Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như thế nào?

Câu hỏi: Cho tôi hỏi các nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như thế nào? – Khánh An (Đồng Nai).

Khen thưởng, danh hiệu thi đua gồm những hình thức nào?

Theo khoản 1 Điều 25 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, các hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua được công bố, trao tặng và đón nhận bao gồm:

- Huân chương:

+ Huân chương Sao vàng

+ Huân chương Hồ Chí Minh

+ Huân chương Độc lập

+ Huân chương Quân công

+ Huân chương Lao động

+ Huân chương Bảo vệ Tổ quốc

+ Huân chương Chiến công

+ Huân chương Đại đoàn kết dân tộc

+ Huân chương Dũng cảm

+ Huân chương Hữu nghị

- Danh hiệu vinh dự nhà nước:

+ “Tỉnh Anh hùng”, “Thành phố Anh hùng”;

+ Bà mẹ Việt Nam Anh hùng

+ Anh hùng Lực lượng vũ trang Nhân dân

+Anh hùng Lao động

+ “Nhà giáo Nhân dân”, “Nhà giáo Ưu tú”

+ “Thầy thuốc Nhân dân”, “Thầy thuốc Ưu tú”

+ “Nghệ sỹ Nhân dân”, “Nghệ sỹ Ưu tú”

+ “Nghệ nhân Nhân dân”, “Nghệ nhân Ưu tú”

- “Giải thưởng Hồ Chí Minh”, “Giải thưởng Nhà nước”

- Huy chương:

+ Huy chương Quân kỳ quyết thắng

+ Huy chương Vì an ninh Tổ quốc

+ Huy chương Chiến sĩ vẻ vang

+ Huy chương Hữu nghị

- Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ.

- Cờ thi đua của Chính phủ.

- Chiến sĩ thi đua toàn quốc.

Danh hiệu thi đua

Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng, danh hiệu thi đua (Hình từ Internet)

Nghi thức công bố quyết định khen thưởng được quy định như thế nào?

Nghi thức công bố quyết định khen thưởng được quy định tại khoản 1 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP như sau:

- Đại diện lãnh đạo của cơ quan làm công tác thi đua, khen thưởng hoặc của đơn vị tổ chức buổi lễ công bố toàn văn quyết định khen thưởng;

- Quyết định khen thưởng của Chủ tịch nước: Trước khi công bố, người công bố mời Đội cờ truyền thống (nếu có), đại diện cấp ủy, lãnh đạo chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh hoặc đại diện các thế hệ lãnh đạo của tập thể được khen thưởng (hoặc cá nhân được khen thưởng) lên lễ đài để nghe công bố quyết định khen thưởng;

- Quyết định khen thưởng của Thủ tướng Chính phủ: Công bố xong, người công bố mời đại diện lãnh đạo của tập thể (hoặc cá nhân) có tên trong quyết định khen thưởng lên lễ đài để đón nhận danh hiệu thi đua hoặc hình thức khen thưởng.

Nghi thức trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như thế nào?

Theo khoản 2 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, nghi thức trao hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như sau:

- Người trao là đại diện các lãnh đạo tham dự buổi lễ; người trao đứng ở vị trí trung tâm của lễ đài;

- Trao theo thứ tự gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trước; sau đó trao Bằng và trao Cờ Anh hùng (đối với tập thể được đón nhận danh hiệu Anh hùng);

- Đối với tập thể có Cờ truyền thống: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên góc cao Cờ truyền thống. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên Cờ truyền thống được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

Đối với tập thể không có Cờ truyền thống: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy hiệu kèm theo danh hiệu).

- Trao tặng cho cá nhân: Người trao gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) lên phía trái ngực áo người đón nhận, sau đó trao Bằng. Vị trí gắn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) trên ngực áo được thực hiện theo thứ hạng từ cao xuống thấp;

- Truy tặng: Người trao trao Bằng đã gắn sẵn Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu) cho đại diện gia đình cá nhân được truy tặng.

Nghi thức đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, nghi thức đón nhận hình thức khen thưởng, danh hiệu thi đua bao gồm:

- Đón nhận các hình thức khen thưởng do Chủ tịch nước ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng đứng nghiêm theo hàng ngang tại vị trí trung tâm trên lễ đài nghe công bố quyết định khen thưởng;

- Đón nhận các hình thức khen thưởng và danh hiệu thi đua do Thủ tướng Chính phủ ký quyết định: Người đón nhận khen thưởng được mời lên vị trí trung tâm của lễ đài để đón nhận;

- Khi đón nhận Bằng (hoặc Cờ), người đón nhận khen thưởng nâng Bằng hoặc Cờ cao ngang ngực, giữ nguyên tư thế cho đến khi rời khỏi lễ đài;

- Trong trường hợp cần thiết, đại diện tập thể (hoặc cá nhân) được khen thưởng phát biểu ý kiến sau khi đón nhận khen thưởng.

Ngoài ra, người phục vụ nghi thức trao khen thưởng, danh hiệu phải tuân thủ các quy định sau đây:

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 28 Nghị định 145/2013/NĐ-CP, người phục vụ nghi thức tra khen thưởng, danh hiệu phải tuân thủ các quy định sau:

- Không quay lưng về phía người dự; đứng phía sau, bên phải người trao khi đưa Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng, Cờ) cho người trao;

- Đặt Huân chương (hoặc Huy chương, Huy hiệu kèm theo danh hiệu, Bằng) trong khay phủ vải đỏ; đưa Cờ bằng hai tay cho người trao; Bằng phải được lồng trong khung.

Danh hiệu thi đua
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Vừa được bằng khen của Ủy ban nhân dân tỉnh vừa được danh hiệu thi đua thì được nhận tiền thưởng như thế nào?
Pháp luật
Có bao nhiêu loại danh hiệu thi đua của tổ chức Công đoàn Việt Nam? Mức tiền thưởng của các danh hiệu thi đua được xác định thế nào?
Pháp luật
Danh hiệu 'Tập thể lao động xuất sắc' trong ngành ngân hàng được trao tặng cho tập thể khi đạt tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Cá nhân có được bình xét các danh hiệu thi đua trong ngành Văn hóa Thể thao và Du lịch nếu không đăng ký thi đua?
Pháp luật
Nghi thức công bố, trao tặng và đón nhận khen thưởng, danh hiệu thi đua được quy định như thế nào?
Pháp luật
Được cơ quan cử đi học lớp bồi dưỡng ngắn hạn dưới 1 năm hệ vừa làm vừa học, đạt loại khá trong quá trình học tập có được xét “Chiến sĩ tiên tiến” hay không?
Pháp luật
Danh hiệu thi đua của Cục Hàng không Việt Nam bao gồm các danh hiệu nào? Căn cứ để xét tặng các danh hiệu?
Pháp luật
Danh hiệu thi đua của Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam hiện nay bao gồm các danh hiệu nào?
Pháp luật
Danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương gồm những danh hiệu nào? Thời gian đăng ký thi đua, danh hiệu thi đua trong ngành Công Thương là khi nào?
Pháp luật
Các cá nhân nào được xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân? Các trường hợp nào không được xét tặng danh hiệu thi đua trong Công an nhân dân?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Danh hiệu thi đua
6,711 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Danh hiệu thi đua
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào