Phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được định hướng thực hiện như thế nào?

Cho hỏi phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được định hướng thực hiện như thế nào? Câu hỏi của chị Hường đến từ Lâm Đồng.

Phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được định hướng thực hiện như thế nào?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục III Điều 1 Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030 như sau:

- Nâng cao hiệu suất và hiệu quả sử dụng năng lượng, giảm mức tiêu hao năng lượng trong hoạt động sản xuất, vận tải, thương mại và công nghiệp; bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia theo hướng phát triển đồng bộ các nguồn năng lượng, khai thác và sử dụng tiết kiệm các nguồn năng lượng trong nước và chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng theo hướng giảm sự phụ thuộc vào năng lượng hóa thạch;

- Phát triển nông nghiệp hiện đại, nông nghiệp sạch, hữu cơ bền vững, nâng cao chất lượng, giá trị gia tăng và năng lực cạnh tranh của sản xuất nông nghiệp thông qua việc điều chỉnh, chuyển dịch cơ cấu vật nuôi, cây trồng, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản và áp dụng các quy trình, công nghệ sử dụng tiết kiệm, hiệu quả giống, thức ăn, vật tư nông nghiệp, tài nguyên thiên nhiên...;

- Từng bước hạn chế các ngành kinh tế phát sinh chất thải lớn, gây ô nhiễm, suy thoái môi trường, tạo điều kiện phát triển các ngành sản xuất xanh mới. Thúc đẩy các ngành kinh tế xanh phát triển nhanh để tạo thêm việc làm, nâng cao thu nhập, làm giàu thêm nguồn vốn tự nhiên

- Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông, năng lượng, thủy lợi bền vững thông qua việc tăng cường đầu tư nâng cấp các hệ thống, mạng lưới giao thông trên cơ sở tiết kiệm năng lượng, có hiệu quả kinh tế, môi trường cao, có khả năng chống chịu với biến đổi khí hậu; áp dụng công nghệ hiện đại nhằm nâng cao chất lượng lưới điện phân phối, giảm tổn thất điện năng, nâng cao hiệu quả sử dụng điện tiến tới xây dựng lưới điện thông minh;

- Thúc đẩy đô thị hóa theo hướng đô thị thông minh, bền vững, có năng lực chống chịu với biến đổi khí hậu, đảm bảo hiệu quả kinh tế - sinh thái, thuận lợi cho phát triển giao thông công cộng, tăng tính hấp dẫn, cạnh tranh và thân thiện môi trường, tiết kiệm thời gian đi Lại

- Xây dựng nông thôn mới có lối sống hòa hợp với môi trường và thiên nhiên theo các tiêu chuẩn sống tốt, bảo vệ và phát triển cảnh quan và môi trường xanh, sạch, đẹp, văn minh.

- Tăng cường công tác quản lý chất thải và chất lượng không khí thông qua việc nghiên cứu và phát triển các mô hình quản lý tổng hợp chất thải rắn, công nghệ xử lý chất thải theo hướng chuyển hóa chất thải thành tài nguyên, nguyên liệu sản xuất

- Thúc đẩy tiêu dùng và mua sắm xanh, bền vững thông qua các chương trình dán nhãn năng lượng, nhãn sinh thái, nhãn xanh...;

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước, tài nguyên đất và đa dạng sinh học thông qua việc thúc đẩy sử dụng hiệu quả tài nguyên đất và bảo vệ môi trường đất, khắc phục tình trạng suy thoái đất và hoang mạc hóa;

- Thúc đẩy quá trình chuyển đổi xanh trong các lĩnh vực xã hội như lao động việc làm, y tế, du lịch; đảm bảo việc tiếp cận bình đẳng các cơ hội, thông tin, dịch vụ xã hội cơ bản trong quá trình chuyển đổi xanh.

Theo đó, cần phải triển khai thực hiện những nhiệm vụ nêu trên để tiến hành định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được đính hướng thức hiện như thế nào?

Phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được định hướng thực hiện như thế nào?

Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải triển khai thực hiện các công việc gì để đạt được các mục tiêu, định hướng trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh?

Căn cứ vào tiểu mục 1 Mục IV Điều 1 Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về những nhiệm vụ mà Bộ Kế hoạch và Đầu tư phải triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu, định hướng trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh như sau:

- Xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch hành động quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021 - 2030 trong vòng 06 tháng sau khi Chiến lược được phê duyệt.

- Xây dựng hướng dẫn tích hợp các nội dung triển khai Chiến lược trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội các cấp, các ngành.

- Xây dựng cơ chế giám sát, đánh giá, báo cáo thực hiện Chiến lược và các công cụ quản lý hỗ trợ thực hiện (cơ sở dữ liệu, hệ thống chỉ tiêu thống kê về tăng trưởng xanh; xây dựng và triển khai thí điểm “Chỉ số tăng trưởng xanh tổng hợp”).

- Huy động nguồn lực, điều phối các nguồn tài trợ trong và ngoài nước, nguồn tài chính khí hậu; xây dựng hệ thống tiêu chuẩn, tiêu chí phân loại xanh quốc gia; xác định những nhiệm vụ, dự án tăng trưởng xanh trọng điểm; xây dựng “Lộ trình hiện thực hóa các mục tiêu tăng trưởng xanh gắn kết với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội theo hướng trung hòa các-bon”.

- Xây dựng, hoàn thiện thể chế, chính sách mua sắm công xanh; tích hợp các tiêu chí mua sắm công xanh vào quá trình lựa chọn nhà thầu; xây dựng cơ chế ưu đãi cụ thể đối với các doanh nghiệp tham gia cung ứng sản phẩm, dịch vụ xanh; hoàn thiện thể chế, chính sách về khu công nghiệp sinh thái, tăng cường áp dụng nguyên tắc kinh tế tuần hoàn trong xây dựng, quản lý các khu công nghiệp, khu kinh tế; xây dựng, triển khai các chương trình thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, phát triển doanh nghiệp theo hướng xanh.

Bộ Tài chính cần thực hiện nhiệm vụ gì để đạt được các mục tiêu của chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh?

Căn cứ vào tiểu mục 2 Mục IV Điều 1 Quyết định 1658/QĐ-TTg năm 2021 của Thủ tướng Chính phủ đã quy định về những nhiệm vụ mà Bộ Tài chính phải triển khai thực hiện để đạt được các mục tiêu, định hướng trong chiến lược quốc gia tăng trưởng xanh như sau:

- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chính sách về quản lý và sử dụng các khoản chi ngân sách nhà nước thúc đẩy tăng trưởng xanh.

- Xây dựng, hoàn thiện công cụ chính sách tài chính ưu đãi, các chương trình, giải pháp thúc đẩy thị trường vốn, bảo hiểm xanh; sử dụng các công cụ thuế phí để điều chỉnh hành vi tiêu dùng không hợp lý, có hại cho sức khỏe, văn hóa và môi trường.

- Thành lập thị trường các-bon hướng tới phát triển đồng bộ cơ chế trao đổi quyền phát thải theo cơ chế thị trường.

Như vậy, Bộ Tài chính cần phải triển khai thực hiện những nhiệm vụ nêu trên để có thể đạt được những mục tiêu mà Thủ tướng Chính phủ đã đề ra trong chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030.

Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Triển khai hiệu quả Chiến lược Tăng trưởng xanh thông qua thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp nào?
Pháp luật
Hoàn thiện các mục tiêu theo chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thông qua những giải pháp nào?
Pháp luật
Phát triển các ngành, lĩnh vực trong chiến lược tăng trưởng xanh được định hướng thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Quan điểm thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2050 là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
2,101 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào