Quy trình thực hiện gửi bưu điện (ship cod bưu điện)? Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện bồi thường thiệt hại bao nhiêu?

Em ơi cho anh hỏi: Quy trình thực hiện gửi bưu điện (ship cod bưu điện)? Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện bồi thường thiệt hại bao nhiêu? Mong nhận được câu trả lời sớm! Đây là câu hỏi của anh A.G đến từ Vũng Tàu.

Quy trình thực hiện gửi bưu điện (ship cod bưu điện)? Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện bồi thường thiệt hại bao nhiêu?

Việc gửi hàng qua bưu điện ngày nay đã không còn xa lạ với người dân, quy trình thực hiện gửi hàng qua bưu điện như sau:

- Bước 1: Mang đến bưu điện gửi hàng cho khách hàng sau khi lên đơn hàng

Các dịch vụ ship cod phát triển rộng rãi trên phạm vi toàn quốc, do vậy bất kỳ đâu cũng có thể dễ dàng gửi hàng hóa. Khi gửi hàng hóa có thể mang theo các loại thùng carton để đóng gói hàng hóa, tuy nhiên theo quy định của bưu điện thì hàng hóa cần được nhân viên bưu điện kiểm tra trước khi gửi đi. Mỗi sản phẩm sẽ có những cách gói hàng khác nhau. Chi phí ship sẽ phụ thuộc vào cân nặng của hàng hóa, bưu kiện cũng như hình thức lựa chọn vận chuyển.

- Bước 2: Liên hệ với các dịch vụ ship cod của bưu điện

Các dịch vụ gửi hàng thông thường và các dịch vụ ship cod có các thủ tục khác nhau. Do đó, để đảm bảo hàng hóa được ship nhanh chóng, hãy liên hệ các dịch vụ ship cod gần nhất để đăng ký thông tin.

- Bước 3: Điền đầy đủ các thông tin cần thiết trước khi gửi hàng đi

Người gửi hàng sẽ giao bưu kiện cần ship cod cho nhân viên bưu điện và điền đầy đủ các thông tin cần thiết vào phiếu thông tin: địa chỉ, tên họ, số điện thoại hai bên (người nhận và người gửi) như những phương thức thông thường. Tuy nhiên điểm khác duy nhất đó là khách hàng cần điền thêm cả thông tin về số tiền mà cần bưu điện thu hộ.

- Bước 4: Đóng các chi phí cần thiết

Các chi phí như: phí vận chuyển theo giá công khai, phí thu hộ cod, phí xăng dầu, thuế giá trị gia tăng… cần được người gửi thanh toán trước. Sau khi đơn hàng được chuyển đến tay người nhận và thu tiền, khi đó khách hàng chỉ cần đến bưu điện để nhận lại số tiền hàng vốn có.

Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện bồi thường thiệt hại theo Điều 25 Nghị định 47/2011/NĐ-CP cụ thể:

- Đối với dịch vụ bưu chính trong nước: 04 lần cước (đã bao gồm hoàn trả lại cước dịch vụ đã sử dụng) của dịch vụ đã sử dụng;

- Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng đường hàng không: 09 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram) nhưng không thấp hơn 30 SDR/bưu gửi, cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng;

- Đối với dịch vụ bưu chính quốc tế được vận chuyển bằng phương thức khác: 05 SDR/kg (được tính theo từng nấc khối lượng 500 gram, phần lẻ được tính bằng 500 gram), cộng với hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng.

Trường hợp vi phạm hợp đồng đã giao kết do không đảm bảo thời gian toàn trình đã công bố và người sử dụng dịch vụ bưu chính có chứng từ chứng minh việc không đảm bảo thời gian toàn trình đó, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm hoàn trả lại cước của dịch vụ đã sử dụng cho người sử dụng dịch vụ bưu chính.

Việc bồi thường thiệt hại đối với dịch vụ bưu chính quốc tế trong khuôn khổ Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới do doanh nghiệp được chỉ định cung ứng phải tuân theo các quy định về bồi thường trong Văn kiện của Liên minh Bưu chính Thế giới.

gửi bưu điện

Hàng hóa gửi bưu điện mà mất (Hình từ Internet)

Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện sẽ không thực hiện bồi thường trong những trường hợp nào?

Hàng hóa gửi bưu điện mà mất thì bưu điện sẽ không thực hiện bồi thường trong những trường hợp được quy định tại khoản 3 Điều 24 Nghị định 47/2011/NĐ-CP cụ thể:

- Dịch vụ bưu chính không có chứng từ xác nhận việc chấp nhận bưu gửi;

- Người sử dụng dịch vụ không có chứng từ chứng minh việc sử dụng dịch vụ.

Hàng hóa gửi bưu điện mà bị mất đã được bồi thường thiệt hại sau đó tìm lại được thì khách hàng có bắt buộc phải hoàn lại số tiền bồi thường thiệt hại đã nhận không?

Hàng hóa gửi bưu điện mà bị mất đã được bồi thường thiệt hại sau đó tìm lại được thì khách hàng có bắt buộc phải hoàn lại số tiền bồi thường thiệt hại đã nhận không, thì theo Điều 27 Nghị định 47/2011/NĐ-CP cụ thể:

Thu hồi tiền bồi thường thiệt hại
1. Trường hợp tìm lại được một phần hoặc toàn bộ bưu gửi bị coi là đã mất và đã được bồi thường thiệt hại theo quy định, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính có trách nhiệm thông báo cho người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại.
2. Người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.
3. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương ứng cho doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.
4. Trường hợp người đã nhận tiền bồi thường thiệt hại từ chối nhận lại thì một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính.

Theo đó, khách hàng đã nhận tiền bồi thường thiệt hại có quyền nhận lại hoặc từ chối nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được.

Trong trường hợp nhận lại một phần hoặc toàn bộ bưu gửi tìm được thì phải hoàn trả số tiền bồi thường tương thiệt hại tương ứng cho bưu điện.

Dịch vụ bưu chính Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Dịch vụ bưu chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cách tính phí gửi bưu điện VNPost đơn giản? Tra cứu đơn hàng VNPost online trên website như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ chuyển phát nhanh từ Việt Nam ra nước ngoài có thuộc đối tượng phải nộp thuế GTGT không?
Pháp luật
Tổng hợp biểu mẫu báo cáo nghiệp vụ bưu chính? Gửi báo cáo nghiệp vụ bưu chính về địa chỉ nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng là gì? Các điểm phục vụ của mạng bưu chính công cộng được đặt tại đâu?
Pháp luật
Dịch vụ bưu chính công ích là gì? Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích thực hiện như thế nào? Do ai hỗ trợ và chỉ định?
Pháp luật
Hiểu như thế nào về dịch vụ bưu chính và người sử dụng dịch vụ bưu chính? Hành vi mạo danh người khác khi sử dụng dịch vụ bưu chính bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Dịch vụ bưu chính KT1 là gì? Việc bảo đảm an toàn, an ninh trong cung cấp dịch vụ bưu chính KT1 được quy định thế nào?
Pháp luật
Mạng bưu chính công cộng kết nối với Mạng bưu chính KT1 gồm những thành phần nào? Doanh nghiệp được chỉ định để quản lý mạng này có quyền gì?
Pháp luật
Trong năm 2023 sẽ xây dựng Cổng dữ liệu bưu chính trực tuyến đúng không? Nhiệm vụ trọng tâm năm 2023 của lĩnh vực Bưu chính ra sao?
Pháp luật
Trong việc cung cấp dịch vụ Mạng bưu chính KT1 thì Cục Bưu điện Trung ương có những quyền và nghĩa vụ gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Dịch vụ bưu chính
1,260 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Dịch vụ bưu chính
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: