Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 5607/VPCP-V.I Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Văn phòng Chính phủ Người ký: Nguyễn Văn Lâm
Ngày ban hành: 14/11/2003 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

VĂN PHÒNG CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 5607/VPCP-V.I
V/v tham gia ý kiến đối với Công ước Liên hợp quốc về chống tham nhũng

Hà Nội, ngày 14 tháng 11 năm 2003

 

Kính gửi: Thanh tra Nhà nước

Phúc đáp công văn số 1378/TTNN ngày 3 tháng 11 năm 2003 của Thanh tra Nhà nước về việc nghiên cứu, tham gia ý kiến đánh giá đối với Công ước của Liên hợp quốc về chống tham nhũng, Văn phòng Chính phủ xin có một số ý kiến như sau:

- Dự thảo Công ước chống tham nhũng đã được Đại hội đồng Liên hợp quốc thông qua tại phiên họp ngày 30 tháng 10 năm 2003.

- Nhất trí với những đánh giá chung về Công ước nêu trong dự thảo Báo cáo của Thanh tra Nhà nước. Công ước chống tham nhũng là văn bản pháp lý quốc tế quan trọng trong lĩnh vực hợp tác quốc tế đấu tranh chống tội phạm tham nhũng của quốc gia. Các quy định của Công ước về cơ bản phù hợp với các nguyên tắc của pháp luật quốc tế như: nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác; đồng thời không trái với chủ trương, đường lối và pháp luật của Đảng, Nhà nước ta về đấu tranh chống tham nhũng.

- Công ước có một số điều, khoản giúp chúng ta tăng cường, phát triển mối quan hệ hợp tác trong công tác đánh tranh chống tham nhũng như: trao đổi kinh nghiệm, thông tin, đào tạo cán bộ, nghiên cứu, xây dựng hệ thống văn bản pháp luật có liên quan đến công tác đấu tranh chống tham nhũng v.v..

- Công ước có một số điều khoản có nội dung chưa được quy định trong hệ thống pháp luật Việt Nam, nhưng những nội dung này không trái với tinh thần pháp luật nước ta, nó sẽ là cơ sở giúp ta hoàn thiện pháp luật quốc gia về chống tham nhũng và tạo điều kiện thuận lợi cho việc hợp tác quốc tế đấu tranh chống tham nhũng.

- Để thông qua Công ước này, Uỷ ban soạn thảo Công ước của Liên hợp quốc đã tiến hành tất cả 7 phiên họp với sự tham gia của trên một trăm quốc gia và gần ba mươi tổ chức quốc tế, tổ chức phi Chính phủ; điều đó chứng tỏ sự quan tâm sâu sắc của cộng đồng quốc tế, sự quyết tâm của nhiều quốc gia trong việc xây dựng và ký kết Công ước này nhằm sớm tạo ra một không gian pháp lý trong sự hợp tác đấu tranh có hiệu quả chống tham nhũng tại từng quốc gia và giữa các quốc gia.

Văn phòng Chính phủ nhất trí với kiến nghị nêu trong dự thảo Báo cáo của Thanh tra Nhà nước, đề nghị Thanh tra Nhà nước sớm trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, cho ý kiến.

 

 

KT. BỘ TRƯỞNG, CHỦ NHIỆM VP CHÍNH PHỦ
PHÓ CHỦ NHIỆM




Nguyễn Văn Lâm



Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn số 5607/VPCP-V.I ngày 14/11/2003 ngày 14/11/2003 của Văn phòng Chính phủ về việc tham gia ý kiến đối với Công ước liên hợp quốc về chống tham nhũng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


3.194

DMCA.com Protection Status
IP: 18.218.61.16
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!