ỦY
BAN NHÂN DÂN
HUYỆN CỦ CHI
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
06/2011/QĐ-UBND
|
Củ
Chi, ngày 01 tháng 8 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BỒI THƯỜNG,
GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG HUYỆN CỦ CHI
ỦY BAN NHÂN DÂN HUYỆN CỦ CHI
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 43/2006/NĐ-CP
ngày 25 tháng 4 năm 2006 của Chính phủ quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm
về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự
nghiệp công lập;
Căn cứ Quyết định số
80/2008/QĐ-UBND ngày 11 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về kiện
toàn tổ chức Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc Ủy ban nhân dân quận -
huyện;
Căn cứ Quyết định số
40/2011/QĐ-UBND ngày 16 tháng 6 năm 2011 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí
Minh về việc điều chỉnh Quy chế (mẫu) tổ chức và hoạt động của Ban Bồi thường,
giải phóng mặt bằng quận - huyện (ban hành kèm Quyết định số 80/2008/QĐ-UBND
ngày 11 tháng 11 năm 2008 của UBND thành phố Hồ Chí Minh về kiện toàn tổ chức
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng thuộc Ủy ban nhân dân quận - huyện);
Xét đề nghị của Trưởng Ban Bồi,
thường giải phóng mặt bằng huyện tại Công văn số 382/BBTGPMB-HCTH về việc phê
duyệt Quy chế sửa đổi tổ chức hoạt động của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện;
Xét Công văn số 238/TP ngày
22 tháng 7 năm 2011 của Trưởng Phòng Tư pháp huyện góp ý Quy chế tổ chức và hoạt
động của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi;
Xét đề nghị của Trưởng Phòng
Nội vụ huyện tại Tờ trình số 428/TTr-PNV ngày 25 tháng 7 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Nay ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Bồi
thường, giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi.
Điều 2.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 07 (bảy) ngày, kể từ ngày ký và thay thế
Quyết định số 04/2009/QĐ-UBND ngày 11 tháng 02 năm 2009 của UBND huyện Củ Chi về
ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Bồi thường và giải phóng mặt bằng
huyện Củ Chi.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân huyện, Trưởng Ban Bồi thường giải phóng mặt bằng
huyện, Trưởng Phòng Nội vụ huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan
và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Minh Tấn
|
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG
HUYỆN CỦ CHI
(Ban hành kèm Quyết định số 06/2011/QĐ-UBND ngày 01 tháng 8 năm 2011 của
Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi áp dụng
Quy chế này quy định về tổ chức
và hoạt động của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi.
Điều 2. Vị
trí pháp lý
Tên gọi: Ban Bồi thường, giải
phóng mặt bằng huyện Củ Chi.
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện Củ Chi là đơn vị sự nghiệp công lập; được giao quyền tự chủ, tự chịu
trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế và tài chính đối với
sự nghiệp công lập theo Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006 của
Chính phủ.
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện Củ Chi do Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi thành lập và chịu sự quản lý, chỉ
đạo trực tiếp của Ủy ban nhân dân huyện Củ Chi, đồng thời chịu sự hướng dẫn
nghiệp vụ của các sở - ngành đối với các hoạt động liên quan.
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện Củ Chi có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng và được mở tài khoản tại
Kho bạc Nhà nước và ngân hàng theo quy định.
Chương II
CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ
CƠ CẤU, TỔ CHỨC
Điều 3. Chức
năng, nhiệm vụ
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện có chức năng và nhiệm vụ:
1. Hỗ trợ chủ đầu tư dự án lập
phương án tổng thể về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, báo cáo thẩm định và
trình duyệt theo quy định;
2. Giúp Hội đồng Bồi thường, hỗ
trợ và tái định cư của dự án thực hiện nhiệm vụ tại khoản 4, Điều 41 của Quy định
kèm theo Quyết định số 35/2010/QĐ-UBND ngày 28 tháng 5 năm 2010 của UBND thành
phố Hồ Chí Minh; chịu trách nhiệm trước Hội đồng Bồi thường, hỗ trợ và tái định
cư của dự án về tính chính xác, sự phù hợp chính sách của phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư;
3. Hướng dẫn, giải đáp thắc mắc
của người sử dụng đất về những vấn đề liên quan đến việc bồi thường, hỗ trợ tái
định cư; kiểm kê thực tế so sánh với tờ khai có sự tham gia của người được bồi
thường và chủ sử dụng đất. Xác định tổng mức phải bồi thường cho toàn bộ diện
tích đất thu hồi, toàn bộ tài sản hiện có trên đất và các khoản bồi thường, hỗ
trợ khác. Xác định mức bồi thường, hỗ trợ cho từng đối tượng, lưu trữ hồ sơ bồi
thường, hỗ trợ của dự án theo quy định;
4. Tổng hợp các khó khăn, vướng
mắc trong quá trình thực hiện, báo cáo, đề xuất Hội đồng Bồi thường của dự án
hoặc Ủy ban nhân dân huyện xem xét giải quyết;
5. Thực hiện chi trả tiền bồi
thường, hỗ trợ và phối hợp với các đơn vị có liên quan để bố trí tái định cư
cho người bị thu hồi đất chính xác, đúng đối tượng;
6. Phối hợp các ban, ngành, Ủy
ban nhân dân xã, thị trấn và các đơn vị có liên quan trên địa bàn huyện để
nghiên cứu, đề xuất giải quyết các trường hợp xin cứu xét hoặc khiếu nại về bồi
thường, giải phóng mặt bằng. Đồng thời chịu trách nhiệm báo cáo, giải trình
theo chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện đối với các dự án trên địa bàn
huyện do Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện thực hiện;
7. Phối hợp các đơn vị có liên
quan lập dự án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư (nếu có) báo cáo thẩm định và
trình duyệt theo quy định.
8. Lập bản vẽ hoặc hợp đồng thuê
các đơn vị tư vấn có chức năng đo vẽ hiện trạng nhà đất để làm cơ sở xác định
giá trị bồi thường, hỗ trợ và tái định cư hoặc thuê đơn vị tư vấn có chức năng
thực hiện;
9. Tổng hợp nhu cầu tái định cư
của dự án công ích trên địa bàn huyện cho từng giai đoạn và kế hoạch giải quyết
tái định cư cho các dự án này;
10. Tham mưu cho Ủy ban nhân dân
huyện thực hiện việc rao mua quỹ nhà, đất tái định cư theo quy định của Ủy ban
nhân dân thành phố tại Chỉ thị số 32/2008/CT-UBND ngày 13 tháng 10 năm 2006 về
tập trung giải quyết tái định cư cho các hộ đang tạm cư trong thời gian dài
trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Quyết định số 118/2007/QĐ-UBND ngày 10
tháng 9 năm 2007 về phương thức mua, bán căn hộ chung cư hoàn chỉnh và chuyển
nhượng nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật để bố trí tái định cư khi nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn thành phố, Quyết định số 47/2008/QĐ- UBND ngày 09 tháng 6
năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 118/2007/QĐ-UBND ngày
10 tháng 9 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố về phương thức mua, bán căn hộ
chung cư hoàn chỉnh và chuyển nhượng nền đất ở đã có hạ tầng kỹ thuật để bố trí
tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố và các quyết định sửa
đổi, bổ sung khác của Ủy ban nhân dân thành phố;
11. Thường xuyên cập nhật giá cả
liên quan đến công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng (nhà ở, đất ở, giá vật
liệu xây dựng…);
12. Phối hợp với các cơ quan
chuyên môn liên quan thuộc Ủy ban nhân dân huyện rà soát quỹ đất do nhà nước trực
tiếp quản lý, quỹ đất dôi dư sau khi xử lý thu hồi từ các doanh nghiệp, tổ chức;
các dự án phát triển nhà thương mại có sử dụng quỹ đất công để xác định quỹ
nhà, đất có thể sử dụng bố trí tái định cư;
13. Kiểm tra, đôn đốc tiến độ
thi công các dự án tái định cư trên địa bàn, báo cáo các khó khăn, vướng mắc và
đề xuất hướng tháo gỡ;
14. Phối hợp với các cơ quan
chuyên môn liên quan, Ủy ban nhân dân xã, thị trấn thuộc Ủy ban nhân dân huyện
và sở - ngành để theo dõi, hỗ trợ các hộ dân ổn định cuộc sống sau khi di dời theo
Quyết định số 156/2006/QĐ-UBND ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Ủy ban nhân dân
thành phố về thành lập quỹ hỗ trợ đào tạo và giải quyết việc làm cho người có đất
bị thu hồi để thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn thành phố;
15. Thực hiện chế độ báo cáo sơ
kết định kỳ, hàng tháng, hàng quý, sáu tháng, tổng kết năm của công tác bồi thường
giải phóng mặt bằng, tái định cư trên địa bàn huyện và báo cáo đột xuất theo
yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và các sở - ngành liên quan;
16. Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo quy định của pháp luật, do Ủy ban nhân dân thành phố quy định và do Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo.
Điều 4. Cơ cấu
tổ chức
1. Cán bộ lãnh đạo:
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện do Trưởng ban phụ trách, có 3 Phó Trưởng ban giúp việc Trưởng ban.
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện làm việc theo chế độ thủ trưởng.
2. Cơ cấu các tổ chức năng, nghiệp
vụ trực thuộc:
a) Ban Bồi thường, giải phóng mặt
bằng được tổ chức thành các Tổ chức năng nghiệp vụ, quản lý các Tổ có Tổ trưởng
và 01 Tổ phó.
b) Các Tổ chức năng nghiệp vụ:
- Tổ Kế toán tài vụ;
- Tổ Hành chính - Văn phòng;
- Tổ Nghiệp vụ 1;
- Tổ Nghiệp vụ 2;
- Tổ Nghiệp vụ 3;
- Tổ Kiểm tra hồ sơ - Giải quyết
khiếu nại, tố cáo.
3. Thẩm quyền thành lập, sáp nhập
và sắp xếp các tổ thuộc Ban; thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm, cho thôi giữ các
chức danh:
a) Thành lập, sáp nhập và sắp xếp
các tổ thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện;
b) Thẩm quyền bổ nhiệm, miễn nhiệm,
cho thôi giữ các chức danh:
- Trưởng ban, Phó Trưởng ban, kế
toán trưởng hoặc phụ trách kế toán, thuộc thẩm quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện;
- Tổ trưởng, Tổ phó chuyên môn,
thuộc thẩm quyền của Trưởng ban.
Chương III
CHẾ ĐỘ CHÍNH SÁCH, TIỀN
LƯƠNG
Điều 5. Chế
độ chính sách, tiền lương đối với cán bộ, viên chức
Chế độ tiền lương của cán bộ,
viên chức Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện áp dụng theo quy định tại
Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ
tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.
Quá trình công tác tại Ban Bồi
thường, giải phóng mặt bằng huyện theo diện hợp đồng của cán bộ, viên chức được
tính là thời gian liên tục để tính mức lương trong việc xét tuyển, bổ nhiệm ngạch.
Điều 6. Chế
độ phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp kế toán
1. Chế độ phụ cấp chức vụ:
a) Lãnh đạo Ban:
- Trưởng ban hưởng mức phụ cấp
chức vụ: 0,40.
- Phó Trưởng ban hưởng mức phụ cấp
chức vụ: 0,30.
b) Đối với cán bộ quản lý Tổ
chuyên môn, nghiệp vụ:
- Tổ trưởng chuyên môn, nghiệp vụ
hưởng mức: 0,15.
- Tổ Phó chuyên môn, nghiệp vụ
hưởng mức: 0,10.
2. Chế độ phụ cấp kế toán:
- Kế toán trưởng được hưởng mức
phụ cấp trách nhiệm: 0,25.
- Phụ trách kế toán được hưởng mức
phụ cấp trách nhiệm: 0,15.
Chương IV
ĐỊNH MỨC BIÊN CHẾ VÀ CƠ
CHẾ TÀI CHÍNH
Điều 7. Định
mức biên chế
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc hệ thống các đơn vị sự nghiệp nhà nước,
được giao định mức biên chế khung và sử dụng một phần kinh phí ngân sách (nếu
có, đối với đơn vị có nguồn thu không đủ trang trải).
Tuỳ theo tình hình, đặc điểm
công tác, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định định mức biên chế trong tổng
số biên chế sự nghiệp khác của huyện được Ủy ban nhân dân thành phố giao hàng
năm.
Ngoài định mức biên chế nêu
trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện cho phép Thủ trưởng đơn vị được hợp đồng
lao động (theo Bộ Luật Lao động), hợp đồng thuê, khoán công việc đối với những
công việc không cần bố trí biên chế thường xuyên để đáp ứng yêu cầu công tác của
đơn vị.
Điều 8. Cơ
chế tài chính
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện là đơn vị sự nghiệp công lập; áp dụng cơ chế tài chính của đơn vị sự nghiệp
công lập, được quy định tại Nghị định số 43/2006/NĐ-CP ngày 25 tháng 4 năm 2006
của Chính phủ và Thông tư số 71/2006/TT-BTC ngày 09 tháng 8 năm 2006 của Bộ Tài
chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 43/2006/NĐ-CP.
Điều 9. Nguồn
kinh phí
Kinh phí hoạt động của Ban Bồi
thường, giải phóng mặt bằng huyện được trích từ hai phần trăm (2%) chi phí phục
vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện.
Trường hợp đặc biệt kinh phí
trích từ hai phần trăm (2%) chi phí phục vụ công tác bồi thường, hỗ trợ và tái
định cư của các dự án trên địa bàn huyện không đủ chi thì Ủy ban nhân dân huyện
căn cứ vào cân đối ngân sách huyện để bổ sung kinh phí hoạt động theo quy định.
Chương V
TUYỂN DỤNG, BỔ NHIỆM NGẠCH,
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG VIÊN CHỨC
Điều 10.
Tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch quản lý và sử dụng viên chức
Viên chức vào làm việc tại Ban Bồi
thường, giải phóng mặt bằng huyện được tổ chức xét tuyển, thực hiện chế độ tập
sự và bổ nhiệm vào ngạch viên chức hoặc hợp đồng lao động và tổ chức quản lý, sử
dụng viên chức theo quy định tại:
- Bộ Luật Lao động;
- Pháp lệnh Cán bộ, công chức
ngày 26 tháng 02 năm 1998;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 28 tháng 4 năm 2000;
- Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một
số điều của Pháp lệnh Cán bộ, công chức ngày 29 tháng 4 năm 2003;
- Nghị định số 116/2003/NĐ-CP ngày
10 tháng 10 năm 2003 của Chính phủ về tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ,
công chức trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước;
- Nghị định số 121/2006/NĐ-CP
ngày 23 tháng 10 năm 2006 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 116/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 10/2004/TT-BNV
ngày 19 tháng 02 năm 2004 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 116/2003/NĐ-CP;
- Thông tư số 04/2007/TT-BNV
ngày 21 tháng 6 năm 2007 của Bộ Nội vụ hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị
định số 116/2003/NĐ-CP và Nghị định số 121/2006/NĐ-CP.
Điều 11. Thẩm
quyền xét tuyển và bổ nhiệm ngạch công chức, viên chức
Trưởng ban đề nghị Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện ra Quyết định thành lập Hội đồng và thực hiện việc xét tuyển;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện quyết định tuyển dụng, bổ nhiệm ngạch hoặc đề
nghị Sở Nội vụ bổ nhiệm ngạch theo thẩm quyền.
Điều 12.
Khen thưởng và xử lý kỷ luật cán bộ, viên chức
Cán bộ, viên chức làm việc tại
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện được khen thưởng và xét danh hiệu thi
đua theo quy định hiện hành và xử lý kỷ luật theo quy định tại Nghị định số
35/2005/NĐ-CP ngày 17 tháng 3 năm 2005 của Chính phủ về việc xử lý kỷ luật cán
bộ, công chức và Bộ Luật Lao động.
Chương VI
PHÂN CÔNG, CHẾ ĐỘ TRÁCH
NHIỆM CỦA TRƯỞNG BAN, PHÓ TRƯỞNG BAN VÀ CÁC PHÒNG CHỨC NĂNG NGHIỆP VỤ
Điều 13.
Phân công, chế độ trách nhiệm
1. Trưởng ban:
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy
ban nhân dân huyện về toàn bộ hoạt động của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện đồng thời chịu sự hướng dẫn của các Sở - ngành đối với các hoạt động liên
quan;
Điều hành hoạt động của Ban; chỉ
đạo cán bộ, viên chức, nhân viên của Ban lập, trình duyệt phương án tổng thể hơặc
phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư và tổ chức thực hiện phương án bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện;
Tham gia thành viên Hội đồng bồi
thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án trên địa bàn huyện và thực hiện vai
trò tham mưu, giúp việc theo quy định tại chức năng, nhiệm vụ của Quy chế này;
Giúp Ủy ban nhân dân huyện xây dựng
và ban hành quy trình giải quyết hồ sơ thủ tục liên quan đến công tác bồi thường,
giải phóng mặt bằng và tái định cư.
2. Các Phó Trưởng ban:
Phó Trưởng ban là người giúp việc
cho Trưởng ban, thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo lĩnh vực công tác do Trưởng
ban phân công và chịu trách nhiệm trước Trưởng ban, liên đới chịu trách nhiệm
trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đã
được giao. Phó Trưởng ban được Trưởng ban ủy quyền thực hiện một số công việc cụ
thể theo quy định.
3. Các Tổ chuyên môn nghiệp vụ:
3.1. Tổ Nghiệp vụ 1:
3.1.1. Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các hồ sơ văn bản đề
nghị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư cung cấp;
- Tiếp nhận cột mốc mặt bằng quy
hoạch;
- Tổ chức việc thực hiện phát tờ
khai, hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai, thu tờ khai, tổng hợp số liệu phục
vụ công tác lập phương án tổng thể;
+ Số liệu tổng hợp về diện tích
các loại đất, số tờ bản đồ, số thửa, giá trị ước tính tài sản;
+ Số liệu tổng hợp về số hộ bị ảnh
hưởng, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực bị thu hồi đất trong đó phải nêu
rõ số lao động phải chuyển đổi ngành nghề, số hộ phải tái định cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn thực hiện công tác điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tiếp thu ý kiến và giải đáp thắc
mắc của công dân về các số liệu kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tham mưu lãnh đạo trình Ủy ban
nhân dân huyện thành lập Hội đồng bồi thường - giải phóng mặt bằng các dự án;
- Lập và trình duyệt phương án tổng
thể, phương án bồi thường;
- Tổ chức công bố phương án tổng
thể và niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường;
- Lập bảng chiết tính bồi thường,
xác định mức bồi thường hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng;
- Bàn giao hồ sơ bồi thường sau
khi đã được áp giá cho Phòng Kiểm tra hồ sơ - Giải quyết khiếu nại để tiến hành
kiểm tra;
- Sau khi chi trả bồi thường
xong, tổ chức bàn giao mặt bằng và hồ sơ bồi thường cho chủ đầu tư và lưu trữ hồ
sơ bồi thường theo quy định;
- Phối hợp các Tổ chuyên môn
khác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác trong việc kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác của bảng chiết tính bồi thường, xác định mức bồi thường
hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng.
3.1.2. Nhân sự:
- Tổ Nghiệp vụ 1 có từ 05 đến 06
người phụ trách từ 09 đến 10 dự án.
3.2. Tổ Nghiệp vụ 2:
3.2.1. Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các hồ sơ văn bản đề
nghị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư cung cấp;
- Tiếp nhận cột mốc mặt bằng quy
hoạch;
- Tổ chức việc thực hiện phát tờ
khai, hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai, thu tờ khai, tổng hợp số liệu phục
vụ công tác lập phương án tổng thể;
+ Số liệu tổng hợp về diện tích
các loại đất, số tờ bản đồ, số thửa, giá trị ước tính tài sản;
+ Số liệu tổng hợp về số hộ bị ảnh
hưởng, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực bị thu hồi đất trong đó phải nêu
rõ số lao động phải chuyển đổi ngành nghề, số hộ phải tái định cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn thực hiện công tác điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tiếp thu ý kiến và giải đáp thắc
mắc của công dân về các số liệu kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tham mưu lãnh đạo trình Ủy ban
nhân dân huyện thành lập Hội đồng bồi thường - giải phóng mặt bằng các dự án;
- Lập và trình duyệt phương án tổng
thể, phương án bồi thường;
- Tổ chức công bố phương án tổng
thể và niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường;
- Lập bảng chiết tính bồi thường,
xác định mức bồi thường hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng;
- Bàn giao hồ sơ bồi thường sau
khi đã được áp giá cho Phòng Kiểm tra hồ sơ - Giải quyết khiếu nại để tiến hành
kiểm tra;
- Sau khi chi trả bồi thường
xong, tổ chức bàn giao mặt bằng và hồ sơ bồi thường cho chủ đầu tư và lưu trữ hồ
sơ bồi thường theo quy định;
- Phối hợp các Tổ chuyên môn
khác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác trong việc kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác của bảng chiết tính bồi thường, xác định mức bồi thường
hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng.
3.2.2. Nhân sự:
- Tổ Nghiệp vụ 2 có từ 05 đến 06
người phụ trách từ 09 đến 10 dự án.
3.3. Tổ Nghiệp vụ 3:
3.3.1. Nhiệm vụ:
- Tiếp nhận các hồ sơ văn bản đề
nghị thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng do chủ đầu tư cung cấp;
- Tiếp nhận cột mốc mặt bằng quy
hoạch;
- Tổ chức việc thực hiện phát tờ
khai, hướng dẫn người bị thu hồi đất kê khai, thu tờ khai, tổng hợp số liệu phục
vụ công tác lập phương án tổng thể;
+ Số liệu tổng hợp về diện tích
các loại đất, số tờ bản đồ, số thửa, giá trị ước tính tài sản;
+ Số liệu tổng hợp về số hộ bị ảnh
hưởng, số nhân khẩu, số lao động trong khu vực bị thu hồi đất trong đó phải nêu
rõ số lao động phải chuyển đổi ngành nghề, số hộ phải tái định cư;
- Phối hợp với Ủy ban nhân dân
xã, thị trấn thực hiện công tác điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tiếp thu ý kiến và giải đáp thắc
mắc của công dân về các số liệu kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý;
- Tham mưu lãnh đạo trình Ủy ban
nhân dân huyện thành lập Hội đồng bồi thường - giải phóng mặt bằng các dự án;
- Lập và trình duyệt phương án tổng
thể, phương án bồi thường;
- Tổ chức công bố phương án tổng
thể và niêm yết lấy ý kiến về phương án bồi thường;
- Lập bảng chiết tính bồi thường,
xác định mức bồi thường hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng;
- Bàn giao hồ sơ bồi thường sau
khi đã được áp giá cho Phòng Kiểm tra hồ sơ - Giải quyết khiếu nại để tiến hành
kiểm tra;
- Sau khi chi trả bồi thường
xong, tổ chức bàn giao mặt bằng và hồ sơ bồi thường cho chủ đầu tư và lưu trữ hồ
sơ bồi thường theo quy định;
- Phối hợp các Tổ chuyên môn
khác để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo sự phân công của lãnh đạo cơ quan;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác trong việc kiểm kê, điều tra xác minh cơ sở pháp lý.
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác của bảng chiết tính bồi thường, xác định mức bồi thường
hỗ trợ thiệt hại cho từng đối tượng.
3.3.3. Nhân sự:
- Tổ Nghiệp vụ 3 có từ 05 đến 06
người phụ trách từ 09 đến 10 dự án.
3.4. Tổ Hành chính - Văn phòng
3.4.1. Nhiệm vụ:
- Khảo sát và trình Hội đồng bồi
thường dự án xem xét về đơn giá bồi thường các loại đất và lập văn bản trình Hội
đồng thẩm định - giải phóng mặt bằng thành phố xem xét thẩm định;
- Tham mưu lãnh đạo ký kết các hợp
đồng giữa Ban Bồi thường và chủ đầu tư;
- Thực hiện công tác văn thư,lưu
trữ hồ sơ pháp lý của dự án, công văn đến, công văn đi và quản lý văn phòng phẩm;
- Phối hợp với các Tổ chuyên môn
khác của cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3.4.2. Nhân sự:
- Tổ Hành chính - Văn phòng có từ
03 đến 04 người.
3.5. Tổ Kiểm tra hồ sơ - Giải
quyết khiếu nại, tố cáo:
3.5.1. Nhiệm vụ:
- Thực hiện việc kiểm tra về cơ
sở pháp lý để xác định nguồn gốc, mục đích sử dụng và diện tích đất đai bị thu
hồi, tài sản gắn liền với đất, mật độ cây trồng hoa màu trên đất bị thu hồi
theo quy định;
- Kiểm tra việc áp giá theo đơn
giá các loại đất bồi thường đã được thẩm định, đơn giá vật kiến trúc, cây trồng
hoa màu theo quy định;
- Kiểm tra việc áp dụng các
chính sách bồi thường hỗ trợ khác;
- Tiếp nhận quyết định thu hồi đất
của các hộ gia đình, cá nhân do Ủy ban nhân dân huyện ban hành và tổ chức trao
quyết định thu hồi đất đến người có đất bị thu hồi hoặc niêm yết quyết định thu
hồi đất tại Ủy ban nhân dân xã, thị trấn để làm cơ sở ban hành quyết định bồi
thường;
- Bàn giao hồ sơ bồi thường cho
Tổ Kế toán tài vụ để tổ chức chi trả bồi thường;
- Trao quyết định bồi thường cho
người bị thu hồi đất không đồng ý nhận tiền bồi thường và hướng dẫn người dân
khiếu nại theo đúng trình tự thủ tục quy định;
- Tiếp nhận đơn khiếu nại tố
cáo, phân loại và tổ chức xác minh để có cơ sở đề xuất lãnh đạo chỉ đạo giải
quyết;
- Phối hợp cùng Thanh tra huyện
để thẩm tra, xác minh làm rõ các nội dung khiếu nại, tham mưu cho lãnh đạo về
giải quyết khiếu nại và đối thoại với công dân;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan về tính chính xác của các quyết định bồi thường và kết quả thẩm tra xác
minh đơn khiếu nại của công dân.
3.5.2. Nhân sự:
- Tổ Kiểm tra hồ sơ - Giải quyết
khiếu nại, tố cáo có từ 06 đến 07 người.
3.6. Tổ Kế toán tài vụ:
3.6.1. Nhiệm vụ:
- Lập và trình duyệt dự toán thu
chi hàng năm, trích lập và tham mưu lãnh đạo cơ quan sử dụng các quỹ theo quy định;
- Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ
của các chứng từ phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ trước khi trình
lãnh đạo đơn vị duyệt chi;
- Kiểm tra, kiểm soát hoạt động
thu chi của cơ quan;
- Tham mưu lãnh đạo cơ quan xây
dựng tiêu chuẩn định mức và chế độ chi tiêu nội bộ để đảm bảo hoạt động thường
xuyên và tăng cường công tác quản lý sử dụng kinh phí tiết kiệm có hiệu quả;
- Lập hồ sơ chứng từ và thực hiện
chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các dự án;
- Thực hiện chế độ kế toán, thống
kê, báo cáo quyết toán, kiểm tra và công khai tài chính;
- Quản lý tài sản của cơ quan;
- Chịu trách nhiệm trước lãnh đạo
cơ quan và liên đới chịu trách nhiệm trước cấp trên về sự trung thực, khách
quan của số liệu kế toán, quyết toán và báo cáo tài chính định kỳ;
- Phối hợp với các Tổ chuyên môn
khác của cơ quan để thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
3.6.2. Nhân sự:
- Tổ Kế toán tài vụ có 5 người.
4. Cán bộ, viên chức, nhân viên:
Cán bộ, viên chức, nhân viên làm
việc tại Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng phải có trình độ chuyên môn phù hợp
với công việc, là người có phẩm chất đạo đức tốt, có ý thức trách nhiệm, liêm
khiết, trung thực, công minh, khách quan trong thi hành công vụ và chấp hành
nghiêm túc sự phân công của lãnh đạo Ban, Phòng chuyên môn nghiệp vụ.
Chương VII
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ QUAN
HỆ CÔNG TÁC
Điều 14. Chế
độ làm việc và hội họp:
1. Chế độ làm việc:
Thực hiện theo quy định chung của
Nhà nước và của huyện.
Cán bộ, viên chức, nhân viên của
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện Củ Chi đều có chức danh, nhiệm vụ cụ
thể và đeo thẻ theo quy định.
Cán bộ, viên chức, nhân viên phải
có thái độ, phong cách làm việc lịch sự, hòa nhã, tận tụy, khiêm tốn, tôn trọng
và lắng nghe ý kiến của nhân dân cũng như của đồng nghiệp.
2. Chế độ hội họp:
Định kỳ hàng tuần họp giao ban
giữa lãnh đạo Ban với các Tổ trưởng để kiểm điểm công tác trong tuần qua và triển
khai công tác tuần tới.
Hàng tháng họp toàn thể cán bộ,
viên chức, nhân viên của đơn vị một lần để kiểm điểm tình hình thực hiện công
tác trong tháng qua và đề ra công tác cho tháng tiếp theo; đồng thời phổ biến
các chủ trương, chính sách, chế độ mới của Nhà nước và nhiệm vụ mới phát sinh ở
địa phương và có văn bản báo cáo cho Ủy ban nhân dân huyện và các sở - ngành
liên quan.
Hàng quý, 6 tháng và cuối năm
báo cáo sơ, tổng kết công tác theo quy định.
Ngoài ra, có thể tổ chức họp đột
xuất để triển khai các công việc cần thiết và cấp bách theo yêu cầu của Chủ tịch
Ủy ban nhân dân huyện.
Điều 15.
Quan hệ công tác
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện có các mối quan hệ công tác như sau:
1. Đối với Sở Tài chính và các sở
- ngành liên quan:
- Đối với Sở Tài chính: Ban Bồi
thường, giải phóng mặt bằng huyện chịu sự hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về
quy trình tiếp nhận và giải quyết hồ sơ và các biểu mẫu về công tác bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư để huyện thực hiện đồng bộ, thống nhất.
- Các sở - ngành có trách nhiệm
hướng dẫn các lĩnh vực liên quan, tăng cường việc kiểm tra, thanh tra công tác
bồi thường giải phóng mặt bằng và tái định cư các lĩnh vực liên quan tại huyện.
- Ban Bồi thường, giải phóng mặt
bằng huyện thực hiện việc báo cáo kết quả công tác định kỳ, đột xuất và chuyên
đề theo yêu cầu của các Sở - ngành liên quan.
2. Đối với Ủy ban nhân dân huyện:
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện chịu sự lãnh đạo và quản lý trực tiếp, toàn diện của Ủy ban nhân dân huyện.
Trưởng ban trực tiếp nhận chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện và báo cáo
Ủy ban nhân dân huyện việc thực hiện những mặt công tác đã được phân công.
3. Đối với Hội đồng bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư của dự án:
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện là cơ quan Thường trực của Hội đồng, tham mưu cho Hội đồng trong công tác
lập phương án tổng thể (trường hợp đã thành lập Hội đồng) và phương án bồi thường,
hỗ trợ và tái định cư; tổ chức thực hiện việc bồi thường, giải phóng mặt bằng
và bố trí tái định cư.
4. Đối với các cơ quan khác thuộc
Ủy ban nhân dân huyện:
- Thực hiện tốt mối quan hệ phối
hợp và hợp tác bình đẳng trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được quy định.
- Khi phối hợp giải quyết công
việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của các cơ
quan khác, Trưởng ban chủ động tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban nhân
dân huyện quyết định.
5. Đối với Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam huyện và các đoàn thể, tổ chức xã hội huyện:
- Phối hợp với các ngành, đoàn
thể có liên quan trong việc tuyên truyền, vận động các tổ chức và cá nhân thực
hiện các chủ trương của Đảng, pháp luật, quy định của Nhà nước để giải phóng mặt
bằng, thực hiện dự án đầu tư đã được phê duyệt.
- Khi các tổ chức trên có yêu cầu,
kiến nghị những vấn đề thuộc chức năng của Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng
huyện, Trưởng ban có trách nhiệm trình bày, giải quyết hoặc trình Ủy ban nhân
dân huyện giải quyết các yêu cầu đó theo quy định.
6. Đối với Ủy ban nhân dân xã,
thị trấn:
- Ban Bồi thường, giải phóng mặt
bằng huyện phối hợp Ủy ban nhân dân xã, thị trấn nơi có dự án đầu tư trong việc
điều tra, khảo sát hiện trạng, cung cấp các tài liệu, thông tin cần thiết thực
hiện tính toán giá trị bồi thường, hỗ trợ và chi trả tới từng hộ dân để phục vụ
cho công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn huyện theo quy định của
Nhà nước.
- Khi phối hợp giải quyết công
việc thuộc lĩnh vực mình phụ trách, nếu chưa nhất trí với ý kiến của Ủy ban
nhân dân xã, thị trấn, Trưởng ban tập hợp các ý kiến và trình Chủ tịch Ủy ban
nhân dân huyện quyết định.
Chương
VIII
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 16.
Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện và các cơ quan liên quan thuộc huyện
có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu
có khó khăn vướng mắc, Trưởng Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng huyện đề xuất
Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện bổ sung hoặc sửa đổi Quy chế, sau khi có sự trao
đổi thống nhất với Trưởng Phòng Nội vụ huyện./.