ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NAM
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
26/2011/QÐ-UBND
|
Quảng
Nam, ngày 29 tháng 8 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân
dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số
29/2008/NĐ-CP ngày 14 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ Quy định về khu công nghiệp,
khu chế xuất và khu kinh tế;
Theo đề nghị của Trưởng ban
Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh Quảng Nam tại Tờ trình số 120/TTr-BQL ngày
25 tháng 7 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1.
Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế phối hợp giữa
Ban Quản lý các khu công nghiệp và các cơ quan liên quan trong công tác quản lý
nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
Điều 2.
Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3.
Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Trưởng Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng
Nam, Giám đốc các Sở, Ban, ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định
này./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đinh Văn Thu
|
QUY CHẾ
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP GIỮA BAN QUẢN LÝ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP
VÀ CÁC CƠ QUAN LIÊN QUAN TRONG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÁC KHU CÔNG
NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 26/2011/QĐ-UBND ngày 29 tháng 8 năm
2011 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam)
Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Phạm
vi điều chỉnh
Quy chế này quy định các nội
dung phối hợp giữa Ban Quản lý các khu công nghiệp Quảng Nam (sau đây gọi tắt
là Ban Quản lý) với các Sở, Ban, ngành và Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố
trong công tác quản lý nhà nước đối với các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh
(sau đây gọi tắt là KCN).
Điều 2. Đối
tượng áp dụng
Đối tượng áp dụng của Quy chế
này bao gồm: Ban Quản lý, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và
Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Giao thông vận tải, Sở
Thông tin và Truyền thông, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Tư
pháp, Công an tỉnh, Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp, Bảo hiểm Xã hội
tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Cục Thống kê, Cục Thuế, Cục Hải quan, Ủy ban
nhân dân các huyện, thành phố nơi có KCN.
Điều 3.
Nguyên tắc phối hợp
1. Ban Quản lý thực hiện cơ chế
chủ trì hoặc phối hợp theo quy định tại Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày
14/3/2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu kinh tế;
tạo môi trường đầu tư thuận lợi, giải quyết thủ tục hành chính đơn giản, nhanh
gọn, góp phần thúc đẩy các KCN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam phát triển, hiệu quả,
bền vững và đúng quy hoạch.
2. Nội dung phối hợp liên quan
đến chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của từng đơn vị, địa phương phối hợp và của
Ban Quản lý nhằm tăng cường hiệu quả, hiệu lực quản lý nhà nước.
3. Việc phối hợp dựa trên
các quy định pháp luật hiện hành, nhằm đảm bảo sự thống nhất, tạo điều kiện
thuận lợi cho các nhà đầu tư trong quá trình tìm kiếm cơ hội đầu tư, thực hiện
đầu tư, sản xuất kinh doanh trong KCN.
4. Trong quá trình phối hợp
thực hiện nhiệm vụ không làm giảm vai trò, trách nhiệm, thẩm quyền
của mỗi cơ quan tham gia; cách thức phối hợp không cản trở công việc của
nhau.
5. Mọi hoạt động quản lý nhà nước
của các cơ quan chức năng đối với các doanh nghiệp KCN thông qua cơ quan đầu mối
là Ban Quản lý, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
6. Đối với các vấn đề liên quan
đến các Bộ, ngành Trung ương, Ban Quản lý thực hiện theo quy định hiện hành của
nhà nước.
7. Ban Quản lý và đơn vị phối hợp
xử lý, trao đổi thông tin về tình hình đầu tư và phát triển KCN; giải quyết các
kiến nghị, khó khăn, vướng mắc; khiếu nại, tố cáo; phát hiện, xử lý các dấu hiệu,
hành vi vi phạm pháp luật... của các doanh nghiệp, người lao động trong KCN.
8. Căn cứ chức năng quản lý
chuyên ngành và các quy định của nhà nước về công tác thanh tra, kiểm tra; khi
tiến hành thanh tra, kiểm tra các doanh nghiệp trong KCN, các cơ quan quản lý
nhà nước xây dựng kế hoạch cụ thể và thông báo đến Ban quản lý, thống nhất nội
dung thanh tra, kiểm tra; Đối với kế hoạch thanh tra, kiểm tra định kỳ hàng
năm, các đơn vị gửi trước kế hoạch đến Ban Quản lý vào cuối tháng 11 hàng năm.
Ban Quản lý cử đại diện, với tư cách là thành viên tham gia thanh tra, kiểm
tra.
Chương II
NHỮNG QUY ĐỊNH CỤ THỂ
I. CÔNG TÁC
THU HÚT ĐẦU TƯ
Điều 4. Công
tác cấp, điều chỉnh và thu hồi Giấy chứng nhận đầu tư
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ và
quyền hạn theo qui định, Ban Quản lý thực hiện việc cấp, điều chỉnh và thu hồi
Giấy chứng nhận đầu tư đối với các dự án đăng ký đầu tư trong KCN.
2. Ban Quản lý tổ chức lấy ý kiến
thẩm tra của các Sở, Ban, Ngành có liên quan đối với các dự án đầu tư vào các
KCN thuộc diện thẩm tra làm cơ sở cấp, điều chỉnh, thu hồi Giấy chứng nhận đầu
tư.
Điều 5. Công
tác xúc tiến đầu tư
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Chuẩn bị các tài liệu, ấn phẩm
liên quan đến KCN phục vụ cho công tác xúc tiến đầu tư.
b) Giới thiệu địa điểm, hướng dẫn
quy trình, thủ tục hồ sơ dự án đăng ký cấp Giấy chứng nhận đầu tư vào các KCN
cho các nhà đầu tư.
c) Phối hợp với các Công ty đầu
tư kinh doanh hạ tầng KCN để quảng bá, giới thiệu cho nhà đầu tư về hình ảnh
các KCN và tỉnh Quảng Nam.
d) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Sở Công Thương, Sở Khoa học và Công nghệ, Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ
doanh nghiệp xây dựng các chương trình, kế hoạch 5 năm, kế hoạch hàng năm về
xúc tiến đầu tư phát triển các KCN trình UBND tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
đ) Phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu
tư, Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp đề xuất với Ủy ban nhân dân tỉnh
các giải pháp nhằm tạo môi trường đầu tư thuận lợi, tạo điều kiện cho việc thu
hút đầu tư vào các KCN.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ban
Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh về công tác xúc tiến đầu tư, công tác quy hoạch
các lĩnh vực dự án gọi vốn đầu tư nước ngoài vào địa bàn tỉnh theo kế hoạch
hàng năm và kế hoạch dài hạn.
b) Giới thiệu địa điểm các KCN của
tỉnh cho nhà đầu tư trong và ngoài nước đến tìm hiểu cơ hội đầu tư.
Điều 6. Công
tác xúc tiến thương mại
1. Sở Công Thương chủ trì, phối
hợp với Ban Xúc tiến đầu tư và Hỗ trợ doanh nghiệp và Ban Quản lý tổ chức xây dựng
và thực hiện chương trình, kế hoạch, đề án xúc tiến thương mại hằng năm nhằm hỗ
trợ các doanh nghiệp trong các KCN đẩy mạnh xuất khẩu, xây dựng và phát triển
thương hiệu hàng Việt Nam; hình thành và phát triển các tổ chức liên kết cung ứng,
phân phối hàng hóa trong các KCN với thị trường trong và ngoài nước.
2. Sở Công Thương chủ trì, phối
hợp với Ban Quản lý triển khai, hướng dẫn các doanh nghiệp trong các KCN về các
chính sách quản lý, hỗ trợ, khen thưởng doanh nghiệp của Bộ Công Thương, của Ủy
ban nhân dân tỉnh liên quan đến hoạt động thương mại, sản xuất công nghiệp và
các chương trình dịch vụ của tỉnh.
II. QUẢN LÝ
QUY HOẠCH, XÂY DỰNG VÀ SỬ DỤNG ĐẤT
Điều 7. Công
tác quy hoạch, xây dựng và phát triển các KCN
1. Trên cơ sở quy hoạch tổng thể
phát triển KCN do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Sở Xây dựng chủ trì, phối hợp
với Ban Quản lý, Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu, đề xuất
trình Ủy ban nhân dân tỉnh về chủ trương cho phép lập quy hoạch chung và quy hoạch
chi tiết xây dựng khu công nghiệp phù hợp với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất
đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt.
2. Ban Quản lý chủ trì, phối hợp
Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong việc công bố công khai, quản lý, tổ
chức triển khai thực hiện quy hoạch chung KCN và quy hoạch chi tiết xây dựng
KCN đã được phê duyệt.
Điều 8. Công
tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
1. Ban Quản lý chủ trì, phối hợp
với Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố để giải quyết những khó khăn vướng mắc
trong quá trình bồi thường, giải phóng mặt bằng theo thẩm quyền hoặc nghiên cứu,
tham mưu, đề xuất cấp có thẩm quyền biện pháp giải quyết những khó khăn vướng mắc
theo quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường,
Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp tỉnh có trách nhiệm:
- Lập thủ tục trình UBND tỉnh
thu hồi đất, giao đất hoặc cho thuê đất để đầu tư kết cấu hạ tầng kỹ thuật
trong khu công nghiệp;
- Giải quyết các thủ tục đăng ký
thế chấp, góp vốn hoặc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản gắn
liền với đất trong khu công nghiệp theo quy định của pháp luật về đất đai;
- Giải quyết hồ sơ đăng ký cấp
Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền
với đất của các đơn vị được giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất của
nhà nước; nhận chuyển nhượng, thuê đất, thuê lại đất gắn với kết cấu hạ tầng của
tổ chức kinh tế trong nước, tổ chức kinh tế nước ngoài đầu tư xây dựng kinh
doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp;
- Thanh tra tình hình sử dụng đất
trong khu công nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân huyện nơi có
đất thu hồi để xây dựng KCN có trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức tuyên truyền về
chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng, phối hợp thực hiện hỗ trợ và tái định
cư cho các tổ chức, cá nhân liên quan; tổ chức thực hiện việc thu hồi đất theo
quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Điều 9. Nhà ở
cho công nhân KCN
1. Sở Xây dựng có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp với Ban Quản lý, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân các
huyện, thành phố và Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trong quá trình lập
và triển khai dự án nhà ở công nhân bên ngoài KCN và xác định quỹ đất, các chỉ
tiêu quy hoạch kiến trúc để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân của KCN.
2. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố có trách nhiệm trong việc kiểm tra tình hình hoạt động kinh doanh nhà
trọ cho công nhân thuê để ở trên địa bàn.
Điều 10. Quản
lý chất lượng xây dựng
1. Ban Quản lý chủ trì, phối hợp
với Sở Xây dựng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện quản lý chất lượng xây dựng
công trình của các dự án đầu tư xây dựng trong KCN và thực hiện việc kiểm tra,
giải quyết các sự cố công trình trong KCN.
2. Định kỳ 06 tháng, hàng năm hoặc
theo yêu cầu đột xuất, Ban Quản lý phối hợp Sở Xây dựng báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh về tình hình quản lý chất lượng xây dựng và các sự cố công trình trong
KCN.
Điều 11.
Xây dựng và phát triển hạ tầng KCN
1. Ban Quản lý có trách nhiệm chỉ
đạo, đôn đốc, kiểm tra Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN triển khai xây dựng
các hạng mục hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội theo dự án đã được duyệt.
2. Sở Thông tin và Truyền thông,
Sở Công Thương, Sở Giao thông vận tải, Sở Xây dựng có trách nhiệm chỉ đạo các
đơn vị trực thuộc ưu tiên đáp ứng các yêu cầu về kết nối hạ tầng và cung cấp
các dịch vụ bưu chính - viễn thông, điện, nước cho các hoạt động của doanh nghiệp
trong KCN; cung cấp các dịch vụ đảm bảo về chỉ tiêu chất lượng, kịp thời về tiến
độ.
3. Sở Giao thông vận tải thoả
thuận thiết kế đấu nối giữa đường vào khu công nghiệp với các tuyến đường ĐT
(đường tỉnh) và hướng dẫn các thủ tục đấu nối với các tuyến quốc lộ.
4. Uỷ ban nhân dân các huyện,
thành phố thoả thuận thiết kế đấu nối giữa đường vào khu công nghiệp với các
tuyến đường ĐH (đường huyện) và đường đô thị do địa phương quản lý.
III. QUẢN LÝ
MÔI TRƯỜNG
Điều 12. Quản
lý môi trường trong KCN
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc
các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các doanh nghiệp thực hiện các quy
định về bảo vệ môi trường.
b) Thẩm định và phê duyệt báo cáo
đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư vào KCN theo ủy quyền của cơ
quan nhà nước có thẩm quyền.
c) Gửi báo cáo kết quả thẩm định,
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường cho Sở Tài nguyên và Môi trường
và các đơn vị có liên quan.
d) Phối hợp với các cơ quan chức
năng kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các nội dung trong Quyết định phê duyệt
báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc xác nhận cam kết bảo vệ môi trường của
các chủ đầu tư xây dựng, kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN và các cơ sở sản xuất
kinh doanh dịch vụ trong KCN.
đ) Chủ trì việc kiểm tra, xác nhận
kết quả vận hành các công trình xử lý chất thải của các dự án đầu tư xây dựng
trong KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức theo thẩm quyền.
e) Chủ trì việc tuyên truyền, phổ
biến các văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi
trường cho các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các doanh nghiệp trong
KCN.
g) Tiếp nhận và giải quyết theo
thẩm quyền các tranh chấp, khiếu nại về ô nhiễm môi trường giữa các doanh nghiệp
trong KCN; chủ trì, phối hợp với cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp,
khiếu nại về ô nhiễm môi trường giữa các doanh nghiệp trong KCN với khu vực bên
ngoài.
h) Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý và các cơ quan chức năng thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường trong KCN.
b) Chủ trì việc kiểm tra, xác nhận
kết quả vận hành các công trình xử lý chất thải của dự án đầu tư xây dựng và
kinh doanh hạ tầng kỹ thuật KCN trước khi đi vào hoạt động chính thức.
c) Chủ trì và tiến hành thanh
tra, kiểm tra việc thực hiện bảo vệ môi trường và các nội dung của Quyết định
phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của Công ty đầu tư kinh doanh hạ
tầng KCN và các doanh nghiệp trong KCN.
d) Phối hợp với Ban Quản lý và
các cơ quan chức năng giải quyết các tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về ô nhiễm
môi trường tại các KCN.
đ) Chủ trì trong công tác quản
lý chất thải, quản lý khai thác tài nguyên nước theo đúng quy định hiện hành.
e) Phối hợp với Ban Quản lý và
các cơ quan chức năng tuyên truyền, phổ biến các văn bản pháp luật về bảo vệ
môi trường, nâng cao nhận thức bảo vệ môi trường cho Công ty đầu tư kinh doanh
hạ tầng KCN và các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong KCN.
g) Chủ trì việc thực hiện công
khai thông tin, dữ liệu môi trường của các KCN.
h) Thẩm định các bản kê khai,
thông báo và tổ chức thu phí bảo vệ môi trường của các KCN theo quy định.
3. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố nơi có KCN có trách nhiệm:
a) Thực hiện việc xác nhận các bản
cam kết bảo vệ môi trường của các dự án đầu tư vào KCN theo thẩm quyền.
b) Phối hợp với Ban Quản lý và
các cơ quan chức năng trong công tác kiểm tra, thanh tra, xử lý các vi phạm
pháp luật về bảo vệ môi trường; giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo, kiến
nghị về bảo vệ môi trường tại các KCN thuộc địa bàn huyện theo thẩm quyền.
c) Hỗ trợ, ứng cứu và phối hợp
khắc phục các sự cố môi trường tại các KCN.
d) Thực hiện các nhiệm vụ khác
theo thẩm quyền hoặc được ủy quyền theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi
trường.
4. Công an tỉnh có trách nhiệm
phối hợp với Ban Quản lý và các cơ quan chức năng trong công tác phòng chống tội
phạm về môi trường.
IV. QUẢN LÝ
CÔNG NGHỆ
Điều 13. Quản
lý công nghệ, sở hữu trí tuệ, chất lượng sản phẩm
1. Sở Khoa học và Công nghệ có
trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý hướng dẫn doanh nghiệp đánh giá trình độ công nghệ; thẩm tra công nghệ, đăng
ký hợp đồng chuyển giao công nghệ, giám định công nghệ, tư vấn đầu tư đổi mới
công nghệ và phát triển thị trường công nghệ đối với dự án đầu tư trong các
KCN.
b) Hướng dẫn sử dụng phương tiện
đo và các hoạt động đảm bảo đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hoá trong sản xuất
kinh doanh được phân công quản lý. Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân tham gia xây
dựng và áp dụng quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật quốc gia, quốc tế,… theo yêu cầu
quản lý của Nhà nước đối với các doanh nghiệp trong KCN.
c) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật về sở hữu trí tuệ cho các doanh
nghiệp trên địa bàn các KCN; nắm bắt nhu cầu đăng ký, giới thiệu hình ảnh, sản
phẩm dịch vụ của doanh nghiệp trên các chuyên mục tuyên truyền phổ biến kiến thức
pháp luật về sở hữu công nghiệp trên phương tiện truyền thông.
Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý khảo sát nhu cầu và hướng dẫn, hỗ trợ các doanh nghiệp đăng ký xác lập, bảo
hộ quyền sở hữu đối với nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, sáng chế giải pháp hữu
ích.
Tuyên truyền, phát động các
doanh nghiệp trên địa bàn các KCN tham gia phong trào sáng kiến, cải tiến kỹ
thuật và các hội thi, cuộc thi sáng tạo kỹ thuật của tỉnh, Trung ương.
d) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý
trong việc tuyên truyền, hướng dẫn các doanh nghiệp trong các KCN khai báo,
đăng ký sử dụng thiết bị bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ và thống kê
thiết bị bức xạ, nguồn bức xạ, chất thải phóng xạ theo quy định của pháp luật;
tổ chức đo đạc phông phóng xạ, quan trắc bức xạ hàng năm trên địa bàn các KCN.
e) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý
trong việc phổ biến các nội dung đề tài nghiên cứu khoa học liên quan đến hoạt
động của các KCN.
g) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý
tổ chức các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp KCN như: tổ chức các hội chợ, triển
lãm; xây dựng cơ sở dữ liệu về nhân lực và thành tựu khoa học và công nghệ; hướng
dẫn và hỗ trợ các doanh nghiệp tham gia chương trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế
của tỉnh; giới thiệu hoặc chuyển giao các công trình, chương trình khoa học công
nghệ đã nghiên cứu thành công vào ứng dụng trong các KCN; đề xuất danh mục các
nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp nhà nước phục vụ phát triển KCN nói riêng và
kinh tế - xã hội của tỉnh nói chung.
h) Chủ trì, phối hợp Ban Quản lý
theo dõi và kiểm tra việc chấp hành pháp luật, chính sách của nhà nước về khoa
học và công nghệ; thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực khoa học
và công nghệ; giải quyết tranh chấp về sở hữu trí tuệ; xử lý các hành vi xâm phạm
quyền sở hữu công nghiệp; thực hiện kiểm tra về nhãn hàng hóa, chất lượng sản
phẩm hàng hóa lưu thông, xuất khẩu, nhập khẩu theo thẩm quyền.
2. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Khoa học và
Công nghệ để thực hiện tốt các nội dung nêu trên về quản lý công nghệ, sở hữu
trí tuệ, chất lượng sản phẩm.
b) Phối hợp với Sở Công Thương tổ
chức tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, tập huấn về hoạt động
sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và an toàn điện cho cán bộ quản lý năng
lượng, các cán bộ và nhân viên của các doanh nghiệp, các tổ chức quản lý điện
trong các KCN; triển khai thực hiện các nhiệm vụ, chương trình của ngành công
nghiệp đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.
V. QUẢN LÝ
LAO ĐỘNG
Điều 14.
Xây dựng kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Cung cấp số liệu khảo sát,
nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động của các doanh nghiệp trong KCN cho Sở Lao
động - Thương binh và Xã hội để làm cơ sở tổng hợp, xây dựng chương trình, kế
hoạch về phát triển nguồn nhân lực trên toàn tỉnh, trình Ủy ban nhân dân tỉnh
phê duyệt.
b) Tiếp nhận yêu cầu đào tạo,
đào tạo lại, đào tạo nâng cao của các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân khác để phối
hợp với các đơn vị đào tạo tổ chức các lớp học theo thời gian, quy mô phù hợp.
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý xây dựng quy hoạch, kế hoạch về phát triển nguồn nhân lực, đào tạo nghề.
Hàng năm tổ chức khảo sát, tổng hợp nhu cầu đào tạo, tuyển dụng lao động của
các doanh nghiệp trong KCN. Căn cứ kết quả khảo sát, xây dựng kế hoạch hàng năm
và 5 năm về phát triển nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu KCN trình Ủy ban nhân
dân tỉnh phê duyệt và tổ chức thực hiện.
b) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý và các cơ quan liên quan tổ chức đào tạo lại nghề, nâng cao tay nghề theo kế
hoạch đã được phê duyệt, đào tạo nghề theo nhu cầu của xã hội.
c) Phối hợp trong công tác giới
thiệu việc làm cho người lao động làm việc trong KCN.
Điều 15.
Công tác phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp luật
lao động
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Phối hợp Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội phổ biến, hướng dẫn thực hiện các chủ trương, chính sách, pháp
luật lao động của nhà nước cho các doanh nghiệp trong KCN.
b) Tổ chức các buổi đối thoại với
các Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong KCN để lắng nghe những thông
tin phản hồi về những vướng mắc và khó khăn của doanh nghiệp trong việc chấp
hành các chủ trương, chính sách, pháp luật lao động. Tổ chức, phối hợp với các
cơ quan chức năng có liên quan trả lời và đề ra các biện pháp để giải quyết các
khó khăn cho doanh nghiệp.
c) Phối hợp với Liên đoàn Lao động
tỉnh, Công đoàn các KCN tỉnh hướng dẫn, tuyên truyền về chính sách lao động đến
các doanh nghiệp, đoàn viên Công đoàn, người lao động và chăm lo nơi sinh hoạt
cho công nhân.
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội có trách nhiệm:
a) Chủ trì hoặc phối hợp hướng dẫn
thực hiện các chủ trương, chính sách pháp luật lao động của nhà nước, hỗ trợ
xây dựng mối quan hệ lao động hài hoà, ổn định cho các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh nói chung và các doanh nghiệp trong KCN nói riêng.
b) Tham gia các buổi đối thoại với
các Hiệp hội doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong KCN do Ban Quản lý tổ chức.
3. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh:
a) Phối hợp tổ chức các hội nghị
phổ biến, hướng dẫn các chủ trương, chính sách pháp luật của nhà nước có liên
quan đến quyền và nghĩa vụ của người lao động; giải đáp những vướng mắc của
đoàn viên Công đoàn và người lao động tại các doanh nghiệp KCN.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ
quan liên quan, có biện pháp xây dựng tổ chức công đoàn cơ sở vững mạnh trong
doanh nghiệp; nâng cao công tác tuyên truyền, tăng cường vai trò công đoàn cơ sở
là người đại diện quyền và lợi ích hợp pháp của người lao động. Nếu doanh nghiệp
chưa có Ban chấp hành công đoàn cơ sở thì thành lập Ban Chấp hành Công đoàn lâm
thời theo quy định tại Nghị định 96/2006/NĐ-CP ngày 14/9/2006 hướng dẫn thi
hành Điều 153, Bộ luật Lao động về Ban Chấp hành Công đoàn lâm thời tại doanh
nghiệp.
c) Chỉ đạo Công đoàn các KCN chủ
động tổ chức cho công nhân viên chức, người lao động tham gia ý kiến xây dựng
chính sách liên quan đến người lao động; tổ chức tuyên truyền, phổ biến, phát động
phong trào công nhân lao động thực hiện các chính sách đó sau khi đã ban hành.
4. Sở Tư pháp có trách nhiệm chủ
trì, phối hợp các ngành tổ chức tuyên truyền pháp luật và giải đáp ý kiến, vướng
mắc, kiến nghị của các doanh nghiệp, người lao động trong các KCN theo chương
trình hỗ trợ pháp lý cho doanh nghiệp và các chương trình tuyên truyền pháp luật
khác.
Điều 16.
Công tác thanh tra, kiểm tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp trong KCN
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội chủ trì hoặc phối hợp với Ban Quản lý, Liên đoàn Lao động tỉnh, Bảo hiểm Xã
hội tỉnh, UBND huyện lập kế hoạch, thực hiện thanh tra, kiểm tra việc thi hành
pháp luật lao động, bảo hiểm xã hội và xử lý các vi phạm pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp trong KCN. Sau mỗi đợt thanh tra, có tổng kết đánh giá tình
hình thực hiện pháp luật và kết quả xử lý vi phạm gửi các cơ quan liên quan để
theo dõi, giám sát đôn đốc thực hiện.
Điều 17. Điều
tra các tai nạn lao động nặng, tai nạn lao động chết người trong các doanh nghiệp
KCN
Sở Lao động - Thương binh và Xã
hội có trách nhiệm tổ chức thành lập Đoàn điều tra, có sự tham gia của đại diện
Ban Quản lý và chủ trì điều tra tai nạn lao động đối với các tai nạn lao động
chết người, tai nạn lao động nặng xảy ra tại các doanh nghiệp KCN. Kết quả điều
tra được gửi tới các thành viên và các cơ quan có liên quan.
Điều 18. Quản
lý lao động là người nước ngoài
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Tổ chức tập huấn, hướng dẫn
các doanh nghiệp KCN các quy định của pháp luật về sử dụng lao động là người nước
ngoài.
b) Thực hiện việc cấp mới, gia hạn,
cấp lại giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc trong các KCN.
c) Hướng dẫn doanh nghiệp liên hệ
với Công an tỉnh để thực hiện thủ tục cấp thẻ tạm trú và đăng ký tạm trú theo
luật định.
d) Thực hiện kiểm tra tình hình
sử dụng lao động nước ngoài tại các doanh nghiệp, có biện pháp xử lý và đề nghị
xử lý theo quy định.
e) Thống kê tình hình lao động
nước ngoài làm việc tại các doanh nghiệp KCN. Định kỳ hàng tháng thông tin tình
hình cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài đến Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội.
2. Công an tỉnh có trách nhiệm:
a) Hướng dẫn người nước ngoài
làm các thủ tục cấp thẻ tạm trú và thực hiện khai báo tạm trú với Công an huyện,
thành phố theo quy định.
b) Triển khai công tác quản lý,
kiểm tra việc cư trú của người nước ngoài; xử lý nghiêm các trường hợp người nước
ngoài nhập cảnh không đúng mục đích; không thực hiện thủ tục cấp thẻ tạm trú,
gia hạn thẻ tạm trú, hoặc gia hạn thị thực đối với người nước ngoài làm việc mà
không có Giấy phép lao động.
c) Phối hợp với Ban Quản lý kiểm
tra tình hình sử dụng lao động nước ngoài của các doanh nghiệp trong các KCN.
Điều 19. Về
bảo hiểm xã hội - bảo hiểm y tế - bảo hiểm thất nghiệp (BHXH - BHYT - BHTN)
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội
tỉnh tổ chức tập huấn, hướng dẫn các quy định của pháp luật về BHXH - BHYT -
BHTN cho các doanh nghiệp.
b) Đôn đốc doanh nghiệp thực hiện
việc trích nộp BHXH - BHYT - BHTN theo quy định.
c) Phối hợp với Bảo hiểm Xã hội
tỉnh kiểm tra tình hình thực hiện chế độ BHXH - BHYT - BHTN.
d) Thông báo cho Bảo hiểm Xã hội
tỉnh tình hình hoạt động, tình hình biến động (tăng, giảm) doanh nghiệp trong
KCN.
2. Bảo hiểm Xã hội tỉnh có trách
nhiệm:
a) Chủ trì, phối hợp với Ban Quản
lý trong công tác tập huấn nghiệp vụ về BHXH - BHYT - BHTN (tài liệu, báo cáo
viên) cho các doanh nghiệp.
b) Kiểm tra tình hình trích nộp
BHXH và thông báo cho Ban Quản lý kế hoạch kiểm tra doanh nghiệp để phối hợp. Xử
lý những trường hợp vi phạm về việc nộp BHXH - BHYT - BHTN.
c) Giải quyết những vướng mắc của
doanh nghiệp trong quá trình thực hiện các quy định về BHXH - BHYT - BHTN.
d) Thông báo danh sách doanh
nghiệp KCN nợ tiền bảo hiểm và vi phạm pháp luật BHXH - BHYT - BHTN cho Ban Quản
lý.
Điều 20.
Công tác quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP), phòng chống bệnh nghề nghiệp,
phòng chống dịch bệnh trong các KCN
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Sở Y tế và các
cơ quan chức năng tiến hành công tác giám sát, kiểm tra, nhắc nhở việc chấp
hành các quy định của nhà nước về đảm bảo VSATTP của các doanh nghiệp tự tổ chức
nấu ăn và đơn vị khác trong KCN có thực hiện dịch vụ cung cấp bữa ăn giữa ca,
nước uống cho doanh nghiệp trong KCN.
b) Tuyên truyền, hướng dẫn các
doanh nghiệp thực hiện đúng các quy định của nhà nước về đảm bảo VSATTP.
c) Phối hợp với lực lượng y tế
huyện hoặc tỉnh trong công tác xử lý ngộ độc thực phẩm, ngộ độc hàng loạt khác,
phòng chống dịch bệnh và đặc biệt khi có đại dịch xảy ra.
d) Phối hợp Sở Y tế khám, phát
hiện và chữa bệnh nghề nghiệp, bệnh lý do vệ sinh môi trường, vệ sinh an toàn
lao động gây ra.
1. Sở Y tế có trách nhiệm:
a) Tham gia tư vấn về tổ chức,
trang thiết bị và quản lý các hoạt động về chuyên môn của các phòng khám đa
khoa và các trạm y tế trong KCN và trong các doanh nghiệp KCN.
b) Triển khai lực lượng y tế xử
lý các tình huống cấp cứu hàng loạt do ngộ độc thực phẩm, phòng chống dịch bệnh
và khi có đại dịch xảy ra.
c) Đào tạo nghiệp vụ, hướng dẫn
việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về VSATTP, phòng chống bệnh nghề
nghiệp, phòng chống dịch bệnh cho cán bộ làm công tác quản lý y tế trong các
KCN và các doanh nghiệp thuộc KCN.
d) Phối hợp với Ban Quản lý
trong công tác khám, phát hiện và chữa trị bệnh nghề nghiệp, bệnh lý do vệ sinh
môi trường, vệ sinh an toàn lao động gây ra.
Điều 21.
Công tác giải quyết các khiếu nại, tố cáo, tranh chấp lao động tập thể và đình
công
1. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Công đoàn các cấp có trách nhiệm phối hợp Ban Quản lý giải quyết đối với
các đơn thư khiếu nại, tố cáo và các kiến nghị liên quan đến việc thực hiện
pháp luật lao động tại các doanh nghiệp KCN gửi đến cơ quan, đơn vị.
2. Ban Quản lý, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố thực hiện các công tác được phân công trong việc giải quyết các tranh chấp
lao động tập thể và đình công tại các KCN.
Điều 22.
Công tác thông tin, báo cáo
1. Định kỳ 06 tháng, hàng năm
Ban Quản lý tập hợp báo cáo từ các doanh nghiệp, thống kê, tổng hợp về tình
hình sử dụng lao động, tình hình thành lập công đoàn, xây dựng và đăng ký Nội
quy lao động, Thoả ước lao động tập thể, Hội đồng hoà giải cơ sở, xây dựng và
đăng ký thang lương, bảng lương, lao động nước ngoài gửi cho Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội; cung cấp các thông tin cần thiết về doanh nghiệp cho các
cơ quan liên quan khi có nhu cầu; hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện thống
kê, báo cáo định kỳ về tai nạn lao động, bảo hộ lao động theo quy định.
2. Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội, Liên đoàn Lao động và các cơ quan có liên quan cung cấp thông tin phục
vụ công tác quản lý lao động tại các KCN theo đề nghị của Ban Quản lý.
3. Ban Quản lý, Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội, Liên đoàn Lao động tỉnh và Ủy ban nhân dân huyện có KCN
trao đổi thông tin về công tác quản lý nhà nước về lao động và việc làm, thống
nhất các biện pháp giải quyết tranh chấp lao động, đình công nhằm xây dựng, ổn
định và phát triển quan hệ lao động giữa các bên trong các doanh nghiệp KCN.
VI. QUẢN LÝ DỰ
ÁN ĐẦU TƯ
Điều 23. Phối
hợp cung cấp thông tin, quản lý hoạt động về thuế, xuất nhập khẩu và tình hình
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Gửi cho Sở Kế hoạch và Đầu tư
báo cáo tình hình xây dựng và phát triển các KCN hàng quý và báo cáo tổng kết
hàng năm; thông tin hàng tháng về tình hình thu hút đầu tư vào các KCN để Sở Kế
hoạch và Đầu tư tổng hợp báo cáo tình hình phát triển kinh tế - xã hội tỉnh.
b) Phối hợp với Cục Thống kê triển
khai, thu thập phiếu điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh đối với tất cả các
loại hình doanh nghiệp trong KCN.
c) Phối hợp với Cục Hải quan, Cục
Thuế trong việc theo dõi, đôn đốc thu hồi các khoản nợ thuế của doanh nghiệp
trong quá trình sản xuất kinh doanh, thanh lý các khoản nợ thuế khi làm thủ tục
giải thể, chấm dứt hoạt động theo quy định của pháp luật. Cung cấp thông tin về
tình hình đầu tư trong KCN, tình hình hoạt động của doanh nghiệp theo đề nghị của
Cục Hải quan, Cục Thuế.
2. Cục thuế có trách nhiệm định
kỳ hàng quý cung cấp cho Ban Quản lý số liệu thu từng loại thuế, doanh thu, lợi
nhuận của các doanh nghiệp hoặc chi nhánh doanh nghiệp hoạt động tại các KCN.
3. Cục Hải quan có trách nhiệm:
a) Định kỳ hàng quý cung cấp các
thông tin, danh sách doanh nghiệp nợ thuế quá hạn đối với hàng hoá xuất khẩu,
nhập khẩu cho Ban Quản lý để phối hợp đôn đốc thu hồi.
b) Định kỳ 06 tháng, năm cung cấp
cho Ban Quản lý tình hình xuất nhập khẩu, thuế xuất nhập khẩu của các doanh
nghiệp trong các KCN.
c) Cung cấp, trao đổi thông tin
liên quan đến việc xác nhận ưu đãi về thuế nhập khẩu của doanh nghiệp theo đề
nghị của Ban Quản lý.
4. Sở Công Thương có trách nhiệm
thông báo tình hình vi phạm của các doanh nghiệp KCN trên lĩnh vực thương mại,
phân phối, lưu thông hàng hoá.
5. Cục Thống kê có trách nhiệm hỗ
trợ chương trình, phương pháp xử lý tổng hợp số liệu thống kê. Định kỳ hàng
năm, triển khai điều tra hoạt động sản xuất kinh doanh đối với tất cả các loại
hình doanh nghiệp trong KCN; tổng hợp, xử lý kết quả điều tra và chia sẻ kết quả
tổng hợp ở địa bàn KCN với Ban Quản lý.
Điều 24. Phối
hợp giải quyết các kiến nghị, khó khăn vướng mắc của doanh nghiệp trong lĩnh vực
thuế, xuất nhập khẩu
1. Trên cơ sở thông tin do Cục Hải
quan và Cục Thuế cung cấp Ban Quản lý có trách nhiệm phối hợp trong việc tuyên
truyền, hướng dẫn doanh nghiệp chấp hành pháp luật có liên quan đến quản lý nhà
nước về hải quan, quản lý thuế.
2. Trường hợp doanh nghiệp có
văn bản gửi Ban Quản lý đề nghị giải quyết khó khăn, vướng mắc và kiến nghị,
Ban Quản lý có công văn chuyển đến các cơ quan liên quan (Sở Công Thương, Cục
Thuế, Cục Hải quan), trong thời hạn 5 ngày làm việc, cơ quan liên quan phải trả
lời bằng văn bản trực tiếp cho doanh nghiệp, đồng thời gửi đến Ban quản lý để
biết, phối hợp.
VII. AN NINH
TRẬT TỰ - PHÒNG CHÁY CHỮA CHÁY
Điều 25. Quản
lý an ninh trật tự trong các KCN
1. Ban Quản lý có trách nhiệm:
a) Là đầu mối thông tin và tham
gia cùng với các cơ quan, ban ngành, chính quyền, công an địa phương, các Công
ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN và các doanh nghiệp KCN trong công tác giữ gìn
an ninh trật tự, phối hợp giải quyết tình hình đình công, lãn công theo văn bản
chỉ đạo của UBND tỉnh.
b) Chủ động trao đổi với Công an
tỉnh về tình hình có liên quan đến an ninh trật tự và các hoạt động đầu tư,
kinh doanh, sản xuất, xuất nhập khẩu, bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp;
tình hình lưu trú của người nước ngoài trong KCN có dấu hiệu hoạt động vi phạm
pháp luật.
c) Phối hợp với Công an tỉnh chỉ
đạo các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN triển khai công tác phát động
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc để tuyên truyền giáo dục đội ngũ cán
bộ, công nhân viên của các doanh nghiệp trong KCN nâng cao ý thức cảnh giác đối
với âm mưu, thủ đoạn của địch và các loại tội phạm.
d) Chỉ đạo các Công ty đầu tư
kinh doanh hạ tầng KCN ký kết quy chế phối hợp với công an địa phương để phối hợp
giải quyết những vấn đề có liên quan đến an ninh trật tự trong các KCN; thành lập
đội bảo vệ đủ mạnh để đảm đương nhiệm vụ bảo vệ an ninh trật tự trong KCN;
trang bị đủ phương tiện, công cụ hỗ trợ để phục vụ công tác bảo vệ, giữ gìn an
ninh trật tự; phối hợp với chính quyền, công an địa phương triển khai các biện
pháp phòng chống tai nạn, tệ nạn xã hội trong KCN; xây dựng nội quy bảo vệ của
KCN và tích cực phát hiện, xử lý các hoạt động xâm phạm an ninh trật tự.
2. Cơ quan Công an có trách nhiệm:
a) Thông báo cho Ban Quản lý
tình hình âm mưu, phương thức, thủ đoạn hoạt động của địch và các loại tội phạm,
cũng như các nội dung, yêu cầu trong công tác bảo vệ an ninh quốc gia, an ninh
kinh tế trong từng thời gian nhằm giúp cho cán bộ, công nhân viên nâng cao ý thức
cảnh giác và tinh thần trách nhiệm trong việc góp phần bảo vệ an ninh trật tự.
b) Chủ động hướng dẫn nghiệp vụ,
bồi dưỡng kiến thức chính trị và pháp luật cần thiết cho lực lượng bảo vệ; hướng
dẫn trang bị, cấp phép sử dụng và kiểm tra đối với các phương tiện, công cụ hỗ
trợ, vũ khí bảo vệ theo quy định.
c) Chủ trì triển khai công tác bảo
vệ an ninh chính trị, an ninh nội bộ, bí mật nhà nước; bảo vệ tài sản của nhà
nước và của các doanh nghiệp, quyền lợi chính đáng của người lao động và người
sử dụng lao động trong KCN. Thực hiện công tác tham mưu, phối hợp Ban Quản lý
hướng dẫn các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN trong công tác phát động
phong trào toàn dân bảo vệ an ninh tổ quốc.
d) Công an tỉnh có trách nhiệm
điều tra các vụ án xâm phạm an ninh trật tự xảy ra tại các doanh nghiệp trong
KCN, nhanh chóng làm rõ nguyên nhân, tìm ra thủ phạm, xử lý và thông báo kết quả
điều tra, kết quả xử lý cho lãnh đạo Ban Quản lý theo luật định.
đ) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện
đăng ký tạm trú đối với người nước ngoài trong KCN. Tham gia giải quyết và đảm
bảo an ninh trật tự các vụ đình công của người lao động tại các KCN.
e) Quản lý hoạt động của các
Công ty dịch vụ bảo vệ chuyên nghiệp.
3. Ủy ban nhân dân huyện, thành
phố có KCN có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Liên đoàn Lao động
huyện, thành phố và chỉ đạo các lực lượng Công an, Phòng Lao động - Thương binh
và Xã hội và các lực lượng trực thuộc giữ gìn an ninh trật tự và giải quyết các
vụ tranh chấp lao động tập thể tại các KCN theo quy định hiện hành.
b) Chỉ đạo các lực lượng chuyên
môn có liên quan trong công tác xử lý các sự cố môi trường, tai nạn giao thông,
ngộ độc thực phẩm, các vụ án hình sự, kinh tế, ma túy... xảy ra trong KCN.
4. Cục Hải quan tỉnh có trách
nhiệm phối hợp với Ban quản lý trong việc phòng chống, thanh tra, kiểm tra việc
gian lận, buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hóa đối với các doanh nghiệp KCN.
Điều 26.
Công tác phòng cháy và chữa cháy trong các KCN
1. Công an tỉnh (Phòng Cảnh sát
phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ) có trách nhiệm:
a) Phối hợp với Ban Quản lý hướng
dẫn nghiệp vụ phòng cháy và chữa cháy đối với lực lượng phòng cháy và chữa cháy
cơ sở và chuyên trách tại các KCN; tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến kiến
thức phòng cháy và chữa cháy đối với cán bộ, nhân viên trong KCN.
b) Chủ trì trong công tác khảo
sát, nắm tình hình và phân loại các cơ sở có nguy hiểm về cháy, nổ trong KCN;
hướng dẫn các đơn vị cơ sở xây dựng phương án chữa cháy; hướng dẫn xây dựng và
triển khai kế hoạch thực tập phương án chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ và công tác
tự kiểm tra phòng cháy và chữa cháy tại các cơ sở sản xuất và trong toàn KCN;
hướng dẫn các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN thành lập Ban chỉ đạo về
phòng cháy và chữa cháy.
c) Chủ động xây dựng kế hoạch kiểm
tra định kỳ đối với các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN, các cơ sở sản xuất
trong KCN và thông báo cho Ban quản lý phối hợp. Tổ chức kiểm tra đột xuất khi
cần thiết.
d) Tổ chức huấn luyện nghiệp vụ
chữa cháy, cứu nạn - cứu hộ cho cán bộ, công nhân viên làm việc trong các KCN.
e) Phối hợp với Ban Quản lý và
các Công ty đầu tư kinh doanh hạ tầng KCN để có giải pháp đảm bảo an toàn phòng
cháy chung cho các KCN. Thực hiện công tác chữa cháy, cứu hộ tại các cơ sở trong
KCN.
2. Ban Quản lý có trách nhiệm nhắc
nhở, yêu cầu các doanh nghiệp trong KCN thực hiện chế độ bảo hiểm cháy nổ bắt
buộc theo Nghị định 130/2006/NĐ-CP ngày 8/11/2006 của Chính phủ quy định chế độ
bảo hiểm cháy, nổ bắt buộc.
VIII. CÔNG
TÁC THANH TRA, KIỂM TRA
Điều 27.
Công tác thanh tra, kiểm tra
Trong phạm vi nhiệm vụ và quyền
hạn của mình, Ban Quản lý có trách nhiệm chủ trì hoặc phối hợp với Thanh tra
các cơ quan, tổ chức khác và các đơn vị có liên quan trong quá trình thanh tra
về các hoạt động có liên quan trong các KCN thuộc phạm vi quản lý để tránh
trùng lắp và nâng cao hiệu lực thanh tra, kiểm tra, phòng ngừa, ngăn chặn, xử
lý các hành vi vi phạm pháp luật.
Chương III
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 28.
Trách nhiệm thực hiện
1. Ban Quản lý là cơ quan đầu
mối, phối hợp với các Sở, ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố tổ
chức thực hiện Quy chế này, định kỳ hàng năm tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân
tỉnh.
2. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền
hạn được giao phối hợp và yêu cầu công việc cụ thể, Ban Quản lý xem xét, thống
nhất xây dựng kế hoạch chi tiết với từng Sở, Ban, ngành, Ủy ban nhân dân huyện,
thành phố để triển khai hiệu quả công tác phối hợp quản lý nhà nước đối với các
KCN.
3. Trong quá trình thực hiện nếu
có khó khăn, vướng mắc, các Sở, Ban ngành, Ủy ban nhân dân huyện, thành phố
phối hợp với Ban Quản lý tổng hợp, kiến nghị trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét
chỉnh sửa, bổ sung cho phù hợp./.