Bệnh lao bò là gì? Hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh Lao được quy định như thế nào?

Cho tôi hỏi hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh Lao được quy định như thế nào? - Câu hỏi của chị Linh tại Cần Thơ

Bệnh lao là gì? Bệnh lao bò là gì? Nguồn bệnh và đường lây truyền của bệnh lao bò?

Căn cứ Mục 1 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có giới thiệu về Bệnh lao như sau:

Khái niệm bệnh: Bệnh Lao (Tuberculosis) là một bệnh truyền nhiễm mạn tính của nhiều loài động vật và người gây ra do trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis. Khi động vật mắc bệnh, trong phủ tạng thường có những hạt viêm đặc biệt gọi là hạt lao. Vi khuẩn lao có 3 típ như sau:

+Típ gây bệnh lao ở người: Mycobacterium tuberculosis gây bệnh lao ở người nhưng cũng có thể gây bệnh lao cho bò, chó, mèo.

+Típ gây bệnh lao cho bò: Mycobacterium bovis gây bệnh lao cho bò nhưng cũng có thể gây bệnh cho người, lợn, chó, mèo.

+Típ gây bệnh lao cho loài chim: Mycobacterium avium gây bệnh lao cho loài chim nói chung và gia cầm; vi khuẩn cũng có thể gây bệnh cho người và lợn, bò ít mẫn cảm hơn.

- Sức đề kháng của vi khuẩn: Vi khuẩn có thể sống được 1 tháng trong đờm dãi ẩm, sống được nhiều tuần trong sữa, 6 tháng trong phân gia súc khô. Vi khuẩn mẫn cảm với tia tử ngoại và nhiệt độ; ánh sáng mặt trời tiêu diệt vi khuẩn trong 8 giờ; các chất sát trùng như phoóc-môn 10%, xút 2% và vôi bột dễ dàng tiêu diệt vi khuẩn.

- Nguồn bệnh: Trong cơ thể động vật mắc bệnh, máu, sữa và các tổ chức bị lao đều có mầm bệnh. Nếu lao ở phổi và đường tiêu hóa, thì nước mũi, nước bọt, phân chứa nhiều mầm bệnh.

- Đường lây truyền: Bệnh có thể lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe và lây gián tiếp qua các nhân tố trung gian. Thông thường vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua các đường sau:

+ Đường hô hấp: Vi khuẩn từ cơ thể bệnh bài xuất ra ngoài qua nước bọt do ho, hắt hơi, khạc nhổ... hoặc theo phân. Khi phân và đờm khô, mầm bệnh dính vào hạt bụi lơ lửng trong không khí. Động vật khỏe hít phải sẽ bị lây bệnh.

+ Đường tiêu hóa: Phổ biến nhất là bê và lợn. Bê bú sữa mẹ có bệnh lao sẽ bị lây bệnh. Nếu thức ăn, nước uống bị ô nhiễm mầm bệnh, động vật khỏe ăn phải sẽ bị lây bệnh.

+ Ngoài ra bệnh có thể lấy qua núm nhau, qua đường sinh dục.

Bệnh lao bò là gì? Hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh Lao được quy định như thế nào?

Bệnh lao bò là gì? Hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh Lao được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)

Quy định về việc xử lý gia súc mắc bệnh lao bò là như thế nào?

Căn cứ Mục 4 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT có quy định về việc xử lý động vật mắc bệnh lao bò được xử lý như sau:

- Khi phát hiện gia súc mắc bệnh Lao, phải cách ly để điều trị gia súc mắc bệnh theo hướng dẫn của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y địa phương.

- Tiêu hủy hoặc giết mổ bắt buộc gia súc mắc bệnh Lao không có khả năng phục hồi.

- Việc xử lý động vật mắc bệnh theo hướng dẫn tại Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT.

Trường hợp thuộc loại phải tiêu hủy mà không thực hiện không tiêu hủy theo đúng quy định, người thực hiện hành vi này có thể bị xử phạt vi phạm hành chính lên đến 8.000.000 đồng, căn cứ quy định tại khoản 4 Điều 6 Nghị định 90/2017/NĐ-CP:

Vi phạm quy định chung về chống dịch bệnh động vật
...
4. Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Tiêu hủy không đúng quy định hoặc không tiêu hủy động vật mắc bệnh, chết, sản phẩm động vật mang mầm bệnh thuộc diện phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật;
b) Không chấp hành biện pháp xử lý bắt buộc động vật mắc bệnh, động vật có dấu hiệu mắc bệnh, sản phẩm của động vật mang mầm bệnh theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.

Mức xử phạt nêu trên được áp dụng đối với cá nhân, đối với tổ chức mức phạt này là gấp đôi (căn cứ khoản 3 Điều 3 Nghị định 07/2022/NĐ-CP).

Hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh lao được quy định như thế nào?

Phụ lục 06 được ban hành kèm theo Thông tư 07/2016/TT-BNNPTNT, có hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh lao bao gồm: Việc tiêu hủy bao gồm biện pháp chôn lấp; hoặc biện pháp đốt bằng lò chuyên dụng hoặc đốt thủ công bằng cách đào hố, cho bao chứa xác động vật, sản phẩm động vật vào hố và đốt bằng củi, than, rơm, rạ, xăng, dầu,..; sau đó lắp đất và nện chặt.

Đối với biện pháp chôn lấp thì phải đảm bảo các yếu tố sau:

- Quy cách hố chôn

+ Địa điểm: Hố chôn phải cách nhà dân, giếng nước, khu chuồng nuôi động vật tối thiểu 30m và có đủ diện tích; nên chọn nơi chôn trong vườn (tốt nhất là vườn cây ăn quả hoặc lấy gỗ).

+ Kích cỡ: Hố chôn phải đủ rộng phù hợp với khối lượng động vật, sản phẩm động vật và chất thải cần chôn. Ví dụ nếu cần chôn 01 tấn động vật thì hố chôn cần có kích thước là sâu 1,5 - 2m x rộng 1,5 - 2m x dài 1,5 - 2m.

- Các bước chôn lấp: Sau khi đào hố, rải một lớp vôi bột xuống đáy hố theo tỷ lệ khoảng 01 kg vôi /m2, cho bao chứa xuống hố, phun thuốc sát trùng hoặc rắc vôi bột lên trên bề mặt, lấp đất và nện chặt; yêu cầu khoảng cách từ bề mặt bao chứa đến mặt đất tối thiểu là 0,5m, lớp đất phủ bên trên bao chứa phải dày ít nhất là 1 m và phải cao hơn mặt đất để tránh nước chảy vào bên trong gây sụt, lún hố chôn. Phun sát trùng khu vực chôn lấp để hoàn tất quá trình tiêu hủy.

- Quản lý hố chôn

+ Hố chôn xác động vật phải có biển cảnh báo người ra vào khu vực;

+ Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm quản lý, tổ chức kiểm tra định kỳ và xử lý kịp thời các sự cố sụt, lún, xói mòn, rò rỉ, bốc mùi của hố chôn;

+ Địa điểm chôn lấp phải được đánh dấu trên bản đồ của xã, ghi chép và lưu giữ thông tin tại Ủy ban nhân dân cấp xã.

Bệnh lao
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người lao động được chẩn đoán là mắc bệnh lao nghề nghiệp thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Người mắc bệnh lao tiềm ẩn thì được phép nghỉ hưởng chế độ ốm đau trong thời hạn bao nhiêu ngày để điều trị bệnh? Đối tượng nào dễ mắc bệnh nhất?
Pháp luật
Thời gian nghỉ chế độ ốm đau trong một năm khi bị bệnh lao trong bao lâu? Bị bệnh lao thì có được hưởng bảo hiểm xã hội một lần không?
Pháp luật
Bệnh lao bò là gì? Hướng dẫn việc tiêu hủy động vật mắc bệnh Lao được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bệnh lao
3,729 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bệnh lao
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào