Hướng dẫn cách viết tên riêng Việt Nam, viết tên riêng nước ngoài đúng theo chương trình giáo dục?

Tôi muốn hỏi hướng dẫn cách viết tên riêng Việt Nam, viết tên riêng nước ngoài đúng theo chương trình giáo dục như thế nào? - câu hỏi của chị Chi (Hà Nội)

Hướng dẫn cách viết tên riêng Việt Nam đúng theo chương trình giáo dục như thế nào?

Theo quy định tại Điều 4 Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 có hướng dẫn về cách viết tên riêng Việt Nam như sau:

Đối với viết tên người, tên địa lí:

- Đối với tên người, tên địa lí trong tiếng Việt và các ngôn ngữ đơn tiết khác: Viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên.

Ví dụ: Triệu Thị Trinh, Trần Quốc Tuấn, Hưng Đạo Vương, Trần Hưng Đạo, Thân Nhân Trung, Hoàng Văn Thụ, Vừ A Dính; Cửu Long, Nam Định, Trường Sa, Hoàng Liên Sơn,...

Đối với tên người, tên địa lí trong các ngôn ngữ đa tiết:

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên; nếu bộ phận đó gồm nhiều âm tiết thì viết liền các các âm tiết trong bộ phận đó. Ví dụ: N’Trang Lơng, Y Bih Alêô, Y Blôk Êban; Sêrêpôk,...

Đối với tên người, tên địa lí được cấu tạo bằng cách kết hợp danh từ riêng với bộ phận vốn không phải là danh từ riêng (danh từ chung, số từ, từ chỉ phương hướng):

Tùy theo tên riêng đó thuộc ngôn ngữ đơn tiết hay ngôn ngữ đa tiết, viết theo quy tắc đã nêu ở điểm a hoặc điểm b khoản 1 điều này. Ví dụ: Đồ Chiểu, Đề Thám, Đội Cấn, Ama Thuột, Mười Cúc; Biển Đông, Hồ Gươm, Đèo Ngang; (huyện) Chợ Mới, (huyện) Bù Đốp, (huyện) Krông Ana, (thành phố) Vũng Tàu; (vùng) Tây Bắc, (vùng) Đông Bắc, (vùng) Nam Trung Bộ,...

Đối với tên các thiên thể (sử dụng với tư cách thuật ngữ khoa học):

Viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết tạo thành tên. Ví dụ: Mặt Trời, Trái Đất, Mặt Trăng, Sao Hỏa,.

Đối với viết các tên riêng khác:

Tên các thời kì lịch sử, sự kiện lịch sử; các năm âm lịch; các ngày lễ tiết, ngày trong tuần, tháng trong năm; các tổ chức, đơn vị; các ngành, chuyên ngành, môn học; các huân chương, huy chương, giải thưởng, danh hiệu vinh dự: Viết theo quy định tại Thông tư 01/2011/TT-BNV.

Hướng dẫn cách viết tên riêng Việt Nam, viết tên riêng nước ngoài đúng theo chương trình giáo dục?

Hướng dẫn cách viết tên riêng Việt Nam, viết tên riêng nước ngoài đúng theo chương trình giáo dục?

Hướng dẫn cách viết tên riêng nước ngoài đúng theo chương trình giáo dục?

Theo quy định tại Điều 5 Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 có hướng dẫn về cách viết tên riêng Việt Nam như sau:

Đối với viết tên người, tên địa lí

- Trường hợp tên được dịch nghĩa hoặc phiên âm sang tiếng Việt bằng từ Hán Việt đã dùng phổ biến thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi âm tiết. Đối với tên các quốc gia và vùng lãnh thổ phiên âm bằng từ Hán Việt thì giữ cách viết phổ biến đã được các quốc gia và vùng lãnh thổ đó chấp nhận.

Ví dụ: Đỗ Phủ, Lỗ Tấn; Hắc Hải, Đại Tây Dương; Ba Lan, Hy Lạp, Thổ Nhĩ Kỳ;...

Các trường hợp khác:

- Trường hợp tên được viết bằng chữ Latin thì viết nguyên dạng chữ Latin, ví dụ: Victor Hugo, Albert Einstein, Thomas Edison, Paris, New York,... Trường hợp nguyên dạng có dấu phụ thì lược bớt dấu phụ, ví dụ: viết tên nhà thơ Petõfi là Petofi (lược bớt dấu phụ trên chữ õ).

- Trường hợp tên không được viết bằng chữ Latin thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: Aleksandr Pushkin, Moscow, Tokyo, Fuzhou, Zhejiang, Nile, Cleopatra,...

- Trường hợp tên đã quen sử dụng theo một hình thức phổ biến có tính quốc tế thì giữ cách viết thông dụng, không viết như nguyên ngữ, ví dụ: viết tên nước có thủ đô Budapest là Hungary, không viết là Magyarország.

- Trường hợp tên liên quan đến nhiều quốc gia hoặc vùng lãnh thổ thì dùng tên gọi phù hợp khi đề cập tới quốc gia hoặc vùng lãnh thổ có tên đó. Ví dụ, tùy ngữ cảnh, sử dụng tên Danube (tiếng Anh, tiếng Pháp) để chỉ chung dòng sông này hoặc sử dụng tên mỗi nước gọi dòng sông khi đề cập đến đoạn sông chảy qua quốc gia hoặc vùng lãnh thổ đó: Donau (tiếng Đức), Dunaj (tiếng Slovakia), Duna (tiếng Hungary), Dunav (các tiếng Croatia, Serbia, Bulgaria), Dunărea (tiếng Romania), Dunai (tiếng Ukraina).

- Đối với sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh tiểu học, sử dụng hình thức phiên âm, có gạch nối để nối các âm tiết trong cùng một bộ phận tạo thành tên, ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn, Mát-xcơ-va, Pa-ri, Tô-ky-ô,... Riêng sách giáo khoa và các tài liệu dành cho học sinh lớp 4, lớp 5: Bên cạnh hình thức phiên âm, cần chú thích nguyên dạng (hoặc chú thích cách viết trong tiếng Anh) khi tên riêng lần đầu tiên xuất hiện dưới hình thức phiên âm trong sách, ví dụ: Tô-mát Ê-đi-xơn (Thomas Edison), Mát-xcơ-va (Moscow), Pa-ri (Paris), Tô-ky-ô (Tokyo). Ngoài hình thức đặt chú thích trong ngoặc đơn, có thể chú thích ở chân trang hoặc bên lề trang sách.

Đối với các tên riêng khác

- Trường hợp tên riêng được dịch nghĩa sang tiếng Việt thì viết hoa chữ cái đầu của mỗi bộ phận tạo thành tên đó, như quy tắc viết tên riêng tiếng Việt, ví dụ: Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc, Ngân hàng Thế giới, Đại học Quốc gia Lomonosov, Giải thưởng Sư tử Vàng,...

- Trường hợp tên riêng được viết tắt

+ Viết nguyên dạng, nếu đó là tên viết bằng chữ Latin, ví dụ: UNESCO (Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa của Liên hợp quốc), WB (Ngân hàng Thế giới), ADB (Ngân hàng Phát triển Châu Á),...

+ Trường hợp nguyên dạng không viết bằng chữ Latin thì viết như cách viết trong tiếng Anh, ví dụ: JICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Nhật Bản), KOICA (Cơ quan Hợp tác quốc tế Hàn Quốc),...

Nguyên tắc chung về chính tả trong chương trình giáo dục là gì?

Theo quy định tại Điều 3 Quyết định 1989/QĐ-BGDĐT năm 2018 quy định như sau:

Nguyên tắc chung
1. Thống nhất cách viết tên riêng trên cơ sở tôn trọng tên riêng của tổ chức, cá nhân.
2. Thống nhất cách viết thuật ngữ trên cơ sở kết hợp hài hòa giữa tính dân tộc với tính quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người học tra cứu tài liệu và giao dịch bằng tiếng nước ngoài; kết hợp hài hòa giữa tính khoa học với tính sư phạm, bảo đảm phù hợp với trình độ phát triển của người học.

Theo đó, việc viết chính tả phải tuân thủ các nguyên tắc trên.

Chương trình giáo dục phổ thông
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Học sinh THCS, THPT 1 môn dưới 5 có lên lớp không 2023-2024? Lộ trình đánh giá học sinh THCS và học sinh THPT mới nhất ra sao?
Pháp luật
Mẫu nhận xét môn đạo đức lớp 2 theo Thông tư 27 dành cho giáo viên tham khảo học kỳ 2 năm học 2023-2024 ra sao?
Pháp luật
Mẫu nhận xét năng lực phẩm chất theo Thông tư 27 dành cho học sinh tiểu học mới nhất năm 2024 đầy đủ các lớp?
Pháp luật
Đề thi giữa kỳ 2 môn Ngữ văn lớp 6 sách giáo khoa Kết nối tri thức và Cánh diều năm học 2023 - 2024 có đáp án thế nào cho giáo viên và học sinh tham khảo?
Pháp luật
Đặc điểm môn học Khoa học tự nhiên theo Chương trình 2018 là gì? Yêu cầu cần đạt đối với môn Khoa học tự nhiên là gì?
Pháp luật
Tính điểm trung bình môn học kỳ và cả năm online nhanh chóng, chính xác mới nhất năm 2024? Công cụ tính điểm trung bình môn học kỳ, cả năm online?
Pháp luật
Cách tính điểm trung bình môn học kỳ 2 mới nhất năm 2024 nhanh chóng, chính xác? File excel tính điểm trung bình môn học kỳ 2?
Pháp luật
Phương thức biểu đạt là gì? Tác dụng của các phương thức biểu đạt như thế nào? Ví dụ về các phương thức biểu đạt?
Pháp luật
Hướng dẫn viết bản kiểm điểm không làm bài tập đơn giản, mới nhất dành cho học sinh tham khảo?
Pháp luật
Bao nhiêu môn trên 8 thì được học sinh giỏi năm học 2023-2024? Điều kiện học sinh giỏi năm học 2023-2024 của học sinh cấp 2, cấp 3?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chương trình giáo dục phổ thông
Nguyễn Hạnh Phương Trâm Lưu bài viết
7,741 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chương trình giáo dục phổ thông
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: