Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 0828 TM/ĐB Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Thương mại Người ký: Lương Văn Tự
Ngày ban hành: 05/03/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ THƯƠNG MẠI
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 0828 TM/ĐB
V/v đóng góp ý kiến cho đề xuất xây dựng FTA ASEAN - ấn Độ

Hà Nội, ngày 05 tháng 3 năm 2003

 

Kính gửi:  

Bộ Ngoại giao
 Bộ Kế hoạch và Đầu tư
 Bộ Tài chính
 Bộ Công nghiệp
 Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn
 Bộ Thuỷ sản
 Bộ Khoa học và Công nghệ

Tại Hội nghị cấp cao lần thứ nhất ASEAN- ấn Độ (5/11/2002, Phnom Pênh), các nhà lãnh đạo ASEAN và ấn Độ đã thông qua Tuyên bố chung về những định hướng hợp tác mới nhằm phát triển quan hệ ASEAN- ấn Độ trong thế kỷ 21. Tuyên bố nêu rõ tầm quan trọng của việc tăng cường hợp tác kinh tế theo hướng gắn kết ấn Độ với AFTA, mục tiêu dài hạn là thành lập Khu vực Thương mại Đầu tư ASEAN- ấn Độ với (RTIA). Các nhà lãnh đạo đã quyết định thành lập Nhóm chuyên trách ASEAN- ấn Độ để soạn thảo Hiệp định khung về hợp tác kinh tế ASEAN- ấn Độ trình lên Hội nghị tham vấn cấp Bộ trưởng lần thứ 2 tổ chức tại Cam-pu-chia vào tháng 9/2003. Hai bên cũng thống nhất Hiệp định khung do các nhà lãnh đạo xem xét ký tại Hội nghị Cấp cao ASEAN- ấn Độ lần thứ 2 (10/2003, Cam-pu-chia).

Triển khai các quyết định này, Nhóm chuyên trách ASEAN- ấn Độ đã họp 2 lần Nội dung chính là xác định hình thái liên kết kinh tế ASEAN- ấn Độ trong tương lai. Trong số các đề xuất được đưa ra bàn thì đề xuất về việc thành lập Khu vực mậu dịch tự do (FTA) ASEAN- ấn Độ bao trùm cả 3 lĩnh vực hàng hoá, dịch vụ và đầu tư, trong đó lĩnh vực hàng hoá sẽ đi tiên phong là đề xuất nhận được nhiều ý kiến ủng hộ nhất.

Với kết quả này, các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam, sẽ phải xem xét lại 2 vấn đề cơ bản:

1. Có nên ủng hộ việc thành lập FTA ASEAN- ấn độ hay không?

2. Nếu có thì nên đi theo lộ trình như thế nào để có lợi cho ASEAN và Việt Nam?

Về 2 vấn đề này, Bộ Thương mại xin trao đổi với các Bộ, ngành như sau:

I. VỀ KHẢ NĂNG THÀNH LẬP FTA VỚI ẤN ĐỘ.

Để củng cố sức mạnh kinh tế và vị thế chính trị, các nước ASEAN đã và đang tỏ rõ quyết tâm xây dựng các mối liên kết kinh tế mật thiết hơn với các nước ngoài khối, đặc biệt là với Trung Quốc, Nhật Bản, ấn Độ, Mỹ và EU. Riêng với ấn Độ, sáng kiến xây dựng lên kết kinh tế ASEAN- ấn Độ đã được lãnh đạo cấp cao hai bên thông qua. Nhiều nước ASEAN, trong đó có Singapore và Malaysia, đã tỏ ra mặn mà và nhiệt tình thúc đẩy ý tưởng thành lập FTA ASEAN- ấn Độ.

Xét trên bình diện song phương, ấn Độ là nước có quan hệ khá mật thiết với ta. Quan hệ giữa hai nước, đặc biệt là quan hệ chính trị, đã phát triển tốt đẹp trong 25 năm qua. ấn Độ là nước ủng hộ tích cực tiến trình gia nhập WTO của Việt Nam và sẵn sàng dành cho Việt Nam sự đối xử đặc biệt và khác biệt trong tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, tại Hội nghị cấp cao ASEAN - ấn Độ, đồng thời hoan nghênh lời kêu gọi của Thủ tướng ấn Độ về việc thành lập khu vực thương mại tự do ASEAN - ấn Độ trong vòng 10 năm.

Về quan hệ thương mại song phương, kim ngạch buôn bán 2 chiều đã có những bước phát triển, tuy nhiên vẫn còn ở mức thấp và chưa xứng với tiềm năng cũng như quan hệ gắn bó của hai nước. Trong 10 năm qua, kim ngạch thương mại 2 chiều đã tăng với tốc độ đáng kể, từ 27 triệu USD trong năm 1993 lên đến hơn 370 triệu USD năm 2002, trong đó xuất khẩu đã tăng mạnh từ 13 triệu USD trong năm 1997 đến 46 triệu USD năm 2002, gồm các mặt hàng chè, hoa quả tươi/khô, gia vị các loại, cao su, tinh dầu, mỹ phẩm, hàng điện tử, hoá chất, kim loại mầu, và một số hàng hoá khác. So với xuất khẩu thì tốc độ tăng của nhập khẩu còn rõ rệt hơn nhiều, từ 28 triệu ọsd trong năm 1994 lên đến khoảng 324 triệu triệu trong năm 2002, bao gồm các mặt hàng chủ yếu như khô dầu, khoáng sản, tân dược, hoá chất các loại, da thành phẩm, sợi bông, máy móc thiết bị, thuốc trừ sâu, sắt thép, chất dẻo nguyên liệu (xin xem bảng 1 và 2 đính kèm)... Từ trước tới nay, một trong những lý do làm hạn chế xuất khẩu của ta vào ấn Độ là do hàng rào thuế và phi thuế quan của nước này khá dày đặc. Với việc thành lập FTA, khả năng thâm nhập thị trường ấn Độ sẽ được cải thiện hàng hoá của Việt Nam, khi đó cán cân thương mại giữa ta và ấn Độ sẽ khác đi. Hơn nữa, ấn Độ là thị trường nhiều tiềm năng bởi đây là nước đông dân thứ hai thế giới, có nhu cầu tiêu dùng đa dạng, người tiêu dùng lại không quá khó tính như ở Mỹ, EU, Nhật Bản. Một yếu khác nữa, ấn Độ có thể là cửa ngõ giúp ta đi vào thị trường các nước Nam Á khác. Việc thành lập FTA ASEAN- ấn Độ có thể giúp cho hai nước đạt được mục tiêu phấn đấu kim ngạch thương mại 2 chiều 1,5 tỷ USD vào năm 2015, trong đó mục tiêu trước mắt là 500 triệu USD/năm trong vòng 3 năm tới như lời kêu gọi của Thủ tướng ấn Độ trong chuyến thăm Việt Nam vào tháng 1/2001.

Những phân tích trên cho thấy rằng việc thành lập FTA ASEAN- ấn Độ, xét trên cả hai mặt đa phương lẫn song phương đều có lợi cho Việt Nam và Việt Nam khó có thể đứng ngoài sáng kiến thành lập FTA ASEAN- ấn Độ trong bối cảnh hội nhập kinh tế như hiện nay.

Trên bình diện chung, vấn đề tham gia FTA ASEAN- ấn Độ cũng cần được xem xét trong bối cảnh ta đã tham gia FTA ASEAN-Trung Quốc. Xét về sức cạnh tranh, Trung Quốc còn mạnh hơn ấn Độ. Vì vậy, nếu ta đã tham gia được FTA với Trung Quốc thì cũng hoàn toàn có thể tham gia được FTA với ấn Độ.

Với những lý do như đã trình bày trên, Bộ Thương mại xin kiến nghị ủng hộ sáng kiến thành lập FTA ASEAN - ấn Độ, coi đó là hình thức cụ thể hoá lý tưởng “tăng cường liên kết kinh tế” của các nhà lãnh đạo cấp cao hai bên. Tuy nhiên, FTA này nên tập trung vào thương mại hàng hoá. Thương mại dịch vụ và đầu tư tạm thời để lại sau  bởi đây là những vấn đề hết sức nhạy cảm đối với nước ta cũng như các nước ASEAN.

II. VỀ TỔ CHỨC ĐÀM PHÁN

Để đàm phán được với FTA có lợi cho ta, vấn đề tổ chức đàm phán có ý nghĩa hết sức quan trọng. Theo Bộ Thương mại ta nên thành lập 1 Tổ công tác liên Bộ để lo việc này. Bộ Thương mại đóng vai trò điều phối viên. Tổ Công tác có nhiệm vụ chuẩn bị phương án đàm phán và trực tiếp tham gia cùng các nước ASEAN đàm phán với ấn Độ. Do FTA ASEAN- ấn Độ sẽ tập trung chủ yếu vào thương mại hàng hoá nên dự kiến thành phần tham gia Tổ công tác sẽ bao gồm chuyên gia của các Bộ: Kế hoạch và Đầu tư, Ngoại giao, Tài chính, Công nghiệp, Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Thuỷ sản, Khoa học và Công nghệ.Trong quá trình đàm phán, có thể xem xét bổ sung thêm chuyên gia từ các Bộ, ngành liên quan, thí dụ như Bộ Y tế, Bộ Xây dựng...\

Trên thực tế, ta đã có 1 Tổ công tác  đàm phán FTA ASEAN-Trung Quốc. Để tiết kiệm nguồn lực và bảo đảm tính nhất quán,Bộ Thương mại  kiến nghị sử dụng Tổ công tác này cho cả đàm phán ASEAN-Trung Quốc lẫn đàm phán ASEAN- ấn Độ.

III. CÁC  NGUYÊN TẮC CHỈ ĐẠO ĐÀM PHÁN.

Tương tự như đàm phán FTA ASEAN - Trung Quốc, đàm phán FTA ASEAN - ấn Độ cần tuân thủ 5 nguyên tắc chỉ đạo sau đây:

- Bảo đảm độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, bình đẳng, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bảo đảm lợi ích cho nhau;

- Thúc đẩy xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, thu hút đầu tư nước ngoài;

- Từng bước mở cửa, theo lộ trình để bảo vệ hợp lý sản xuất trong nước;

- Tôn trọng các luật lệ và tập quán quốc tế, bao gồm cả các quy định của WTO; từng bước điều chỉnh, bổ sung các luật lệ, cơ chế của mình theo hướng đó với các bước đi phù hợp mức độ phát triển kinh tế, điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam và phù hợp với những ngoại lệ dành cho một nước đang phát triển có thu nhập thấp;

- Việt Nam là nước đang phát triển có thu nhập thấp, là thành viên của ASEAN, lai đang trong quá trình chuyển đổi kinh tế, nên cần nhận được sự hỗ trợ từ ấn Độ và các nước ASEAN cũ trong quá trình thực hiện FTA.

Về phạm vi đàm phán, cần giới hạn trong thương mại hàng hoá. Các vấn đề có liên quan đến dịch vụ và đầu tư có thể bàn nhưng không được đưa ra cam kết sâu.

IV. VỀ PHƯƠNG THỨC THIẾT LẬP FTA

Theo Bộ Thương mại, mô hình FTA ASEAN-Trung Quốc có thể áp dụng cho FTA ASEAN- ấn Độ. Đây cũng là quan điểm của đa số các nước ASEAN. Cụ thể là:

1. Thời hạn

Hoàn thành FTA ASEAN- ấn Độ trong vòng 10 năm. Các vấn đề về thời gian bắt đầu và kết thúc đàm phán, thời điểm bắt đầu thiết lập FTA... sẽ được bàn sau.

Dự kiến sau khi Hiệp định khung được các nhà lãnh đạo ký vào tháng 10/2003 tại Cam-pu-chia, các nước ASEAN và ấn Độ sẽ tiến hành đàm phán. Quá trình đàm phán có thể kéo dài từ 1-1,5 năm. Như vậy, các cam kết để thực hiện FTA có thể sẽ được bắt đầu từ năm 2006, sau 10 năm thì hoàn thành. Trong trường hợp một nước/nhóm nước nào đó muốn đi nhanh hơn thì cũng có thể chấp nhận được.

2. Phương thức cắt giảm thuế

Hàng hoá tham gia FTA sẽ được chia ra làm 2 nhóm: sản phẩm thông thường và sản phẩm nhạy cảm. Mỗi nhóm sẽ có lộ trình giảm thuế riêng, được xác định trong quá trình đàm phán sau này.

3. Chương trình Thu hoạch sớm

Chuyên gia hai bên đều mong muốn có một chương trình Thu hoạch sớm như FTA ASEAN- Trung Quốc. Chương trình này sẽ được thực hiện ngay sau khi Hiệp định khung được ký kết. Việt Nam/ASEAN có thể đề xuất với ấn Độ xây dựng các cam kết trong trương trình này theo nguyên tắc “có đi có lại không tương xứng” (less than full reciprocity), tức là ấn Độ sẽ thực hiện mở cửa thị trường ngay đối với một số mặt hàng nhiều hơn so với các nước ASEAN.

4. Hàng rào phi thuế

Đây là mảng quan trọng nhất của đàm phán ASEAN- ấn Độ. Khác với Trung Quốc, nước đã phải xoá bỏ rất nhiều hàng rào phi thuế khi gia nhập WTO, ấn Độ còn duy trì một số lượng lớn các rào cản này. Nếu chỉ quan tâm đến đàm phán thuế mà không quan tâm đến đàm phán phi thuế với ấn Độ thì việc thành lập FTA sẽ không có lợi nhiều cho Việt Nam cũng như  ASEAN.

Vì vậy, mục tiêu đặt ra là phải đàm phán thật chắc trong mảng này, chú ý từ những biện pháp thông thường như cấm, hạn ngạch, giấy phép cho tới những biện pháp phức tạp như vệ sinh, đầu mối, tiêu chuẩn kỹ thuật v.v. Ta  cần khẳng định nguyên tắc này với ASEAN và ấn Độ.

Về quy tắc xuất xứ, có thể sử dụng quy tắc xuất xứ CEPT/AFTA để làm cơ sở cho việc xác định quy tắc xuất xứ cho FTA ASEAN- ấn Độ.

5. Các ưu đãi dành cho các nước thành viên mới

Như đã được xác định trong tuyên bố của Thủ tướng ấn Độ, ấn Độ sẽ dành “đối xử đặc biệt và khác biệt, có linh hoạt cho các nước thành viên mới của ASEAN”. Trên cơ sở này, Việt Nam cần đề nghị các nước ASEAN và ấn Độ:

- Cho các thành viên mới của ASEAN được hưởng thời gian thực hiện dài hơn các nước khác.

- Trường hợp có quy định về tỷ lệ số dòng thuế đưa vào danh mục thu hoạch sớm, IL, TEL hoặc GEL , Việt Nam và các nước thành viên mới phải linh hoạt hơn các nước khác.

- Xây dựng năng lực cho các nước thành viên mới thông qua đào tạo và hỗ trợ kỹ thuật.

- Kể từ thời điểm bắt đầu đàm phán, đề nghị ấn Độ ra tuyên bố cho các nước ASEAN chưa phải là thành viên WTO được hưởng tất cả các cam kết mà ấn Độ dành cho các nước thành viên WTO.

- Đề nghị ấn Độ cho Việt Nam được hưởng cơ chế ưu đãi như đã dành cho các nước CLM.

Trên đây là ý kiến của Bộ Thương mại về vấn đề thành lập Khu mậu dịch tự do (FTA), ASEAN - ấn Độ. Đề nghị quý Bộ nghiên cứu và tham gia ý kiến với Bộ Thương mại để Bộ Thương mại tổng hợp, trình Thủ tướng Chính phủ xin ý kiến chỉ đạo. Công văn trả lời của quý Bộ xin gửi về Bộ Thương mại trước ngày 14/3/2003.

Trân trọng cảm ơn sự hợp tác của quý Bộ. 

 

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ THƯƠNG MẠI
THỨ TRƯỞNG




Lương Văn Tự

 

Bảng 1

NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM TỪ ẤN ĐỘ NĂM 2002

Mặt hàng

Đơn vị tính

Lượng

Trị giá (USD)

Chất dẻo nguyên liệu

Tấn

66.509

36.754.754

Linh kiện điện tử và máy tính

USD

 

550.113

Máy móc thiết bị/phụ tùng

USD

 

17.773.291

Nguyên phụ liệu dệt, may, da

USD

 

7.506.851

ôtô chuyên chiếc các loại

Chiếc

4

109.800

Phân bón các loại

Tấn

86

12.900

Sắt thép các loại

Tấn

48.788

21.526.729

Tân dược

USD

 

34.042.521

Nguồn: Tổng Cục Hải quan Việt Nam, 2002

Bảng 2:

XUẤT, NHẬP KHẨU CỦA VIỆT NAM VỚI ẤN ĐỘ

Đơn vị tính: triệu USD

Năm

Xuất khẩu

Nhập khẩu

Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu

1993

19

8

27

1994

14

28

42

1995

10

62

72

1996

9

89

98

1997

13

85

98

1998

15

100

115

1999

17,039

123

140.039

200

45

178.5

223,5

201

45,2

229,164

274,364

2002

46

324,698.329

370,598.329

Nguồn: báo cáo nghiên cứu về AFTA-ấn Độ, 5/2002 và Tổng Cục Hải quan Việt Nam

(ghi chú: số liệu xuất khẩu năm 2002 là số ước)

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 0828 TM/ĐB ngày 05/03/2003 ngày 5/03/2003 của Bộ Thương mại về việc đóng góp ý kiến cho đề xuất xây dựng FTA ASEAN - ấn Độ

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.377

DMCA.com Protection Status
IP: 3.136.22.129
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!