Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ai? Cơ cấu tổ chức Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay ra sao?

Cho tôi hỏi: Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ai? Cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay ra sao? - Thắc mắc của chị Hải (Phú Thọ)

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ai?

Căn cứ Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 05/04/2013.

Tại Điều 4 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013 có quy định như sau:

Lãnh đạo Cục Đăng kiểm Việt Nam
1. Cục Đăng kiểm Việt Nam có Cục trưởng là người đứng đầu, chịu trách nhiệm trước Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải và pháp luật về toàn bộ hoạt động của Cục Đăng kiểm Việt Nam; giúp việc Cục trưởng có các Phó Cục trưởng, chịu trách nhiệm trước Cục trưởng và pháp luật về nhiệm vụ được Cục trưởng phân công.
2. Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.
3. Các Phó Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm theo đề nghị của Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam.

Theo quy định trên, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là người đứng đầu Cục Đăng kiểm Việt Nam. Cục trưởng Cục Đăng kiểm do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải bổ nhiệm, miễn nhiệm.

Hiện nay, Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ông Nguyễn Chiến Thắng do Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thắng trao quyết định điều động, bổ nhiệm vào ngày 11/03/2023.

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ai? Cơ cấu tổ chức Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay ra sao?

Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam là ai? Cơ cấu tổ chức Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay ra sao? (Hình từ Internet)

Cơ cấu tổ chức Cục Đăng kiểm Việt Nam hiện nay ra sao?

Căn cứ theo quy định tại Điều 3 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013, cơ cấu tổ chức Cục Đăng kiểm Việt Nam như sau:

- Các tổ chức giúp việc Cục trưởng:

+ Phòng Quy phạm;

+ Phòng Công trình biển;

+ Phòng Công nghiệp;

+ Phòng Tàu biển;

+ Phòng Tàu sông;

+ Phòng Chất lượng xe cơ giới;

+ Phòng Kiểm định xe cơ giới;

+ Phòng Đường sắt;

+ Phòng Pháp chế - ISO;

+ Phòng Khoa học công nghệ và Môi trường;

+ Phòng Kế hoạch - Đầu tư;

+ Phòng Hợp tác quốc tế;

+ Phòng Tổ chức cán bộ;

+ Phòng Tài chính - Kế toán;

+ Văn phòng.

- Các Chi cục, Chi nhánh, Trung tâm Đăng kiểm tại một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

- Các tổ chức khác trực thuộc:

+ Tạp chí Đăng kiểm;

+ Trung tâm Đào tạo;

+Trung tâm Tin học;

+ Trung tâm Chứng nhận hệ thống quản lý chất lượng và an toàn (VRQC);

+ Trung tâm Thử nghiệm xe cơ giới (VMTC);

+ Trung tâm Thử nghiệm khí thải phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (NETC).

Cục Đăng kiểm Việt Nam có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?

Nhiệm vụ, quyền hạn của Cục Đăng kiểm Việt Nam được xác định theo Điều 2 Quyết định 862/QĐ-BGTVT năm 2013. Cụ thể như sau:

- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải chiến lược, quy hoạch, kế hoạch dài hạn, 5 năm và hàng năm, các chương trình, dự án quốc gia, các đề án phát triển về đăng kiểm phương tiện, thiết bị giao thông vận tải trong phạm vi cả nước.

- Chủ trì xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải các dự án luật, pháp lệnh, các văn bản quy phạm pháp luật khác về đăng kiểm; ban hành theo thẩm quyền các văn bản quản lý chuyên ngành về đăng kiểm.

- Chủ trì xây dựng trình Bộ trưởng ban hành hoặc Bộ trưởng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật phương tiện và thiết bị giao thông vận tải và các danh mục sản phẩm cơ khí giao thông vận tải theo phạm vi quản lý.

- Tổ chức thực hiện, kiểm tra thực hiện và rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật liên quan tới hoạt động đăng kiểm sau khi được ban hành hoặc phê duyệt.

- Chủ trì hoặc phối hợp trong việc thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đăng kiểm.

- Tổ chức thực hiện công tác đăng kiểm chất lượng, an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện, thiết bị giao thông vận tải và các phương tiện, thiết bị khác (trừ phương tiện, thiết bị phục vụ cho mục đích quốc phòng, an ninh và tàu cá).

- Xây dựng trình Bộ trưởng kế hoạch hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm; tham gia xây dựng, đàm phán ký kết, gia nhập các Điều ước và thỏa thuận quốc tế, các tổ chức quốc tế về đăng kiểm; tổ chức thực hiện các hoạt động về hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về đăng kiểm theo phân cấp quản lý.

- Xây dựng trình Bộ trưởng công bố tiêu chuẩn đơn vị đăng kiểm. Tổ chức đánh giá, chứng nhận điều kiện hoạt động của các đơn vị đăng kiểm, các cơ sở thử nghiệm phục vụ công tác đăng kiểm theo quy định của pháp luật.

- Xây dựng nội dung, chương trình đào tạo, quy định tiêu chuẩn đăng kiểm viên, đánh giá viên, nhân viên nghiệp vụ. Tổ chức đào tạo, cấp giấy chứng nhận cho đăng kiểm viên, đánh giá viên và nhân viên nghiệp vụ theo quy định của pháp luật; đào tạo cán bộ quản lý an toàn, sỹ quan an ninh tàu biển, cán bộ an ninh của các tổ chức, doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật quốc tế về quản lý an toàn và Bộ luật quốc tế về an ninh tàu biển và cảng biển.

- Quy định quản lý và phát hành các loại ấn chỉ trong hoạt động đăng kiểm.

-.Về quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm.

- Tổ chức thực hiện công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong hoạt động đăng kiểm.

- Xây dựng và thực hiện chương trình cải cách hành chính của Cục theo mục tiêu và nội dung chương trình cải cách hành chính nhà nước của Bộ Giao thông vận tải.

- Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng, tiêu cực theo thẩm quyền của Cục.

- Xây dựng trình Bộ trưởng quyết định cơ cấu tổ chức của Cục; quản lý tổ chức bộ máy, định biên của Cục; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách đãi ngộ, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, viên chức và người lao động theo quy định của pháp luật.

- Quản lý tài chính, tài sản của Cục theo quy định của pháp luật.

- Được trực tiếp quan hệ với các cơ quan nhà nước có liên quan hoặc theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng giao.

Cục Đăng kiểm Việt Nam
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Các đơn vị sự nghiệp công lập trực thuộc Cục Đăng kiểm Việt Nam là những đơn vị nào? Trụ sở của Cục Đăng kiểm Việt Nam được đặt ở đâu?
Pháp luật
Có bao nhiêu chi cục đăng kiểm trực thuộc Cục Đăng Kiểm Việt Nam? Cục Đăng kiểm Việt Nam có chức năng gì?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có phải là tổ chức trực thuộc Bộ Giao thông vận tải không? Cục Đăng kiểm Việt Nam có tư cách pháp nhân không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có bắt buộc phải có bằng tốt nghiệp cao cấp lý luận chính trị hay không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có thể ủy quyền cho đơn vị đăng kiểm thực hiện kiểm tra phương tiện nhập khẩu không?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có thẩm quyền đình chỉ hoạt động đơn vị đăng kiểm khi vi phạm đúng không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong công tác quản lý các dự án đầu tư trong lĩnh vực đăng kiểm?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm tuyển dụng 142 viên chức trên phạm vi cả nước? Lương của viên chức chuyên ngành đăng kiểm có cao không?
Pháp luật
Cục Đăng kiểm công bố đường dây nóng tiếp nhận phản ánh về hoạt động đăng kiểm trên phạm vi cả nước?
Pháp luật
Cục trưởng Cục Đăng kiểm Việt Nam có thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm Giám đốc Chi cục Đăng kiểm không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cục Đăng kiểm Việt Nam
Đặng Phan Thị Hương Trà Lưu bài viết
2,449 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cục Đăng kiểm Việt Nam
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: