Cửa khẩu cảng thủy nội địa là gì? Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực như thế nào?

Cửa khẩu cảng thủy nội địa là gì? Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực như thế nào? Áp dụng thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa như thế nào? - câu hỏi của anh H. (Tiền Giang).

Cửa khẩu cảng thủy nội địa là gì? Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực như thế nào?

Cửa khẩu cảng thủy nội địa được giải thích theo điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng như sau:

1. Cửa khẩu cảng bao gồm cửa khẩu cảng biển và cửa khẩu cảng thủy nội địa:
...
b) Cửa khẩu cảng thủy nội địa là phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.
Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm cả bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

Theo quy định thì cửa khẩu cảng thủy nội địa là phạm vi cảng thủy nội địa, bến thủy nội địa do Bộ Giao thông vận tải hoặc Cục Đường thủy nội địa Việt Nam hoặc Sở Giao thông vận tải công bố mở theo thẩm quyền được pháp luật quy định cho tàu thuyền Việt Nam, tàu thuyền nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, chuyển cảng để bốc dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện hoạt động khác.

Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm cả bến thủy nội địa có vùng nước trước cầu cảng thuộc vùng nước cửa khẩu cảng thủy nội địa.

Cửa khẩu cảng thủy nội địa

Cửa khẩu cảng thủy nội địa là gì? Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực như thế nào? (Hình từ Internet)

Áp dụng thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa như thế nào?

Áp dụng thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa theo Điều 5 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng như sau:

Tàu thuyền xuất cảnh
1. Tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, trước khi rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.
2. Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, trước khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.

Theo quy định việc áp dụng thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa được thực hiện như sau:

- Tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền nước ngoài xuất cảnh, trước khi rời khỏi biên giới quốc gia trên biển của Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.

- Tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, thuyền viên, hành khách đi trên tàu thuyền Việt Nam xuất cảnh, trước khi rời khỏi vùng biển Việt Nam, phải làm thủ tục xuất cảnh tại cửa khẩu cảng cuối cùng nơi tàu thuyền đi.

Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa là khi nào?

Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa được xác định theo khoản 1 Điều 8 Nghị định 77/2017/NĐ-CP quy định quản lý, bảo vệ an ninh, trật tự tại cửa khẩu cảng như sau:

Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng
1. Đối với tàu thuyền
a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào bản khai chung đối với tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh; niêm phong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đi; tiếp nhận, kiểm tra xong hồ sơ chuyển cảng đối với tàu thuyền chuyển cảng đến.
2. Đối với thuyền viên, hành khách
a) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, chuyển cảng;
b) Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên nước ngoài đi trên tàu thuyền thực hiện thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào danh sách thuyền viên;
c) Thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với thuyền viên Việt Nam và hành khách là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng kiểm chứng xong vào hộ chiếu của thuyền viên, hành khách.

Như vậy, thời điểm hoàn thành thủ tục biên phòng đối với tàu thuyền xuất cảnh tại cửa khẩu cảng thủy nội địa được xác định như sau:

- Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức điện tử là thời điểm người làm thủ tục nhận được xác nhận hoàn thành thủ tục biên phòng điện tử đối tàu thuyền xuất cảnh

- Thời điểm xác định hoàn thành thủ tục biên phòng theo cách thức thủ công là thời điểm Biên phòng cửa khẩu cảng thực hiện kiểm chứng xong vào bản khai chung đối với tàu thuyền xuất cảnh.

Cảng thủy nội địa TẢI TRỌN BỘ CÁC QUY ĐỊNH LIÊN QUAN ĐẾN CẢNG THỦY ĐỘI ĐỊA
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cửa khẩu cảng thủy nội địa là gì? Cửa khẩu cảng thủy nội địa bao gồm những khu vực như thế nào?
Pháp luật
Cảng thủy nội địa là gì? Không niêm yết bảng nội quy hoạt động theo quy định tại cảng thủy nội địa bị xử phạt thế nào?
Pháp luật
Cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng được phân cấp kỹ thuật dựa trên những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Công tác phê duyệt chủ trương đầu tư xây dựng cảng thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý của Bộ Quốc phòng được thực hiện theo trình tự nào?
Pháp luật
Phương tiện thủy nước ngoài muốn vào cảng thủy nội địa thuộc thẩm quyền quản lý của Bộ Quốc phòng cần chuẩn bị hồ sơ thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào hoạt động cảng, bến thủy nội địa bị đóng hoặc tạm dừng? Hồ sơ và thủ tục công bố đóng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa như thế nào?
Pháp luật
Trường hợp nào cảng, bến thủy nội địa được công bố lại hoạt động? Trình tự thủ tục công bố lại hoạt động cảng, bến thủy nội địa?
Pháp luật
Muốn xây dựng cảng thủy nội địa và bến thủy nội địa về thỏa thuận thông số kĩ thuật cần chuẩn bị hồ sơ gì? Chủ cảng, bến thủy nội địa được quy định như thế nào?
Pháp luật
Muốn nâng cấp bến thủy nội địa thành cảng thủy nội địa cần phải đảm bảo các điều kiện gì? Hồ sơ thỏa thuận thông số kỹ thuật xây dựng cảng thủy nội địa bao gồm những gì?
Pháp luật
Tiêu chuẩn cấp kỹ thuật cảng thủy nội địa sẽ được áp dụng trong trường hợp nào? Việc tổ chức xác định cấp cảng đối với các cảng đã được công bố như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Cảng thủy nội địa
822 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Cảng thủy nội địa
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: