghiệp căn cứ vào tiêu chí tổng nguồn vốn quy định tại Điều 8 Nghị định này để xác định doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Trên đây là một số thông tin chúng tôi cung cấp gửi tới bạn. Trân trọng!

Doanh nghiệp siêu nhỏ
Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được ngân hàng cho vay từ nguồn vốn của Quỹ khi đáp ứng các điều kiện nào?
Pháp luật
Việc cấp bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành, chuỗi giá trị được thực hiện thông qua cơ quan nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa tham gia cụm liên kết ngành được hỗ trợ đào tạo nâng cao trình độ công nghệ như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để chuỗi phân phối sản phẩm của doanh nghiệp nhỏ và vừa là đối tượng được hưởng ưu đãi đầu tư?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa sử dụng ngoại tệ làm đơn vị tiền tệ trong kế toán thì báo cáo tài chính phải trình bày thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp nhỏ và vừa có phải thông báo cho cơ quan thuế khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán?
Pháp luật
Bên bảo lãnh cho doanh nghiệp nhỏ và vừa có được quyền không thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh khi bên nhận bảo lãnh chưa thực hiện mọi biện pháp thu hồi nợ hay không?
Pháp luật
Mẫu bảng thanh toán tiền làm thêm giờ áp dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ được thay đổi chế độ kế toán vào thời điểm nào? Doanh nghiệp siêu nhỏ có được tự xây dựng biểu mẫu chứng từ kế toán không?
Pháp luật
Doanh nghiệp siêu nhỏ có được lựa chọn áp dụng chế độ kế toán như đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Doanh nghiệp siêu nhỏ
37,409 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Doanh nghiệp siêu nhỏ Doanh nghiệp nhỏ và vừa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: