Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp? Kết cấu của tài khoản này?

Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp? Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản tiền gửi ngân hàng được quy định thế nào? Câu hỏi của anh Q từ Hải Dương.

Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp?

Tài khoản tiền gửi ngân hàng được quy định tại khoản 1 Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Thông tư 53/2016/TT-BTC như sau:

Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
1. Nguyên tắc kế toán
Tài khoản này dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp. Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).
a) Khi nhận được chứng từ của Ngân hàng gửi đến, kế toán phải kiểm tra, đối chiếu với chứng từ gốc kèm theo. Nếu có sự chênh lệch giữa số liệu trên sổ kế toán của doanh nghiệp, số liệu ở chứng từ gốc với số liệu trên chứng từ của Ngân hàng thì doanh nghiệp phải thông báo cho Ngân hàng để cùng đối chiếu, xác minh và xử lý kịp thời. Cuối tháng, chưa xác định được nguyên nhân chênh lệch thì kế toán ghi sổ theo số liệu của Ngân hàng trên giấy báo Nợ, báo Có hoặc bản sao kê. Số chênh lệch (nếu có) ghi vào bên Nợ TK 138 “Phải thu khác” (1388) (nếu số liệu của kế toán lớn hơn số liệu của Ngân hàng) hoặc ghi vào bên Có TK 338 “Phải trả, phải nộp khác” (3388) (nếu số liệu của kế toán nhỏ hơn số liệu của Ngân hàng). Sang tháng sau, tiếp tục kiểm tra, đối chiếu, xác định nguyên nhân để điều chỉnh số liệu ghi sổ.
...

Theo đó, theo đó, tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) dùng để phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi không kỳ hạn tại Ngân hàng của doanh nghiệp.

Căn cứ để hạch toán trên tài khoản 112 “tiền gửi Ngân hàng” là các giấy báo Có, báo Nợ hoặc bản sao kê của Ngân hàng kèm theo các chứng từ gốc (uỷ nhiệm chi, uỷ nhiệm thu, séc chuyển khoản, séc bảo chi,…).

Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp? Kết cấu của tài khoản này?

Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp? (Hình từ Internet)

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản tiền gửi ngân hàng được quy định thế nào?

Kết cấu và nội dung phản ánh của tài khoản tiền gửi ngân hàng được quy định cụ thể tại khoản 2 Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

(1) Bên Nợ:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ gửi vào Ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ tại thời điểm báo cáo (trường hợp tỷ giá ngoại tệ tăng so với Đồng Việt Nam).

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ tăng tại thời điểm báo cáo

(2) Bên Có:

- Các khoản tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ rút ra từ Ngân hàng;

- Chênh lệch tỷ giá hối đoái do đánh giá lại số dư ngoại tệ cuối kỳ (trường hợp tỷ giá ngoại tệ giảm so với Đồng Việt Nam).

- Chênh lệch đánh giá lại vàng tiền tệ giảm tại thời điểm báo cáo

(3) Số dư bên Nợ:

Số tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng tiền tệ hiện còn gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Tài khoản 112 - Tiền gửi Ngân hàng, có 3 tài khoản cấp 2:

- Tài khoản 1121 - Tiền Việt Nam: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1122 - Ngoại tệ: Phản ánh số tiền gửi vào, rút ra và hiện đang gửi tại Ngân hàng bằng ngoại tệ các loại đã quy đổi ra Đồng Việt Nam.

- Tài khoản 1123 - Vàng tiền tệ: Phản ánh tình hình biến động và giá trị vàng tiền tệ của doanh nghiệp đang gửi tại Ngân hàng tại thời điểm báo cáo.

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản tiền gửi ngân hàng là gì?

Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản tiền gửi ngân hàng được quy định tại khoản 3 Điều 13 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:

Tài khoản 112 - Tiền gửi ngân hàng
1. Nguyên tắc kế toán
..
e) Vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản này là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán. Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
g) Tại tất cả các thời điểm lập Báo cáo tài chính theo quy định của pháp luật, doanh nghiệp phải đánh giá lại số dư ngoại tệ và vàng tiền tệ theo nguyên tắc:
- Tỷ giá giao dịch thực tế áp dụng khi đánh giá lại số dư tiền gửi ngân hàng bằng ngoại tệ là tỷ giá mua ngoại tệ của chính ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ tại thời điểm lập Báo cáo tài chính. Trường hợp doanh nghiệp có nhiều tài khoản ngoại tệ ở nhiều ngân hàng khác nhau và tỷ giá mua của các ngân hàng không có chênh lệch đáng kể thì có thể lựa chọn tỷ giá mua của một trong số các ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài khoản ngoại tệ làm căn cứ đánh giá lại.
...

Theo đó, vàng tiền tệ được phản ánh trong tài khoản tiền gửi ngân hàng là vàng được sử dụng với các chức năng cất trữ giá trị, không bao gồm các loại vàng được phân loại là hàng tồn kho sử dụng với mục đích là nguyên vật liệu để sản xuất sản phẩm hoặc hàng hoá để bán.

Việc quản lý và sử dụng vàng tiền tệ phải thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.

Tài khoản ngân hàng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tài khoản tiền gửi ngân hàng (tài khoản 112) phản ánh nội dung nào của doanh nghiệp? Kết cấu của tài khoản này?
Pháp luật
Doanh nghiệp tư nhân có được mở tài khoản tại ngân hàng không? Nếu có thì cần chuẩn bị những giấy tờ gì?
Pháp luật
Số tài khoản thu phí thường niên BIDV là gì? Cách tra cứu số tài khoản thu phí thường niên BIDV nhanh nhất?
Pháp luật
05 cách khóa tài khoản ngân hàng khi bị mất thẻ? Khi nào Ngân hàng được từ chối yêu cầu tạm khóa tài khoản?
Pháp luật
Chủ hộ kinh doanh có được dùng tài khoản ngân hàng của người khác để giao dịch? Việc ủy quyền sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định pháp luật ra sao?
Pháp luật
Lén lấy thông tin cá nhân của khách hàng để mở tài khoản ngân hàng thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Pháp luật
Mua bán tài khoản ngân hàng có vi phạm pháp luật không? Mua bán tài khoản ngân hàng trái phép bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Đăng ký nhận lương hưu qua tài khoản ngân hàng bằng cách nào? Lệ phí chuyển hình thức nhận BHXH bằng tiền mặt sang TKNN là bao nhiêu?
Pháp luật
Chứng minh thư quân đội có mở tài khoản ngân hàng được không? Quy định của pháp luật về vấn đề mở tài khoản ngân hàng ra sao?
Pháp luật
Hồ sơ mở tài khoản ngân hàng của văn phòng đại diện thương nhân nước ngoài bao gồm những giấy tờ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tài khoản ngân hàng
271 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tài khoản ngân hàng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: