Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?

Xin chào tôi muốn hỏi theo pháp luật hiện hành thì việc thực hiện công bố thực phẩm bổ sung được quy định ra sao? Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi? - Câu hỏi của chị Hoài Thương (Vinh).

Thực phẩm bổ sung được quy định công bố ra sao?

Thực phẩm bổ sung được quy định công bố ra sao?

Thực phẩm bổ sung được quy định công bố ra sao? (Hình từ Internet)

Theo khoản 1 Điều 2 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định:

Thực phẩm bổ sung (Supplemented Food) là thực phẩm thông thường được bổ sung vi chất và các yếu tố có lợi cho sức khỏe như vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic và chất có hoạt tính sinh học khác.

Theo Điều 8 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định nội dung công bố thực phẩm bổ sung cần đáp ứng 02 nội dung sau đây:

Yêu cầu về nội dung công bố
1. Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng (Nutrient content claims):
Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác vào thực phẩm, việc công bố hàm lượng các chất đó có trong thực phẩm tính theo lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI) được quy định tại Phụ lục số 01 ban hành kèm theo Thông tư này, như sau:
a) Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI thì không được ghi công bố về chất đó;
b) Khi hàm lượng chất từ 10% RNI trở lên thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;
c) Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất được quy định tại Phụ lục số 02 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.
2. Công bố khuyến cáo về sức khỏe (Health claims):
a) Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt được từ 10% RNI trở lên và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh.
b) Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khỏe của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi có các bằng chứng khoa học chứng minh hoặc khi hàm lượng của các thành phần trên phù hợp với mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học đã được công bố.
c) Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với đối tượng và liều dùng đã công bố.

Theo đó, cơ sở sản xuất của bạn phải thực hiện công bố thực phẩm bổ sung bao gồm những nội dung sau đây:

(1) Công bố hàm lượng chất dinh dưỡng:

Khi bổ sung các vitamin, khoáng chất, axit amin, axit béo, enzym, probiotic, prebiotic hoặc chất có hoạt tính sinh học khác vào thực phẩm, việc công bố hàm lượng các chất đó có trong thực phẩm tính theo lượng dùng khuyến cáo hằng ngày cho người Việt Nam (RNI) như sau:

+ Khi hàm lượng chất dưới 10% RNI thì không được ghi công bố về chất đó;

+ Khi hàm lượng chất từ 10% RNI trở lên thì được công bố cụ thể tên, hàm lượng của các chất đó cho mỗi khẩu phần ăn hoặc trên 100g sản phẩm;

+ Hàm lượng tối đa của vitamin, khoáng chất có trong thực phẩm tính theo liều khuyên dùng hằng ngày của nhà sản xuất không được vượt quá ngưỡng dung nạp tối đa của các vitamin và khoáng chất theo quy định

Trong trường hợp Việt Nam chưa có mức RNI và ngưỡng dung nạp tối đa thì áp dụng theo quy định của CODEX hoặc các tổ chức quốc tế có liên quan.

(2) Công bố khuyến cáo về sức khỏe:

+ Các khuyến cáo về sức khỏe đối với các chất bổ sung chỉ được công bố khi hàm lượng chất đó có trong thực phẩm đạt được từ 10% RNI trở lên và có bằng chứng khoa học cụ thể để chứng minh.

+ Đối với các thành phần bổ sung chưa có mức RNI theo quy định, chỉ được công bố khuyến cáo về sức khỏe của thành phần đó trên nhãn sản phẩm khi có các bằng chứng khoa học chứng minh hoặc khi hàm lượng của các thành phần trên phù hợp với mức khuyến cáo trong các tài liệu khoa học đã được công bố.

+ Các khuyến cáo sức khỏe phải được ghi rõ ràng và thống nhất, phù hợp với đối tượng và liều dùng đã công bố.

Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không?

Theo Điều 9 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định thực phẩm chức năng cụ thể là thực phẩm bổ sung cần đảm bảo thực hiện theo các yêu cầu ghi nhãn thực phẩm như sau:

Yêu cầu về ghi nhãn tiếng Việt
Ngoài việc phải đáp ứng các yêu cầu tại Điều 6 Thông tư này, nhãn thực phẩm bổ sung phải đáp ứng các quy định sau đây:
1. Phải ghi cụm từ thể hiện tên nhóm thực phẩm: “Thực phẩm bổ sung” hoặc tên nhóm trong quy chuẩn kỹ thuật quốc gia trên phần chính của nhãn.
2. Phải chỉ rõ đối tượng cụ thể, phù hợp với mức đáp ứng của liều khuyên dùng đã công bố hoặc phù hợp với bằng chứng khoa học đã được chứng minh về liều dùng khuyến cáo với những thành phần chưa có quy định mức đáp ứng.

Dẫn chiếu theo Điều 6 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng như sau:

Yêu cầu đối với ghi nhãn thực phẩm chức năng
Ngoài việc phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm bao gói sẵn về tên sản phẩm, thành phần cấu tạo của sản phẩm và các nội dung ghi nhãn bắt buộc quy định tại Chương II quy định về ghi nhãn và cách ghi nhãn của Thông tư liên tịch số 34/2014/TTLT-BYT-BNNPTNT-BCT ngày 27 tháng 10 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Công Thương hướng dẫn ghi nhãn hàng hóa đối với thực phẩm, phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm bao gói sẵn, việc ghi nhãn thực phẩm chức năng đối với từng nhóm thực phẩm cụ thể còn phải tuân thủ quy định tại các điều 9, 11 và 13 Thông tư này và các quy định sau đây:
1. Công bố khuyến cáo về nguy cơ, nếu có.
2. Tên sản phẩm và các nội dung trên nhãn phải phù hợp nội dung đã công bố và các tài liệu kèm theo trong hồ sơ công bố sản phẩm.

Theo đó, cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung cần đảm bảo phải thực hiện theo quy định ghi nhãn đối với thực phẩm chức năng theo các yêu cầu được quy định nêu trên.

Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?

Theo Điều 16 Thông tư 43/2014/TT-BYT quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:

Thu hồi thực phẩm chức năng
1. Thực phẩm chức năng phải được thu hồi trong các trường hợp sau đây:
a) Quá thời hạn sử dụng;
b) Không phù hợp với quy chuẩn kỹ thuật hoặc quy định về an toàn thực phẩm của Bộ Y tế;
c) Thông tin sản phẩm lưu thông trên thị trường không phù hợp với nội dung đã được xác nhận bởi cơ quan cấp Giấy tiếp nhận bản công bố hợp quy hoặc không phù hợp với nội dung Giấy xác nhận công bố phù hợp quy định an toàn thực phẩm hoặc vi phạm các quy định khác của pháp luật;
d) Lưu thông trên thị trường mà chưa có chứng nhận hợp quy hoặc xác nhận phù hợp quy định an toàn thực phẩm;
đ) Khi cơ quan thẩm quyền các nước hoặc tổ chức quốc tế cảnh báo và được Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế khẳng định về tính không an toàn của sản phẩm.
2. Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh thực phẩm chức năng có trách nhiệm thu hồi và báo cáo với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Theo đó, đối với thực phẩm bổ sung thuộc 05 trường hợp quy định nêu trên thì tổ chức, cá nhân thuộc cơ sở sản xuất thực phẩm bổ sung có trách nhiệm thu hồi và báo cáo với Cục An toàn thực phẩm - Bộ Y tế.

Thực phẩm bổ sung
Thực phẩm chức năng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thực phẩm chức năng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Thực phẩm chức năng có phải là thực phẩm bảo vệ sức khỏe không? Thực phẩm chức năng nhập khẩu có cần giấy chứng nhận lưu hành tự do?
Pháp luật
Có bắt buộc ghi nhãn đối với thực phẩm bổ sung hay không? Trường hợp nào quy định thực phẩm bổ sung phải được thu hồi?
Pháp luật
Tổ chức kinh doanh thực phẩm chức năng đăng ký xét tặng Giải thưởng chất lượng sản phẩm hàng hóa cần đảm bảo được điều kiện nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng lần đầu tiên đưa ra lưu thông trên thị trường có buộc phải có báo cáo thử nghiệm hiệu quả về công dụng của sản phẩm không?
Pháp luật
Đối tượng kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi là ai? Quy trình tiếp nhận biểu mẫu kê khai này được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Mẫu văn bản kê khai giá thực phẩm chức năng dành cho trẻ em dưới 06 tuổi mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng là đối tượng của việc đăng ký nội dung quảng cáo gồm những thực phẩm nào? Thực phẩm chức năng là gì?
Pháp luật
Chế tài khi doanh nghiệp quảng cáo thực phẩm chức năng mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận nội dung trước khi thực hiện quảng cáo là gì?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng gồm những loại nào? Điều kiện đảm bảo an toàn đối với thực phẩm chức năng nhập khẩu là gì?
Pháp luật
Thực phẩm chức năng và thực phẩm dinh dưỡng khác nhau thế nào? Quảng cáo thực phẩm chức năng phải đảm bảo yêu cầu nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thực phẩm bổ sung
12,539 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thực phẩm bổ sung Thực phẩm chức năng
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: