Cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biện nào hay không?

Cho tôi hỏi cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biệt nào hay không không? Ngoài điều kiện về cán bộ quản lý thì việc thành lập Tổng đội thanh niên xung phong còn cần đáp ứng các điều kiện nào khác nữa? Câu hỏi của anh Q từ Ninh Bình.

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong là những đối tượng nào theo quy định của pháp luật?

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong được quy định tại Điều 10 Thông tư 11/2011/TT-BNV như sau:

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong
1. Cán bộ quản lý thanh niên xung phong là các chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc làm công việc chuyên môn, kỹ thuật trong đơn vị thanh niên xung phong, gồm: Cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc lực lượng vũ trang được điều động, biệt phái đến làm việc và giao nhiệm vụ quản lý hoặc làm công việc chuyên môn kỹ thuật trong tổ chức thanh niên xung phong theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.
2. Đội viên thanh niên xung phong có đủ các điều kiện, tiêu chuẩn sau đây: Chấp hành tốt đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước; có phẩm chất đạo đức tốt; có sức khỏe tốt; có năng lực lãnh đạo, điều hành, tổ chức thực hiện nhiệm vụ; có tinh thần trách nhiệm trong công tác; có kinh nghiệm trong việc tổ chức các hoạt động của thanh niên xung phong; hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức thanh niên xung phong xác nhận; có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với nhiệm vụ được giao thì được cơ quan có thẩm quyền xem xét, tuyển chọn và bổ nhiệm làm cán bộ quản lý thanh niên xung phong trong thời gian thực hiện nhiệm vụ của tổ chức thanh niên xung phong.
3. Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý thanh niên xung phong các cấp do cơ quan quyết định thành lập quy định cụ thể tại quy chế tổ chức, hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong.

Theo quy định trên thì cán bộ quản lý thanh niên xung phong là các cán bộ, công chức, viên chức và sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng thuộc lực lượng vũ trang giữ chức danh lãnh đạo, quản lý hoặc làm công việc chuyên môn, kỹ thuật trong đơn vị thanh niên xung phong.

Các đối tượng này được điều động, biệt phái đến làm việc và giao nhiệm vụ quản lý hoặc làm công việc chuyên môn kỹ thuật trong tổ chức thanh niên xung phong theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền.

Nhiệm vụ, quyền hạn của cán bộ quản lý thanh niên xung phong các cấp do cơ quan quyết định thành lập quy định cụ thể tại quy chế tổ chức, hoạt động của tổ chức thanh niên xung phong.

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biện nào hay không?

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biện nào hay không? (Hình từ Internet)

Cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ gì không?

Trước đây tại khoản 3 Điều 18 Nghị định 12/2011/NĐ-CP có quy định về chế độ điều động, luân chuyển cán bộ đối với cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn.

Theo đó, cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có từ 5 năm (đủ 60 tháng) làm việc trở lên trở lên và đã hoàn thành nhiệm vụ được giao thì sẽ được thực hiện chế độ điều động, luân chuyển cán bộ.

Tuy nhiên quy định tại Điều 18 Nghị định 12/2011/NĐ-CP đã hết hiệu từ ngày 09/03/2021 bởi khoản 2 Điều 22 Nghị định 17/2021/NĐ-CP.

Tại Điều 11 Thông tư 11/2011/TT-BNV có quy định về việc sử dụng cán bộ quản lý thanh niên xung phong như sau:

Sử dụng cán bộ quản lý thanh niên xung phong
Việc bố trí, phân công công tác, chuyển ngạch, nâng ngạch, bổ nhiệm, miễn nhiệm, bổ nhiệm lại, đề bạt, điều động luân chuyển, biệt phái, khen thưởng, kỷ luật cán bộ quản lý thanh niên xung phong được thực hiện theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức.

Như vậy, hiện tại không có bất kỳ chính sách riêng nào đối với cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn hết.

Việc điều động, luân chuyển cán bộ quản lý thanh niên xung phong trước đây sẽ được thực hiện theo quy định chung của Luật Cán bộ, công chức 2008Luật Viên chức 2010.

Việc thành lập Tổng đội thanh niên xung phong cần đáp ứng các điều kiện gì khác ngoài điều kiện về đội ngũ cán bộ quản lý?

Căn cứ Điều 12 Thông tư 11/2011/TT-BNV quy định về trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong như sau:

Trách nhiệm của tổ chức thanh niên xung phong
1. Đối với Tổng đội thanh niên xung phong sau thời hạn 03 tháng kể từ ngày có quyết định của cơ quan có thẩm quyền thành lập nếu không chuẩn bị được các điều kiện cần thiết về: Cơ cấu tổ chức, đội ngũ cán bộ quản lý, đội viên thanh niên xung phong và cơ sở vật chất, thiết bị để hoạt động theo quy định thì cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập ra quyết định thu hồi quyết định thành lập và báo cáo về cơ quan quản lý nhà nước về thanh niên xung phong cùng cấp.
...

Từ quy định vừa nêu thì ngoài điều kiện về đội ngũ cá bộ quản lý ra thì việc thành lập Tổng đội thanh niên xung phong còn cấp đáp ứng các điều kiện như

(1) Cơ cấu tổ chức;

(2) Đội viên thanh niên xung phong;

(3) Cơ sở vật chất, thiết bị để hoạt động.

Thanh niên xung phong
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Ngày Truyền thống lực lượng Thanh niên xung phong được tổ chức vào ngày 15 tháng 7 hàng năm đúng không?
Pháp luật
Thanh niên xung phong làm nhiệm vụ ở vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được hỗ trợ sinh hoạt phí không?
Pháp luật
Thủ tục xét tặng Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang theo Nghị định 28/2024/NĐ-CP gồm bao nhiêu bước?
Pháp luật
Mẫu bản khai đề nghị tặng “Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang” áp dụng từ ngày 20/04/2024? Tải mẫu bản khai tại đâu?
Pháp luật
Nghị định 28/2024/NĐ-CP quy định nguyên tắc xét Huy chương Thanh niên xung phong vẻ vang như thế nào?
Pháp luật
Đội viên thanh niên xung phong có hành động dũng cảm bị chết thì có được công nhận là liệt sĩ hay không?
Pháp luật
Thanh niên xung phong tự ý bỏ việc khi chưa đủ thời gian làm việc theo cam kết thì có phải bồi thường kinh phí hỗ trợ ban đầu không?
Pháp luật
Phương án giải thể tổ chức thanh niên xung phong phải nêu rõ những nội dung gì? Việc giải thể có cần phải xin ý kiến của Bộ Nội vụ không?
Pháp luật
Cán bộ quản lý thanh niên xung phong ở vùng khó khăn có được hưởng chính sách hỗ trợ đặc biện nào hay không?
Pháp luật
Điều kiện thành lập Trung tâm Giáo dục lao động xã hội cấp tỉnh của tổ chức thanh niên xung phong hiện nay là gì? Việc thành lập Trung tâm nhằm mục đích gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thanh niên xung phong
286 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thanh niên xung phong
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào
Type: