Hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi như thế nào?

Hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi như thế nào? Thắc mắc của anh L.K ở Bình Dương.

Hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 7 Thông tư 19/2023/TT-BKHCN quy định như sau:

Hành vi vi phạm quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
Hành vi vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 16 Nghị định số 107/2013/NĐ-CP là hành vi của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không gửi báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ hoặc gửi báo cáo nhưng không đúng thời hạn, nội dung báo cáo không đầy đủ, không chính xác quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư số 19/2012/TT-BKHCN.

Liên hệ tại khoản 1 Điều 16 Nghị định 107/2013/NĐ-CP quy định như sau:

Vi phạm quy định về báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của cơ sở tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
...

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ của cơ sở tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi của tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ không gửi báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ hoặc gửi báo cáo nhưng không đúng thời hạn, nội dung báo cáo không đầy đủ, không chính xác quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 19/2012/TT-BKHCN.

Hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi như thế nào? (Hình từ internet)

Công việc bức xạ bao gồm các hoạt động nào?

Căn cứ theo quy định tại Điều 18 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định công việc bức xạ bao gồm các hoạt động như sau:

- Vận hành lò phản ứng hạt nhân nghiên cứu và nhà máy điện hạt nhân;

- Vận hành thiết bị chiếu xạ gồm máy gia tốc; thiết bị xạ trị; thiết bị chiếu xạ khử trùng, xử lý vật liệu và sử dụng các thiết bị bức xạ khác;

- Sản xuất, chế biến chất phóng xạ;

- Lưu giữ, sử dụng chất phóng xạ;

- Thăm dò, khai thác, chế biến quặng phóng xạ;

- Làm giàu urani; chế tạo nhiên liệu hạt nhân;

- Xử lý, lưu giữ, chôn cất chất thải phóng xạ, nguồn phóng xạ đã qua sử dụng và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng;

- Xây dựng, thay đổi quy mô và phạm vi hoạt động, chấm dứt hoạt động của cơ sở bức xạ, cơ sở hạt nhân;

- Sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân;

- Nhập khẩu, xuất khẩu chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân nguồn, vật liệu hạt nhân và thiết bị hạt nhân;

- Đóng gói, vận chuyển vật liệu phóng xạ;

- Vận chuyển vật liệu phóng xạ quá cảnh lãnh thổ Việt Nam;

- Vận hành tàu biển, phương tiện khác có động cơ chạy bằng năng lượng hạt nhân;

- Hoạt động khác tạo ra chất thải phóng xạ.

Khi nào phải báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ?

Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:

Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ
1. Định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi đến cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.
2. Báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ bao gồm các nội dung sau đây:
a) Việc tuân thủ các điều kiện ghi trong giấy phép;
b) Những thay đổi so với hồ sơ xin cấp giấy phép (nếu có);
c) Sự cố bức xạ (nếu có) và các biện pháp khắc phục.

Theo như nội dung nêu trên thì định kỳ hằng năm hoặc khi có yêu cầu của cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân, tổ chức, cá nhân tiến hành công việc bức xạ phải lập báo cáo thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ gửi đến cơ quan an toàn bức xạ và hạt nhân.

Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải có nội dung gì?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Năng lượng nguyên tử 2008 quy định như sau:

Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ
1. Tổ chức, cá nhân phải lập báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ khi xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ, trừ hoạt động quy định tại khoản 1 và khoản 8 Điều 18 của Luật này.
2. Báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải phù hợp với từng công việc bức xạ và có các nội dung chính sau đây:
a) Quy trình tiến hành công việc bức xạ gồm các bước chuẩn bị, triển khai và kết thúc công việc;
b) Quy định về việc đo liều chiếu xạ cá nhân và kiểm xạ khu vực làm việc;
c) Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;
d) Nội quy tiến hành công việc bức xạ;
đ) Dự kiến sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục;
e) Phân công trách nhiệm cá nhân tiến hành công việc bức xạ;
g) Phân công trách nhiệm giám sát, phụ trách an toàn và điều hành chung.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì việc báo cáo đánh giá an toàn đối với công việc bức xạ phải phù hợp với từng công việc bức xạ và có các nội dung chính như sau:

- Quy trình tiến hành công việc bức xạ gồm các bước chuẩn bị, triển khai và kết thúc công việc;

- Quy định về việc đo liều chiếu xạ cá nhân và kiểm xạ khu vực làm việc;

- Quy định về việc ghi nhật ký tiến hành công việc bức xạ;

- Nội quy tiến hành công việc bức xạ;

- Dự kiến sự cố có thể xảy ra và biện pháp khắc phục;

- Phân công trách nhiệm cá nhân tiến hành công việc bức xạ;

- Phân công trách nhiệm giám sát, phụ trách an toàn và điều hành chung.

Thông tư 19/2023/TT-BKHCN sẽ có hiệu lực từ ngày 5/11/2023

Công việc bức xạ
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Điều kiện được cấp Giấy phép tiến hành công việc bức xạ cho cá nhân như thế nào? Hồ sơ đề nghị xin cấp giấy phép tiến hành công việc bức xạ bao gồm?
Pháp luật
Công việc bức xạ có bao gồm hoạt động sử dụng vật liệu hạt nhân ngoài chu trình nhiên liệu hạt nhân hay không?
Pháp luật
Giấy phép tiến hành công việc bức xạ bị thu hồi trong những trường hợp nào? Giấy phép tiến hành công việc bức xạ đã bị thu hồi thì có được cấp lại không?
Pháp luật
Hành vi không báo cáo định kỳ hằng năm về thực trạng an toàn tiến hành công việc bức xạ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền là hành vi như thế nào?
Pháp luật
Trong công việc bức xạ được báo cáo đánh giá an toàn như thế nào? Chiếu xạ do công việc bức xạ gây ra được kiểm soát như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở y tế có được bố trí người lao động là nữ đang mang thai làm việc tiếp xúc với tia X không?
Pháp luật
Thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ đo liều chiếu xạ cá nhân tại có quan nào? Phải nộp lệ phí bao nhiêu?
Pháp luật
Để thực hiện thủ tục cấp Giấy đăng ký hoạt động dịch vụ hiệu chuẩn thiết bị ghi đo bức xạ, tổ chức ứng dụng năng lượng nguyên tử phải chuẩn bị những giấy tờ gì ?
Pháp luật
Để vận hành thiết bị chiếu xạ, nhân viên và người phụ trách an toàn phải được đào tạo và có Giấy chứng nhận như thế nào?
Pháp luật
Nếu liều bức xạ vượt quá mức điều tra thì có cần cập nhật hồ sơ liều bức xạ của nhân viên bức xạ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công việc bức xạ
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
1,203 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công việc bức xạ
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào