Có được yêu cầu chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm? Có hình xăm được thi tuyển viên chức không?

Có được quy định chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm? Có hình xăm được thi tuyển viên chức không? Câu hỏi của chị Dương ở Hà Nam.

Có được yêu cầu chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm?

Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

Giải thích từ ngữ
...
8. Phân biệt đối xử trong lao động là hành vi phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên dựa trên chủng tộc, màu da, nguồn gốc quốc gia hoặc nguồn gốc xã hội, dân tộc, giới tính, độ tuổi, tình trạng thai sản, tình trạng hôn nhân, tôn giáo, tín ngưỡng, chính kiến, khuyết tật, trách nhiệm gia đình hoặc trên cơ sở tình trạng nhiễm HIV hoặc vì lý do thành lập, gia nhập và hoạt động công đoàn, tổ chức của người lao động tại doanh nghiệp có tác động làm ảnh hưởng đến bình đẳng về cơ hội việc làm hoặc nghề nghiệp.
Việc phân biệt, loại trừ hoặc ưu tiên xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc và các hành vi duy trì, bảo vệ việc làm cho người lao động dễ bị tổn thương thì không bị xem là phân biệt đối xử

Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Bộ luật Lao động 2019, quy định như sau:

Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động
1. Phân biệt đối xử trong lao động.
2. Ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động.
3. Quấy rối tình dục tại nơi làm việc.
4. Lợi dụng danh nghĩa dạy nghề, tập nghề để trục lợi, bóc lột sức lao động hoặc lôi kéo, dụ dỗ, ép buộc người học nghề, người tập nghề vào hoạt động trái pháp luật.
5. Sử dụng lao động chưa qua đào tạo hoặc chưa có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia đối với nghề, công việc phải sử dụng lao động đã được đào tạo hoặc phải có chứng chỉ kỹ năng nghề quốc gia.
6. Lôi kéo, dụ dỗ, hứa hẹn, quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích mua bán người, bóc lột, cưỡng bức lao động hoặc lợi dụng dịch vụ việc làm, hoạt động đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng để thực hiện hành vi trái pháp luật.
7. Sử dụng lao động chưa thành niên trái pháp luật.

Như vậy, theo quy định nêu trên thì việc quy định chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm là hành vi phân biệt đối xử trong lao động. Hành vi phân biệt đối xử trong tuyển dụng lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động. Do đó không được quy định chỉ được tuyển dụng lao động không có hình xăm.

Tuy nhiên, trong những trường hợp nhất định, xuất phát từ yêu cầu đặc thù của công việc thì việc tuyển dụng lao động không có hình xăm có thể không được xem là phân biệt đối xử trong lao động.

Có được yêu cầu chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm? Có hình xăm được thi tuyển viên chức không? (Hình từ internet)

Có hình xăm được thi tuyển viên chức không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 22 Luật Viên chức 2010 có cụm từ bị thay thế bởi điểm a khoản 12 Điều 2 Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sửa đổi 2019 quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức như sau:

Điều kiện đăng ký dự tuyển
1. Người có đủ các điều kiện sau đây không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Có quốc tịch Việt Nam và cư trú tại Việt Nam;
b) Từ đủ 18 tuổi trở lên. Đối với một số lĩnh vực hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao, tuổi dự tuyển có thể thấp hơn theo quy định của pháp luật; đồng thời, phải có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật;
c) Có đơn đăng ký dự tuyển;
d) Có lý lịch rõ ràng;
đ) Có văn bằng, chứng chỉ đào tạo, chứng chỉ hành nghề hoặc có năng khiếu kỹ năng phù hợp với vị trí việc làm;
e) Đủ sức khoẻ để thực hiện công việc hoặc nhiệm vụ;
g) Đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của vị trí việc làm do đơn vị sự nghiệp công lập xác định nhưng không được trái với quy định của pháp luật.
2. Những người sau đây không được đăng ký dự tuyển viên chức:
a) Mất năng lực hành vi dân sự hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự;
b) Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự; đang chấp hành bản án, quyết định về hình sự của Tòa án; đang bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng.

Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì không có quy định nào cấm người dự tuyển viên chức xăm hình. Do đó người có hình xăm thì vẫn được thi tuyển viên chức nếu đáp ứng các quy định về điều kiện đăng ký dự tuyển viên chức nêu trên.

Viên chức có được xăm hình không?

Căn cứ theo quy định tại Điều 19 Luật Viên chức 2010 quy định như sau:

Những việc viên chức không được làm
1. Trốn tránh trách nhiệm, thoái thác công việc hoặc nhiệm vụ được giao; gây bè phái, mất đoàn kết; tự ý bỏ việc; tham gia đình công.
2. Sử dụng tài sản của cơ quan, tổ chức, đơn vị và của nhân dân trái với quy định của pháp luật.
3. Phân biệt đối xử dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo dưới mọi hình thức.
4. Lợi dụng hoạt động nghề nghiệp để tuyên truyền chống lại chủ trương đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước hoặc gây phương hại đối với thuần phong, mỹ tục, đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân và xã hội.
5. Xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác trong khi thực hiện hoạt động nghề nghiệp.
6. Những việc khác viên chức không được làm theo quy định của Luật phòng, chống tham nhũng, Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, Luật Viên chức 2010 quy định về những việc viên chức không được làm không có quy định viên chức không được xăm hình.

Như vậy, có thể theo quy định của pháp luật hiện nay không có quy định nào quy định viên chức không được xăm hình.

Tuyển dụng lao động
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Có được yêu cầu chỉ tuyển dụng lao động không có hình xăm? Có hình xăm được thi tuyển viên chức không?
Pháp luật
Hướng dẫn viết thư trả lời kết quả phỏng vấn trúng tuyển chuyên nghiệp, ấn tượng đối với nhà tuyển dụng?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được thực hiện thủ tục thử thai đối với lao động nữ như một mục kiểm tra thể chất đầu vào hay không?
Pháp luật
Mẫu Thông báo tuyển dụng lao động dành cho công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên mới thành lập?
Pháp luật
Công ty có được thu lệ phí khi tuyển dụng lao động không? Nếu công ty thu tiền của người lao động tham gia tuyển dụng thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Công ty thu phí tuyển dụng của người lao động thì người lao động nên làm gì? Công ty có bị xử phạt hay không?
Pháp luật
Doanh nghiệp có được phép tuyển dụng lao động 17 tuổi làm công nhân tại xưởng dệt may của mình không?
Pháp luật
“Chỉ tuyển nam”, “Ưu tiên nam” trong tuyển dụng lao động có trái với quy định pháp luật không?
Pháp luật
Cam kết xin việc bao đậu để thu tiền lừa đảo người lao động thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Khi tuyển dụng người lao động, doanh nghiệp có được yêu cầu người lao động cung cấp bản chính giấy khám sức khỏe, văn bằng chứng chỉ không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tuyển dụng lao động
Nguyễn Văn Phước Độ Lưu bài viết
2,034 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tuyển dụng lao động
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào