ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ
NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do- Hạnh phúc
----------------
|
Số: 32/2011/QĐ-UBND
|
Bình Thuận, ngày 31
tháng 10 năm 2011
|
QUYẾT ĐỊNH
BAN
HÀNH QUY ĐỊNH VỀ CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO GIẤY PHÉP TRÊN
ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH THUẬN
ỦY BAN NHÂN TỈNH BÌNH THUẬN
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy
ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26 tháng 11 năm
2003; Căn cứ Luật Đất đai ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Quy hoạch đô thị ngày 17 tháng 6
năm 2009;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của
các luật liên quan đến đầu tư xây dựng cơ bản ngày 19 tháng 6 năm 2009;
Căn cứ Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 2004; Nghị định số 49/2008/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2008 của
Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 209/2004/NĐ-CP ngày 16
tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về quản lý chất lượng công trình xây dựng;
Căn cứ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12
tháng 02 năm 2009; Nghị định số 83/2009/NĐ-CP ngày 15 tháng 10 năm 2009 về việc
sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm
2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04
tháng 4 năm 2003 của Chính phủ về quy định chi tiết thi hành một số điều của
Luật Phòng cháy chữa cháy;
Căn cứ Nghị định số 37/2010/NĐ-CP ngày 07
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về lập, thẩm định, phê duyệt và quản lý quy
hoạch đô thị;
Căn cứ Nghị định số 38/2010/NĐ-CP ngày 07 tháng
4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian, kiến trúc, cảnh quan đô thị;
Căn cứ Nghị định số 39/2010/NĐ-CP ngày 07
tháng 4 năm 2010 của Chính phủ về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị;
Căn cứ Nghị định số 180/2007/NĐ-CP ngày 07
tháng 12 năm 2007 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số
điều của Luật Xây dựng về xử lý vi phạm trật tự xây dựng đô thị;
Căn cứ Nghị định số 29/2008/NĐ-CP ngày 14
tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định về khu công nghiệp, khu chế xuất và khu
kinh tế;
Căn cứ Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26
tháng 3 năm 2009 của Bộ Xây dựng quy định chi tiết một số nôi dung của Nghị định
12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư
xây dựng công trình;
Căn cứ Thông tư số 27/2009/TT-BXD ngày 31 tháng
7 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung về quản lý chất lượng công
trình xây dựng;
Căn cứ Thông tư số 39/2009/TT-BXD ngày 09
tháng 12 năm 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn về quản lý chất lượng xây dựng nhà
ở riêng lẻ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số
12/2007/TTLT/BXD-BTTTT ngày 11 tháng 12 năm 2007 của Bộ Xây dựng - Bộ Thông tin
và Truyền thông hướng dẫn về cấp Giấy phép xây dựng đối với các công trình trạm
thu, phát sóng thông tin di động ở các đô thị;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Xây dựng tại Tờ
trình số 1427/TTr-SXD ngày 15 tháng 7 năm 2011 và Công văn số 1828/SXD-QHKT
ngày 07 tháng 9 năm 2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo
Quyết định này Quy định về cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo Giấy
phép trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
Điều 2. Quyết định này có
hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số
45/2007/QĐ-UBND ngày 15 tháng 8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban
nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Xây dựng, Giám đốc các sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố, các tổ chức và cá nhân có liên quan
căn cứ Quyết định thi hành./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH
Lê Tiến Phương
|
QUY ĐỊNH
CẤP
GIẤY PHÉP XÂY DỰNG VÀ QUẢN LÝ XÂY DỰNG THEO GIẤY PHÉP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH
THUẬN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 32/2011/QĐ-UBND Ngày 31 tháng 10 năm 2011
của Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Thuận)
Chương I
QUY ĐỊNH
CHUNG
Điều 1. Mục đích và
yêu cầu
1. Tạo điều kiện cho các tổ chức, cá nhân
trong nước và nước ngoài (sau đây gọi chung là chủ đầu tư) thực hiện các thủ
tục hành chính về xây dựng các công trình nhanh chóng, thuận tiện.
2. Đảm bảo quản lý xây dựng theo quy hoạch và
việc tuân thủ các quy định của pháp luật có liên quan; bảo vệ cảnh quan thiên
nhiên, môi trường, bảo tồn các di tích lịch sử, văn hoá và các công trình kiến
trúc có giá trị; sử dụng hiệu quả đất đai xây dựng công trình.
3. Làm căn cứ để thanh tra, giám sát việc thi
công xây dựng công trình, xử lý các vi phạm về trật tự xây dựng và đăng ký cấp Giấy
chứng nhận sở hữu công trình.
Điều 2. Phạm vi điều
chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy định này điều chỉnh các hoạt động liên
quan đến công tác cấp Giấy phép xây dựng và quản lý xây dựng theo Giấy phép xây
dựng trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.
2. Chủ đầu tư tham gia hoạt động xây dựng trên
địa bàn tỉnh Bình Thuận phải thực hiện theo Quy định này và các quy định pháp luật
khác có liên quan; trước khi khởi công xây dựng công trình phải có Giấy phép
xây dựng trừ trường hợp xây dựng các công trình theo quy định tại khoản 1, Điều
19, Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của Chính phủ (trừ điểm
c, khoản 1, Điều 19 Nghị định số 12/2009/NĐ-CP).
3. Đối với các nội dung liên quan đến trình
tự, thủ tục cấp phép xây dựng các công trình: Quán bar, Karaoke và các công
trình hoạt động sản xuất có gây tiếng ồn trong khu dân cư, Ủy ban nhân dân tỉnh
sẽ có quy định riêng.
Điều 3. Điều kiện cấp Giấy phép xây dựng công trình thực hiện theo
quy định tại Điều 65 của Luật Xây dựng.
Điều 4. Yêu cầu chung
về hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng
1. Bản vẽ phải do tổ chức hoặc cá nhân có đủ
điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng công trình quy định tại Điều 36,
47, 48, 49, 54 của Nghị định số 12/2009/NĐ-CP ngày 12 tháng 02 năm 2009 của
Chính phủ (trừ nhà ở quy định tại khoản 4, khoản 5 Điều này).
2. Bản vẽ thiết kế xây dựng công trình phải có
kích cỡ, tỷ lệ, khung tên và được thể hiện theo các tiêu chuẩn xây dựng. Trong khung
tên từng bản vẽ phải có tên, chữ ký của người trực tiếp thiết kế, chủ trì thiết
kế, chủ nhiệm thiết kế, người đại diện theo pháp luật của nhà thầu thiết kế và dấu
của nhà thầu thiết kế xây dựng công trình, trừ trường hợp nhà thầu thiết kế là cá
nhân hành nghề độc lập. Tất cả các bản vẽ thiết kế đều phải in đúng tỷ lệ và thể
hiện bằng tiếng Việt Nam.
3. Nhà ở riêng lẻ có tổng diện tích xây dựng
sàn lớn hơn 250 m2 hoặc từ 3 tầng trở lên hoặc nhà ở trong các khu di sản văn
hóa, di tích lịch sử - văn hóa, thì việc thiết kế phải do tổ chức, cá nhân có
đủ điều kiện năng lực hoạt động thiết kế xây dựng thực hiện.
4. Nhà ở riêng lẻ có quy mô nhỏ hơn nhà ở quy
định tại khoản 3 Điều này thì cá nhân, hộ gia đình được tự tổ chức thiết kế hoặc
thuê tổ chức, cá nhân thiết kế nhưng phải phù hợp với quy hoạch xây dựng được
duyệt và chịu trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng thiết kế, tác động của
công trình đến môi trường và an toàn của các công trình lân cận.
5. Nhà ở riêng lẻ nông thôn có quy mô nhỏ hơn
nhà ở quy định tại khoản 3, Điều này thì bản vẽ thiết kế xây dựng chủ yếu là
bản vẽ sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất và các công trình liền kề
(nếu có) do chủ nhà tự vẽ hoặc thuê tổ chức, cá nhân lập và được thể hiện theo
mẫu tại Phụ lục số 5 của Thông tư số 03/2009/TT-BXD ngày 26 tháng 3 năm 2009
của Bộ Xây dựng (Mẫu số 9 phụ lục đính kèm).
6. Các công trình xây dựng nằm trong khu vực bảo
vệ di tích, di sản văn hoá và danh lam, thắng cảnh đã được công nhận phải tuân thủ
các quy định của pháp luật về bảo vệ và sử dụng di tích lịch sử, văn hóa và
danh lam, thắng cảnh.
7. Ảnh chụp hiện trạng đối với công trình sửa
chữa, cải tạo yêu cầu phải có Giấy phép xây dựng.
8. Các công trình xây dựng có nguy hiểm về
cháy nổ quy định tại Phụ lục số 3 của Nghị định số 35/2003/NĐ-CP ngày 04 tháng
4 năm 2003 của Chính phủ (Phụ lục đính kèm), ngoài hồ sơ xin cấp phép xây dựng,
chủ đầu tư phải nộp thêm 01 đơn đề nghị thẩm duyệt và 02 hồ sơ thiết kế phòng cháy
chữa cháy (nội dung, thành phần bản vẽ, thuyết minh thực hiện theo Điều 13, 14 của
Nghị định số 35/2003/NĐ-CP) hoặc văn bản thẩm duyệt của cơ quan phòng cháy chữa
cháy.
9. Các công trình nằm trong danh mục phải lập
Báo cáo đánh giá tác động môi trường, đăng ký Bản đăng ký cam kết môi trường; ngoài
hồ sơ xin cấp phép xây dựng, chủ đầu tư phải nộp thêm bản sao Quyết định phê
duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc Bản đăng ký cam kết môi trường.
Chương II
THỦ TỤC
HÀNH CHÍNH VỀ CẤP, GIA HẠN VÀ ĐIỀU CHỈNH GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Điều 5. Thành phần hồ
sơ xin cấp Giấy phép xây dựng
1. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng công trình
(không phải là nhà ở)
a) Tài liệu, giấy tờ liên quan, bao gồm:
- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo Mẫu số
1, 2 và 3, Phụ lục kèm theo tùy theo loại công trình).
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử
dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; trong đó, mục đích
sử dụng đất phải đúng với mục đích xây dựng công trình.
- Bản sao Giấy chứng nhận đầu tư đối với dự án
cấp Giấy chứng nhận đầu tư hoặc văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư đối với dự
án không cấp Giấy chứng nhận đầu tư của cấp thẩm quyền và Giấy chứng nhận đăng
ký kinh doanh.
- Đối với công trình chuyên ngành viễn thông
khi nộp hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải kèm theo văn bản góp ý
thẩm định chuyên ngành kỹ thuật của Sở Thông tin và Truyền thông.
b) Bản vẽ thiết kế đối với công trình dân dụng,
công nghiệp: 02 bộ giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế xin
cấp phép xây dựng, bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể thể hiện kích thước hình học;
hiện trạng sử dụng đất; cao độ địa hình của lô đất và cao độ thiết kế tầng trệt
của công trình; tọa độ đỉnh điểm ranh lô đất theo hệ tọa độ VN-2000 khu vực
Bình Thuận; vị trí định vị công trình trên lô đất và các công trình lân cận (đường
giao thông, kè biển … ) xác định chỉ giới xây dựng được thể hiện trên bản vẽ tỷ
lệ 1/200 đến tỷ lệ 1/500;
- Mặt bằng các tầng; các mặt đứng chính, mặt
cắt chủ yếu và mặt bằng, mặt cắt móng của công trình, tỷ lệ 1/50 đến tỷ lệ
1/200;
- Sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ
hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thóat
nước thải, tỷ lệ 1/100 đến tỷ lệ 1/200;
c) Bản vẽ thiết kế đối với công trình tượng
đài, tranh hoành tráng: 02 bộ giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết
kế xin cấp phép xây dựng, bao gồm:
- Mặt bằng tổng thể thể hiện kích thước hình học,
cao độ địa hình của lô đất, tọa độ đỉnh điểm ranh lô đất theo hệ tọa độ VN-2000
khu vực Bình Thuận, vị trí định vị công trình trên lô đất và các công trình lân
cận (đường giao thông, kè biển …) xác định chỉ giới xây dựng được thể hiện trên
bản vẽ tỷ lệ 1/200 hoặc tỷ lệ 1/500;
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng chính, mặt
cắt chủ yếu và mặt bằng, mặt cắt móng của công trình, tỷ lệ 1/50 hoặc tỷ lệ
1/200;
- Sơ đồ vị trí hoặc tuyến công trình; sơ đồ
hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp điện, cấp nước, thoát nước mưa, thóat nước
thải, tỷ lệ 1/100 hoặc tỷ lệ 1/200.
d) Bản vẽ thiết kế đối với công trình hạ tầng
kỹ thuật (đường giao thông, đường dây tải điện, tuyến cấp nước, tuyến thoát
nước, đường ống dẫn khí, ...): 02 bộ giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ
hồ sơ thiết kế xin cấp phép xây dựng, bao gồm:
- Sơ đồ vị trí tuyến công trình thể hiện rõ
mối liên hệ với các công trình lân cận được thể hiện trên bản vẽ, tỷ lệ 1/1.000
đến tỷ lệ 1/5.000 (tùy theo quy mô công trình);
- Tổng mặt bằng công trình thể hiện rõ toạ
độ, cao độ (theo hệ tọa độ VN2000 lưới chiếu Bình Thuận) tại các điểm chính,
giao lộ, các điểm thay đổi phương vị …, tỷ lệ 1/500 đến tỷ lệ 1/2.000;
- Mặt cắt ngang điển hình của công trình; vị
trí, khoảng cách bố trí tổng hợp đường dây, đường ống, cây xanh, tỷ lệ 1/20 đến
tỷ lệ 1/100;
- Đối với dự án khu đô thị, khu nhà ở phải
kèm theo bản đồ quy hoạch được cấp thẩm quyền phê duyệt.
đ) Bản vẽ thiết kế đối với công trình các
trạm thu, phát sóng thông tin di động (sau đây gọi tắt là trạm BTS): 02 bộ
giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế xin cấp phép xây
dựng, bao gồm:
- Trạm BTS loại 1: Hồ sơ thiết kế đã được chủ
đầu tư tổ chức thẩm định theo quy định bao gồm bản vẽ mặt bằng, mặt cắt, mặt
đứng điển hình; mặt bằng móng của công trình; Sơ đồ đấu nối kỹ thuật cấp điện,
cấp nước;
- Trạm BTS loại 2: Ngoài các tài liệu quy
định như trạm BTS loại 1 nêu trên, chủ đầu tư còn phải bổ sung một hồ sơ về
quyền sở hữu của công trình hiện hữu và kết quả thẩm tra tính ổn định của công
trình hiện hữu đảm bảo khả năng chịu tải cho cột ăng ten khi lắp đặt và sử
dụng.
2. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng nhà ở riêng lẽ
a) Tài liệu, giấy tờ liên quan:
- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng (theo Mẫu số
1 đối với đô thị và số 5 đối với nông thôn, Phụ lục kèm theo);
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử
dụng đất hoặc hợp đồng thuê đất theo quy định của pháp luật; trong đó, mục đích
sử dụng đất phải đúng với mục đích xây dựng công trình.
b) Bản vẽ thiết kế đối với nhà ở đô thị: 02
bộ giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế đề nghị cấp phép
xây dựng, bao gồm:
- Họa đồ vị trí hoặc mặt bằng tổng thể thể hiện
đúng với Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ giới xây dựng, vị trí định vị
công trình trên lô đất, tỷ lệ 1/200 - 1/500;
- Mặt bằng các tầng, các mặt đứng chính, mặt
cắt chủ yếu và mặt bằng móng của công trình, tỷ lệ 1/50 - 1/200;
- Sơ đồ hệ thống và điểm đấu nối kỹ thuật cấp
điện, cấp nước, thoát nước, tỷ lệ 1/100 - 1/200.
c) Bản vẽ thiết kế đối với nhà ở nông thôn:
02 bộ giống nhau đóng thành tập, nội dung mỗi bộ hồ sơ thiết kế đề nghị cấp
phép xây dựng, bao gồm:
- Sơ đồ mặt bằng xây dựng công trình trên lô đất
phải thể hiện rõ kích thước, diện tích chiếm đất của ngôi nhà và các công trình
phụ trên lô đất, khoảng cách tới các công trình xung quanh và các điểm đấu nối điện,
thông tin liên lạc, cấp - thoát nước với các công trình hạ tầng kỹ thuật bên
ngoài (nếu có);
- Trường hợp nhà có tầng lầu thì phải thể
hiện mặt bằng các tầng lầu, mặt cắt và mặt đứng chính công trình;
- Trên bản vẽ phải ghi rõ tên chủ nhà, địa
chỉ nơi ở, địa điểm xây dựng và tên, địa chỉ người vẽ sơ đồ đó. Nội dung và
thành phần bản vẽ thực hiện theo Mẫu số 9 kèm theo Quy định này.
3. Đối với các trường hợp công trình sửa chữa
hoặc cải tạo mà yêu cầu phải xin phép xây dựng:
Ngoài các thành phần hồ sơ theo yêu cầu cho
từng loại công trình được quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2, Điều 5 thì phải bổ
sung thêm các nội dung:
- Ảnh chụp hiện trạng của công trình;
- Kết quả chứng minh độ an toàn về kết cấu công
trình sau khi sửa chữa, cải tạo.
Điều 6. Giấy phép xây
dựng tạm
1. Việc cấp Giấy phép xây dựng tạm chỉ áp
dụng đối với những vùng đã có quy hoạch xây dựng được duyệt và công bố nhưng
chưa thực hiện, có thời hạn được cấp phép xây dựng tạm theo thời hạn thực hiện
quy hoạch xây dựng đã được công bố (trừ những khu vực quy định tại khoản 3 Điều
này); nhưng phải phù hợp với Quy chuẩn xây dựng, Tiêu chuẩn xây dựng, các quy
định về kiến trúc, cảnh quan của khu vực; đảm bảo các quy định về phòng cháy,
chữa cháy và vệ sinh môi trường. Quy mô công trình tạm tối đa 2 tầng.
2. Khi xin phép xây dựng tạm, chủ đầu tư phải
cam kết tự tháo dỡ và không yêu cầu bồi thường đối với nhà ở và công trình được
phép xây dựng tạm khi Nhà nước triển khai thực hiện quy hoạch (giải phóng mặt bằng),
nếu không tự phá dỡ thì bị cưỡng chế và chủ đầu tư phải chịu mọi chi phí cho việc
phá dỡ công trình.
3. Không cấp Giấy phép xây dựng tạm trong
những khu vực:
a) Đã có chủ trương triển khai đầu tư xây
dựng công trình của cấp có thẩm quyền.
b) Trong khu dân cư và khu đô thị đã đầu tư
hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật theo quy hoạch xây dựng nhưng nội dung xin
phép xây dựng không phù hợp với quy hoạch xây dựng được duyệt.
c) Trong hành lang bảo vệ các công trình hạ tầng
kỹ thuật theo quy định của pháp luật. Trong trường hợp Nhà nước chưa thực hiện giải
toả, di dời thì chỉ được phép sửa chữa công trình hiện trạng (không cho phép
xây dựng mới).
5. Hồ sơ xin cấp phép xây dựng tạm a) Tài
liệu, giấy tờ liên quan:
- Đơn xin cấp Giấy phép xây dựng tạm (theo mẫu
số 6, phụ lục kèm theo);
- Bản sao một trong những giấy tờ về quyền sử
dụng đất theo quy định của pháp luật.
b) Bản vẽ thiết kế: Thực hiện như khoản 1,
khoản 2 Điều 5 Quy định này. Điều
Điều 7.Gia hạn Giấy
phép xây dựng
1. Trong thời hạn 12 tháng kể từ ngày được
cấp Giấy phép xây dựng mà công trình chưa khởi công xây dựng thì người xin cấp
Giấy phép xây dựng phải xin gia hạn Giấy phép xây dựng; nếu không xin gia hạn
thì Giấy phép xây dựng đã cấp không còn hiệu lực.
2. Hồ sơ xin gia hạn Giấy phép xây dựng, bao
gồm:
- Đơn xin gia hạn Giấy phép xây dựng (theo
Mẫu số 7, Phụ lục kèm theo); - Bản chính Giấy phép xây dựng đã được cấp.
Điều 8. Điều chỉnh
Giấy phép xây dựng
1. Khi có nhu cầu xây dựng công trình khác với
nội dung Giấy phép xây dựng đã cấp về: Vị trí xây dựng công trình, cốt nền xây dựng
công trình, diện tích xây dựng, tổng diện tích sàn, chiều cao công trình và những
nội dung khác được ghi trong Giấy phép xây dựng chủ đầu tư phải xin điều chỉnh Giấy
phép xây dựng (kể cả phòng cháy, chữa cháy đối với những công trình có yêu cầu
thẩm duyệt về phòng cháy, chữa cháy) trước khi thi công xây dựng công trình
theo nội dung điều chỉnh.
2. Trường hợp nội dung điều chỉnh Giấy phép
xây dựng làm thay đổi lớn đến mục tiêu đầu tư ban đầu của dự án đã được chấp
thuận thì chủ đầu tư phải lập thủ tục trình cấp thẩm quyền chấp thuận đầu tư
(hoặc cấp Giấy chứng nhận đầu tư) có ý kiến chấp thuận bằng văn bản (hoặc điều
chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư) trước khi gửi hồ sơ đến cơ quan cấp Giấy phép xây
dựng để xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng.
3. Trường hợp nội dung điều chỉnh Giấy phép
xây dựng không làm thay đổi đến mục tiêu đầu tư ban đầu của dự án thì cơ quan
cấp Giấy phép xây dựng căn cứ vào tiêu chuẩn, quy chuẩn và các quy định hiện
hành xem xét, giải quyết theo đề nghị của chủ đầu tư.
4. Hồ sơ xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng,
bao gồm:
- Đơn xin điều chỉnh Giấy phép xây dựng (theo
Mẫu 8, Phụ lục kèm theo);
- Bản sao Quyết định phê duyệt Báo cáo đánh
giá tác động môi trường (đối với dự án phải lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường)
hoặc Bản đăng ký cam kết môi trường (đối với dự án chỉ đăng ký cam kết môi trường)
về nội dung điều chỉnh;
- Bản chính Giấy phép xây dựng kèm bản vẽ
được cấp;
- 02 bộ bản vẽ thiết kế điều chỉnh. Các yêu cầu
về nội dung bản vẽ thiết kế điều chỉnh tương tự như hồ xin cấp phép xây dựng
lần đầu; trong đó bản vẽ mặt bằng tổng thể còn phải thể hiện rõ thêm về vị trí
công trình cũ và mới cần điều chỉnh thiết kế.
Điều 9. Trách nhiệm
của chủ đầu tư
1. Liên hệ với cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
để được hướng dẫn cụ thể và nhận mẫu đơn xin phép xây dựng (chủ đầu tư có thể
tự soạn thảo mẫu đơn xin phép xây dựng đúng theo mẫu đơn quy định của pháp
luật).
2. Lập hồ sơ xin phép xây dựng như Điều 5,
Điều 6 Quy định này trên cơ sở những thông tin quy hoạch đã được công bố hoặc
đề nghị cơ quan cấp phép xây dựng cung cấp bằng văn bản.
3. Nộp hồ sơ xin cấp phép xây dựng tại bộ
phận một cửa của cơ quan cấp phép xây dựng và nhận biên nhận hẹn trả kết quả.
4. Đóng lệ phí theo quy định của Quyết định
này trước khi nhận Giấy phép xây dựng.
Điều 10. Trách nhiệm
của cơ quan cấp phép xây dựng
1. Bộ phận một cửa cấp mẫu đơn xin cấp phép
xây dựng cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu; tiếp nhận hồ sơ xin cấp Giấy phép xây
dựng, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
2. Khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, bộ phận một cửa
phải có Giấy biên nhận, trong đó xác định ngày trả kết quả. Biên nhận hồ sơ làm
thành hai bản, một bản giao cho chủ đầu tư và một bản lưu tại cơ quan cấp Giấy
phép xây dựng (theo Mẫu số 10a, 10b, 10c Phụ lục kèm theo Quy định này).
3. Đối với công trình có yêu cầu thẩm duyệt phòng
cháy chữa cháy; trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, bộ phận
một cửa làm thủ tục chuyển trực tiếp những hồ sơ liên quan đến bộ phận một cửa của
cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy để tổ chức thẩm định và phê duyệt theo
quy định.
4. Đối với hồ sơ xin cấp Giấy phép xây dựng chưa
đầy đủ hoặc chưa đúng quy định, bộ phận một cửa phải giải thích, hướng dẫn (một
lần) cho người xin cấp Giấy phép xây dựng bổ sung hồ sơ theo đúng quy định bằng
văn bản (theo Mẫu số 11 Phụ lục kèm theo Quy định này). Trường hợp hồ sơ đã được
bộ phận một cửa tiếp nhận nhưng quá trình thụ lý hồ sơ bộ phận chuyên môn phát
hiện có nội dung không đảm bảo theo quy định thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
có văn bản chuyển trả hồ sơ cho chủ đầu tư, hướng dẫn chủ đầu tư điều chỉnh, bổ
sung theo quy định. Thời gian chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ không tính vào thời
hạn cấp Giấy phép xây dựng.
Điều 11. Thời hạn
cấp, điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xây dựng
1. Trường hợp hồ sơ đủ điều kiện cấp phép xây
dựng thì thời gian cấp phép xây dựng:
a) Đối với công trình (không phải nhà ở riêng
lẽ và trạm BTS):
- Không có yêu cầu thẩm định phòng cháy chữa
cháy: Không quá 20 ngày làm việc;
- Có yêu cầu thẩm định phòng cháy chữa cháy:
Không quá 25 ngày làm việc.
b) Đối với nhà ở riêng lẽ và trạm BTS:
- Không có yêu cầu thẩm định phòng cháy chữa
cháy: Không quá 15 ngày làm việc;
- Có yêu cầu thẩm định phòng cháy chữa cháy:
Không quá 20 ngày làm việc.
2. Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện cấp
Giấy phép xây dựng thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải có văn bản hướng dẫn
đầy đủ (một lần) cho chủ đầu tư. Thời hạn hướng dẫn chậm nhất là 10 ngày làm việc
đối với công trình và 07 ngày làm việc đối với trạm BTS và nhà ở riêng lẻ kể từ
ngày tiếp nhận hồ sơ.
3. Đối với công trình có yêu cầu thẩm định về
phòng cháy, chữa cháy thì cơ quan quản lý phòng cháy chữa cháy thẩm định hồ sơ không
quá 15 ngày làm việc đối với dự án nhóm A, 10 ngày làm việc đối với dự án nhóm B
và C. Cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy phải có trách nhiệm chuyển kết quả cho
cơ quan cấp phép xây dựng. Sau thời gian quy định nếu cơ quan cấp phép xây dựng
không nhận được kết quả thẩm định thì cơ quan cấp phép xây dựng tiến hành cấp Giấy
phép xây dựng, mọi hậu quả xảy ra (nếu có) cơ quan nêu trên phải chịu trách
nhiệm.
Trường hợp hồ sơ chưa đủ điều kiện để thẩm định
về phòng cháy chữa cháy thì cơ quan quản lý phòng cháy, chữa cháy trong thời
gian 05 ngày làm việc kể từ khi nhận hồ sơ phải có văn bản hướng dẫn đầy đủ (một
lần) chuyển trực tiếp về bộ phận một cửa của cơ quan cấp phép xây dựng để thông
báo cho chủ đầu tư.
Chủ đầu tư có thể nộp trực tiếp hồ sơ đến cơ
quan phòng cháy, chữa cháy và nhận kết quả trực tiếp tại cơ quan trên; nộp kết
quả cho cơ quan cấp phép xây dựng đồng thời với hồ sơ xin cấp Giấy phép xây
dựng.
4. Thời hạn điều chỉnh Giấy phép xây dựng
không quá 10 ngày làm việc đối với công trình và 7 ngày làm việc đối với nhà ở
riêng lẻ, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ. Đối với những công trình sau khi
điều chỉnh yêu cầu phải thẩm định phòng cháy, chữa cháy thì cơ quan cấp phép
xây dựng được phép kéo dài thời gian điều chỉnh Giấy phép xây dựng không quá 10
ngày làm việc so với thời gian quy định tại khoản 1, Điều này.
5. Thời gian xét cấp gia hạn Giấy phép xây
dựng chậm nhất là 5 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Điều 12. Xin ý kiến
các cơ quan có liên quan
1. Khi cần làm rõ thông tin liên quan đến các
cơ quan khác để phục vụ cho việc cấp Giấy phép xây dựng mà không thuộc trách
nhiệm của người xin cấp Giấy phép xây dựng, thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
có trách nhiệm lấy ý kiến các cơ quan có liên quan để làm rõ và xử lý.
2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ khi
nhận được công văn xin ý kiến của cơ quan cấp phép xây dựng, các cơ quan được hỏi
ý kiến phải có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng.
Quá thời hạn trên nếu không có văn bản trả lời thì cơ quan cấp Giấy phép xây dựng
thực hiện việc cấp Giấy phép xây dựng; cơ quan được xin ý kiến phải chịu trách nhiệm
trước pháp luật về mọi hậu quả xảy ra do việc không trả lời hoặc trả lời chậm trễ
đối với nội dung yêu cầu.
Điều 13. Cấp Giấy
phép xây dựng và thu lệ phí
1. Giấy phép xây dựng được lập thành 02 bản
chính, 01 bản cấp cho chủ đầu tư, 01 bản lưu tại cơ quan cấp Giấy phép xây
dựng.
2. Cơ quan cấp Giấy phép xây dựng gửi bản
photocoppy Giấy phép xây dựng cho Ủy ban nhân dân cấp xã và cơ quan quản lý xây
dựng cấp huyện nơi công trình xây dựng biết để kiểm tra, theo dõi việc xây dựng
công trình.
3. Trước khi giao Giấy phép xây dựng cho chủ
đầu tư, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng thu lệ phí thẩm định phòng cháy, chữa
cháy (để chuyển cho cơ quan thẩm định) và lệ phí cấp Giấy phép xây dựng theo
quy định; ngoài các khoản lệ phí nêu trên, cơ quan cấp Giấy phép xây dựng không
được yêu cầu chủ đầu tư phải đóng thêm khoản phí hoặc thuế nào khác.
Chương III
THẨM
QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP XÂY DỰNG
Điều 14. Giám đốc Sở
Xây dựng
Cấp Giấy phép xây dựng các công trình thuộc
dự án đầu tư của các tổ chức; công trình chỉ lập Báo cáo kinh tế kỹ thuật do Ủy
ban nhân dân tỉnh hoặc Sở Kế hoạch và Đầu tư phê duyệt; công trình hạ tầng kỹ thuật
(kể cả hạ tầng kỹ thuật khu công nghiệp và cụm công nghiệp); công trình tôn
giáo; công trình di tích lịch sử - văn hoá; công trình tượng đài, tranh hoành tráng;
công trình thuộc dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài; những công trình
trên các đường phố chính trong đô thị (loại II) thuộc địa bàn thành phố Phan Thiết,
gồm các trục đường: Nguyễn Tất Thành, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, Lê Duẩn, Hùng
Vương, Trần Hưng Đạo, 19 tháng 4, Trần Quý Cáp, Từ Văn Tư (kể cả phần nối dài),
Nguyễn Văn Linh (kể cả phần nối dài), Nguyễn Hội, Nguyễn Thông, Nguyễn Đình Chiểu,
Huỳnh Thúc Kháng và ĐT.706B; công trình của hộ kinh doanh cá thể và nhà ở có
quy mô từ 07 tầng trở lên.
Điều 15. Trưởng Ban
Quản lý các khu công nghiệp
Cấp Giấy phép xây dựng công trình trong các
khu công nghiệp đối với công trình xây dựng phải có Giấy phép xây dựng thuộc
phạm vi do mình quản lý (trừ công trình quy định tại Điều 14).
Điều 16. Ủy ban nhân
dân các huyện, thị xã, thành phố
Cấp Giấy phép xây dựng các công trình chỉ lập
Báo cáo kinh tế kỹ thuật thuộc nguồn vốn ngân sách nhà nước và thẩm quyền quyết
định đầu tư của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; công trình
tín ngưỡng dân gian; công trình xây dựng của hộ kinh doanh cá thể, công trình xây
dựng trong các cụm công nghiệp, làng nghề và nhà ở riêng lẻ ở đô thị thuộc địa giới
hành chính do các huyện, thị xã, thành phố quản lý (trừ các công trình quy định
tại Điều 14 và 15).
Điều 17. Ủy ban nhân
dân cấp xã
Cấp Giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ cho hộ
cá nhân tại khu dân cư nông thôn; nhà ở dọc hai bên quốc lộ, tỉnh lộ và huyện
lộ thuộc địa giới hành chính do xã quản lý theo quy định phải xin Giấy phép xây
dựng.
Điều 18. Xử lý chuyển
tiếp
Việc điều chỉnh, gia hạn Giấy phép xây dựng
công trình theo phân cấp trước đây tại Quyết định số 45/2007/QĐ-UBND ngày 15 tháng
8 năm 2007 của Ủy ban nhân dân tỉnh nay nếu chủ đầu tư có yêu cầu thì thực hiện
theo nội dung phân cấp tại Chương III Quyết định này.
Chương IV
TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
Điều 19. Cơ quan cấp
Giấy phép xây dựng
1. Niêm yết công khai các quy định, thủ tục
hành chính, giấy tờ, hồ sơ, mức thu lệ phí và thời gian giải quyết các loại
công việc tại bộ phận một cửa.
2. Cung cấp bằng văn bản thông tin liên quan
đến cấp Giấy phép xây dựng khi có yêu cầu của tổ chức, cá nhân xin cấp Giấy
phép xây dựng. Thời hạn cung cấp thông tin chậm nhất là 07 ngày làm việc, kể từ
khi được yêu cầu.
3. Người có thẩm quyền cấp Giấy phép xây dựng
phải chịu trách nhiệm trước pháp luật và bồi thường thiệt hại do việc cấp Giấy
phép xây dựng sai, không cấp Giấy phép xây dựng theo quy định hoặc cấp Giấy
phép xây dựng chậm nhưng không có lý do theo quy định của pháp luật.
4. Phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có
công trình xây dựng kiểm tra việc thực hiện xây dựng công trình theo Giấy phép;
xử lý các hành vi vi phạm về xây dựng theo quy định của pháp luật.
Điều 20. Trách nhiệm
phối hợp của các cơ quan, tổ chức liên quan
1. Cơ quan Cảnh sát phòng cháy chữa cháy
thuộc Công an tỉnh khi nhận được hồ sơ yêu cầu thẩm định và phê duyệt về phòng
cháy chữa cháy có trách nhiệm thực hiện và chuyển trực tiếp kết quả đến bộ phận
một cửa của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng đúng thời gian quy định.
2. Các cơ quan, tổ chức liên quan khi nhận
được văn bản yêu cầu cung cấp thông tin của cơ quan cấp Giấy phép xây dựng phải
có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho cơ quan cấp Giấy phép xây dựng trong
thời gian quy định.
3. Các cơ quan cung cấp các dịch vụ điện,
nước, cấp chứng nhận đăng ký kinh doanh khi có yêu cầu của cơ quan cấp Giấy
phép xây dựng đối với công trình xây dựng vi phạm hành chính (không có Giấy
phép xây dựng hoặc sai Giấy phép xây dựng) thì phải ngưng cung cấp dịch vụ
điện, nước và thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định.
4. Ủy ban nhân dân thành phố, thị xã, huyện
và cấp xã
a) Quản lý theo dõi việc xây dựng tại địa bàn
mình quản lý; khi phát hiện những sai phạm trong hoạt động xây dựng thì phải xử
lý đúng theo quy định của pháp luật; chỉ đạo cơ quan chuyên môn và các lực
lượng địa phương phối hợp ngăn chặn những hành vi vi phạm theo quy định của
pháp luật.
b) Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị
xã, thành phố: Có trách nhiệm xác định các khu vực nông thôn phải xin cấp phép
xây dựng để làm căn cứ cho Ủy ban nhân dân xã thực hiện việc cấp Giấy phép xây
dựng và quản lý trật tự xây dựng nhà ở nông thôn đối với các trung tâm xã, cụm
xã nếu có hướng phát triển thành đô thị, nhưng chưa có quy hoạch xây dựng được
duyệt.
Điều 21. Khen thưởng
và xử lý vi phạm
1. Tổ chức, cá nhân có thành tích trong quản
lý xây dựng, cấp phép xây dựng thì được khen thưởng.
2. Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm Quy
định này thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý theo quy định của pháp
luật.
Điều 22. Giải quyết
khiếu nại, tố cáo
Việc khiếu nại, tố cáo trong hoạt động cấp
Giấy phép xây dựng được xem xét, giải quyết theo quy định của Luật Khiếu nại,
tố cáo.
Điều 23. Điều khoản
thi hành
1. Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các sở,
ngành liên quan, Ủy ban nhân dân thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi và các huyện
nghiên cứu, bổ sung, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về cấp Giấy phép xây
dựng và quản lý xây dựng.
2. Thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền cấp Giấy phép
xây dựng chịu trách nhiệm ban hành Quy chế quy định quy trình tiếp nhận, luân chuyển
hồ sơ, trình ký và trả kết quả cho chủ đầu tư; trách nhiệm của các bộ phận và cán
bộ, công chức liên quan trong quy trình thực hiện theo cơ chế một cửa liên
thông.
3. Sở Xây dựng có trách nhiệm triển khai, hướng
dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy định này.
4. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc,
các tổ chức và cá nhân phản ảnh kịp thời về Sở Xây dựng để hướng dẫn giải quyết.
Trường hợp vượt thẩm quyền, Sở Xây dựng tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem
xét, giải quyết./.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|