Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm gì?

Cho tôi hỏi khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm gì? Tôi là người đứng đầu cơ sở tiêm chủng, đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng thì tôi có dừng ngay buổi tiêm chủng không? - Đây là câu hỏi của bạn Huy Đặng đến từ Bình Phước.

Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng thì người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm gì?

Theo khoản 2 khoản 5 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Quy trình tiêm chủng
1. Việc tiêm chủng phải thực hiện đầy đủ các bước sau:
a) Trước khi tiêm chủng: Khám sàng lọc, tư vấn cho đối tượng tiêm chủng. Trường hợp đối tượng tiêm chủng là trẻ em thì việc tư vấn được thực hiện với cha, mẹ hoặc người giám hộ của trẻ;
b) Trong khi tiêm chủng: Thực hiện tiêm chủng theo đúng chỉ định, bảo đảm an toàn;
c) Sau khi tiêm chủng: Theo dõi người được tiêm chủng ít nhất 30 phút sau tiêm chủng và hướng dẫn gia đình hoặc đối tượng tiêm chủng để tiếp tục theo dõi ít nhất 24 giờ sau tiêm chủng.
2. Khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng, người đứng đầu cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm:
a) Dừng ngay buổi tiêm chủng;
b) Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;
c) Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.
3. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tiếp nhận trường hợp tai biến nặng sau tiêm chủng phải tiến hành cấp cứu, điều trị và báo cáo Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm tiếp nhận người bị tai biến.
4. Trường hợp xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng vắc xin ngoài Chương trình tiêm chủng mở rộng và tiêm chủng chống dịch, cơ sở nơi xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng có trách nhiệm báo cáo Sở Y tế nơi cơ sở đặt trụ sở theo quy định tại khoản 2 Điều này và thực hiện bồi thường theo quy định của pháp luật về dân sự nếu có lỗi gây ra tai biến nặng sau tiêm chủng.

Như vậy, khi đang triển khai tiêm chủng mà xảy ra tai biến nặng sau tiêm chủng thì bạn là người đứng đầu cơ sở tiêm chủng phải có trách nhiệm sau đây:

- Dừng ngay buổi tiêm chủng;

- Xử trí cấp cứu, chẩn đoán nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng; trường hợp vượt quá khả năng thì phải chuyển người bị tai biến nặng sau tiêm chủng đến cơ sở khám bệnh, chữa bệnh gần nhất;

- Thống kê đầy đủ thông tin liên quan đến trường hợp tai biến nặng theo quy định của Bộ trưởng Bộ Y tế và báo cáo cho Sở Y tế trong thời hạn 24 giờ kể từ thời điểm xảy ra tai biến.

Tiêm chủng

Tiêm chủng (Hình từ Internet)

Cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin của cả năm gửi cho cơ quan nào?

Theo khoản 2 Điều 7 Nghị định 104/2016/NĐ-CP quy định như sau:

Cung ứng vắc xin cho hoạt động tiêm chủng
1. Vắc xin sử dụng cho hoạt động tiêm chủng trong Chương trình tiêm chủng mở rộng, tiêm chủng chống dịch do Nhà nước bảo đảm về số lượng, chủng loại phù hợp với nhu cầu hằng năm và được dự trữ trong 6 tháng.
2. Căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều này của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng tuyến huyện, tuyến tỉnh tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để chỉ đạo cấp vắc xin theo kế hoạch.

Như vậy, căn cứ số lượng đối tượng tiêm chủng, thời gian và định mức sử dụng của từng loại vắc xin, cơ sở tiêm chủng có trách nhiệm lập dự kiến nhu cầu vắc xin quy định tại khoản 1 Điều này của cả năm gửi cơ quan được giao quản lý về tiêm chủng tuyến huyện, tuyến tỉnh tổng hợp gửi Sở Y tế trước ngày 30 tháng 11 hằng năm để chỉ đạo cấp vắc xin theo kế hoạch.

Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin đến cơ sở tiêm chủng được quy định ra sao?

Căn cứ Điều 8 Nghị định 104/2016/NĐ-CP, được sửa đổi bởi điểm a khoản 3 Điều 15 Nghị định 155/2018/NĐ-CP quy định như sau:

Tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin
1. Vắc xin phải được bảo quản trong dây chuyền lạnh từ khi sản xuất tới khi sử dụng và ở nhiệt độ phù hợp đối với từng loại vắc xin theo yêu cầu của nhà sản xuất trong hồ sơ đăng ký lưu hành với Bộ Y tế, cụ thể như sau:
a) Kho bảo quản vắc xin phải tuân thủ quy định về thực hành tốt bảo quản thuốc;
b) Việc vận chuyển vắc xin từ kho bảo quản đến điểm tiêm chủng phải được thực hiện bằng xe lạnh, hòm lạnh, phích vắc xin;
d) Có thiết bị theo dõi nhiệt độ của vắc xin trong quá trình vận chuyển, bảo quản, sử dụng và ghi chép đầy đủ khi vận chuyển, giao hàng. Tại cơ sở bảo quản vắc xin phải theo dõi nhiệt độ tối thiểu 02 lần/ngày.
đ) Bộ trưởng Bộ Y tế hướng dẫn việc tiếp nhận, vận chuyển, bảo quản vắc xin.

Như vậy, tiếp nhận và vận chuyển, bảo quản vắc xin đến cơ sở tiêm chủng được quy định như trên.

Tiêm chủng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Sưng đỏ tại chỗ tiêm có phải là phản ứng thông thường sau tiêm chủng vắc xin theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Tiêm uốn ván bao nhiêu tiền hiện nay? Hướng dẫn cách tiêm uốn ván đối với trường hợp người bị thương có nguy cơ mắc bệnh uốn ván?
Pháp luật
Chính phủ quy định tiêm chủng miễn phí cho các đối tượng nào? Số lượng, chủng loại vắc xin trong Chương trình tiêm chủng mở rộng được cung ứng ra sao?
Pháp luật
Phản ứng thông thường sau tiêm chủng là gì? Có phải báo cáo định kỳ các trường hợp phản ứng thông thường sau tiêm chủng không?
Pháp luật
Sự cố bất lợi sau tiêm chủng là gì? Lấy mẫu vắc xin điều tra tai biến nặng sau tiêm chủng như thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng chống dịch là gì? Giá dịch vụ tiêm chủng vắc xin trong Chương trình tiêm chủng chống dịch do ai quy định?
Pháp luật
Tai biến nặng sau tiêm chủng là gì? Đánh giá nguyên nhân tai biến nặng sau tiêm chủng thực hiện thế nào?
Pháp luật
Tiêm chủng là gì? Quy trình tiêm chủng đầy đủ gồm bao nhiêu bước và được thực hiện như thế nào?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do  Bộ Y tế ban hành?
Vắc xin IPV là gì? Chính sách triển khai tiêm vắc xin IPV cho trẻ sinh năm 2021-2022 do Bộ Y tế ban hành?
Pháp luật
Tiêm nhầm vacxin cho trẻ em bị xử lý hành chính thế nào? Cơ sở vi phạm có bị đình chỉ hoạt động hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tiêm chủng
1,999 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tiêm chủng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào