Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1625/BCT-NL Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Bộ Công thương Người ký: Đỗ Hữu Hào
Ngày ban hành: 09/02/2010 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ CÔNG THƯƠNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------

Số: 1625/BCT-NL
V/v tình hình thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia liên quan đến Dự án thủy điện Đăk Mi 4

Hà Nội, ngày 09 tháng 02 năm 2010

 

Kính gửi: Thủ tướng Chính phủ

Thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Hoàng Trung Hải (công văn số 3668/VPCP-KTN ngày 03 tháng 5 năm 2009 của Văn phòng Chính phủ) yêu cầu Bộ Công Thương kiểm tra, báo cáo Thủ tướng Chính phủ về tình hình thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia liên quan đến Dự án thủy điện Đăk Mi 4. Về vấn đề này, Bộ Công Thương xin báo cáo cụ thể như sau:

1. Về Dự án thủy điện ĐắkMi 4 trong hệ thống các bậc thang thủy điện trên sông Vu Gia – Thu Bồn.

Hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có lưu vực chủ yếu thuộc tỉnh Quảng Nam, một phần thượng nguồn thuộc tỉnh Kon Tum, vùng hạ du và cửa sông thuộc thành phố Đà Nẵng và thị xã Hội An. Sông Vu Gia gồm các nhánh chính là sông Đăk Mi; sông Giằng, sông Boung và sông Côn. Quy hoạch bậc thang sông Vu Gia – Thu Bồn được Bộ Công nghiệp (nay là Bộ Công Thương) phê duyệt tại Quyết định số 875/QĐ-KHĐT ngày 02 tháng 5 năm 2003 gồm 8 công trình thủy điện: A Vương, Sông Boung 2, sông Boung 4, Sông Giằng, Đăk Mi 1, Đăk Mi 4, Sông Côn 2, nằm trên sông Vu Gia; dự án thủy điện Sông Tranh 2 nằm trên sông Thu Bồn; tại Quyết định số 528/QĐ-NKDL của Bộ Công nghiệp đã phê duyệt hiệu chỉnh bổ sung thuỷ điện Sông Boung 5 và loại khỏi quy hoạch thủy điện Sông Giằng; Quyết định số 0427/QĐ-BCT của Bộ Công Thương phê duyệt hiệu chỉnh Quy hoạch bậc thang thủy điện sông Đăk Mi đã bổ sung 2 dự án Đăk Mi 2 và Đăk Mi 3. Như vậy, sau khi phê duyệt hiệu chỉnh, sơ đồ khai thác các bậc thang thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn có 10 dự án, trong đó Dự án thủy điện Đăk Mi 4 có sơ đồ khai thác thủy năng trên sông Đăk Mi và chuyển nước sang sông Thu Bồn.

Dự án thủy điện Đăk Mi 4 được Thủ tướng Chính phủ cho phép Tổng công ty Đầu tư phát triển Đô thị và Khu công nghiệp Việt Nam (IDICO) thực hiện đầu tư (văn bản số 1553/TTg-CP ngày 11 tháng 10 năm 2005), theo đó Dự án được IDICO tiến hành triển khai các bước đầu tư xây dựng, đơn vị Tư vấn thiết kế lập dự án là Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 2 thuộc Tập đoàn Điện lực Việt Nam; Báo cáo đánh giá tác động môi trường dự án đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT) phê duyệt tại Quyết định số 2643/QĐ-TNMT ngày 08 tháng 12 năm 2005; Dự án khởi công xây dựng từ tháng 4 năm 2007 và tiến độ dự kiến sẽ phát điện tổ máy vào quý II năm 2011.

2. Về các đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng và quá trình giải quyết của Bộ Công Thương.

Ngày 11 tháng 8 năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng có văn bản số 4795/UBND-KTN gửi Bộ Công Thương đề nghị chỉ đạo IDICO bổ sung thiết kế cống điều tiết qua đập thủy điện Đak Mi 4 khắc phục tình hình thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia. Trong đó, UBND thành phố Đà Nẵng đã đưa ra các số liệu tính toán cân bằng nước của khu vực hạ lưu sông Vu Gia như sau: tổng nhu cầu của khu vực hạ Vu Gia hiện tại (2008) Q = 38,85 m3/s và vào năm 2020 là Q = 65,60 m3/s. Theo đó (ở tần suất thiết kế P = 90%) hiện tại có 6/9 tháng mùa khô nhu cầu dùng nước hạ lưu sông Vu Gia bị thiếu từ 0.59 – 7,86m3/s; vào năm 2020 có 9/9 tháng mùa khô có dòng chảy trung bình nhỏ hơn yêu cầu có 7/9 tháng thiếu nước 4.29 – 33,0m3/s, và cho rằng nguyên nhân chính gây nên tình hình trên là do việc xây dựng thủy điện Đak Mi 4 thiết kế chuyển toàn bộ dòng chảy cơ bản trong mùa khô sông Đak Mi sang sông Thu Bồn để phát điện.

Để có đủ cơ sở xem xét các đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng, ngày 18 tháng 8 năm 2008, Bộ Công Thương có văn bản số 7232/BCT-NL yêu cầu IDICO phối hợp với Công ty cổ phần Tư vấn Xây dựng Điện 2 (cơ quan Tư vấn lập dự án) nghiên cứu nội dung những vấn đề nêu trong công văn số 4795/UBND-KTN của UBND thành phố Đà Nẵng, có báo cáo và đề xuất giải pháp xử lý trình Bộ Công Thương.

Ngày 27 tháng 10 năm 2008, Bộ Công Thương đã có công văn số 10237/BCT-NL kèm các tài liệu Báo cáo phân tích đánh giá cấp nước hạ du do IDICO lập cho các phương án trước và sau khi xây dựng các bậc thang thủy điện đã phê duyệt theo quy hoạch trên hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, đề nghị UBND Thành phố Đà Nẵng xem xét, có ý kiến về nội dung báo cáo và giải pháp xử lý do IDICO đề xuất: bố trí một cống xả sâu có van điều tiết trong thân đập để xả lưu lượng khoảng 2m3/s về hạ lưu đập, cống điều tiết có d = 0,7m, ngưỡng đặt tại cao trình 231m (MNC = 240m) với năng lực xả qua cống là 3 – 5m3/s.

Tuy nhiên, sau khi xem xét tài liệu cân bằng nước của IDICO, ngày 26 tháng 11 năm 2008, UBND thành phố Đà Nẵng đã có công văn số 7532/UBND-KTN nêu các ý kiến về cân bằng nước gửi Bộ Công Thương, trong đó đã đưa ra tổng nhu cầu của khu vực hiện tại là Q = 84,19m3/s và vào năm 2020 là Q = 110,94 m3/s; đề nghị Bộ Công Thương “Chỉ đạo IDICO bổ sung cống điều tiết qua thân đập Đak Mi xả với lưu lượng lớn nhất 100 m3/s để đáp ứng nhu cầu nước hạ lưu”.

Xem xét Báo cáo của IDICO và đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng, Bộ Công Thương thấy rằng các kết quả đánh giá cân bằng nước rất khác nhau. Vì vậy, Bộ Công Thương đã yêu cầu IDICO (tại văn bản số 12020/BCT-NL ngày 18/12/2009) phối hợp với đơn vị Tư vấn lập dự án trực tiếp làm việc với các đơn vị chuyên môn thuộc UBND thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam để làm sáng tỏ về nội dung và kết quả phân tích đánh giá cân bằng nước cũng như đề xuất các giải pháp xử lý, báo cáo kết quả với Bộ Công Thương. Tuy nhiên, đến ngày 04 tháng 5 năm 2009, IDICO mới có văn bản số 435/TCT-KHKT báo cáo đến Bộ Công Thương về kết quả làm việc giữa IDICO với UBND thành phố Đà Nẵng và UBND tỉnh Quảng Nam, theo đó, các bên vẫn không thống nhất được kết quả tính toán cân bằng nước cũng như giải pháp xử lý.

Ngày 11 tháng 6 năm 2009, Bộ Công Thương đã tổ chức phiên họp bàn giải pháp để giải quyết vấn đề trên với thành phần tham dự gồm: Lãnh đạo UBND thành phố Đà Nẵng, đại diện UBND tỉnh Quảng Nam, Văn phòng Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), Bộ Tài nguyên và Môi trường (TN&MT), Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ NN&PTNT và các đơn vị tư vấn liên quan lập Quy hoạch bậc thang hệ thống sông Vu gia Thu Bồn, IDICO. Sau phiên họp, Bộ đã ra Thông báo số 223/TB-BCT ngày 23 tháng 6 năm 2009 về việc tình trạng thiếu nước hạ lưu sông Vu Gia liên quan đến Dự án thủy điện Đăk Mi 4.

Ngày 07 tháng 7 năm 2009, Bộ Công Thương thành lập Tổ chuyên gia thẩm định vấn đề xả nước sau đập thủy điện Đăk Mi 4 (Quyết định số 3425/QĐ-BCT) gồm 9 thành viên thuộc các Bộ, ngành và địa phương liên quan: Bộ Công Thương; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Tài nguyên và Môi trường; UBND thành phố Đà Nẵng; UBND tỉnh Quảng Nam; Công ty Cổ phần Tư vấn xây dựng Điện 1. Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn được giao rà soát và cập nhật tính toán cân bằng nước hiện trạng và giai đoạn năm 2020 để làm cơ sở xem xét việc xả nước từ hồ chứa Đăk Mi 4.

Tổ thẩm định đã thực hiện chức năng và nhiệm vụ tiến hành kiểm tra, thẩm định các kết quả tính toán lưu lượng nước cần xả qua đập chính về hạ lưu sông Đăk Mi do Chủ đầu tư đề xuất, trình lãnh đạo Bộ Công Thương ngày 02 tháng 02 năm 2010 (báo cáo quá trình và kết quả thẩm định của Tổ được gửi kèm theo văn bản này).

3. Kết quả kiểm tra, rà soát của Bộ Công Thương

a) Kết quả tính toán cân bằng nước năm 2002.

Báo cáo cân bằng nước và đánh giá hiệu ích hạ du các công trình thủy điện trên sông Vu Gia – Thu Bồn đã được Viện Quy hoạch Thủy lợi – Bộ NN&PTNT lập tháng 8/2002, trong đó đã tính toán cân bằng nước cho hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn, kết quả như sau:

- Khi chưa xây dựng các công trình thủy điện, vùng hạ lưu của hệ thống sông này đều bị thiếu nước trong mùa khô, trong đó hạ lưu sông Thu Bồn tại Giao thủy thiếu từ 10-21,5 m3/s/lượng nước yêu cầu là 65,3m3/s, hạ lưu sông Vu Gia tại Ái Nghĩa thiếu từ 2,9-11 m3/s/lượng nước yêu cầu là 53,7m3/s;

- Khi xây dựng các dự án A Vương, Đak Mi 4, Sông Côn 2 thì lượng nước thiếu hạ lưu sông Vu Gia từ 0,5-7,8m3/s với tần suất đảm bảo 75%, còn hạ lưu sông Thu Bồn không thiếu nước;

- Khi xây dựng các dự án A Vương, Đăk Mi 4, Sông Côn 2 và Sông Boung 4 thì ở hạ lưu hệ thống sông Vu Gia – Thu Bồn đều không thiếu nước với tần suất đảm bảo 90%.

b) Kết quả rà soát và cập nhật tính toán cân bằng nước năm 2009.

- Giai đoạn hiện trạng:

+ Trường hợp 1: Khi không có các thủy điện trên hệ thống sông Vu Gia, cân bằng tần suất 85% hạ lưu Vu Gia lượng nước thiếu trong 4 tháng, cụ thể như sau (đơn vị: m3/s):

Tháng

3

4

5

6

7

8

85%

+2.4

-12.2

-3.6

-4.9

-8.5

+2.6

+ Trường hợp 2: Có các thủy điện A Vương, Sông Côn 2, cân bằng mức tần suất 85% hạ lưu Vu Gia như sau:

Tháng

3

4

5

6

7

8

85%

+12.3

-0.1

+8.0

+5.6

+3.5

+11.3

Qua kết quả cân bằng nước giai đoạn hiện trạng khi không có hồ thủy điện lượng nước thiếu lớn nhất vào tháng 4 là - 12,2 m3/s, trong trường hợp có hồ thủy điện A Vương, Sông Côn 2 cho thấy tác dụng đã làm dòng chảy hạ lưu tăng lên đáng kể và các tháng không thiếu nước.

+ Trường hợp 3: Có các thủy điện A Vương, Sông Côn 2 và Đăk Mi 4. Cân bằng mức tần suất 85% hạ lưu Vu Gia thiếu nước trong 4 tháng, cụ thể như sau (đơn vị: m3/s):

Tháng

3

4

5

6

7

8

85%

+1.5

-8.5

-4.2

-3.5

-5.3

+0.7

- Giai đoạn 2020:

+ Trường hợp 4: Có các hồ thủy điện A Vương, Sông Côn 2, Sông Boung 2,4 và thủy điện Đăk Mi 4. Kết quả cân bằng như sau (đơn vị: m3/s):

Tháng

3

4

5

6

7

8

85%

-4.9

-10.1

-7.3

-8.2

-6.2

-7.1

Trong giai đoạn này mặc dầu đã có sự tham gia của thủy điện sông Boung 2, 4 nhưng kết quả lượng nước vẫn thiếu tháng lớn nhất là -10,1 m3/s. Lý do đến 2020 nhu cầu sử dụng nước ở khu vực hạ lưu Vu Gia tăng gấp ~ 1,6 lần so với hiện trạng.

4. Ý kiến của Bộ Công Thương

Kết quả nghiên cứu của Viện Quy hoạch Thủy lợi đã phản ánh tương đối rõ nét bức tranh về nhu cầu nước cũng như sự thay đổi dòng chảy hạ du trước và sau khi xây dựng các công trình thủy điện và theo thời gian. Đa số các thành viên trong tổ đều chấp nhận các kết quả cập nhật và rà soát của Viện Quy hoạch Thủy lợi. Nhìn chung, vùng hạ du sông Vu Gia có nhu cầu dùng nước cao (đặc biệt là thành phố Đà Nẵng) trong khi nguồn nước mặt hạn chế. Khi các dự án thủy điện theo quy hoạch được duyệt được xây dựng xong, vấn đề thiếu nước của hạ lưu sông Vu Gia như hiện tại được cải thiện hơn, lượng nước thiếu tháng nhiều nhất khi chưa có các hồ thủy điện là 12,5 m3/s giảm xuống 8,5m3/s khi có hồ A Vương, sông Côn 2; đến năm 2020 lượng nước thiếu (tháng IV) nhiều nhất dự báo là 10,5 m3/s do nhu cầu dùng nước tăng nhanh gấp 1,6 lần so với hiện tại; sự xuất hiện các hồ chứa nước trên thượng nguồn cũng sẽ góp phần điều tiết dòng chảy trung bình hạ du và sẽ góp phần cải thiện khí hậu khu vực trong mùa khô, đảm bảo chủ động trữ nước để điều tiết cho dạ du.

Có thể đánh giá rằng, khi chưa hoàn thành hệ thống các hồ chứa trên lưu vực sông Vu Gia thì hạ du thiếu nước. Tuy nhiên, lượng nước thiếu không nhiều, nên nếu tính yêu cầu nước cho môi trường theo tiêu chí 0,1Qo như Bộ TNMT đã phê duyệt cho một số nhà máy thủy điện đã xây dựng thì lượng nước đưa vào cân bằng là tạm đủ.

Về đề nghị của UBND thành phố Đà Nẵng yêu cầu IDICO bổ sung thiết kế cống điều tiết xả nước trở lại sông Vu Gia với lưu lượng lớn nhất là Q = 100 m3/s (văn bản số 7352/UBND-KTN ngày 26/11/2008) và Q = 87 m3/s (văn bản số 3177/UBND-KTN ngày 25/5/2009); của các thành viên Tổ thẩm định đại diện cho tỉnh Quảng Nam là 42 m3/s và thành phố Đà Nẵng là 47 m3/s, là không hợp lý và quá lớn, lớn hơn cả lưu lượng trung bình mùa kiệt nhiều năm tại tuyến Đăk Mi 4 theo kết quả tính toán trong hồ sơ thiết kế dự án do Công ty Tư vấn xây dựng Điện 2 thuộc EVN lập (khoảng 37m3/s), khi đó thiệt hại về điện là rất lớn và Dự án không còn khả thi. Theo tính toán của Tư vấn và Chủ đầu tư nếu xả thêm 1 m3/s sẽ giảm điện năng khoảng 10,7 triệu kWh tương ứng 7 tỷ đồng 1 năm (ứng với giá điện 700 VNĐ/kWh), như vậy thiệt hại rất lớn về kinh tế.

Nhằm hài hòa quyền lợi hợp pháp của Nhà đầu tư và lợi ích tổng hợp phát triển kinh tế xã hội của địa phương, lợi ích chung của nền kinh tế, liên quan đến dự án thủy điện Đăk Mi 4, Bộ Công Thương kiến nghị:

(i) Chấp nhận với phương án Chủ đầu tư Dự án thủy điện Đắk Mi 4 đề xuất thiết kế công xả tại đập Đăk Mi với khả năng xả tối thiểu 8m3/s tại mực nước chết hồ chứa là 240 m (vào tháng 9 hàng năm). Với thiết kế nêu trên, khả năng xả qua cống trong các tháng 3 ÷ 8 tương ứng là 12,8 ÷ 8m3/s. Khi đó, hoàn toàn có thể xả đáp ứng nhu cầu dùng nước của hạ du như kết quả tính toán cân bằng nước.

(ii) Về lưu lượng xả nước về hạ lưu đập:

- Trong khi các dự án thủy điện sông Boung 2,4 chưa đi vào vận hành, đối với những năm hạn có tần suất 85%, khi có yêu cầu xả cho hạ du, lưu lượng xả lớn nhất về hạ lưu đập khoảng 8,5 m3/s;

- Sau khi các dự án thủy điện Sông Boung 2,4 đi vào vận hành, lưu lượng xả về hạ lưu đập sẽ được tính toán và quy định cụ thể trong quy trình vận hành liên hồ, đảm bảo phân phối nguồn nước hợp lý để phát điện và bổ sung nước về hạ lưu ở các tháng mùa khô, trong trường hợp hạ lưu gặp năm đặc biệt khô hạn, có thể huy động từ biện pháp xả qua cống và mở cửa tràn khi có yêu cầu của hạ du;

- Trong trường hợp nhà đầu tư bị thiệt hại lớn về kinh tế khi đáp ứng yêu cầu xả nước cho hạ du, đề nghị nhà nước hỗ trợ kinh phí cho chủ đầu tư thủy điện Đăk Mi 4;

- Về lưu lượng xả tối thiểu thường xuyên: theo các yêu cầu về môi trường, do Bộ TNMT quy định khi phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.

(iii) Đề nghị Chính phủ giao Bộ TNMT khi lập quy trình vận hành liên hồ xem xét giải quyết bài toán phối hợp xả nước mùa kiệt giữa các hồ trên lưu vực để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, cân bằng giữa xả nước cho hạ du và tối ưu phát điện trong mùa kiệt.

(iv) Các giải pháp dài hạn:

- Đề nghị UBND thành phố Đà Nẵng chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ thực hiện dự án đa mục tiêu sông Nam và sông Bắc để giảm áp lực thiếu nước cho thành phố Đà Nẵng, nghiên cứu khả năng xây dựng bổ sung các hồ chứa nước mới trên lưu vực để bổ sung nước cho hạ du sông Vu Gia;

- Có giải pháp công trình để ngăn nguy cơ cắt dòng sông Vu Gia về sông Thu Bồn tại Đại Lộc;

- Với nhu cầu sử dụng nước ngày càng tăng rất mạnh; nguồn nước ngọt ngày càng cạn kiệt do biến đổi khí hậu toàn cầu, những địa phương sử dụng nguồn nước sông Vu Gia cần nghiên cứu Quy hoạch tổng hợp phát triển kinh tế xã hội phù hợp với khả năng nguồn nước, khai thác và sử dụng tiết kiệm và hài hòa lợi ích kinh tế và xã hội trong khu vực lưu vực sông cũng như lợi ích Quốc gia.

Trên đây là kết quả kiểm tra, xem xét tình hình thiếu nước ở hạ lưu sông Vu Gia liên quan đến Dự án thủy điện Đăk Mi 4, Bộ Công Thương xin báo cáo với Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.

 

 

Nơi nhận:
- Như trên;
- Bộ trưởng;
- Các Bộ: NN&PTNT, TN&MT;
- UBND thành phố Đà Nẵng;
- UBND tỉnh Quảng Nam;
- Cục Quản lý Tài nguyên nước;
- IDICO;
- Lưu: VT, NL.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Đỗ Hữu Hào

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn 1625/BCT-NL ngày 09/02/2010 về tình hình thiếu nước ở hạ du sông Vu Gia liên quan đến Dự án thủy điện Đắk Mi 4 do Bộ Công thương ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


2.917

DMCA.com Protection Status
IP: 18.117.216.229
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!