Cá nhân làm đơn khởi kiện vụ án dân sự cần lưu ý những gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Cho tôi hỏi: Cá nhân làm đơn khởi kiện vụ án dân sự cần lưu ý những gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? Câu hỏi của anh Duy đến từ Thái Bình.

Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Căn cứ tại Điều 26 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 quy định những tranh chấp dân sự sau thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án:

- Tranh chấp về quốc tịch Việt Nam giữa cá nhân với cá nhân.

- Tranh chấp về quyền sở hữu và các quyền khác đối với tài sản.

- Tranh chấp về giao dịch dân sự, hợp đồng dân sự.

- Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 30 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

- Tranh chấp về thừa kế tài sản.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng.

- Tranh chấp về bồi thường thiệt hại do áp dụng biện pháp ngăn chặn hành chính không đúng theo quy định của pháp luật về cạnh tranh, trừ trường hợp yêu cầu bồi thường thiệt hại được giải quyết trong vụ án hành chính.

- Tranh chấp về khai thác, sử dụng tài nguyên nước, xả thải vào nguồn nước theo quy định của Luật tài nguyên nước.

- Tranh chấp đất đai theo quy định của pháp luật về đất đai; tranh chấp về quyền sở hữu, quyền sử dụng rừng theo quy định của Luật Lâm nghiệp 2017.

- Tranh chấp liên quan đến hoạt động nghiệp vụ báo chí theo quy định của pháp luật về báo chí.

- Tranh chấp liên quan đến yêu cầu tuyên bố văn bản công chứng vô hiệu.

- Tranh chấp liên quan đến tài sản bị cưỡng chế để thi hành án theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

- Tranh chấp về kết quả bán đấu giá tài sản, thanh toán phí tổn đăng ký mua tài sản bán đấu giá theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự.

- Các tranh chấp khác về dân sự, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Cá nhân làm đơn khởi kiện vụ án dân sự cần lưu ý những gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án?

Cá nhân làm đơn khởi kiện vụ án dân sự cần lưu ý những gì? Những tranh chấp dân sự nào thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án? (Hình từ Internet)

Việc làm đơn khởi kiện của cá nhân trong vụ án dân sự được thực hiện như thế nào?

Căn cứ tại khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định việc làm đơn khởi kiện của cá nhân trong vụ án dân sự được thực hiện như sau:

- Cá nhân có đầy đủ năng lực hành vi tố tụng dân sự thì có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án. Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, cá nhân đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

- Cá nhân là người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự, người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi thì người đại diện hợp pháp của họ có thể tự mình hoặc nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện vụ án.

Tại mục tên, địa chỉ nơi cư trú của người khởi kiện trong đơn phải ghi họ tên, địa chỉ nơi cư trú của người đại diện hợp pháp của cá nhân đó; ở phần cuối đơn, người đại diện hợp pháp đó phải ký tên hoặc điểm chỉ.

- Cá nhân thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều 189 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 là người không biết chữ, người khuyết tật nhìn, người không thể tự mình làm đơn khởi kiện, người không thể tự mình ký tên hoặc điểm chỉ thì có thể nhờ người khác làm hộ đơn khởi kiện và phải có người có đủ năng lực tố tụng dân sự làm chứng. Người làm chứng phải ký xác nhận vào đơn khởi kiện.

Có thể gửi đơn khởi kiện vụ án dân sự bằng phương thức nào?

Căn cứ tại khoản 1 Điều 190 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 quy định như sau:

Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án
1. Người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:
a) Nộp trực tiếp tại Tòa án;
b) Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính;
c) Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).
2. Ngày khởi kiện là ngày đương sự nộp đơn khởi kiện tại Tòa án hoặc ngày được ghi trên dấu của tổ chức dịch vụ bưu chính nơi gửi.
Trường hợp không xác định được ngày, tháng, năm theo dấu bưu chính nơi gửi thì ngày khởi kiện là ngày đương sự gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính. Đương sự phải chứng minh ngày mình gửi đơn tại tổ chức dịch vụ bưu chính; trường hợp đương sự không chứng minh được thì ngày khởi kiện là ngày Tòa án nhận được đơn khởi kiện do tổ chức dịch vụ bưu chính chuyển đến.
3. Trường hợp người khởi kiện gửi đơn khởi kiện bằng phương thức gửi trực tuyến thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn.
4. Trường hợp chuyển vụ án cho Tòa án khác theo quy định tại Điều 41 của Bộ luật này thì ngày khởi kiện là ngày gửi đơn khởi kiện đến Tòa án đã thụ lý nhưng không đúng thẩm quyền và được xác định theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
5. Tòa án nhân dân tối cao hướng dẫn thi hành Điều này.

Như vậy theo quy định trên người khởi kiện gửi đơn khởi kiện kèm theo tài liệu, chứng cứ mà mình hiện có đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết vụ án bằng các phương thức sau đây:

- Nộp trực tiếp tại Tòa án.

- Gửi đến Tòa án theo đường dịch vụ bưu chính.

- Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).

Mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất hiện nay như thế nào?

Mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự là Mẫu số 23-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐT. Dưới đây là hình ảnh Mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự:

Tải Mẫu Đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất hiện nay: tại đây.

Đơn khởi kiện
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người cho vay nặng lãi có được làm đơn khởi kiện đòi lại tiền vay khi người đi vay vi phạm nghĩa vụ trả nợ không?
Pháp luật
Có được quyền tiếp tục nộp đơn khởi kiện khi hai bên đã thỏa thuận được mức bồi thường thiệt hại không?
Pháp luật
Quyền nộp đơn khởi kiện lại vụ án dân sự của đương sự được quy định như thế nào? Trường hợp nào đương sự không được nộp đơn khởi kiện lại vụ án?
Pháp luật
Trường hợp nào được nộp lại đơn khởi kiện trong tố tụng dân sự? Khi nào bị yêu cầu sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện?
Pháp luật
Việc kiểm sát văn bản trả lại đơn khởi kiện trong công tác kiểm sát việc giải quyết các vụ việc dân sự thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Thời hạn bổ sung đơn khởi kiện là bao lâu? Nếu hết thời hạn bổ sung đơn khởi kiện thì vụ án có được giải quyết không? Có thể khiếu nại về việc trả lại đơn khởi kiện không?
Pháp luật
Trong vụ án dân sự, ai là người có thẩm quyền yêu cầu người khởi kiện sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện? Thời hạn sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện là bao lâu?
Pháp luật
Mẫu đơn khởi kiện năm 2024? Hướng dẫn cách viết mẫu đơn khởi kiện và những lưu ý khi viết đơn khởi kiện?
Pháp luật
Đơn khởi kiện gồm nội dung gì? Gửi đơn khởi kiện đến Tòa án được thực hiện như thế nào? Ai có quyền khởi kiện vụ án?
Pháp luật
Nộp đơn khởi kiện yêu cầu chồng cấp dưỡng cho con đồng thời yêu cầu Tòa án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời cùng lúc thì có được không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn khởi kiện
4,381 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn khởi kiện
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: