Có những hình thức kỷ luật nào đối với người đại diện phần vốn nhà nước? Xử lý kỷ luật người đại diện thực hiện theo mấy bước?

Cho tôi hỏi có những hình thức kỷ luật nào đối với người đại diện phần vốn nhà nước? Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước nào? Câu hỏi của chị T.N.D.H từ Khánh Hòa.

Có những hình thức kỷ luật nào đối với người đại diện phần vốn nhà nước?

Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước được quy định tại khoản 2 Điều 58 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Hình thức kỷ luật và mức độ của hành vi vi phạm
1. Hình thức kỷ luật đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên gồm: Khiển trách, cảnh cáo, cách chức, buộc thôi việc.
2. Hình thức kỷ luật đối với người đại diện vốn nhà nước gồm: Khiển trách, cảnh cáo, bãi nhiệm, buộc thôi việc.
3. Mức độ của hành vi vi phạm được xác định như sau:
a) Vi phạm gây hậu quả ít nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ tác hại không lớn, tác động trong phạm vi nội bộ, làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh nghiệp;
b) Vi phạm gây hậu quả nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại lớn, tác động ngoài phạm vi nội bộ, gây dư luận xấu, làm giảm uy tín của doanh nghiệp;
c) Vi phạm gây hậu quả rất nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại rất lớn, phạm vi tác động đến toàn xã hội, gây dư luận rất bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp;
d) Vi phạm gây hậu quả đặc biệt nghiêm trọng là vi phạm có tính chất, mức độ, tác hại đặc biệt lớn, phạm vi tác động sâu rộng đến toàn xã hội, gây dư luận đặc biệt bức xúc, làm mất uy tín của doanh nghiệp.
Ngoài các căn cứ nêu trên, mức độ của hành vi vi phạm còn được xác định bằng thiệt hại về vật chất tính bằng số tiền cụ thể theo xác định của cơ quan đại diện chủ sở hữu hoặc theo quy định của doanh nghiệp.

Như vậy, theo quy định, 04 hình thức kỷ luật được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước bao gồm:

(1) Khiển trách;

(2) Cảnh cáo;

(3) Bãi nhiệm;

(4) Buộc thôi việc.

Có những hình thức kỷ luật nào đối với người đại diện phần vốn nhà nước? Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước nào?

Có những hình thức kỷ luật nào đối với người đại diện phần vốn nhà nước? (Hình từ Internet)

Hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?

Các trường hợp áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo được quy định tại Điều 61 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Áp dụng hình thức kỷ luật cảnh cáo
Hình thức kỷ luật cảnh cáo áp dụng đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 60 Nghị định này mà tái phạm.
2. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định này.
3. Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:
a) Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;
b) Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Như vậy, theo quy định, hình thức kỷ luật cảnh cáo được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật thuộc một trong các trường hợp sau đây:

(1) Đã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức khiển trách về các hành vi vi phạm quy định tại Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP mà tái phạm.

(2) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định tại Điều 60 Nghị định 159/2020/NĐ-CP.

(3) Có hành vi vi phạm pháp luật lần đầu, gây hậu quả ít nghiêm trọng thuộc một trong các trường hợp quy định sau đây:

- Sử dụng văn bằng, chứng chỉ, giấy chứng nhận, xác nhận giả hoặc không hợp pháp để được tham gia đào tạo, bồi dưỡng;

- Không hoàn thành nhiệm vụ quản lý, điều hành theo sự phân công của cấp có thẩm quyền.

Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước nào?

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật được quy định tại Điều 64 Nghị định 159/2020/NĐ-CP như sau:

Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật
1. Việc xử lý kỷ luật người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo các bước sau đây:
a) Tổ chức họp kiểm điểm;
b) Thành lập Hội đồng kỷ luật;
c) Ra quyết định kỷ luật.
2. Trường hợp xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định này hoặc trường hợp người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều này.

Như vậy, theo quy định, việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện theo 03 bước sau đây:

Bước 1: Tổ chức họp kiểm điểm;

Bước 2: Thành lập Hội đồng kỷ luật;

Bước 3: Ra quyết định kỷ luật.

Lưu ý: Trường hợp người đại diện phần vốn nhà nước bị xử lý kỷ luật theo quyết định của cấp có thẩm quyền quy định tại điểm d khoản 1 Điều 59 Nghị định 159/2020/NĐ-CP hoặc người đại diện phần vốn nhà nước có hành vi vi phạm pháp luật bị Tòa án kết án phạt tù mà không được hưởng án treo hoặc bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng thì không thực hiện bước 1 và bước 2 nên trên.

Người đại diện phần vốn nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có được điều hành và làm quản lý Công ty cổ phần khác không?
Pháp luật
Hình thức xử lý kỷ luật bãi nhiệm được áp dụng đối với người đại diện phần vốn nhà nước trong trường hợp nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có phải đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc không?
Pháp luật
Thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng người đại diện phần vốn nhà nước được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có bắt buộc phải là công chức, viên chức hay không?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước đầu tư tại công ty cổ phần là ai? Phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước được lùi thời điểm nghỉ hưu lại bao lâu khi thời điểm nghỉ hưu trùng với ngày nghỉ Tết Nguyên đán?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước của doanh nghiệp không chuyên trách tại công ty cổ phần được hưởng tiền lương, thù lao thế nào?
Pháp luật
Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách của doanh nghiệp nhà nước được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại bao nhiêu doanh nghiệp?
Pháp luật
Việc xử lý kỷ luật người đại diện phần vốn nhà nước tại DN do Bộ Công thương làm đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước được thực hiện theo trình tự nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Người đại diện phần vốn nhà nước
951 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Người đại diện phần vốn nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: