Nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 là gì?

Ngày 04/03/2022, Bộ Công thương ban hành Quyết định 280/QĐ-BCT phê duyệt Kế hoạch Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn năm 2022, trong đó đề ra những nhiệm vụ cụ thể trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022. Vậy những nhiệm vụ đó là gì?

Nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 là gì?

Theo hướng dẫn tại Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 280/QĐ-BCT năm 2022 Bộ Công thương đề ra nhiệm vụ trọng tâm của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 như sau:

"I. Nhiệm vụ trọng tâm
1. Kịp thời triển khai các nhiệm vụ về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn theo yêu cầu của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.
2. Duy trì chế độ trực ứng phó thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; nắm chắc, tham mưu, xử lý kịp thời, hiệu quả các tình huống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn.
3. Tăng cường phổ biến pháp luật và hướng dẫn thực thi pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện và các quy định về phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; Công tác truyền thông trong phòng, chống thiên tai.
4. Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị trong ngành công thương để kịp thời xử lý các tình huống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.
5. Nâng cao chất lượng phương tiện, trang bị phục vụ công tác phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn."

Nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 là gì?

Nhiệm vụ trong công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 là gì?

Nhiệm vụ cụ thể của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 là gì?

Theo hướng dẫn tại Mục II Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 280/QĐ-BCT năm 2022 Bộ Công thương đề ra các nhiệm vụ cụ thể của công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 như sau:

(1) Tổ chức Hội nghị, huấn luyện

TT

Nội dung thực hiện

Thời gian thực hiện

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

1.1

Hội nghị Tổng kết năm 2021, triển khai nhiệm vụ năm 2022 (dự kiến tại Tây Nguyên)

Tháng 3

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp (Cục ATMT).

- Văn phòng Bộ.

- Các Cục/Vụ: Thị trường trong nước (TTTN), Điện lực và Năng lượng tái tạo (ĐL), Điều tiết điện lực (ĐTĐL).

- Các Tập đoàn/Tổng công ty: Điện lực Việt Nam (EVN), Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV), Dầu khí Việt Nam (PVN), Hóa chất Việt Nam, Thép Việt Nam.

1.2

Hội nghị phổ biến, hướng dẫn thực hiện quy định của pháp luật về quản lý an toàn đập, hồ chứa thủy điện và phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (tại 3 miền: Bắc, Trung, Nam)

Từ tháng 6 đến tháng 10

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các Tập đoàn/Tổng công ty: EVN, TKV, PVN, Hóa chất Việt Nam, Thép Việt Nam

- Một số đơn vị thủy điện có hồ chứa lớn

1.3

Hội nghị tăng cường năng lực về phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn ngành Công Thương (dự kiến 02 Hội nghị)

Từ tháng 5 đến tháng 11

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các Tập đoàn/Tổng công ty: EVN, TKV, PVN, Hóa Chất Việt Nam, Thép Việt Nam

- Các doanh nghiệp lớn trong ngành Công Thương

1.4

Ban hành Chỉ thị về việc tăng cường công tác PCTT&TKCN năm 2022

Tháng 4

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các đơn vị có liên quan

(2) Kiểm tra công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại các đơn vị dễ bị tác động bởi thiên tai trên phạm vi cả nước

2.1

Kiểm tra công tác an toàn đập, hồ chứa thủy điện, an toàn hành lang lưới điện trước mùa mưa bão tại các đơn vị miền Bắc

Tháng 5 đến tháng 7

- Ban Chỉ huy phê duyệt Kế hoạch kiểm tra.

- Văn phòng thường trực tổ chức kiểm tra theo kế hoạch được duyệt.

- Các Cục/Vụ có liên quan thuộc Bộ

- Các Tập đoàn, Tổng công ty có đơn vị thành viên nằm trong danh sách được kiểm tra

2.2

Kiểm tra công tác an toàn đập, hồ chứa thủy điện, an toàn hành lang lưới điện trước mùa mưa bão tại các đơn vị khu vực Duyên hải và miền Trung

Tháng 7 đến tháng 9

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các Cục/Vụ có liên quan thuộc Bộ

- Các Tập đoàn, Tổng công ty có đơn vị thành viên nằm trong danh sách được kiểm tra

(3) Một số hoạt động khác của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực

3.1

Kiện toàn và phân công nhiệm vụ Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực

Quý III

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các đơn vị có liên quan

3.2

Đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, phương tiện, trang thiết bị thiết yếu và trang thiết bị chuyên dụng, cơ sở dữ liệu phục vụ công tác tham mưu, điều hành chỉ đạo phòng chống thiên tai

Tháng 4 đến tháng 6

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các đơn vị có liên quan.

3.3

Tổng kết công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn năm 2021 và phương hướng nhiệm vụ 2022

Tháng 2 đến tháng 3

- Văn phòng thường trực tổng hợp hồ sơ đăng ký khen thưởng trình Hội đồng thi đua khen thưởng Bộ Công Thương

- Văn phòng Bộ

3.4

Truyền thông về công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong Ngành; Tuyên truyền để nâng cao nhận thức của người dân, cơ quan truyền thông về an toàn đập, hồ chứa thủy điện; vận hành an toàn lưới điện (cột điện) trước mùa mưa bão.

Thường xuyên

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Văn phòng Bộ.

- Các đơn vị có liên quan

3.5

Cập nhật thông tin vận hành hồ chứa thủy điện

Từ 15/5 đến 31/12

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

Các chủ đập thủy điện thuộc diện phải cập nhật thông tin

3.6

Trực ban

Trong mùa mưa bão

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

Các đơn vị bị ảnh hưởng

3.7

Chỉ đạo công tác diễn tập phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

Tháng 4 đến tháng 8

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

Các Tập đoàn, Tổng công ty

3.8

Kiểm tra, chỉ đạo đột xuất công tác phòng và ứng phó với thiên tai

Theo diễn biến thiên tai

- Ban Chỉ huy.

- Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

Các đơn vị bị ảnh hưởng

(4) Ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn

4.1

Kế hoạch ứng phó sự cố tràn dầu cấp bộ của Bộ Công Thương (theo Quyết định số 133/QĐ-TTg ngày 17/10/2020 của Thủ tướng Chính phủ Ban hành Kế hoạch quốc gia ứng phó sự cố tràn dầu)

Quý II

- Ban Chỉ huy.

Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Các Tập đoàn, Tổng công ty

4.2

Huấn luyện cấp cứu mỏ cho lực lượng kiêm nhiệm của các mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam

Quý II

- Ban Chỉ huy.

Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Các Tập đoàn, Tổng công ty

4.3

Hội thao cấp cứu mỏ

Quý II

- Ban Chỉ huy.

Văn phòng thường trực.

- Cục ATMT.

- Các bộ, ngành, địa phương liên quan.

- Các Tập đoàn, Tổng công ty

Kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 từ đâu?

Theo hướng dẫn tại Điều 2 Quyết định 280/QĐ-BCT năm 2022 thì nguồn kinh phí cho công tác phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn năm 2022 được bố trí như sau:

"Điều 2. Kinh phí thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch được bố trí từ nguồn kinh phí hỗ trợ hoạt động của Ban Chỉ huy và Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương năm 2022.
Giao Văn phòng thường trực lập, trình Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn Bộ Công Thương phê duyệt dự toán chi tiết thực hiện các nhiệm vụ trong Kế hoạch."
Phòng chống thiên tai Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Phòng chống thiên tai
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Xâm nhập mặn được hiểu là như thế nào? Vận hành các hồ chứa nước có phải là biện pháp ứng phó với xâm nhập mặn hay không?
Pháp luật
Biện pháp ứng phó đối với hạn hán và xâm nhập mặn được pháp luật quy định như thế nào? Hộ gia đình, cá nhân có nghĩa vụ như thế nào?
Pháp luật
Hiện tượng mưa đá có phải là thiên tai hay không? Xuất hiện mưa đá thì các biện pháp ứng phó nào sẽ được áp dụng?
Pháp luật
Đơn vị nào có trách nhiệm tổ chức thực hiện Đề án nâng cao chất lượng rừng? Nguồn vốn thực hiện lấy từ đâu?
Pháp luật
Chế độ thu, nộp quỹ phòng chống thiên tai hiện nay như thế nào? Ai có trách nhiệm đóng vào quỹ phòng chống, thiên tai?
Pháp luật
Trong những hoạt động về phòng, chống thiên tai thì cơ quan nào giữ vai trò chủ đạo theo quy định?
Pháp luật
Quan điểm lồng ghép nội dung, phòng chống thiên tai vào Quy hoạch, kế hoạch được thực hiện theo hướng nào?
Pháp luật
Trong phòng, chống thiên tai có cần phải đảm bảo tính nhân đạo, công bằng, minh bạch và bình đẳng giới không?
Pháp luật
3 nhiệm vụ quan trọng trong Đề án nâng cao chất lượng rừng nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai đến năm 2030 là gì?
Pháp luật
3 hoạt động được ưu tiên nhằm bảo tồn hệ sinh thái rừng và phòng, chống thiên tai theo Quyết định 171/QĐ-TTg là gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phòng chống thiên tai
2,052 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phòng chống thiên tai
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào