Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?

Cho tôi hỏi: Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào? Câu hỏi của chú Hiên đến từ Thái Bình.

Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào?

Căn cứ tại Điều 18 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí như sau:

- Đối với đường ngang có người gác:

+ Đặt “Biển ngừng” trên đường sắt phía nhà gác đường ngang, vị trí đặt cách mép đường bộ trở ra tối thiểu 3 mét (m) để ngăn tàu đi vào đường ngang khi chắn đường ngang chưa đóng hoàn toàn.

+ Tùy theo góc giao giữa đường sắt và đường bộ, đặt biển “Nơi đường sắt giao vuông góc với đường bộ” hoặc biển “Nơi đường sắt giao không vuông góc với đường bộ” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.

+ Đặt biển “Giao nhau với đường sắt có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.

- Đối với đường ngang không có người gác, ngoài việc đặt biển báo hiệu quy định tại điểm b, khoản 1 Điều 18 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT, còn phải đặt các biển sau:

+ Biển “Giao nhau với đường sắt không có rào chắn” trên đường bộ ngoài phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt.

+ Biển “Dừng lại” trên đường bộ trong phạm vi đường ngang trước khi vào vị trí giao nhau với đường sắt đối với đường ngang tổ chức phòng vệ bằng biển báo.

- Trên hai phía đường sắt đi tới đường ngang phải đặt biển “Kéo còi”.

- Kích thước, quy cách, vị trí đặt các biển báo hiệu đường sắt, đường bộ theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ và quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tín hiệu đường sắt.

Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?

Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào? (Hình từ Internet)

Đặt đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh ở những bị trí nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 19 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh
1. Đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 mét (m) trở lên. Trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất.
2. Yêu cầu đối với đèn tín hiệu
a) Đèn tín hiệu phải có hai đèn đỏ đặt ngang nhau, hai đèn này thay phiên nhau nhấp nháy khi bật sáng. Khi có tàu sắp tới đường ngang, đèn tín hiệu bật sáng, cấm đi lại qua đường ngang. Khi tàu qua hết đường ngang, chắn đã mở hoàn toàn, đèn tín hiệu tắt, việc đi lại trên đường bộ trở lại bình thường;
b) Thời điểm đèn tín hiệu bật sáng phải bảo đảm trước lúc tàu tới đường ngang ít nhất là: 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;
c) Độ sáng và góc phát sáng: Ánh sáng và góc phát sáng của đèn tín hiệu phải bảo đảm để người điều khiển phương tiện giao thông đường bộ nhìn thấy được tín hiệu từ khoảng cách 100 mét (m) trở lên; ánh sáng đỏ của đèn tín hiệu không được chiếu về phía đường sắt.
3. Yêu cầu đối với chuông điện hoặc loa phát âm thanh
a) Chuông hoặc loa phát âm thanh phải kêu khi tàu tới gần đường ngang ít nhất 60 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động (đối với đường ngang có tín hiệu cảnh báo tự động); 90 giây khi dùng đèn tín hiệu tự động và chắn đường bộ không tự động; 120 giây khi dùng đèn tín hiệu không tự động;
b) Đối với đường ngang có người gác, chuông hoặc loa phát âm thanh tắt khi chắn đóng hoàn toàn;
c) Khi chuông kêu, loa phát âm thanh, mức âm lượng tại vị trí cách xa 15 mét (m), cao 1,2 mét (m) so với mặt đất phải từ 90 đề xi ben (dB) đến 115 đề xi ben (dB) để người tham gia giao thông nghe rõ.
4. Sơ đồ đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh theo quy định tại Phụ lục 5 của Thông tư này.

Như vậy theo quy định trên đèn tín hiệu và chuông điện hoặc loa phát âm thanh (trừ trường hợp đường bộ giao cắt đường bộ chạy song song với đường sắt) phải đặt trước chắn đường bộ (hoặc liền với trụ chắn đường bộ) hoặc đặt cách ray ngoài cùng 6 mét (m) trở lên. Trong mọi trường hợp, đèn tín hiệu phải đặt tại vị trí không bị che khuất.

Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 25/2018/TT-BGTVT quy định như sau:

Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
1. Vị trí đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
a) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m).
Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m) thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang đó;
b) Đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định.
2. Tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt phải bảo đảm ít nhất 800 mét (m). Trường hợp địa hình khó khăn, tầm nhìn của tín hiệu ngăn đường không được nhỏ hơn 400 mét (m).
3. Hoạt động của tín hiệu ngăn đường trên đường sắt
a) Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt là tín hiệu màu đỏ, tín hiệu ngăn đường bật sáng báo hiệu dừng tàu;
b) Khi tín hiệu ngăn đường tắt, tàu hoạt động bình thường. Khi có trở ngại trên đường ngang ảnh hưởng đến an toàn giao thông thì nhân viên gác đường ngang phải mở tín hiệu ngăn đường sáng màu đỏ;
c) Đường ngang có người gác trên khu gian có thiết bị đóng đường tự động phải lắp đặt thiết bị để chuyển tín hiệu đóng đường ở gần đường ngang nhất về trạng thái đóng để nhân viên gác đường ngang thao tác kịp thời khi trên đường ngang có trở ngại ảnh hưởng đến an toàn giao thông tại đường ngang.

Như vậy theo quy định trên vị trí đặt tín hiệu ngăn đường trên đường sắt:

- Tín hiệu ngăn đường trên đường sắt đặt cách đường ngang (tính từ vai đường bộ cùng phía) từ 100 mét (m) đến 500 mét (m). Nơi nhiều đường ngang có người gác ở gần nhau và khoảng cách giữa hai đường ngang nhỏ hơn 500 mét (m) thì tín hiệu ngăn đường trên đường sắt bố trí ở hai đầu khu vực có nhiều đường ngang đó;

- Đặt ở bên trái theo hướng tàu chạy vào đường ngang. Trường hợp khó khăn đặc biệt phải được Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quyết định

Đường sắt TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN ĐƯỜNG SẮT
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt phải xây dựng kế hoạch phòng ngừa thiên tai hoạt động vận tải đường sắt trong thời gian nào?
Pháp luật
Khổ đường sắt là gì? Tiêu chuẩn khổ đường sắt theo quy định của pháp luật là bao nhiêu milimet?
Pháp luật
Đất dành cho đường sắt bao gồm những loại nào? Xác định ranh giới đất dành cho đường sắt như thế nào?
Pháp luật
Hồ sơ quản lý đường ngang trong phạm vi đường sắt quốc gia bao gồm những gì? Cơ quan nào có trách nhiệm quản lý đường ngang?
Pháp luật
Đặt hệ thống biển báo hiệu đường sắt, đường bộ ở những vị trí nào? Đặt tín hiệu ngăn đường sắt ở vị trí nào?
Pháp luật
Cục Đường sắt Việt Nam có được tham gia với Cục Đăng kiểm Việt Nam thẩm định thiết kế kỹ thuật đối với phương tiện giao thông đường sắt không?
Pháp luật
Sửa nhà trên nguyên trạng đối với diện tích nằm trong hành lang an toàn đường sắt có cần cấp giấy phép xây dựng (GPXD) không?
Pháp luật
Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu bao gồm những chức danh nào? Nhân viên đường sắt trực tiếp phục vụ chạy tàu cần đáp ứng những điều kiện nào?
Pháp luật
Phần đất nằm trong hành lang bảo vệ an toàn đường sắt có quy định pháp luật nào cấm xây dựng không?
Pháp luật
Ông hàng xóm tự mở đường để thông qua đường sắt có bị xử phạt không? Mức xử phạt là bao nhiêu? Công trình đường sắt được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đường sắt
1,914 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đường sắt
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào