Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?

Tôi đang sống ở chung cư nên hàng ngày thường xuyên sử dụng thang máy. Do đó, tôi muốn tìm hiểu kĩ hơn về thang máy để nắm rõ về kết cấu cũng như an toàn lao động đối với thang máy. Tôi biết thang máy có bộ phận an toàn, vậy những bộ phận này cụ thể là gì? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì? Giếng than, buồng máy và buồng puli của thang máy cần đáp ứng những quy định chung nào khi lắp đặt và đi vào hoạt động?

Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào?

Căn cứ tiểu mục 1.3.7 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, các bộ phận/thiết bị an toàn của thang máy gồm:

"1.3.7 Bộ phận/thiết bị an toàn
Bộ phận/thiết bị được cung cấp để đáp ứng một chức năng an toàn nào đó khi được sử dụng.
Các bộ phận an toàn của thang máy, gồm có:
- Thiết bị khóa cửa cửa tầng và khóa cửa cabin (nếu có);
- Bộ hãm an toàn;
- Hệ thống phanh của dẫn động;
- Bộ khống chế vượt tốc;
- Bộ giảm chấn;
- Van ngắt/van một chiều."

Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?

Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?

Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì? (Nguồn ảnh: Internet)

Đối với hoạt động bảo trì thang máy, tiểu mục 1.3.14 Mục 1 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, công tác bảo trì thang máy cụ thể gồm những hoạt động sau:

"1.3.14 Hoạt động bảo trì thang máy
Tất cả các hoạt động cần thiết để đảm bảo tính an toàn, chức năng đã định của thang và các bộ phận của thang sau khi hoàn tất quá trình lắp đặt và trong suốt quá trình hoạt động.
Công tác bảo trì thang máy bao gồm các hoạt động:
a) Bôi trơn, làm sạch...;
b) Kiểm tra, bảo dưỡng;
c) Thiết lập và hiệu chỉnh;
d) Sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị mòn hoặc hoặc hư hỏng mà không làm ảnh hưởng đến đặc tính kỹ thuật của thang máy (nếu có)."

Giếng than, buồng máy và buồng puli của thang máy cần đáp ứng những quy định chung nào khi lắp đặt và đi vào hoạt động?

Căn cứ tiểu mục 2.1.1 Mục 2 Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy, quy định chung đối với giếng than, buồng máy và buồng puli của thang máy được quy định cụ thể như sau:

"2.1.1 Quy định chung
2.1.1.1 Tất cả các thiết bị của thang máy phải nằm trong giếng thang hoặc trong buồng máy hoặc buồng puli.
2.1.1.2 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng cho mục đích khác ngoài thang máy. Không được chứa các ống dẫn, cáp hoặc các thiết bị khác không phải cho thang máy trong những không gian này.
Tuy nhiên trong giếng thang, buồng máy và buồng puli có thể chứa:
a) Thiết bị để điều hòa không khí hoặc sưởi ấm cho các không gian này, không bao gồm lò sưởi hơi nước và hệ thống sưởi bằng nước áp suất cao. Nhưng bất kỳ thiết bị điều khiển hay điều chỉnh nào cho thiết bị sưởi phải được đặt ngoài giếng thang.
b) Thiết bị báo cháy hoặc chữa cháy, với nhiệt độ hoạt động cao (ví dụ trên 80oC), thích hợp cho các thiết bị điện và được bảo vệ phù hợp khỏi các tác động ngẫu nhiên.
2.1.1.3 Đối với giếng thang được bao che một phần, giếng thang phải được tính là khoảng không gian:
2.1.1.3.1 Bên trong phần bao che nếu có sự hiện diện của vách bao che;
2.1.1.3.2 Nằm trong khoảng cách 1,50 m theo phương nằm ngang tính từ vị trí các bộ phận chuyển động của thang máy nếu không có các vách bao che.
2.1.1.4 Giếng thang, buồng máy và buồng puli không được sử dụng để cung cấp đường thông gió cho các phòng không thuộc hệ thống thang máy. Việc thông gió phải được thực hiện sao cho các thiết bị và động cơ, cũng như các dây cáp điện được bảo vệ khỏi bụi, hơi khói có hại và ẩm ướt.
2.1.1.5 Giếng thang phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng:
2.1.1.5.1 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên nóc cabin theo phương chiếu thẳng đứng;
2.1.1.5.2 Tối thiểu là 50 lux, 1,0 m phía trên sàn hố thang ở bất kỳ vị trí nào mà một người có thể đứng, làm việc và/hoặc di chuyển giữa các khu vực làm việc;
2.1.1.5.3 Tối thiểu là 20 lux ngoài khu vực được xác định ở trên, trừ các vùng bị che bởi cabin và các bộ phận khác.
2.1.1.5.4 Buồng máy và buồng puli phải được trang bị hệ thống chiếu sáng bằng điện lắp đặt cố định, với cường độ chiếu sáng Tối thiểu là 200 lux ở mặt sàn nơi cần làm việc và 50 lux ở mặt sàn để di chuyển giữa các khu vực làm việc.
2.1.1.6 Trong hố thang phải có:
2.1.1.6.1 Các thiết bị dừng thang có thể nhìn thấy và tiếp cận được khi mở cửa vào hố thang, và từ sàn hố thang;
2.1.1.6.2 Một ổ cắm;
2.1.1.6.3 Thiết bị để điều khiển đèn.
2.1.1.7 Trong buồng máy và buồng puli phải có:
2.1.1.7.1 Thiết bị dùng để điều khiển chiếu sáng cho các không gian và khu vực ra vào buồng máy/buồng puli;
2.1.1.7.2 Ít nhất một ổ cắm;
2.1.1.7.3 Ít nhất một thiết bị để dừng khẩn cấp thang.
2.1.1.8 Đối với hệ thống thoát hiểm, nếu không có phương tiện cứu hộ nào được trang bị cho (những) người bị kẹt trong giếng thang thì bố trí thiết bị để kích hoạt báo động cho các hệ thống báo động, phải được lắp đặt ở những nơi xuất hiện rủi ro bị mắc kẹt và có thể được vận hành từ (các) không gian lánh nạn.
2.1.1.9 Phải trang bị một hoặc nhiều móc treo với ký hiệu mức tải làm việc an toàn thích hợp trong buồng máy và đỉnh giếng thang để thuận tiện trong quá trình nâng các cơ cấu, thiết bị nặng phục vụ công tác lắp đặt, sửa chữa và bảo trì thang máy.
2.1.1.10 Kết cấu của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải tuân theo quy định về xây dựng và phải chịu được tải trọng tối thiểu gây ra do tác động của máy dẫn động, các ray dẫn hướng tại thời điểm bộ hãm an toàn hoạt động, trong trường hợp tải trọng cabin lệch tâm do tác động của bộ giảm chấn hoặc do tác động của các thiết bị chống nẩy ngược hoặc do quá trình chất và dỡ tải cabin...
2.1.1.11 Vách của giếng thang phải có độ bền cơ học sao cho khi một lực có độ lớn 1000 N được phân bố đều trên một diện tích 0,30 m x 0,30 m theo hình tròn hoặc vuông và tác động vuông góc ở bất kỳ điểm nào trên tất cả các mặt thì vách này không bị:
2.1.1.11.1 Biến dạng dư lớn hơn 1 mm;
2.1.1.11.2 Biến dạng đàn hồi lớn hơn 15 mm.
2.1.1.12 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng do thanh ray dẫn hướng truyền xuống (ngoại trừ những thanh ray được treo), bao gồm lực tác động do sức nặng của các ray dẫn hướng cộng thêm phần tải của các bộ phận gia cố hay kết nối các thanh ray và/hoặc bất kỳ lực tác động (N) xuất hiện trong quá trình dừng khẩn cấp, cộng với phản lực khi bộ hãm an toàn hoạt động và bất kỳ lực đẩy xuyên nào do các miếng kẹp ray dẫn hướng tạo ra.
2.1.1.13 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn cabin, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng cabin đầy tải.
2.1.1.14 Sàn của hố thang phải có khả năng chịu tải trọng từ bộ giảm chấn đối trọng, bằng bốn lần mức tải tĩnh tạo ra bởi khối lượng đối trọng, được phân bố đều giữa các bộ giảm chấn cho đối trọng.
2.1.1.15 Đối với thang máy thủy lực thì sàn của hố thang phải có khả năng chịu được tải trọng từ các xi lanh truyền xuống.
2.1.1.16 Bề mặt vách, sàn và trần của giếng thang, buồng máy và buồng puli phải được làm từ vật liệu đủ bền và hạn chế tạo ra bụi (ví dụ: do bụi sinh ra từ bê tông, gạch hay bụi do môi trường gây ra). Mặt sàn nơi làm việc hoặc dùng để di chuyển giữa các khu vực làm việc phải được làm từ vật liệu không trơn trượt. Sàn của khu làm việc phải tương đối phẳng, trừ vị trí lắp các bộ giảm chấn, đế ray dẫn hướng và thiết bị thoát nước.
Sau khi lắp đặt xong bộ phận cố định ray dẫn hướng, bộ giảm chấn hay bất kỳ hệ thống đường dây điện nào thì hố thang phải có khả năng chống nước thấm vào.
Đối với các thang thủy lực thì không gian chứa bộ nguồn và hố thang phải được thiết kế sao cho không bị thấm nước, khi đó tất cả các chất lỏng chứa trong hệ thống thủy lực đặt trong khu vực này vẫn được giữ lại nếu có bị rò rỉ hay bị tràn."

Như vậy, đối với thang máy chở người hoặc chở hàng, pháp luật hiện hành quy định cụ thể về chi tiết, bộ phận của thang máy nói chung và bộ phận an toàn nói riêng.

Đồng thời, những hoạt động cần thực hiện trong công tác bảo trì thang máy cũng được quy định cụ thể tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 02:2019/BLĐTBXH về An toàn lao động đối với thang máy.

Bên cạnh đó, đối với giếng than, buồng máy và buồng puli cũng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể để có thể đưa vào vận hàng một cách tốt nhất.

Thang máy
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thang máy chở người cần đáp ứng các tiêu chuẩn chung nào để đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường cho thang máy được thực hiện trong trường hợp nào? Điều kiện để tiến hành kiểm định là gì?
Pháp luật
Kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy định kỳ bao nhiêu năm một lần? Chuẩn bị hồ sơ, lý lịch liên quan đến thang máy được kiểm định thế nào?
Pháp luật
Trong kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy thì kiểm tra, đánh giá tình trạng kỹ thuật của thang máy được thực hiện thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm định kỹ thuật an toàn thang máy việc kiểm tra kỹ thuật bên ngoài được thực hiện theo các nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy được sản xuất, lưu thông trên thị trường và trong sử dụng cần đáp ứng những tiêu chuẩn cụ thể nào?
Pháp luật
Chứng nhận hợp quy đối với thang máy và các bộ phận an toàn của thang máy bao gồm những nội dung gì?
Pháp luật
Thang máy gồm những bộ phận an toàn nào? Khi thực hiện bảo trì thang máy thì cụ thể cần thực hiện những hoạt động gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thang máy
1,179 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thang máy
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: