Phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng cần phải tuân thủ những quy định nào? Thời hạn làm thủ tục đến, đi đối với phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Tôi có thắc mắc liên quan đến thủ tục đến, đi của phương tiện thủy nội địa. Cho tôi hỏi phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng cần phải tuân thủ những quy định nào? Thời hạn làm thủ tục đến, đi đối với phương tiện thủy nội địa là bao lâu? Câu hỏi của anh Bảo Khang ở Bình Thuận.

Phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng cần phải tuân thủ những quy định nào?

Theo quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP về tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng như sau:

Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
1. Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
a) Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa phải làm thủ tục đến, rời cảng theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng;
b) Phương tiện thủy nội địa phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.
2. Trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.
...

Theo quy định trên, phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng phải đăng ký đến, đi và chịu sự kiểm soát, kiểm tra, giám sát của Biên phòng cửa khẩu cảng trong thời gian neo đậu tại cửa khẩu cảng.

Đồng thời trong quá trình đi, đến, hoạt động tại cửa khẩu cảng, thuyền trưởng phương tiện thủy nội địa phải cung cấp cho Biên phòng cửa khẩu cảng thông tin về phương tiện, hàng hóa, các thông tin khác có liên quan đến an ninh, trật tự khi có yêu cầu.

Phương tiện thủy nội địa

Phương tiện thủy nội địa (Hình từ Internet)

Thời hạn làm thủ tục đến, đi đối với phương tiện thủy nội địa là bao lâu?

Theo khoản 4 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi như sau:

Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
...
4. Thời hạn làm thủ tục, đăng ký đến, đi
a) Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải;
b) Đối với phương tiện thủy nội địa:
Chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng; chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.
Chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.
Chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định tại khoản 5 Điều này, Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa và trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định tại điểm a khoản 5 Điều này.
...

Theo đó, thời hạn làm thủ tục đến đối với phương tiện thủy nội địa là chậm nhất 02 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại cầu cảng.

Và chậm nhất 04 giờ, sau khi phương tiện thủy nội địa neo đậu an toàn tại các vị trí khác trong vùng nước cảng, thuyền trưởng hoặc chủ tàu, người được ủy quyền (sau đây viết chung là người đăng ký) phải đăng ký đến cho phương tiện thủy nội địa đến cảng.

Đối với thời hạn làm thủ tục đi thì chậm nhất 01 giờ, trước khi phương tiện thủy nội địa dự kiến rời cửa khẩu cảng, người đăng ký phải đăng ký đi cho phương tiện thủy nội địa rời cảng.

Và chậm nhất 30 phút, từ khi tiếp nhận đầy đủ các loại giấy tờ mà người đăng ký nộp và xuất trình theo quy định thì Biên phòng cửa khẩu cảng phải hoàn thành đăng ký đến, đi cho phương tiện thủy nội địa.

Đồng thời trả lại 01 bản khai các loại giấy tờ có đóng dấu kiểm soát đến, đi mà người đăng ký đã nộp theo quy định.

Người đăng ký phải nộp và xuất trình những loại giấy tờ nào khi làm thủ tục đến, đi cho phương tiện thủy nội địa?

Căn cứ khoản 5 Điều 31 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định về tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng như sau:

Tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa đến, rời cửa khẩu cảng
...
5. Các loại giấy tờ người làm thủ tục, người đăng ký phải nộp và xuất trình cho Biên phòng cửa khẩu cảng khi làm thủ tục, đăng ký đến, đi cho tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa và phương tiện thủy nội địa
a) Giấy tờ phải nộp:
Đối với tàu biển Việt Nam hoạt động tuyến nội địa: Thực hiện theo quy định của pháp luật về quản lý hoạt động hàng hải.
Đối với phương tiện thủy nội địa: 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có);
b) Giấy tờ phải xuất trình:
Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.
Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
...

Như vậy, khi làm thủ tục đến, đi cho phương tiện thủy nội địa thì người đăng ký phải nộp 02 bản chính Danh sách thuyền viên, 02 bản chính Danh sách hành khách (nếu có).

Và người đăng ký phải xuất trình các loại giấy tờ sau:

+ Đối với thuyền viên: Sổ thuyền viên hoặc hộ chiếu thuyền viên.

+ Đối với hành khách (nếu có): Hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế hoặc Giấy chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.

Phương tiện thủy nội địa
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Đăng kiểm viên có quyền từ chối thẩm định thiết kế đối với phương tiện thủy nội địa mà mình chưa được đào tạo không?
Pháp luật
Danh mục các biểu mẫu giấy chứng nhận, sổ an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường cấp cho phương tiện thủy nội địa từ 01/01/2023?
Pháp luật
Tàu cao tốc chở khách được hiểu là như thế nào? Tàu cao tốc chở khách có được miễn lệ phí trước bạ không?
Pháp luật
Nhà hàng nổi là gì? Trên hành lang của nhà hàng nổi có cần phải có thiết bị chỉ hướng đến các lối thoát nạn bằng ánh sáng không?
Pháp luật
Tàu đệm khí có niên hạn sử dụng trong bao lâu? Niên hạn sử dụng của tàu đệm khí nội địa được tính từ khi nào?
Pháp luật
Điện áp định mức đầu ra cung cấp cho mạng điện phương tiện thủy nội địa không được lớn hơn các trị số nào?
Pháp luật
Sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa là gì? Nguyên tắc kiểm tra sản phẩm công nghiệp này là gì?
Pháp luật
Việc thuê tàu thuyền có bắt buộc lập hợp đồng không? Có mấy hình thức thuê tàu thuyền hiện nay?
Pháp luật
Âu tàu là gì? Những phương tiện thủy nội địa nào được ưu tiên đi trước khi qua âu tàu và có lưu ý gì?
Pháp luật
Hồ sơ đề nghị kiểm tra cấp giấy chứng nhận sản phẩm công nghiệp sử dụng cho phương tiện thủy nội địa gồm những gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Phương tiện thủy nội địa
715 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Phương tiện thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào