Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?

Tôi muốn hỏi nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn do Chính phủ đề ra là gì? - câu hỏi của chị L.B.Y (Tây Ninh).

Nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục 2 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW năm 2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra như sau:

- Thực hiện nghiêm, bảo đảm tiến độ quy hoạch đô thị, quy hoạch giao thông vận tải; quan tâm phát triển hệ thống công trình giao thông ngầm, giao thông trên cao, giao thông kết nối và lộ trình di dời trụ sở cơ quan hành chính nhà nước, học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện lớn, khu sản xuất công nghiệp... ra ngoài khu vực trung tâm thành phố theo quy hoạch.

- Tập trung nguồn lực phát triển vận tải hành khách công cộng, nâng cao chất lượng dịch vụ để thu hút ngày càng nhiều sự tham gia của người dân.

- Tăng cường quản lý trật tự đô thị; nâng cao khả năng đáp ứng nhu cầu về bến bãi, điểm đỗ phương tiện giao thông.

- Có giải pháp sắp xếp giờ làm việc, học tập, kinh doanh phù hợp, góp phần giảm ùn tắc giao thông.

Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?

Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì? (Hình từ Internet)

Phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM ra sao?

Căn cứ tại tiểu mục 6 Mục 2 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ phân công trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM như sau:

- Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố có các đô thị lớn, Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh:

+ Thực hiện các giải pháp để phân luồng giao thông, quản lý phương tiện giao thông cá nhân tham gia giao thông, tạo không gian đi bộ trên các hè phố để người dân tiếp cận thuận lợi khi sử dụng phương tiện vận tải công cộng;

+ Tập trung đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng giao thông phục vụ vận tải hành khách công cộng có hiệu quả và bền vững theo phương án phát triển mạng lưới giao thông tại nội dung quy hoạch thành phố được lập theo quy định của Luật Quy hoạch, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt. Bảo đảm tiến độ các tuyến đường sắt đô thị tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; tổ chức giao thông kết nối với đường sắt đô thị, buýt nhanh (BRT) và hoàn thiện mạng lưới tuyến xe buýt. Tổ chức các tuyến xe buýt sức chứa nhỏ kết nối phù hợp các điểm trung chuyển, đầu mối giao thông và kết nối với hệ thống đường sắt đô thị;

+ Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 32/2019/NĐ-CP; Quyết định 511/QĐ-BGTVT ngày 18 tháng 4 năm 2022

+ Ứng dụng công nghệ tiên tiến trong điều hành giao thông, điều hành mạng lưới vận tải hành khách công cộng, sử dụng hệ thống vé điện tử liên kết với các loại hình vận tải hành khách khác để tạo thuận lợi cho người dân khi sử dụng dịch vụ;

+ Xây dựng cơ sở dữ liệu (số hóa) về hạ tầng giao thông, phương tiện giao thông và các phần mềm khác phục vụ công tác quản lý điều hành hệ thống giao thông thông minh, điều hành tổ chức giao thông và xử lý vi phạm giao thông.

+ Thường xuyên rà soát, điều chỉnh tổ chức giao thông khoa học, hợp lý nhằm phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông đô thị; quan tâm tổ chức giao thông để ưu tiên cho nhóm đối tượng yếu thế khi tham gia giao thông (trẻ em, học sinh, người đi bộ, người đi xe đạp, người đi mô tô, xe gắn máy) theo hướng nâng cao an toàn giao thông, ưu tiên các giải pháp bảo đảm an toàn giao thông tại khu vực trường học, nhất là các trường nằm trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh... có nguy cơ mất an toàn giao thông; tổ chức làn đường dành riêng cho người đi xe đạp tại các tuyến đường có đủ điều kiện, các điểm trông giữ xe đạp tại các vị trí điểm dừng xe buýt, ga đường sắt đô thị; tạo không gian đi bộ trên các hè phố để thu hút người dân sử dụng vận tải hành khách công cộng.

+ Nghiên cứu triển khai xây dựng đề án quản lý, khai thác, sử dụng lòng đường, vỉa hè trên địa bàn, nhằm tạo không gian sinh hoạt cho người dân cũng như bảo đảm an toàn giao thông, trật tự đô thị trên các tuyến đường, tuyến phố.

- Bộ Giao thông vận tải chủ trì

+ Tiếp tục đề xuất Chính phủ ban hành các giải pháp phòng ngừa ùn tắc giao thông tại các tuyến quốc lộ trọng điểm và các đô thị lớn;

+ Phối hợp với các bộ, ngành địa phương, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia xây dựng, ban hành tiêu chí xác định ùn tắc giao thông trên đường bộ (vụ ùn tắc, điểm ùn tắc) để triển khai áp dụng thống nhất trên cả nước.

- Bộ Xây dựng tăng cường hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các quy định pháp luật về quy hoạch đô thị, quy hoạch xây dựng, phát triển đô thị, xây dựng tại các địa phương, bảo đảm kiểm soát việc đầu tư xây dựng, phát triển đô thị dọc các tuyến quốc lộ theo quy hoạch, bảo đảm tỷ lệ đất giao thông đô thị, phạm vi giới hạn giao thông đường bộ, giao thông đô thị theo quy định.

- Bộ Công an tiếp tục triển khai dự án hiện đại hóa các trung tâm thông tin chỉ huy; thực hiện tốt việc hướng dẫn, điều hòa giao thông; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm là nguyên nhân gây ùn tắc giao thông.

- Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các cơ sở giáo dục, đào tạo và các cơ sở giáo dục nghề nghiệp tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục cho học sinh, sinh viên, học viên sử dụng phương tiện giao thông công cộng và thực hiện văn hóa giao thông khi tham gia giao thông.

- Các bộ, ngành, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ phối hợp Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội theo chức năng nhiệm vụ được giao tiếp tục triển khai thực hiện hiệu quả Quyết định 130/QĐ-TTg năm 2015 và Quyết định 423/QĐ-TTg năm 2023

Đối với Thành phố Hồ Chí Minh và các đô thị lớn khác, việc di dời ra khỏi phạm vi trung tâm thành phố một số cơ quan hành chính, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề, bệnh viện, khu sản xuất công nghiệp và sử dụng quỹ đất sau di dời phải bảo đảm tỷ lệ đất giao thông được thực hiện theo Quy hoạch chung đô thị đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, bảo đảm tuân thủ Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng, Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về hạ tầng kỹ thuật - giao thông.

- Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục duy trì và mở rộng phạm vi phát sóng Chương trình VOV giao thông.

Các nhiệm vụ nào được đặt ra trong chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW?

Căn cứ tại Mục 2 Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong tình hình mới ban hành kèm theo Nghị quyết 149/NQ-CP năm 2023 có nêu rõ những nhiệm vụ được đặt ra trong chương trình hành đồng của Chính phủ thực hiện Chỉ thị 23-CT/TW như sau:

- Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc thực hiện nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Hoàn thiện hệ thống pháp luật, đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, phân định rõ trách nhiệm trong quản lý nhà nước về giao thông.

- Tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, đảng viên và Nhân dân về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Tập trung nguồn lực xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng giao thông; tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ, hợp tác quốc tế trong lĩnh vực giao thông.

- Nâng cao năng lực quản lý, điều hành, phối hợp các lực lượng trong bảo đảm trật tự, an toàn giao thông.

- Khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh.

Ùn tắc giao thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ, giải pháp khắc phục cơ bản ùn tắc giao thông tại các đô thị lớn, trọng điểm là Thủ đô Hà Nội và Thành phố HCM do Chính phủ đề ra là gì?
Pháp luật
Nguyên tắc giải quyết ùn tắc giao thông từ 15/9 theo Thông tư 32/2023/TT-BCA được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Dừng xe, đỗ xe gây ùn tắc giao thông có bị xử phạt hay không? Không được dừng xe, đỗ xe ở những vị trí nào?
Pháp luật
Ô tô quay đầu xe không đúng quy định gây ra ùn tắc giao thông bị xử phạt không? Trường hợp quay đầu xe gây ra tai nạn giao thông bị xử phạt như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Ùn tắc giao thông
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
1,195 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Ùn tắc giao thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: