Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần?

Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần? Quy định về kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành ra sao? Nhà khoa học đầu ngành tiết lộ kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi phải không? Anh Nhàn đến từ Thanh Hóa đặt câu hỏi.

Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần?

Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần?

Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần? (Hình từ Internet)

Căn cứ Điều 18 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định như sau:

Chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành
1. Được cấp kinh phí để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ đã được phê duyệt theo Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được Hội đồng xét chọn nhà khoa học đầu ngành do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ thành lập thông qua theo tiến độ hằng năm để thực hiện Đề án.
2. Được hỗ trợ kinh phí sử dụng phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm trọng điểm khác để triển khai nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước, trừ trường hợp kinh phí này đã được dự toán trong kinh phí thực hiện nhiệm vụ.
3. Được hỗ trợ kinh phí để công bố kết quả nghiên cứu trên tạp chí khoa học quốc tế có uy tín; đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với sáng chế và giống cây trồng; xuất bản công trình khoa học có giá trị cao về khoa học và thực tiễn.
4. Được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và nước ngoài; số lần tham dự hội thảo khoa học ở nước ngoài không quá 02 lần/năm, trừ trường hợp đặc biệt do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ xem xét, quyết định.
5. Được hỗ trợ kinh phí tổ chức hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành tại Việt Nam.
6. Được hưởng ưu đãi hàng tháng bằng 100% mức lương hiện hưởng.
7. Được hưởng các chính sách quy định tại Chương II Nghị định này và các ưu đãi khác quy định tại Điều 23 Luật Khoa học và công nghệ.
8. Được vinh danh, xem xét trao tặng các danh hiệu, giải thưởng về khoa học và công nghệ đối với các kết quả hoạt động khoa học và công nghệ xuất sắc theo quy định của pháp luật liên quan.

Theo đó, nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước và không có quy định số lượng hỗ trợ là bao nhiêu lần.

Quy định về kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành ra sao?

Tại Điều 19 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP có quy định thì:

Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành
1. Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành được bố trí từ kinh phí sự nghiệp khoa học và công nghệ.
2. Hằng năm, Bộ Khoa học và Công nghệ bố trí khoản kinh phí thích hợp cấp cho nhà khoa học đầu ngành theo nhiệm vụ trong năm để triển khai Đề án định hướng phát triển chuyên ngành khoa học đã được thông qua.
3. Đối với nhà khoa học đầu ngành không thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, Bộ Khoa học và Công nghệ cấp kinh phí thực hiện các chính sách trọng dụng quy định tại Điều 18 Nghị định này.
Đối với nhà khoa học đầu ngành thuộc tổ chức khoa học và công nghệ công lập, tổ chức khoa học và công nghệ có nhà khoa học đầu ngành dự toán kinh phí thực hiện các chính sách trọng dụng quy định tại Điều 18 Nghị định này trừ kinh phí quy định tại khoản 2 Điều này, gửi Bộ Khoa học và Công nghệ để tổng hợp và đề xuất cơ quan có thẩm quyền phân bổ.

Nhà khoa học đầu ngành tiết lộ kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước sẽ không được hưởng các chính sách ưu đãi phải không?

Theo khoản 2 Điều 20 Nghị định 40/2014/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 27/2020/NĐ-CP quy định như sau:

Tiếp tục hoặc dừng áp dụng chính sách đối với nhà khoa học đầu ngành
...
2. Dừng áp dụng chính sách đối với nhà khoa học đầu ngành trong các trường hợp sau:
a) Không hoàn thành các nhiệm vụ theo tiến độ và kết quả công việc thực hiện theo Đề án đã được thông qua trong 03 năm liên tiếp, kể từ khi được áp dụng chính sách trọng dụng đối với nhà khoa học đầu ngành mà không có lý do chính đáng được cơ quan chủ quản xem xét, chấp thuận;
b) Thiếu trung thực trong kê khai hồ sơ làm sai lệch kết quả xét công nhận nhà khoa học đầu ngành;
c) Vi phạm quy định tại Điều 8 Luật Khoa học và Công nghệ về các hành vi bị cấm trong hoạt động khoa học và công nghệ.

Dẫn chiếu đến Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ 2013 quy định các hành vi bị cấm như sau:

Các hành vi bị cấm
1. Lợi dụng hoạt động khoa học và công nghệ để xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân; gây thiệt hại đến tài nguyên, môi trường, sức khỏe con người; trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục của dân tộc.
2. Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ; chiếm đoạt, chuyển nhượng, chuyển giao bất hợp pháp kết quả khoa học và công nghệ.
3. Tiết lộ tài liệu, kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước; lừa dối, giả mạo trong hoạt động khoa học và công nghệ.
4. Cản trở hoạt động khoa học và công nghệ hợp pháp của tổ chức, cá nhân.

Theo đó, nhà khoa học đầu ngành tiết lộ kết quả khoa học và công nghệ thuộc danh mục bí mật nhà nước được quy định tại khoản 3 Điều 8 Luật Khoa học và công nghệ 2013 nên sẽ không được hưởng chính sách ưu đãi.

Nhà khoa học
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Để trở thành nhà khoa học đầu ngành thì tiêu chuẩn về trình độ đào tạo và ngoại ngữ cần đáp ứng những gì?
Pháp luật
Nhà khoa học trẻ tài năng có được xem xét hỗ trợ kinh phí sử dụng các phòng thí nghiệm trọng điểm quốc gia và các phòng thí nghiệm khác không?
Pháp luật
Trong nhiệm vụ cụ thể có yêu cầu nhà khoa học đầu ngành phải chủ trì 01 hội thảo khoa học quốc tế chuyên ngành đúng không?
Pháp luật
Nhà khoa học đầu ngành được hỗ trợ kinh phí tham dự hội thảo khoa học chuyên ngành ở trong nước bao nhiêu lần?
Pháp luật
Cơ quan nào xét công nhận nhà khoa học trẻ tài năng? Hồ sơ đăng ký xét công nhận nhà khoa học trẻ tài năng gồm những thành phần nào?
Pháp luật
Kinh phí thực hiện chính sách trọng dụng nhà khoa học đầu ngành được nhà nước bố trí như thế nào?
Pháp luật
Nhà khoa học người nước ngoài muốn được phong tặng danh hiệu tiến sĩ danh dự thì phải đáp ứng những điều kiện gì?
Pháp luật
Để được công nhận nhà khoa học trẻ tài năng thì phải đáp ứng điều kiện gì? Trình tự thủ tục công nhận nhà khoa học trẻ tài năng được quy định như thế nào?
Pháp luật
Trong thời gian được giao chủ trì nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia đặc biệt quan trọng, nhà khoa học được hưởng các ưu đãi nào?
Pháp luật
Nhà khoa học trẻ tài năng có được xét tuyển dụng công chức không thông qua thi tuyển? Nhà khoa học trẻ được hỗ trợ kinh phí tối đa đến 300 triệu đồng/năm có đúng không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhà khoa học
601 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nhà khoa học
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào