Âm lịch ngày 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch? Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không?

Ngày âm lịch 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch? Tuần Lễ phật đản năm 2024 kéo dài đến khi nào? Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không? Câu hỏi từ chị L.A - TPHCM

Ngày âm lịch 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch?

Năm 2024, ngày âm lịch 15 tháng 4 năm 2024 tức ngày Lễ Phật đản là ngày 22/5/2024 dương lịch.

Lễ Phật Đản là một trong ba ngày lễ lớn trong năm của đạo Phật.

Từ năm 1999, ngày lễ Phật Đản 15/4 (âm lịch) đã được Liên Hiệp Quốc công nhận là ngày lễ hội văn hóa tâm linh thế giới.

Lễ Phật Đản là một trong ba lễ cấu thành Lễ Tam hợp mà Liên Hiệp Quốc gọi là Vesak (lễ Phật Đản sinh, lễ Phật thành đạo và lễ Phật nhập Niết bàn).

Lưu ý: Nội dung nêu trên chỉ mang tính chất tham khảo.

Âm lịch ngày 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch? Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không?

Âm lịch ngày 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch? Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không? (Hình từ Internet)

Tuần Lễ phật đản năm 2024 kéo dài đến khi nào?

Theo Thông bạch số 88/TB-HĐTS năm 2024 tại đây hướng dẫn tổ chức Đại lễ Phật đản Phật lịch 2568 - Dương lịch 2024 gửi đến Ban Trị sự GHPGVN các tỉnh, thành phố.

Tuần Lễ Phật Đản năm 2024 kéo dài từ ngày âm lịch 8/4 đến ngày âm lịch 15/4 (tức 15/5 - 22/5 dương lịch).

Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không?

Căn cứ Nghị quyết 16/2023/NQ-HĐND sửa đổi Quy định phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn Thành phố Hà Nội tại Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND có hiệu lực từ ngày 1/1/2024, trong đó quy định:

Sửa đổi quy định về phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội tại khoản 13 Mục A Danh mục các khoản phí và lệ phí ban hành kèm theo Nghị quyết 06/2020/NQ-HĐND ngày 07/7/2020 của Hội đồng nhân dân Thành phố về việc ban hành một số quy định thu phí, lệ phí trên địa bàn thành phố Hà Nội thuộc thẩm quyền quyết định của Hội đồng nhân dân Thành phố như sau:

Phí thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa trên địa bàn thành phố Hà Nội
a) Đối tượng nộp phí
Các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước thăm quan danh lam thắng cảnh, di tích lịch sử, công trình văn hóa phải nộp phí thăm quan.
b) Đối tượng miễn thu phí
- Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1, Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.
- Trẻ em: Người dưới 16 tuổi.
Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới 16 tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh;
Trường hợp không có giấy tờ để xác định dưới 16 tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 1,3m.
c) Đối tượng giảm 50% mức phí
Áp dụng tại tất cả các di tích:
- Người khuyết tật nặng theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Nghị định số 28/2012/NĐ-CP ngày 10/4/2012 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của luật người khuyết tật.
- Người cao tuổi theo quy định tại Điều 2 Luật Người cao tuổi là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên có thẻ người cao tuổi (hoặc thẻ căn cước công dân/ các loại giấy tờ khác chứng minh).
- Học sinh, học viên, sinh viên từ 16 tuổi trở lên có thẻ học sinh, học viên, sinh viên do các trường thuộc hệ thống giáo dục quốc dân ở Việt Nam cấp.
- Các đối tượng được hưởng chính sách ưu đãi hưởng thụ văn hóa (Trường hợp khó xác định thì chỉ cần có giấy xác nhận của UBND xã, phường, thị trấn nơi người đó cư trú), cụ thể:
Nhân dân ở các xã đặc biệt khó khăn miền núi và vùng sâu, vùng xa.
Người có công với cách mạng.
Người thuộc diện chính sách xã hội: Người tàn tật, người già cô đơn; các đối tượng được chăm sóc tại cơ sở bảo trợ xã hội; Học sinh các trường phổ thông dân tộc nội trú.
Đối với người đồng thời thuộc 2 loại đối tượng giảm phí trở lên thì chỉ giảm 50% mức phí.
d) Thời gian không thu phí
- Đối với tất cả các di tích: không thu phí ngày di sản văn hóa 23/11.
- Đối với di tích Đền Ngọc Sơn, Đền Quán Thánh, Chùa Tây Phương, Chùa Thầy, Làng cổ Đường Lâm: không thu phí các ngày 30/12 âm lịch, ngày mùng 01, 02 tết Nguyên đán.
- Đối với di tích Đền Ngọc Sơn: không thu phí ngày giỗ Thánh 20/8 âm lịch.
- Chùa Hương: không thu phí ngày 30/12 âm lịch, ngày mùng 01, 02 tết Nguyên đán; ngày lễ Phật Đản (15 tháng 4 âm lịch).
...

Vậy theo quy định này, Chùa Hương sẽ không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản 2024. (Ngày 15/4 âm lịch, tức 22/5 dương lịch)

Ngoài ra, những đối tương sau sẽ được miễn thu phí thăm quan Chùa Hương tất cả các ngày trong năm:

- Người khuyết tật đặc biệt nặng theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 28/2012/NĐ-CP.

- Trẻ em: Người dưới 16 tuổi.

Trường hợp khó xác định là người dưới 16 tuổi thì chỉ cần có bất kỳ giấy tờ nào chứng minh được là người dưới 16 tuổi như: giấy khai sinh, thẻ học sinh;

Trường hợp không có giấy tờ để xác định dưới 16 tuổi thì áp dụng chiều cao dưới 1,3m.

Lễ Phật Đản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thông điệp Phật Đản 2023? Diễn văn Phật Đản 2023? Mặc hở hang khi tham gia lễ Phật Đản 2023 có bị phạt không?
Pháp luật
Ngày 22 tháng 5 năm 2024 là ngày mấy âm lịch? Đại lễ Phật đản 2024 diễn ra vào ngày 22 tháng 5 năm 2024 đúng không?
Pháp luật
Lịch âm tháng 4/2024 đầy đủ, chi tiết nhất? Lễ Phật đản 2024 rơi vào tháng 4 âm lịch đúng không?
Pháp luật
Lễ Phật đản 2024 là ngày gì? Người lao động có được nghỉ làm vào ngày lễ Phật đản 2024 không?
Pháp luật
Tuần lễ Phật đản năm 2024 diễn ra vào thời gian nào? Chương trình đại lễ Phật đản năm 2024 như thế nào?
Pháp luật
Chính lễ Đại lễ Phật Đản năm 2024 là ngày bao nhiêu? Đại lễ Phật Đản năm 2024 rơi vào thứ mấy?
Pháp luật
Âm lịch ngày 15 tháng 4 là ngày mấy dương lịch? Chùa Hương không thu phí thăm quan vào ngày Lễ Phật Đản đúng không?
Pháp luật
Phật lịch năm 2024 là năm thứ bao nhiêu? Phật lịch được tính như thế nào? Phật lịch khác gì với Phật đản?
Pháp luật
Đại lễ Phật Đản được tổ chức để kỷ niệm ngày ra đời của vị Phật nào? Đại lễ Phật Đản có phải là ngày lễ lớn trong năm tại Việt Nam?
Pháp luật
Nguồn gốc Lễ Phật Đản là gì? Vào dịp Đại Lễ Phật Đản 2024 người lao động có được nghỉ làm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Lễ Phật Đản
Phan Thị Phương Hồng Lưu bài viết
2,818 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Lễ Phật Đản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: