Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Số hiệu: 1268-BH/88 Loại văn bản: Công văn
Nơi ban hành: Công ty Bảo hiểm Việt Nam Người ký: Nguyễn Đăng Diệm
Ngày ban hành: 26/12/1988 Ngày hiệu lực: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 1268-BH/88

Hà Nội, ngày 26 tháng 12 năm 1988

 

CÔNG VĂN

CỦA CÔNG TY BẢO HIỂM VIỆT NAM SỐ 1268-BH/88 NGÀY 26 THÁNG 12 NĂM 1988 HƯỚNG DẪN TẠM THỜI VỀ VIỆC THỰC HIỆN BẢO HIỂM TRÁCH NHIỆM DÂN SỰ CỦA XÍ NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ĐỐI VỚI NGƯỜI LAO ĐỘNG VIỆT NAM

 

Ngày 26 tháng 12 năm 1988, Giám đốc Công ty Bảo hiểm đã có quyết định số 1267-BH/88, cho phép các đơn vị bảo hiểm địa phương tiến hành triển khai bảo hiểm trách nhiệm dân sự của Xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với người lao động Việt Nam. Ban hành kèm theo quyết định này có quy tắc và mức phí.

Để các đơn vị bảo hiểm địa phương tiến hành triển khai thống nhất và có hiệu quả nghiệp vụ này, Công ty đề nghị các đơn vị địa phương nghiên cứu kỹ quy tắc và hướng dẫn một số điểm cụ thể sau:

1. Mục đích của nghiệp vụ này:

a. Đáp ứng yêu cầu bảo hiểm của các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại nước ta.

b. Phục vụ và đảm bảo quyền lợi cho người lao động Việt Nam lao động trong các xí nghiệp nói trên.

c. Mở rộng và phát triển hoạt động kinh doanh của công ty.

2. Đối tượng tham gia bảo hiểm:

Tham gia bảo hiểm theo quy tắc này là các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Theo luật đầu tư đó là:

a. Xí nghiệp liên doanh.

b. Xí nghiệp 100% vốn nước ngoài.

3. Đối tượng bảo hiểm: là trách nhiệm dân sự của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phát sinh khi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp xảy ra làm cho người lao động Việt Nam của xí nghiệp đó bị chết. Trách nhiệm này được quy định rõ trong điều lệ lao động của nước CHXHCNVN.

a) Tai nạn lao động nói trên được hiểu theo Quyết định số 45-LB/QĐ ngày 20-3-82 của Bộ Lao động, Bộ Y tế và Tổng Công đoàn Việt Nam.

"Được kể là tai nạn lao động những tai nạn do tác động của các yếu tố nguy hiểm, độc hại, bất thường trong sản xuất, công tác gây chấn thương, dập thương, ngạt, ngất hoặc huỷ hoại bất kỳ bộ phận nào của cơ thể người lao động, làm cho người đó mất khả năng lao động tạm thời, vĩnh viễn xảy ra trong các trường hợp sau:

a. Tai nạn xảy ra trong vòng ngoài địa phận cơ quan xí nghiệp khi người bị tai nạn đang tiến hành công việc theo chức năng nhiệm vụ.

b. Tai nạn xảy ra trong thời gian làm việc, chuẩn bị hoặc thu dọn dụng cụ, máy móc trước và sau khi làm việc, thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết như: nghỉ giải lao, ăn cơm giữa ca, ăn bồi dưỡng, cho con bú, tắm rửa chân tay, đi từ nhà đến nơi làm việc và về nhà (tất cả những việc trên phải được thực hiện ở địa điểm và thời gian hợp lý)".

b) Bệnh nghề nghiệp được hiểu theo Thông tư Liên Bộ số 08-TT/LB ngày 19-5-1976 của Bộ Y tế, Bộ Thương binh và xã hội và Tổng Công đoàn Việt Nam.

"Bệnh nghề nghiệp là một bệnh đặc trưng của một nghề do yếu tố độc hại trong nghề đó đã tác động thường xuyên, từ từ vào cơ thể người lao động mà gây nên bệnh".

Bệnh nghề nghiệp bao gồm:

1. Bệnh do bụi:

- Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi Silich (SIO2).

- Bệnh bụi phổi do nhiễm bụi amlang.

2. Bệnh do hoá chất:

- Bệnh nhiễm độc chì và các hợp chất chì.

- Bệnh nhiễm độc bennan và các hợp chất đồng dẫn của bennan.

- Bệnh nhiễm độc thuỷ ngân và các chất thuỷ ngân.

- Bệnh nhiễm độc mănggan và các hợp chất mănggan.

3. Bệnh do yếu tố vật lý:

- Bệnh do quang tuyến X và các chất phóng xạ.

- Bệnh điếc do tiếng ồn.

c) Người lao động Việt Nam là tất cả những người lao động Việt Nam có ký hợp đồng lao động với xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

4. Khai thác:

Đây là loại hình bảo hiểm tự nguyện, nên các đơn vị bảo hiểm địa phương cần phải tuyên truyền, dần liên hệ và vận động các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tham gia bảo hiểm.

a. Ký hợp đồng: Trước khi ký hợp đồng bảo hiểm của đơn vị bảo hiểm địa phương cần yêu cầu các xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài kê khai giấy yêu cầu bảo hiểm (theo mẫu hướng dẫn của Công ty). Trên cơ sở giấy yêu cầu bảo hiểm các đơn vị soạn thảo hợp đồng (theo mẫu hướng dẫn của Công ty), rồi mời đại diện của Xí nghiệp đến hoặc trực tiếp xuống xí nghiệp để ký hợp đồng. Ở đây cần lưu ý những điểm sau đây trong hợp đồng bảo hiểm:

- Trước khi ký hợp đồng cần phải thoả thuận xong tất cả các điều ghi trong hợp đồng.

- Điều 2 trong hợp đồng: Trường hợp xí nghiệp chỉ yêu cầu bảo hiểm trách nhiệm đối với một số người lao động Việt Nam thì phải có phụ bản danh sách đính kèm. Nếu xí nghiệp yêu cầu bảo hiểm đối với tất cả người lao động Việt Nam của Xí nghiệp thì chỉ cần ghi vào hợp đồng là tất cả người lao động Việt Nam của Xí nghiệp, mà không cần phải ghi danh sách đính kèm.

- Điều 8: Hai bên cần phải thoả thuận trước về tổ chức trọng tài kinh tế đề giải quyết các tranh chấp sau này. Tốt nhất là tổ chức trọng tài kinh tế Việt Nam.

b. Phí bảo hiểm:

- Phí bảo hiểm phải tiến hành thống nhất trong toàn ngành, mức phí đã được quy định là 3% tổng số tiền lương tháng. Có nghĩa là:

+ Phí bảo hiểm bằng mức phí 3% nhân với tổng số tiền lương hàng tháng mà xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài thực trả cho số người lao động Việt Nam được bảo hiểm (theo sổ trả lương).

+ Phí đóng theo tháng.

- Cách tính phí: Trong giấy yêu cầu bảo hiểm các xí nghiệp đã cung cấp tổng số tiền lương dự kiến chi hàng tháng cho người lao động Việt Nam. Lấy số tiền đó nhân với mức phí 3% sẽ thành số phí mà xí nghiệp phải đóng cho hàng tháng. Vì trong mỗi tháng đều có sự thay đổi về số tiền lương do số người lao động thay đổi và ngày công thay đổi nên hàng tháng các đơn vị phải cử người xuống Xí nghiệp để so sánh và điều chỉnh phí.

- Hình thức và thời hạn thu phí:

Phí bảo hiểm có thể thu bằng tiền mặt hoặc chuyển khoản. Trong trường hợp chuyển khoản thì tốt nhất là nhờ ngân hàng làm đại lý cộng tác viên. Khi Xí nghiệp rút tiền để trả lương thì Ngân hàng sẽ thu của xí nghiệp một khoản tiền phí bảo hiểm là 3% của tổng số tiền lương để chuyển vào tài khoản của các đơn vị. Hoa hồng trả cho đại lý cộng tác viên là 2%. Thời hạn đóng phí do hai bên thoả thuận.

Các đơn vị nên thoả thuận với Xí nghiệp khoản thời hạn đóng phí cho phù hợp với việc thanh toán tiền lương của họ, nhưng không nên quá 5 ngày đối với mỗi tháng (Ví dụ từ ngày 5 đến ngày 10 hoặc từ ngày 18 đến 23 hàng tháng...)

5. Công tác xét trả tiền bồi thường:

a. Tiền bồi thường cho nạn nhân:

Điều 17, 18 và 19 quy định rõ việc trả tiền bồi thường cho nạn nhân. Khi xét trả tiền bồi thường cho nạn nhân cần căn cứ vào thâm niên nghề, tuổi đời và số tiền lương hàng tháng của họ. Những thông số này đã được người được bảo hiểm cung cấp trong giấy yêu cầu trả tiền bồi thường và giấy xác nhận tiền lương.

b. Tiền thanh toán cho người được bảo hiểm:

Điều 15 quy định: Bảo Việt phải có trách nhiệm thanh toán cho người được bảo hiểm các khoản chi phí nhằm hạn chế thiệt hại. Ở đây cần hiểu là các chi phí này phát sinh khi tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp đã xảy ra rồi và có nguy cơ gây tổn thất chết người.

Phần a Điều 15: Cần chú ý là chi phí hợp lý và cần thiết nhưng loại trừ các chi phí đã được giải quyết theo các chế độ của Nhà nước, kể cả thiệt hại về vật chất và thân thể.

Phần b Điều 15: Lưu ý các ý kiến của Bảo Việt phải có xác nhận bằng văn bản.

c. Thủ tục và các bước xét trả tiền bồi thường:

Điều 20 đã quy định tất cả các giấy tờ cần thiết liên quan đến việc xét trả tiền bồi thường.

Khi nhận được hồ sơ, cán bộ nghiệp vụ cần nghiên cứu, xem xét các nội dung sau đây:

- Hợp đồng bảo hiểm còn hiệu lực hay không.

- Phí bảo hiểm đã đóng đầy đủ chưa.

- Tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp có thuộc phạm vi trách nhiệm của Bảo Việt không.

- Hồ sơ khiếu nại đã đầy đủ chưa và có hợp lệ không.

Sau đó tiến hành các công việc dưới đây:

- Tính số số tiền bồi thường cho gia đình nạn nhân.

- Tính tiền thanh toán các chi phí cho xí nghiệp (nếu có).

- Lập tờ trình để trình Thủ tướng duyệt.

- Thông báo cho xí nghiệp và gia đình nạn nhân đến lĩnh tiền.

6. Khiếu nại đòi người thứ ba:

Trong hoặc sau khi giải quyết bồi thường mà phát hiện thấy người thứ ba là nguyên nhân gây ra tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì các đơn vị bảo hiểm địa phương phải yêu cầu xí nghiệp chuyển quyền khiếu nại cho Bảo Việt. Sau đó sẽ tiến hành thu thập chứng từ pháp lý để tiến hành đòi người thứ ba.

7. Công tác đề phòng và hạn chế tổn thất.

Đây là công tác của toàn xã hội. Trong quy tắc đã quy định đề phòng và hạn chế tổn thất là trách nhiệm của các xí nghiệp. Mặc dầu vậy các đơn vị bảo hiểm địa phương cần bám sát các xí nghiệp đã tham gia bảo hiểm tìm hiểu đặc điểm, quy trình công nghệ sản xuất và điều kiện lao động của người lao động Việt Nam để tìm ra những biện pháp và hình thức thích hợp nhằm đề phòng và hạn chế tổn thất. Khi các xí nghiệp tiến hành các biện pháp và hình thức đề phòng hạn chế tổn thất thì các đơn vị có thể ủng hộ một ít kinh phí. Giới hạn chi không quá 4% tổng số thu. Ngoài ra các xí nghiệp làm tốt công tác này thì nên khen thưởng để động viên.

Qua thực tế tiến hành triển khai của đơn vị thấy có vướng mắc gì đề nghị các đơn vị báo cáo về Công ty để có hướng giải quyết kịp thời. Đây là nghiệp vụ bảo hiểm mới. Vậy Công ty đề nghị đơn vị nào tiến hành ký hợp đồng thì cần phải có công văn báo cáo về Công ty để theo dõi.

 

Nguyễn Đăng Diệm

(Đã ký)

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Công văn hướng dẫn tạm thời về việc thực hiện bảo hiểm trách nhiệm dân sự của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đối với người lao động Việt Nam

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.097

DMCA.com Protection Status
IP: 3.129.67.26
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!