Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Cho hỏi biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?- Câu hỏi của chị Uyên tại Hà Nội.

Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá?

Căn cứ khoản 5.8 Điều 5 Hiệp định 261/WTO/VB về Chống bán phá giá -Thực thi Điều VI của Hiệp định chung về Thuế quan và Thương mại GATT 1994 quy định như sau:

Bắt đầu và Quá trình Điều tra Tiếp theo
...
5.8 ...Biên độ bán phá giá được coi là không quá mức tối thiểu nếu biên độ đó thấp hơn 2% của giá xuất khẩu. Khối lượng hàng nhập khẩu bán phá giá sẽ được coi là không đáng kể nếu như khối lượng hàng nhập khẩu được bán phá giá từ một nước cụ thể nào đó chiếm ít hơn 3% tổng nhập khẩu các sản phẩm tương tự vào nước nhập khẩu, ngoại trừ trường hợp số lượng nhập khẩu của các sản phẩm tương tự từ mỗi nước có khối lượng nhập dưới 3%, nhưng tổng số các sản phẩm tương tự nhập khẩu từ những nước này chiếm trên 7% nhập khẩu sản phẩm tương tự vào Thành viên nhập khẩu.

Ngoài ra, căn cứ khoản 2 Điều 78 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định như sau:

Điều kiện áp dụng biện pháp chống bán phá giá
...
2. Không áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với hàng hóa nhập khẩu có biên độ bán phá giá không vượt quá 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam.

Như vậy, khi biên độ bán phá giá không tới 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá không được áp dụng.

Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào? (Hình từ Internet)

Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?

Căn cứ Điều 20 Nghị định 10/2018/NĐ-CP có nội dung sau đây:

Phương pháp xác định biên độ bán phá giá
1. Biên độ bán phá giá được xác định dựa trên mức chênh lệch giữa giá thông thường với giá xuất khẩu theo quy định tại Điều 16, Điều 17, Điều 18 và Điều 19 của Nghị định này.
2. Biên độ bán phá giá được xác định theo một trong các cách sau đây:
a) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá trị bình quân gia quyền của giá xuất khẩu;
b) So sánh giữa giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch;
c) So sánh giữa giá trị bình quân gia quyền của giá thông thường với giá xuất khẩu trên cơ sở từng giao dịch với điều kiện tồn tại sự khác biệt đáng kể của giá xuất khẩu giữa những người mua, khu vực địa lý và thời điểm xuất khẩu.
3. Cơ quan điều tra phải xác định biên độ bán phá giá riêng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu nước ngoài trong vụ việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá, trừ trường hợp được quy định tại khoản 4 Điều này.
4. Trong trường hợp số lượng Bên bị yêu cầu quá lớn hoặc chủng loại hàng hóa bị điều tra quá lớn, Cơ quan điều tra có thể giới hạn phạm vi điều tra bằng phương pháp chọn mẫu được quy định tại Điều 36 của Nghị định này để xác định biên độ bán phá giá.
5. Trong trường hợp Cơ quan điều tra giới hạn phạm vi điều tra theo quy định tại khoản 4 Điều này, biên độ bán phá giá được áp dụng như sau:
a) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của từng nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
b) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu được chọn mẫu nhưng không hợp tác hoặc hợp tác không đầy đủ với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
c) Biên độ bán phá giá riêng áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của nhà sản xuất, xuất khẩu không được chọn mẫu nhưng tự nguyện tham gia và hợp tác với Cơ quan điều tra trong giai đoạn điều tra;
d) Biên độ bán phá giá áp dụng đối với hàng hóa bị điều tra của các nhà sản xuất, xuất khẩu còn lại.

Như vậy, trường hợp biên độ bán phá giá lớn hơn 2% giá xuất khẩu hàng hóa vào Việt Nam, thì biện pháp chống bán phá giá có thể được xem xét áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu, với biên độ bán phá giá sẽ được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác định theo quy định trên.

Biên độ bán phá giá có là căn cứ áp dụng mức thuế chống bán phá giá không?

Căn cứ khoản 3 Điều 81 Luật Quản lý ngoại thương 2017 quy định:

Áp dụng biện pháp chống bán phá giá
...
3. Việc áp dụng thuế chống bán phá giá được thực hiện như sau:
a) Trường hợp không đạt được cam kết quy định tại khoản 2 Điều này, sau khi kết thúc điều tra, Cơ quan điều tra công bố kết luận cuối cùng về các nội dung điều tra quy định tại Điều 80 của Luật này. Kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra và các căn cứ chính để ban hành kết luận cuối cùng phải được thông báo bằng phương thức thích hợp cho các bên liên quan trong vụ việc điều tra;
b) Căn cứ vào kết luận cuối cùng của Cơ quan điều tra, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra quyết định áp dụng hay không áp dụng thuế chống bán phá giá;
c) Mức thuế chống bán phá giá không được vượt quá biên độ bán phá giá trong kết luận cuối cùng;
d) Thời hạn áp dụng thuế chống bán phá giá là không quá 05 năm kể từ ngày quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá có hiệu lực, trừ trường hợp được gia hạn theo quy định tại khoản 2 Điều 82 của Luật này.

Như vậy, mức thuế chống bán phá giá được áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu không được vượt quá biên độ bán phá giá.

Thuế chống bán phá giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được tính dựa trên những căn cứ nào? Phương pháp tính thuế chống bán phá giá?
Pháp luật
Trái cây nhập khẩu từ Trung Quốc bán với giá rẻ hơn thị trường trong nước 20% thì có được áp dụng thuế chống bán phá giá?
Pháp luật
Ai có thẩm quyền áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời đối với hàng hóa nhập khẩu? Quyết định áp dụng thuế chống bán phá giá tạm thời có thể được gia hạn bao lâu?
Pháp luật
Biên độ bán phá giá bao nhiêu mới có thể áp thuế chống bán phá giá? Biên độ bán phá giá được xác định như thế nào?
Pháp luật
Thuế chống bán phá giá được áp dụng trong những trường hợp nào? Khi hết thời hạn áp dụng thì có được gia hạn hay không?
Pháp luật
Có đánh thuế chống bán phá giá và thuế chống trợ cấp đối với hàng hóa miễn thuế đã thông quan nhưng sau đó thay đổi mục đích sử dụng hay không?
Pháp luật
Khi nào hàng hóa bị đánh thuế chống bán phá giá? Trình tự áp dụng thuế chống bán phá giá tại Việt Nam?
Pháp luật
Thời điểm tính thuế chống bán phá giá là khi nào? Tiền thuế chống bán phá giá nộp thừa được xử lý như thế nào?
Pháp luật
Có được yêu cầu rà soát chấm dứt việc áp thuế chống bán phá giá khi đã loại trừ hành vi bán phá giá hay không?
Pháp luật
Hàng hóa có thể bị đánh thuế chống bán phá giá trong bao lâu? Quyết định gia hạn thuế chống bán phá giá có phải căn cứ vào kết quả rà soát cuối kỳ hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế chống bán phá giá
7,428 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuế chống bán phá giá
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: