Sản phẩm xử lý môi trường thủy sản phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật nào? Cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ nào khi nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường thủy sản?

Tôi muốn nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường thủy sản ở nước ngoài về để sử dụng thì có được cho phép hay không? Các sản phẩm này phải đạt tiêu chuẩn về kỹ thuật như thế nào với quy định về tiêu chuẩn của Việt Nam?

Sản phẩm xử lý môi trường thủy sản

Sản phẩm xử lý môi trường thủy sản (Hình từ Internet)

Cơ sở nuôi trồng thủy sản có được nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường thủy sản về sử dụng hay không?

Căn cứ Điều 36 Luật Thủy sản 2017 quy định về nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

"Điều 36. Nhập khẩu, xuất khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
1. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi nhập khẩu phải được kiểm tra chất lượng.
2. Tổ chức, cá nhân được nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam; trường hợp nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản không thuộc danh mục quy định tại điểm b và điểm c khoản 2 Điều 31 của Luật này để khảo nghiệm, nghiên cứu khoa học, trưng bày tại hội chợ, triển lãm phải được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cấp phép.
3. Thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản khi xuất khẩu phải đáp ứng yêu cầu của pháp luật nước nhập khẩu và pháp luật Việt Nam.
4. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xem xét, quyết định kiểm tra hệ thống quản lý, sản xuất thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản tại nước xuất khẩu theo quy định của pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên trong trường hợp sau đây:
a) Đánh giá để thừa nhận lẫn nhau;
b) Phát hiện nguy cơ ảnh hưởng đến chất lượng, an toàn thực phẩm, an toàn dịch bệnh, môi trường đối với sản phẩm nhập khẩu vào Việt Nam.
5. Chính phủ quy định chi tiết Điều này"

Như vậy, theo quy định trên thì cơ sở nuôi trồng thủy sản được phép nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn thủy sản thuộc Danh mục hóa chất, chế phẩm sinh học, vi sinh vật, nguyên liệu sản xuất thức ăn được phép sử dụng trong nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.

Cơ sở nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ nào khi nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường thủy sản?

Căn cứ Điều 37 Luật Thủy sản 2017 quy định về nghĩa vụ của khi nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản như sau:

"Điều 37. Nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân sản xuất, mua bán, nhập khẩu, sử dụng thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản
2. Tổ chức, cá nhân mua bán, nhập khẩu thức ăn thủy sản, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản có nghĩa vụ sau đây:
a) Kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của sản phẩm; dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy nếu có;
b) Thực hiện biện pháp bảo quản chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất nhằm duy trì chất lượng sản phẩm;
c) Gửi thông tin về sản phẩm khi nhập khẩu lần đầu đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn theo quy định trước khi lưu thông sản phẩm trên thị trường và thực hiện công bố tiêu chuẩn áp dụng;
d) Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện cơ sở, chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật; xử lý, thu hồi, tiêu hủy sản phẩm vi phạm chất lượng, an toàn thực phẩm, bồi thường thiệt hại gây ra cho người nuôi trồng thủy sản theo quy định của pháp luật."

Theo đó, cơ sở phải kiểm tra nguồn gốc xuất xứ, thời hạn sử dụng, độ nguyên vẹn của sản phẩm; dấu hợp chuẩn, dấu hợp quy nếu có.

Bảo quản chất lượng sản phẩm theo hướng dẫn của nhà sản xuất.

Gửi thông tin về sản phẩm khi nhập khẩu lần đầu đến Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Chấp hành việc thanh tra, kiểm tra về điều kiện cơ sở, chất lượng sản phẩm theo quy định của pháp luật.

Sản phẩm xử lý môi trường thủy sản phải đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật nào?

Theo Mục 2 TCVN 13053:2021 về Sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản - Lấy mẫu quy định về quy định kỹ thuật đối với sản phẩm xử lý môi trường thủy sản như sau:

2. QUY ĐỊNH VỀ KỸ THUẬT
2.1. Hỗn hợp khoáng (premix khoáng)
Giới hạn tối đa cho phép đối với hỗn hợp khoáng
2.2. Hỗn hợp vitamin (premix vitamin)
Giới hạn tối đa cho phép đối với hỗn hợp vitamin
2.3. Hỗn hợp khoáng - vitamin
Giới hạn tối đa cho phép đối với hỗn hợp khoáng-vitamin

Ban có thể căn cứ vào bảng quy chuẩn kỹ thuật trên để kiểm tra sản phẩm xử lý môi trường thủy sản của mình có đạt chất lượng hay không.

Tải về mẫu đơn đăng ký nhập khẩu sản phẩm xử lý môi trường thủy sản mới nhất 2023: Tại Đây

Nuôi trồng thủy sản
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cơ sở nuôi trồng thủy sản phải gửi hồ sơ ở đâu để xin cấp Giấy chứng nhận cơ sở đủ điều kiện nuôi trồng thủy sản?
Pháp luật
Đơn đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè từ 19/5/2024 thế nào? Hồ sơ đăng ký nuôi trồng thủy sản lồng bè gồm những gì?
Pháp luật
Phạt hành chính đối với hành vi vi phạm điều kiện nuôi trồng thủy sản nào từ ngày 20/5/2024 như thế nào?
Pháp luật
Ngư dân được giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản có thu tiền thì có quyền thế chấp tài sản thuộc sở hữu của mình gắn liền với khu vực biển được giao không?
Pháp luật
Hồ sơ đăng ký thành lập hộ kinh doanh nuôi trồng thủy sản biển gồm những tài liệu, giấy tờ nào?
Pháp luật
Cá tra có thuộc đối tượng thủy sản nuôi chủ lực hay không? Cơ sở nuôi trồng thủy sản có phải đăng ký đối tượng thủy sản nuôi chủ lực hay không?
Pháp luật
Thời hạn giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản cho cá nhân Việt Nam do cơ quan có thẩm quyền giao sẽ là bao lâu?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thức ăn, sản phẩm xử lý môi trường nuôi trồng thủy sản phải có nhà xưởng như nào?
Pháp luật
Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền giao khu vực biển để nuôi trồng thủy sản không thu tiền sử dụng trong trường hợp nào?
Pháp luật
Cơ sở không đăng ký khi nuôi trồng thủy sản lồng bè sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nuôi trồng thủy sản
1,238 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nuôi trồng thủy sản
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào