Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?

Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật? - Câu hỏi của anh A.T (Bình Thuận)

Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?

Căn cứ tại Điều 123 Bộ luật dân sự 2015 quy định giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội như sau:

- Giao dịch dân sự có mục đích, nội dung vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội thì vô hiệu.

- Điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định.

- Đạo đức xã hội là những chuẩn mực ứng xử chung trong đời sống xã hội, được cộng đồng thừa nhận và tôn trọng.

Bên cạnh đó, tại Công văn 1083/VKSTC-V9 năm 2024 quy định như sau:

Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật? Trường hợp vi phạm quy định của UBND về diện tích tối thiểu để tách thửa có phải là vi phạm điều cấm không? (VKS Thành phố Hồ Chí Minh)
Trả lời:
Điều 123 BLDS năm 2015 quy định “điều cấm của luật là những quy định của luật không cho phép chủ thể thực hiện những hành vi nhất định”, như vậy, những điều cấm này phải do luật, bộ luật quy định. Văn bản dưới luật không được tự đặt ra điều cấm vì các điều cấm đều dẫn đến làm hạn chế quyền con người, quyền công dân.
Quy định của UBND cấp tỉnh về diện tích đất tối thiểu để tách thửa là văn bản cụ thể hóa khoản 1 Điều 29 Nghị định số 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ, đây là quy định về điều kiện để tách thửa chứ không phải điều cấm.

Như vậy, giao dịch dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm do luật, bộ luật quy định.

Văn bản dưới luật không được tự đặt ra điều cấm vì các điều cấm đều dẫn đến làm hạn chế quyền con người, quyền công dân.

Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?

Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu là gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, quy định như sau:

Hậu quả pháp lý của giao dịch dân sự vô hiệu
1. Giao dịch dân sự vô hiệu không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập.
2. Khi giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận.
Trường hợp không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.
3. Bên ngay tình trong việc thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.
4. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.
5. Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân do Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định.

Như vậy khi giao dịch dân sự vô hiệu dẫn hậu quả pháp lý như sau:

- Giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự của các bên kể từ thời điểm giao dịch được xác lập

- Giao dịch dân sự vô hiệu thì các bên khôi phục lại tình trạng ban đầu, hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Nếu không thể hoàn trả được bằng hiện vật thì trị giá thành tiền để hoàn trả.

- Bên ngay tình thu hoa lợi, lợi tức không phải hoàn trả lại hoa lợi, lợi tức đó.

- Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.

- Việc giải quyết hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu liên quan đến quyền nhân thân căn cứ vào Bộ luật Dân sự và luật khác có liên quan.

Hợp đồng dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào?

Tại Điều 407 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vô hiệu như sau:

Hợp đồng vô hiệu
1. Quy định về giao dịch dân sự vô hiệu từ Điều 123 đến Điều 133 của Bộ luật này cũng được áp dụng đối với hợp đồng vô hiệu.
2. Sự vô hiệu của hợp đồng chính làm chấm dứt hợp đồng phụ, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận hợp đồng phụ được thay thế hợp đồng chính. Quy định này không áp dụng đối với biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ.
3. Sự vô hiệu của hợp đồng phụ không làm chấm dứt hợp đồng chính, trừ trường hợp các bên thỏa thuận hợp đồng phụ là một phần không thể tách rời của hợp đồng chính.

Ngoài ra tại Điều 408 Bộ luật Dân sự 2015 có quy định về hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được như sau:

Hợp đồng vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được
1. Trường hợp ngay từ khi giao kết, hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được thì hợp đồng này bị vô hiệu.
2. Trường hợp khi giao kết hợp đồng mà một bên biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được nhưng không thông báo cho bên kia biết nên bên kia đã giao kết hợp đồng thì phải bồi thường thiệt hại cho bên kia, trừ trường hợp bên kia biết hoặc phải biết về việc hợp đồng có đối tượng không thể thực hiện được.
3. Quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này cũng được áp dụng đối với trường hợp hợp đồng có một hoặc nhiều phần đối tượng không thể thực hiện được nhưng phần còn lại của hợp đồng vẫn có hiệu lực.

Như vậy, hợp đồng dân sự vô hiệu trong những trường hợp như sau:

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do có đối tượng không thể thực hiện được

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội;

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do giả tạo;

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự xác lập, thực hiện;

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị nhầm lẫn;

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do bị lừa dối, đe dọa, cưỡng ép;

- Hợp đồng dân sự vô hiệu do không tuân thủ quy định về hình thức.

Giao dịch dân sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Quy định giao dịch dân sự vi phạm điều cấm theo Điều 123 BLDS năm 2015 được hiểu là điều cấm của luật hay cả luật và văn bản dưới luật?
Pháp luật
Hành vi pháp lý đơn phương là gì? So sánh giữa Hợp đồng và hành vi pháp lý đơn phương? Có gì giống và khác nhau?
Pháp luật
Vật cùng loại là gì? Nếu nghĩa vụ giao vật cùng loại không được thực hiện thì bên bị vi phạm có được yêu cầu thanh toán giá trị của vật?
Pháp luật
Giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài là gì? Các bên trong giao dịch thương mại có yếu tố nước ngoài được quyền thỏa thuận áp dụng tập quán thương mại không?
Pháp luật
Giao dịch dân sự có được thanh toán bằng vàng không? Nếu không thì khi sử dụng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Vi phạm về hình thức hợp đồng có bị vô hiệu hợp đồng không? Hậu quả pháp lý khi hợp đồng bị vô hiệu do vi phạm về hình thức là gì?
Pháp luật
Con chưa thành niên, chỉ mới 15 tuổi bị dụ dỗ mua iPhone thì cha mẹ có phải chịu trách nhiệm thanh toán hay không?
Pháp luật
Giấy vay tiền đánh máy có giá trị pháp lý hay không? Giấy vay tiền có bắt buộc phải công chứng?
Pháp luật
Mua nhầm xe bị trộm cắp thì giao dịch dân sự này có bị vô hiệu không? Hậu quả pháp lý của trường hợp này như thế nào?
Pháp luật
Bom hàng là gì và người bom hàng đã đặt online có phải bồi thường thiệt hại cho người bán hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Giao dịch dân sự
1,359 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Giao dịch dân sự
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào