Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?

Cho hỏi đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao? - Chú Tùng (Hà Nam)

Đã có vaccine phòng vi rút Adeno ở trẻ em chưa?

Ngày 26/12/2022, Bộ Y tế ban Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 về việc ban hành Hướng dẫn chẩn đoán, điều trị, phòng và kiểm soát lây nhiễm bệnh do vi rút Adeno ở trẻ em (sau đây gọi tắt là "Hướng dẫn").

Theo đó, tiểu mục 5.2 Mục V Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022 xác định hiện nay chưa có vaccine đặc hiệu dự phòng vi rút adeno được khuyến cáo.

Thay vào đó, việc phòng bệnh do vi rút Adeno được thực hiện theo biện pháp phòng bệnh không đặc hiệu tại tiểu mục 5.1 Mục V Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022.

Cụ thể như sau:

- Giữ vệ sinh

- Nâng cao thể trạng, đảm bảo dinh dưỡng

- Kiểm soát các bệnh nền (nếu có)

- Tiêm chủng đầy đủ, đúng lịch các loại vaccine được khuyến cáo theo lứa tuổi

- Sử dụng các biện pháp dự phòng lây nhiễm chuẩn khi tiếp xúc với người nghi nhiễm vi rút adeno.

Như vậy, hiện nay vẫn chưa có vaccine phòng vi rút Adeno, công tác phòng bệnh lây nhiệm do vi rút Adeno được thực hiện theo 05 biện pháp không đặc hiệu trên.

Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao? (Hình từ Internet)

Nguyên tắc khi thực hiện phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh là gì?

Căn cứ tiểu mục 6.1 Mục VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, Nguyên tắc khi thực hiện phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm:

- Tăng cường tuân thủ thực hành phòng ngừa chuẩn

- Áp dụng dự phòng lây truyền qua giọt bắn và dự phòng lây truyền qua tiếp xúc

- Tuân thủ các hướng dẫn dự phòng, kiểm soát nhiễm khuẩn đã ban hành

Như vậy, công tác phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh cần tuân thủ 03 nguyên tắc cơ bản trên.

Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?

Theo tiểu mục 6.2 Mục VI Hướng dẫn ban hành kèm theo Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022, việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh bao gồm 06 nội dung sau:

- Sàng lọc, tiếp nhận và cách ly điều trị người bệnh nhiễm vi rút Adeno

+ Tăng cường phát hiện sớm các ca bệnh nghi ngờ;

+ Kê đơn và hướng dẫn chăm sóc đối với người bệnh nhẹ, người bệnh điều trị ngoại trú;

+ Phân luồng cách ly kịp thời các trường hợp nghi ngờ nhiễm hoặc trường hợp đã xác định nhiễm;

- Tổ chức phòng cách ly, điều trị người bệnh nhiễm vi rút Adeno

+ Bố trí khu vực điều trị người bệnh vi rút adeno riêng với các nhóm bệnh;

+ Giữ khoảng cách giữa các giường bệnh trong buồng bệnh ít nhất 1 m

+ Cửa phòng cách ly đóng phía hành lang và mở phía ban công;

+ Tuân thủ phòng ngừa chuẩn và dự phòng cách ly theo “giọt bắn” và “tiếp xúc”;

+ Hướng dẫn người bệnh và người nhà vệ sinh tay, sử dụng khẩu trang khi chăm sóc;

+ Vệ sinh tay trước và sau khi rời khỏi phòng, khu vực cách ly, điều trị người bệnh vi rút Adeno;

+ Bố trí nhân lực làm việc riêng cho khu vực, phòng cách ly người bệnh vi rút adeno và hạn chế tiếp xúc;

+ Người bệnh nhiễm vi rút adeno được ra khỏi phòng cách ly sau ít nhất 2 ngày, kể từ ngày hết các triệu chứng lâm sàng.

- Quản lý người bệnh nội trú phơi nhiễm với vi rút adeno

+ Quản lý người bệnh phơi nhiễm tại phòng bệnh riêng;

+ Không nhập người bệnh mới vào buồng cách ly phơi nhiễm; không chuyển người bệnh có phơi nhiễm sang buồng bệnh khác;

+ Quản lý, theo dõi người bệnh phơi nhiễm đến khi có đủ tiêu chuẩn xuất viện, hoặc tối thiểu 05 ngày kể từ ngày tiếp xúc người bệnh vi rút adeno gần nhất.

- Xử lý dụng cụ sau sử dụng cho người bệnh nhiễm vi rút adeno và vệ sinh môi trường bề mặt phòng cách ly

+ Xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người bệnh vi rút adeno;

+ Vệ sinh môi trường hàng ngày bao gồm: máy, trang thiết bị y tế, giường bệnh, tủ đầu giường, sàn nhà, tường, đồ dùng, vật dụng sử dụng cho người bệnh;

+ Sử dụng các dung dịch hóa chất khử khuẩn để khử khuẩn các bề mặt;

+ Tổng vệ sinh buồng cách ly khi kết thúc mỗi đợt người bệnh hoặc theo kết quả giám sát môi trường buồng bệnh (nếu có).

- Phân loại, thu gom và vận chuyển chất thải rắn từ phòng cách ly

+ Xác định toàn bộ chất thải y tế rắn phát sinh từ buồng bệnh có người bệnh nhiễm vi rút adeno là chất thải y tế nguy hại, lây nhiễm;

+ Phân loại, thu gom, vận chuyển và xử lý theo hướng dẫn áp dụng cho chất thải nguy hại, lây nhiễm.

- Sử dụng phương tiện phòng hộ

+ Nhân viên Y tế đội mũ, đeo khẩu trang y tế, mang găng sạch (nếu có chỉ định) trong các thao tác chăm sóc, điều trị; thực hiện vệ sinh tay trước và sau khi rời khỏi khu vực cách ly;

+ Mang đầy đủ phương tiện phòng hộ cá nhân;

+ Mang phương tiện phòng hộ cá nhân khi thực hiện xử lý thi hài người bệnh nhiễm vi rút adeno.

- Xử lý thi hài người bệnh nhiễm vi rút adeno tử vong

+ Vệ sinh các bề mặt liên quan đến thi hài người bệnh;

+ Chuyển thi hài xuống nơi lưu giữ, nhà đại thể càng sớm càng tốt.

Như vậy, việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được thực hiện theo các nội dung nêu trên.

Xem chi tiết tại Quyết định 3451/QĐ-BYT năm 2022.

Vi rút Adeno
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
05 triệu chứng nhiễm vi rút Adeno ở trẻ là gì? Bệnh do vi rút Adeno diễn biến nặng hơn trong những trường hợp nào?
Pháp luật
Xét nghiệm vi rút Adeno có bao nhiêu hình thức? Người được gọi là phơi nhiễm với vi rút adeno trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người nhiễm vi rút Adeno có thể diễn biến nặng hơn khi có những yếu tố nào? Có thể bị giãn phế quản nếu bị nhiễm vi rút Adeno?
Pháp luật
Bệnh do vi rút Adeno có bao nhiêu mức độ? Chẩn đoán ca bệnh và chẩn đoán phân biệt các dấu hiệu được quy định thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào trẻ em nhiễm vi rút Adeno phải nhập viện? Điều trị nhiễm vi rút Adeno tại nhà khi ở mức độ nhẹ ra sao?
Pháp luật
Điều trị cho trẻ em nhiễm vi rút Adeno ở mức độ nguy kịch như thế nào? Nguyên tắc điều trị ra sao?
Pháp luật
Sử dụng máy thở thông thường cho người nhiễm vi rút Adeno đang nguy kịch được hướng dẫn như thế nào?
Pháp luật
Xử lý thi hài người bệnh nhiễm vi rút Adeno tử vong ra sao? Dấu hiệu nào nhận biết người bệnh nhiễm vi rút Adeno đang ở tình trạng nguy kịch?
Pháp luật
Đã có vaccine phòng bệnh do vi rút Adeno chưa? Việc dự phòng lây nhiễm vi rút Adeno tại các cơ sở khám, chữa bệnh được quy định ra sao?
Pháp luật
Công văn 1059/DP-DT năm 2022: Hướng dẫn triển khai công tác phòng chống dịch bệnh từ vi rút Adeno?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Vi rút Adeno
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
468 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Vi rút Adeno
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào