Điều kiện để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm được quy định như thế nào?

Em ơi cho anh hỏi: để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm thì anh cần đáp ứng những điều kiện như thế nào? Chỉ giúp anh cơ sở pháp lý. Đây là câu hỏi của anh Anh Tuấn đến từ Hà Nội.

Như thế nào là tạp chất trong tôm?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 2 Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 quy định như sau:

Thuật ngữ
Trong Quy định này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Tạp chất là chất không phải là thành phần tự nhiên của tôm, được cố ý đưa vào thủy sản nhằm mục đích gian dối kinh tế (làm tăng khối lượng, làm thay đổi kết cấu, lừa dối cảm giác về độ tươi …) ngoại trừ các phụ gia phục vụ mục đích của công nghệ chế biến theo quy định hiện hành.
2. Đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu là hoạt động ngâm, tẩm, ướp, nhồi nhét, bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu.

Tạp chất trong tôm

Tạp chất trong tôm (Hình từ Internet)

Điều kiện để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm được quy định như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 1 Điều 4 Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 quy định như sau:

Cơ chế khuyến khích các cơ sở sản xuất, kinh doanh tuân thủ tốt các quy định ngăn chặn hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất
1. Chế độ giảm kiểm tra đối với lô tôm:
a) Miễn kiểm tra theo trình tự thủ tục quy định tại Thông tư 78 đối với các lô tôm được miễn lấy mẫu kiểm nghiệm theo quy định tại Phụ lục ban hành kèm Thông tư 78/2009/BNNPTNT ngày 10/12/2009 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (Thông tư 78).
b) Điều kiện để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra đối với lô tôm:
i. Cơ sở không vi phạm các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu và sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất tính đến thời điểm Quyết định số 1422/QĐ-BNN-QLCL ngày 28/5/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có hiệu lực, hoặc;
ii. Cơ sở không tái phạm trong thời gian 03 (ba) tháng kể từ ngày được rút tên khỏi danh sách các cơ sở bị công khai hành vi vi phạm lần đầu trên các phương tiện thông tin đại chúng, hoặc;
iii. Cơ sở không tái phạm trong thời gian 06 (sáu) tháng sau khi được khôi phục hiệu lực công nhận đủ điều kiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định tại điểm b khoản 4 Điều 3 Quyết định này.
c) Hủy bỏ chế độ giảm kiểm tra đối với lô tôm, nếu cơ sở vi phạm các hành vi đưa tạp chất vào tôm nguyên liệu hoặc sản xuất, kinh doanh sản phẩm tôm có tạp chất.
2. Định kỳ 03 (ba) tháng thống kê, công bố kết quả kiểm tra các cơ sở theo quy định tại Quyết định này trên website của Cơ quan kiểm tra và các phương tiện thông tin đại chúng.

Như vậy để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm thì cần đáp ứng các điều kiện như quy định trên.

Trong trường hợp nào thì lô tôm chứa tạp chất bị buộc tiêu hủy?

Căn cứ theo khoản 1 Điều 5 Quyết định 2512/QĐ-BNN-QLCL năm 2010 quy định như sau:

Xử lý đối với lô tôm có chứa tạp chất
1. Buộc tiêu hủy lô tôm có tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, thành phần có chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm, tạp chất không rõ thành phần.
2. Trường hợp lô tôm có chứa tạp chất, nhưng không thuộc diện phải tiêu hủy thì xử lý như sau:
a) Loại bỏ tạp chất và xử lý nhiệt tại các cơ sở chế biến thủy sản được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản chấp thuận và cập nhật, thông báo trên website của Cục;
b) Trong trường hợp không loại bỏ được tạp chất thì phải chuyển mục đích sử dụng và không được sử dụng làm thực phẩm.
3. Cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố phối hợp với Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các cơ quan chức năng tại địa phương có trách nhiệm theo dõi, giám sát quá trình tiêu hủy hoặc xử lý lô tôm có chứa tạp chất.
4. Biên bản xử lý lô tôm có tạp chất phải nêu rõ chi tiết lô hàng vi phạm (khối lượng, chủng loại, chủ sở hữu), loại tạp chất bị phát hiện, hình thức xử lý lô hàng. Nếu đại diện cá nhân, tổ chức không đồng ý ký tên vào Biên bản xử lý lô tôm có tạp chất thì Biên bản vẫn có giá trị pháp lý khi có đầy đủ chữ ký của Cơ quan quản lý chất lượng Nông lâm thủy sản tỉnh, thành phố, Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chức năng tại địa phương.

Như vậy lô tôm bị buộc tiêu hủy nếu chứa tạp chất gây nguy hại đến sức khỏe con người, thành phần có chứa những chất không được phép sử dụng trong thực phẩm, tạp chất không rõ thành phần.

Kiểm tra tạp chất trong tôm
Căn cứ pháp lý
Kênh YouTube THƯ VIỆN PHÁP LUẬT
MỚI NHẤT
Pháp luật
Trong quá trình kiểm tra mà phát hiện trong tôm và sản phẩm tôm có chứa tạp chất thì sẽ xử lý như thế nào?
Pháp luật
Điều kiện để được xem xét áp dụng chế độ giảm kiểm tra tạp chất đối với lô tôm được quy định như thế nào?
Pháp luật
Khi kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm thì sẽ kiểm tra những nội dung nào? Và có mấy phương pháp thực hiện?
Pháp luật
Kiểm tra tạp chất trong tôm và sản phẩm tôm sẽ có những hình thức nào? Cơ quan nào có thẩm quyền kiểm tra tạp chất trong tôm?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Kiểm tra tạp chất trong tôm
502 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Kiểm tra tạp chất trong tôm
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào