Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ không thực hiện được đối với người bệnh khi nào? Trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì người bệnh sẽ được làm gì?

Cho hỏi rằng kỹ thuật rửa phổi toàn bộ không thực hiện được đối với người bệnh khi nào? Bên cạnh đó thì trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì người bệnh sẽ được làm gì? Xin cảm ơn! Câu hỏi của bạn Lâm đến từ Đồng Nai.

Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ không thực hiện được đối với người bệnh khi nào?

Căn cứ theo quy định tại Mục III Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

III. CHỐNG CHỈ ĐỊNH
- Có các bệnh cấp tính ở phổi kèm theo như: viêm phổi, lao phổi đang tiến triển, tràn dịch, tràn khí màng phổi.
- Các bệnh về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim.
- Suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng.
- Rối loạn chức năng đông máu.
- U bướu ác tính.

Theo đó, các trường hợp chống chỉ định khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ như sau:

- Có các bệnh cấp tính ở phổi kèm theo như: viêm phổi, lao phổi đang tiến triển, tràn dịch, tràn khí màng phổi.

- Các bệnh về tim mạch: suy tim, nhồi máu cơ tim.

- Suy giảm chức năng hô hấp nghiêm trọng.

- Rối loạn chức năng đông máu.

- U bướu ác tính.

Như vậy, có thể thấy rằng khi người bệnh thuộc một trong các trường hợp trên thì có thể sẽ không thể thực hiện kỹ thuật rửa phổi nào. Cho nên người bệnh cần tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ và xem xét tình trạng cụ thể trước khi quyết định.

Kỹ thuật rửa phổi

Kỹ thuật rửa phổi (hình từ internet)

Trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì người bệnh sẽ được làm gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 1 Mục IV Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

IV. CHUẨN BỊ
1. Người bệnh:
- Khám lâm sàng toàn diện và kiểm tra các chuyên khoa cần thiết.
- Chỉ định các thăm dò cận lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và loại trừ những người bệnh có chống chỉ định áp dụng kỹ thuật rửa phổi toàn bộ:
+ Công thức máu, máu lắng, thời gian máu chảy, máu đông.
+ Glucose máu, lipid máu, sinh hóa chức năng gan, thận, điện giải đồ.
+ Chụp X quang và chụp CT phổi; đo chức năng hô hấp, khí máu.
+ Soi đờm tìm vi khuẩn lao, phản ứng Mantoux, nuôi cấy vi khuẩn lao nếu thấy nghi ngờ.
+ Siêu âm ổ bụng, nam giới siêu âm tuyến tiền liệt.
+ Điện tim
- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về các lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra. Nếu người bệnh đồng ý điều trị bằng phương pháp rửa phổi thì phải ký giấy cam đoan theo quy định.
...

Theo đó, trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì theo quy trình là người bệnh sẽ được:

- Khám lâm sàng toàn diện và kiểm tra các chuyên khoa cần thiết.

- Chỉ định các thăm dò cận lâm sàng và các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán xác định và loại trừ những người bệnh có chống chỉ định áp dụng kỹ thuật rửa phổi toàn bộ:

+ Công thức máu, máu lắng, thời gian máu chảy, máu đông.

+ Glucose máu, lipid máu, sinh hóa chức năng gan, thận, điện giải đồ.

+ Chụp X quang và chụp CT phổi; đo chức năng hô hấp, khí máu.

+ Soi đờm tìm vi khuẩn lao, phản ứng Mantoux, nuôi cấy vi khuẩn lao nếu thấy nghi ngờ.

+ Siêu âm ổ bụng, nam giới siêu âm tuyến tiền liệt.

+ Điện tim

- Giải thích cho người bệnh và gia đình người bệnh về các lợi ích và nguy cơ có thể xảy ra. Nếu người bệnh đồng ý điều trị bằng phương pháp rửa phổi thì phải ký giấy cam đoan theo quy định.

Như vậy, việc thăm khám trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ là điều cần thiết, mục đích là để kiếm tra tình trạng sức khỏe của người bệnh để bắt đầu tiến hành thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ một cách an toàn.

Khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ cần phải có dụng cụ gì?

Căn cứ theo quy định tại tiểu mục 3 Mục IV Hướng dẫn Quy trình kỹ thuật Rửa phổi toàn bộ ban hành kèm theo Quyết định 5554/QĐ-BYT năm 2016 như sau:

IV. CHUẨN BỊ
...
3. Phương tiện:
3.1. Cơ sở vật chất:
3.1.1. Bố trí các buồng đủ tiêu chuẩn liên hoàn hợp lý đảm bảo yêu cầu chuyên môn:
- Buồng tiền mê.
- Phòng mổ đảm bảo tiêu chuẩn để thực hiện kỹ thuật rửa phổi được tổ chức thiết kế không gian sạch-bẩn một chiều, phù hợp và đồng bộ với kỹ thuật và trang thiết bị. Đảm bảo thông gió theo tiêu chuẩn phòng sạch.
- Buồng hồi tỉnh.
3.1.2. Hệ thống khí y tế (gồm hệ thống cấp oxy, hút chân không và khí nén):
Đây là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp tới việc duy trì sự sống cho người bệnh nên hệ thống khí y tế phải đáp ứng các yêu cầu: Khí sạch, không xảy ra ngắt quãng ngẫu nhiên.
3.1.3. Có nguồn điện ổn định, ưu tiên và an toàn.
3.1.4. Hệ thống cấp, thoát nước đảm bảo vệ sinh.
3.2. Trang thiết bị
3.2.1. Tại phòng rửa phổi:
- Dụng cụ rửa phổi, gồm: bình đựng dung dịch rửa phổi dung tích 1 lít, dây dẫn lưu dịch, bình đo dịch dẫn lưu.
- Bàn mổ, đèn mổ, đèn đặt nội khí quản.
- Máy thở
- Máy gây mê
- Monitoring theo dõi người bệnh.
- Bơm tiêm điện
- Máy nội soi phế quản ống mềm: đường kính ngoài ống soi ≤ 3,8mm để có thể luồn ống soi qua ống nội khí quản 2 nòng;
- Máy hút dịch.
- Máy xét nghiệm khí máu.
- Tủ ấm 37°C dung tích lớn.
- Giường hồi sức đa năng.
- Xe đẩy người bệnh.
- Máy sốc điện dự phòng khi cần xử trí người bệnh.
- Ống nội khí quản 2 nòng (ống Carlen hoặc ống Robert Show);
3.2.2. Trang bị tại phòng xét nghiệm, thăm dò chức năng:
- Máy siêu âm màu
- Máy đo chức năng hô hấp có phần mềm đo khuyếch tán khí qua màng hô hấp.
- Máy XQ cao tần tăng sáng truyền hình đủ tiêu chuẩn chụp phim bụi phổi.
- Máy điện tim
- Holter điện tim
- Bộ ống nội soi thanh quản
- Máy xét nghiệm sinh hóa máu, huyết học, hệ thống ELISA, sinh hóa nước tiểu, kính hiển vi...
- Tủ sấy, nồi hấp tiệt trùng.
- Máy li tâm lạnh dung tích lớn.
3.3. Thuốc, dung dịch rửa phổi:
NaCl 0,9% vô khuẩn và các dụng cụ cần thiết khác.
...

Như vậy, theo quy định trên thì có thể thấy rằng đã quy định về bước chuẩn bị đầy đủ phương tiền và dụng cụ trước khi thực hiện kỹ thuật.

Cho nên khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ không những phải có những dụng cụ cần thiết như quy định trên mà còn phải có các phương tiện để đảm bảo việc thực hiện được an toàn nhất có thể.

Quy trình kỹ thuật Rửa phổi
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ở các bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì việc gây mê người bệnh sẽ như thế nào? Theo dõi người bệnh tại buồng bệnh ra sao?
Pháp luật
Bước tiến hành kỹ thuật rửa phổi toàn bộ như thế nào? Sau khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ trong 24 giờ đầu người bệnh cần phải được chăm sóc ra sao?
Pháp luật
Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ không thực hiện được đối với người bệnh khi nào? Trước khi thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ thì người bệnh sẽ được làm gì?
Pháp luật
Kỹ thuật rửa phổi toàn bộ là gì? Ai sẽ là người thực hiện kỹ thuật rửa phổi toàn bộ này theo quy định?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Quy trình kỹ thuật Rửa phổi
474 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Quy trình kỹ thuật Rửa phổi
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào