ỦY BAN NHÂN
DÂN TỈNH KON TUM
ĐỀ ÁN
PHÁT TRIỂN
LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG
TỈNH KON
TUM GIAI ĐOẠN 2011 – 2015
Kon Tum,
tháng 8/2011.
|
ĐỀ
ÁN
PHÁT
TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO HƯỚNG BỀN VỮNG TỈNH KON TUM GIAI ĐOẠN 2011-2015
(Ban
hành kèm theo Quyết định số: 23/2011/QĐ-UBND ngày 29/8/2011 của UBND tỉnh Kon
Tum)
Phần
1.
MỞ ĐẦU
I. SỰ CẦN THIẾT PHẢI
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Nghị quyết Đại hội đại
biểu lần thứ XIV Đảng bộ tỉnh Kon Tum đề ra nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh
tế trong giai đoạn 2011- 2015 là: Khai thác tốt các tiềm năng, lợi thế để
phát triển một số ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh
tế, thúc đẩy tăng trưởng nhanh và bền vững. Như vậy, việc xác
định các tiềm năng và lợi thế của tỉnh để khai thác sử dụng có hiệu quả được
xem là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu.
Tỉnh Kon Tum có nguồn tài nguyên thiên
nhiên phong phú như tài nguyên rừng, tài nguyên nước, đất đai và khoáng sản,
trong đó rừng là nguồn tài nguyên có thể tái tạo, có giá trị nhiều mặt, cho nên
tiềm năng và lợi thế lớn hơn so với các nguồn tài nguyên khác nếu được khai
thác sử dụng bền vững và hiệu quả. Tổng diện tích rừng và đất lâm nghiệp của tỉnh là 733.010,1 ha, chiếm 75,7 %
diện tích tự nhiên (diện tích có rừng là: 650.297,3 ha, diện tích
đất đồi núi không có rừng là 82.712,8 ha). Độ che phủ của rừng chiếm 66,7
%. Xét về quy mô diện tích, ngành lâm nghiệp đang
quản lý và sử dụng diện tích đất đai lớn nhất trong các ngành kinh tế của tỉnh,
phân bố ở vùng sâu vùng xa, là địa bàn sinh sống của hơn 265.000 người dân, chủ
yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số. Xét về giá trị tài nguyên, rừng là nguồn
cung cấp các loại lâm sản hàng hóa, dịch vụ to lớn và đa dạng cho phát triển
kinh tế, bảo vệ môi trường và bảo tồn đa dạng sinh học. Đây là tiềm năng
và lợi thế để ngành lâm nghiệp khai thác và sử dụng, đóng góp tương xứng vào sự
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Trong những năm qua, ngành lâm nghiệp
đã có nhiều tiến bộ trong công tác bảo vệ và phát triển rừng, đạt một số kết
quả nhất định để nâng cao độ che phủ rừng, đảm bảo khả năng phòng hộ đầu nguồn,
đóng góp một phần đáng kể cho nguồn thu ngân sách và nâng cao đời sống người
dân miền núi. Tuy nhiên, phải thẳng thắn thừa nhận rằng công tác quản lý tài
nguyên rừng và tổ chức sản xuất của ngành lâm nghiệp hiện nay còn nhiều hạn chế
và yếu kém. Tiềm năng và lợi thế của tài nguyên rừng chưa được khai thác sử
dụng có hiệu quả, ngược lại còn tạo thêm gánh nặng cho ngân sách Nhà nước và áp
lực dư luận xã hội trong công tác quản lý, bảo vệ rừng. Những biểu hiện rõ nhất
là: Tốc độ phục hồi và phát triển rừng chậm, chất lượng và hiệu quả rừng trồng
thấp; công nghiệp khai thác, chế biến gỗ và lâm sản trì trệ; nạn phá rừng, lấn
chiếm đất rừng và khai thác gỗ trái phép ngày càng gia tăng, gây áp lực cho
ngành trong công tác quản lý, bảo vệ rừng; hệ thống tổ chức quản lý rừng chưa
hợp lý, nên hiệu lực và hiệu quả quản lý hạn chế nhiều mặt; giá trị đầu tư cho
lâm nghiệp không đáp ứng nhu cầu phát triển ổn định.
Xuất phát từ tình hình thực tế hiện
tại và yêu cầu phát triển trong tương lai, đòi hỏi phải
củng cố và điều chỉnh toàn diện các hoạt động sản xuất lâm nghiệp theo
hướng quản lý, sử dụng và phát triển tài nguyên rừng bền vững, phù hợp xu thế đổi mới của đất nước và quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Đề án "Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
tỉnh Kon tum, giai đoạn 2010 -2015" được xây dựng nhằm đáp ứng yêu
cầu cấp thiết đó.
II. CĂN CỨ PHÁP LÝ
XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
Đề án được xây dựng trên cơ sở các văn
bản pháp lý sau:
1. Luật Bảo vệ
và Phát triển rừng năm 2004;
2. Luật Đất đai
năm 2003;
3. Luật Bảo vệ
môi trường 2005;
4. Các Nghị
định của Chính phủ: số 200/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 về sắp xếp đổi mới và
phát triển lâm trường quốc doanh; số 23/2006/NĐ-CP ngày 3/3/2006 về thi hành
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng; số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 về giao đất,
cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp; số 135/2005/NĐ-CP ngày 8/11/2005 về việc giao
khoán đất nông nghiệp, đất rừng sản xuất và đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản
trong các nông trường quốc doanh, lâm trường quốc doanh; số 05/2008/NĐ-CP ngày
14/1/2008 về việc thành lập Quỹ bảo vệ và phát triển rừng; số 99/2010/NĐ-CP
ngày 24/9/2010 về chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng.
5. Các Quyết
định của Thủ tướng Chính phủ: số 304/2005/QĐ-TTg ngày 23/11/2005 về việc thí
điểm giao rừng, khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình và cộng đồng trong buôn làng
là đồng bào dân tộc thiểu số tại chổ ở các tỉnh Tây nguyên; số 186/2006/QĐ-TTg
ngày 14/8/2006 về việc ban hành Quy chế quản lý rừng; số 147/2007/QĐ-TTg ngày
10/9/2007 về một số chính sách phát triển rừng sản xuất giai đoạn 2007-2015; số
18/2007/QĐ-TTg ngày 05/02/2007 về việc phê duyệt Chiến lược phát triển lâm
nghiệp Việt Nam giai đoạn 2006-2020; số 581/QĐ-TTg ngày 20/4/2011 về việc phê
duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Kon tum đến năm 2020.
6. Quyết định 2140/QĐ-BNN-TCLN ngày 9/8/2010
của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc công bố hiện
trạng rừng toàn quốc năm 2009.
7. Nghị quyết Đại hội đại biểu đảng bộ tỉnh
Kon Tum lần thứ XIII và XIV;
8. Nghị quyết số 22/2011/NQ-HĐND ngày
05/8/2011 của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa X, kỳ họp thứ 2 về thông qua Đề án
phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015
9. Quyết định 01/2008/QĐ-UBND ngày 09/01/2008
của UBND tỉnh Kon Tum về việc phê duyệt kết quả rà soát 3 loại rừng;
10. Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh
Kon Tum 5 năm (2011-2015).
11. Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 01/7/2011 của
Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2011-2015.
12. Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2009
và các văn bản liên quan khác.
Phần 2.
BỐI
CẢNH XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
I. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN.
1. Vị trí địa lý
Tỉnh Kon Tum nằm ở cực bắc Tây Nguyên, có
đường biên giới chung với hai nước Lào và Căm Pu Chia. Tọa độ địa lý từ 13055’30”
đến 15025’30” vĩ độ Bắc, từ 107020’15” đến 108033’00”
kinh độ Đông.
Giới cận hành chính: Bắc giáp tỉnh Quảng Nam;
Nam giáp tỉnh Gia Lai; Đông giáp tỉnh Quảng Ngãi; Tây giáp nước Cộng hoà dân
chủ nhân dân Lào và Vương quốc Căm Pu Chia.
2. Địa hình.
Nhìn chung địa thế của Kon Tum cao ở phía Bắc
và thấp dần xuống phía Nam, đỉnh cao nhất là ngọn núi Ngọc Linh cao 2.598m. Địa
hình rất đa dạng và phức tạp, với nhiều kiểu địa hình, núi cao, núi trung bình,
núi thấp và vùng thung lũng đan xen nhau. Có thể phân chia thành 4 kiểu địa
hình chính như sau:
2.1. Kiểu địa hình núi cao.
Kiểu địa hình này chiếm 0,7% diện tích tự
nhiên, phân bố chủ yếu ở huyện Đắk Glei và Tu Mơ Rông. Địa hình chia cắt mạnh,
độ dốc bình quân từ 250-300. Độ cao bình quân 1.500m. Tỷ
lệ che phủ rừng lớn, tập trung diện tích rừng có trữ lượng cao, có nhiều nguồn
gen động, thực vật quý hiếm.
2.2. Kiểu địa hình núi trung bình.
Kiểu địa hình này chiếm 61,6% diện tích tự
nhiên, phân bố tập trung ở các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông, Kon Plông và Đắk Hà.
Địa hình khá phức tạp, chia cắt mạnh, độ dốc bình quân từ 200- 250.
Độ cao bình quân 1.200m. Tỷ lệ che phủ rừng cao, là nơi tập trung diện tích
rừng có trữ lượng cao.
2.3. Kiểu địa hình núi thấp.
Kiểu địa hình này chiếm 20,4% diện tích tự
nhiên, phân bố tập trung huyện Sa Thầy, Ngọc Hồi, Đắk Tô và phía nam các huyện
Đắk Hà, Kon Plông. Đây là vùng chuyển tiếp giữa kiểu địa hình núi trung bình và
vùng thung lũng, độ dốc bình quân từ 150- 200, độ cao
trung bình từ 600 - 800 m. Độ che phủ của rừng không cao, rừng tự nhiên còn ít,
rừng trồng manh mún.
2.4. Kiểu địa hình thung lũng và máng
trũng.
Kiểu địa hình này chiếm 17,3% diện tích tự
nhiên, phân bố ở thành phố Kon Tum, Huyện Đắk Glei, Ngọc Hồi và Sa Thầy, nằm
dọc theo các triền sông Đắk Pô Kô, Đăk Pơ Xi và Đăk BLa. Vùng này có địa hình
tương đối bằng phằng, độ cao trung bình từ 400 - 600m, độ dốc trung bình từ 50
- 100.
3. Khí hậu, thuỷ văn.
3.1. Khí hậu.
Kon Tum nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió
mùa, nhưng do nằm trên nhiều kiểu địa hình khác nhau nên Kon Tum có nhiều tiểu
vùng khí hậu khác nhau, có thể phân thành các tiểu vùng sau:
3.1.1. Tiểu vùng khí hậu núi cao Ngọc Linh.
Tiểu vùng này nằm ở phía Bắc của tỉnh, bao
gồm các huyện Đắk Glei, Tu Mơ Rông và Kon Plông. Đặc điểm khí hậu vùng này là
lạnh và ẩm ướt, do ảnh hưởng trực tiếp của vùng Đông Trường Sơn nên vùng này có
lượng mưa rất lớn, lượng mưa đạt trung bình trên 3.000mm/năm. Mưa tập trung vào
các tháng 7, 8 và 9, về mùa khô vùng này vẫn nhận được một lượng mưa đáng kể.
Nhiệt độ trung bình từ 130C- 170C, tháng lạnh nhất tháng
1, nhiệt độ trung bình từ 110C- 150C.
3.1.2. Tiểu vùng khí hậu núi thấp Sa Thầy.
Vùng này bao gồm phía Nam của huyện Sa Thầy,
lượng mưa trung bình từ 2000 mm - 3000 mm, nhiệt độ trung bình từ 200C-23
0C.
3.1.3. Tiểu vùng khí hậu máng trũng Kon Tum.
Vùng này bao gồm Thành phố Kon Tum, huyện Đắk
Hà, vùng này mang đậm nét khí hậu của vùng địa hình máng trũng, lượng mưa hàng
năm ít, chỉ đạt từ 1.700 - 2.200 mm/năm. Nhiệt độ trung bình năm cũng cao hơn
so với hai tiểu vùng trên, trung bình 230C - 250C.
3.2. Thuỷ văn
3.2.1. Nguồn nước mặt.
Kon Tum có nguồn nước mặt khá dồi dào, được
dự trữ từ 4 hệ thống sông lớn và các hồ chứa nước.
- Hệ thống sông Sê San có lưu vực chiếm phần
lớn diện tích của tỉnh, do chảy qua nhiều bậc thềm địa hình nên độ dốc dòng
chảy lớn, nhiều thác ghềnh, do vậy hệ thống sông này có tiềm năng tiềm năng
thuỷ điện lớn. Tổng lượng dòng chảy của sông từ 10-11 tỷ m3 nước.
- Phía Đông bắc là đầu nguồn sông Trà Khúc,
phía Bắc là đầu nguồn sông Thu Bồn và sông Vu Gia. Các sông này đều chảy về các
tỉnh Duyên Hải và đổ ra biển Đông, diện tích lưu vực của 3 con sông này chỉ
chiếm 1/4 diện tích của toàn tỉnh.
- Ngoài nguồn nước mặt từ các hệ thống sông
suối, Kon tum còn có nguồn nước mặt khá dồi dào được chứa từ các hệ thống hồ
chứa thuỷ lợi, thuỷ điện như hồ thuỷ điện Plêi Krông, hồ thuỷ lợi Đăk Hniêng,
Đắk Uy.
3.2.2. Nguồn nước ngầm
Kết quả điều tra của Liên đoàn Địa chất thuỷ
văn miền Nam cho thấy mực nước ngầm của Kon Tum thường phân bố ở độ sâu từ 10 m
-25 m, lưu lượng các lỗ khoan từ 1-3 lít/s. Với trữ lượng nước ngầm như vậy có
thể đáp ứng được nhu cầu cho sản xuất và tiêu dùng.
4. Địa chất thổ nhưỡng
4.1. Địa chất
Kon Tum nằm trong địa khối cổ phía nam hay
gọi là địa khối cổ Kon Tum. Nền địa chất được cấu tạo từ 4 nhóm đá mẹ chủ yếu:
Nhóm đá Macma axít, Nhóm đá sét biến chất, Nhóm đá Macma kiềm, Nhóm nền địa
chất bồi, dốc tụ.
4.2. Thổ nhưỡng.
Đất đai tỉnh KonTum có 5 nhóm đất gồm 16 đơn
vị đất, trong đó nhóm đất đỏ vàng và nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi chiếm khoảng
96% tổng diện tích, phân bố theo các nhóm đất sau:
- Nhóm đất phù sa: gồm 4 đơn vị đất (đất
phù sa được bồi chua Pbc, đất phù sa không được bồi chua Pc,
đất phù sa có tầng loang lổ đỏ vàng Pf, đất phù sa ngòi suối Py)
với tổng diện tích 16.663 ha chiếm tỷ lệ 1,73%.
- Nhóm đất xám bạc màu: gồm 2 đơn vị đất (đất
xám trên phù sa cổ X và đất xám trên đá Macma axit Xa) với tổng
diện tích là 5.066 ha chiếm 0,53%.
- Nhóm đất đỏ vàng: gồm 6 đơn vị đất (đất
nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính Fk, đất nâu vàng trên đá
macma bazo và trung tính Fu, đất đỏ vàng trên đá sét và biến chất Fs,
đất vàng đỏ trên đá macma axit Fa, đất vàng nhạt trên đá cát Fq,
đất nâu vàng trên phù sa cổ Fp) với tổng diện tích 579.788 ha
chiếm 60,3%.
- Nhóm đất mùn vàng đỏ trên núi: gồm 3 đơn vị
đất (đất mùn nâu đỏ trên đá macma bazo và trung tính Hk, đất mùn đỏ vàng
trên đá sét và biến chất Hs, đất mùn vàng đỏ trên đá macma axit Ha) với
tổng diện tích 343.288 ha chiếm 35,7%.
- Nhóm đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ: gồm
1 đơn vị đất là đất thung lũng do sản phẩm dốc tụ D, với tổng diện tích 1.679
ha chiếm 0,17%.
5. Tài nguyên rừng.
Rừng và đất rừng Kon tum chiếm trên 3/4
diện tích tự nhiên của tỉnh, với sự phân bố đa dạng các kiểu rừng, có giá trị
nhiều mặt, cần tiếp tục khảo sát, điều tra, đánh giá đầy đủ để phục vụ cho
công tác quản lý, khai thác, sử dụng bền vững.
5.1. Diện tích, phân bố và các kiểu
rừng.
- Diện tích: Theo số liệu công bố của Bộ Nông
nghiệp &PTNT[1], đến năm 2009, tổng
diện tích đất lâm nghiệp của tỉnh là: 733.010,1 ha, chiếm 75,7 % diện
tích tự nhiên. Trong đó:
+ Diện tích có rừng là: 650.297,3 ha,
bao gồm 610.625,4 ha rừng tự nhiên và 39.671,9 ha rừng trồng. Độ che phủ
của rừng chiếm 66,7 %.
+ Diện tích đất
đồi núi không có rừng là: 82.712,8 ha.
- Phân bố. Rừng phân bố ở hầu
hết các huyện trên địa bàn tỉnh, tuy nhiên không đồng đều. Các huyện có nhiều
rừng, độ che phủ của rừng cao chủ yếu nằm các huyện như Sa Thầy, Đăkglei, Kon
Plông và Tu Mơ Rông, các huyện còn lại độ che phủ của rừng còn khá thấp, điển
hình là thành phố Kon Tum, huyện Đăk Hà, Đăk Tô.
- Các kiểu rừng. Rừng tự nhiên hiện
có ở Kon Tum chủ yếu là rừng gỗ lá rộng thường xanh và nửa rụng lá với diện
tích 478.165 ha (chiếm 76,7%), rừng hỗn giao gỗ lá rộng và lá kim là
10.282 ha (chiếm 1,6 %), rừng hỗn giao gỗ và tre nứa 24.175,4 ha ( 6,3%),
rừng lá kim 14.160 ha (chiếm 2,2%) và rừng tre nứa 80.843 ha (chiếm
12,2%).
5.2. Tiềm năng của
rừng:
Tài nguyên rừng của Kon Tum rất giàu tiềm năng cung cấp gỗ, lâm sản,
có giá trị phòng hộ môi trường to lớn và tính đa dạng sinh học cao.
- Khả năng cung cấp gỗ và lâm sản ngoài gỗ: Theo số liệu tính
toán của Viện Điều tra quy hoạch rừng năm 2005, tổng trữ lượng gỗ rừng tự
nhiên của tỉnh là 56,5 triệu m3 gỗ và 1,4 tỷ cây tre nứa các
loại. Tính toán trên quan điểm khai thác rừng bền vững thì hàng năm có thể
khai thác được từ 30.000- 35.000m3 gỗ tròn từ rừng tự nhiên. Với
39.671,9 ha rừng trồng hiện có của tỉnh, diện tích rừng sản xuất có
thể khai thác cung cấp gỗ nguyên liệu giấy khoảng 16.375 ha [2].
Ngoài sản lượng gỗ kể trên, rừng tự
nhiên của Kon Tum còn có khả năng cung cấp nhiều loại lâm sản khác như
tre nứa, song mây, bông đót, hạt ươi, hạt cà na, chai cục và các loại
dược liệu quí hiếm như Sâm Ngọc Linh, Hồng đẵng Sâm, Vàng đắng...tạo một
lượng giá trị không kém sản phẩm gỗ.
- Giá trị phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ
môi trường, cảnh quan du lịch.
Tỉnh Kon Tum là điểm khởi nguồn sinh thuỷ
của các con sông lớn chảy xuống vùng Duyên hải miền trung, các tỉnh
hạ Lào và Campuchia, trên đó có nhiều công trình thuỷ lợi và thuỷ
điện lớn như công trình thuỷ điện Yaly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4,
Pleikrông, công trình thuỷ lợi Thạch nham. Do trên 75% diện tích đất
của tỉnh phân bố trên những vùng có độ dốc lớn hơn 15 độ, lại nằm
trong vùng có lượng mưa tương đối lớn (từ 1800 mm đến 2000 mm),
phân bố không đều với 80% lượng mưa tập trung vào các tháng mùa mưa
cho nên vấn đề chống xói mòn đất, và điều tiết nguồn nước, bảo vệ
các công trình thuỷ điện, thuỷ lợi nhằm sử dụng hiệu quả nguồn tài
nguyên nước là đặc biệt quan trọng. Chính hệ thống rừng của tỉnh Kon
Tum là nơi nuôi dưỡng nguồn nước cho các dòng sông, bảo vệ đất, bảo
vệ môi trường sống cho người dân trong vùng và tạo nên nhiều vùng sinh
thái cảnh quan của tỉnh hết sức phong phú, đa dạng.
- Về giá trị đa dạng sinh học. Rừng Kon Tum có
tính đa dạng sinh học cao, là cái nôi sinh sống của rất nhiều loài động vật,
thực vật có giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, rừng Kon Tum có khoảng 1.610
loài thực vật thuộc 734 chi của 175 họ thực vật trong đó có nhiều loài thực vật
quý như Sâm Ngọc Linh, Pơ mu, Trầm hương, Vàng đắng, Trắc, Cẩm lai, Gõ đỏ và
các loài khác. Về hệ động vật, có trên 100 loài thú, 350 loài chim và nhiều
loài động vật khác, trong đó có thể kể đến một số loài quý hiếm như Hổ, Bò
rừng, Trĩ, Sao và các loài khác.
6. Ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến sản
xuất lâm nghiệp:
6.1.Thuận lợi: Tỉnh Kon Tum có vị
trí nằm ở ngã 3 biên giới Đông Dương, đất rộng người thưa, tài nguyên rừng còn
phong phú, giàu tiềm năng, điều kiện đất đai và khí hậu phù hợp cây trồng lâm
nghiệp, tạo tiền đề cơ bản cho sự phát triển lâm nghiệp về trồng rừng, khai
thác và chế biến lâm sản.
6.2. Khó khăn: Điều kiện tự nhiên
cũng có rất nhiều yếu tố bất lợi:
- Địa hình chia cắt nhiều, khoảng 54% diện
tích đất lâm nghiệp nằm trên địa hình đất dốc trên 150 và hơn 70%
diện tích phân bố ở độ cao trên 700 m. Hầu hết diện tích đất trống đã qua canh
tác nương rẫy bạc màu, manh mún, rất khó khăn cho việc lựa chọn loài cây trồng
rừng tập trung, tạo những vùng chuyên canh có quy mô lớn. Diện tích rừng hiện
còn nhiều nhưng tập trung ở khu vực phòng hộ xung yếu và rất xung yếu, dọc
đường biên giới cho nên khả năng khai thác sử dụng hạn chế, phải đầu tư cho
công tác quản lý bảo vệ tương đối lớn.
- Điều kiện khí hậu trong khu vực tương đối
khắc nghiệt với hai mùa mưa nắng khá cực đoan: mùa nắng thì khô hạn, nắng nóng
kéo dài, gây chết cây trồng, cháy rừng, thiếu nước sinh hoạt và sản xuất; mùa
mưa thì lượng mưa tập trung, cường độ lớn gây lũ lụt, xói mòn, trở ngại cho
tất cả các hoạt động khai thác, chế biến, lưu thông nông lâm sản.
II. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI
Tỉnh Kon Tum bao gồm 8 huyện và 1 thành phố
Kon Tum, với 81 xã, 10 phường và 6 thị trấn.
1. Dân số và nhà ở. Theo kết quả tổng
điều tra dân số và nhà ở năm 2009, đến ngày 01/4/2009 dân số toàn tỉnh là
430.037 người, trong đó phần lớn sống ở vùng nông thôn với 284.553 người, chiếm
66,2% dân số, khu vực thành thị có 145.484 người chiếm 33,8 %. Mật độ dân số
trung bình 44 người/km2, nơi có mật độ dân cư đông nhất là thành phố
Kon Tum với 319 người/ km2, nơi có mật độ dân cư thấp nhất là huyện
Kon Plông 14 người/km2 và huyện Sa Thầy 16 người/km2. Tỷ
suất tăng dân số bình quân năm là 3,1%.
Tổng số hộ dân cư là 103.105 hộ, toàn bộ số
hộ này đều có nhà ở, trong đó số hộ có nhà kiên cố chiếm 29,3%, nhà bán kiên cố
chiếm 53,5%, nhà ít kiên cố chiếm 9,2% và nhà đơn sơ chiếm 8%.
2. Dân
tộc
Kon Tum là cái nôi chung sống của cộng
đồng với 22 dân tộc, như Kinh, Xơ đăng, Ba na, Giẻ triêng, Gia rai, Brâu, Rơ
mâm và các dân tộc khác. Mỗi dân tộc có đời sống văn hoá truyền thống
đặc thù, được gìn giữ và bảo tồn, tạo nên một bản sắc văn hoá độc
đáo, đa dạng. Theo số liệu thống kê dân tộc Kinh chiếm
tỷ lệ 46,1%, dân tộc Xơ Đăng chiếm 24,4%, dân tộc Ba Na chiếm 11,7%, Giẻ
triêng chiếm khoảng 7%, còn lại là các dân tộc
khác.
3. Lao động.
Tổng số người trong độ tuổi lao động
trong toàn tỉnh tính đến 01/4/2009 là 217.737 người, chiếm 50,8% dân số, bao
gồm chủ yếu là lao động thuộc lĩnh vực Nông - Lâm nghiệp chiếm 71,8% lao động (trong
đó số lao động trong các đơn vị thuộc các lâm trường quốc doanh, các ban quản lý
chỉ có 454 người), các ngành công nghiệp-xây dựng chiếm 4,4% lao động và
trong các ngành thương mại dịch vụ chiếm 23,8% lao động.
Về chất lượng lao động: tỷ lệ lao động
qua đào tạo vẫn còn thấp so với mặt bằng chung của khu vực và cả nước. Số người
15 tuổi trở lên đã được đào tạo chuyên môn kỹ thuật chỉ chiếm 11,9 %, chưa được
đào tạo chuyên môn kỹ thuật chiếm đến 88,1%. Phần lớn lực lượng lao động là
lao động thủ công trong các ngành nông, lâm nghiệp.
Tỷ lệ thất nghiệp toàn tỉnh là 2,06%,
trong đó tỷ lệ thất nghiệp thành thị là 3,3% và nông thôn 1,4%.
4. Kinh
tế.
Theo số liệu thống kê tình hình kinh
tế - xã hội năm 2010 của tỉnh thì tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 14,7%; thu
ngân sách nhà nước trên địa bàn 1.186,5 tỷ đồng; Chi ngân sách địa phương 1.816
tỷ đồng; thu nhập bình quân 702 USD/người/năm; tỷ lệ hộ nghèo (chuẩn năm
2005) 16,48 %; số xã nghèo 51/97 xã (chiếm 52,6%) trong đó, có 8 xã
trọng điểm đặc biệt khó khăn. Về cơ cấu kinh tế, tuy đã có bước chuyển dịch
theo hướng công nghiệp hóa, nhưng tỷ trọng nông lâm nghiệp và thủy sản vẫn còn
lớn, chiếm 44,37% GDP, tương ứng thương mại- dịch vụ chiếm 34,23% và công
nghiệp, xây dựng chỉ chiếm 21,4% GDP. Trong giai đoạn 2006- 2010 tốc độ tăng
trưởng kinh tế (GDP) bình quân hàng năm của giai đoạn là 14,51%.
5. Văn hoá, xã hội và
cơ sở hạ tầng
5.1. Giáo dục:
Trên địa bàn tỉnh có 115 trường tiểu
học, 81 trường trung học cơ sở, 6 trường trung học phổ thông và 90 trường học
mẫu giáo, đã đáp ứng được nhu cầu học tập trước mắt của học sinh trong tỉnh,
tuy nhiên nhiều khu vực vùng sâu vùng xa vẫn còn nhiều trường học tạm xuống
cấp, cần được đầu tư xây dựng mới. Đời sống giáo viên khu vực vùng sâu, vùng xa
còn khó khăn, phần nào ảnh hưởng đến chất lượng dạy và học.
Theo kết quả tổng điều tra dân số và
nhà ở năm 2009, tỷ lệ biết chữ của dân số từ 15 tuổi trở lên là 84,5%, thấp hơn
vùng Tây Nguyên hơn 4% và cả nước 9%. Tỷ lệ số người từ 5 tuổi trở lên đã từng
đi học là 89%, trong đó có 25,9% chưa học xong tiểu học, 26,1% tốt nghiệp tiểu
học, 16% tốt nghiệp trung học cơ sở , 21,1% tốt nghiệp trung học phổ thông trở
lên. Số người từ 5 tuổi trở lên chưa đi học chiếm 11% cao gấp đôi so với cả
nước.
5.2. Đào tạo:
Tỉnh Kon Tum có 2 trường trung học
chuyên nghiệp, với 94 giáo viên và 1.325 học sinh; 02 trường cao đẳng với 77 giáo
viên và 1.647 học sinh và 1 phân hiệu Đại học. Đây là những nơi đào tạo và cung
cấp nguồn nhân lực lao động kỹ thuật cho tỉnh.
5.3. Y tế:
Mạng lưới y tế đã được triển khai từ
tuyến tỉnh đến tuyến huyện, xã. Đến nay 100% xã đã có trạm y tế, toàn tỉnh có
116 cơ sở y tế, trong đó có 9 bệnh viện, 9 phòng khám đa khoa, 01 viện điều
dưỡng và 01 khu điều trị phong. Theo số liệu cập nhật đến năm 2010, có 44,42
giường bệnh/vạn dân, 6,3 bác sỹ/vạn dân, 83,5% số xã có bác sỹ và chỉ có 17,2%
số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế.
5.4. Bưu chính viễn
thông:
Hệ thống thông tin liên lạc đã được
trang bị khắp 9 huyện, thành phố, từ trung tâm các huyện có thể liên lạc tới
tất cả các vùng trong nước và quốc tế. Đối với các trung tâm xã phường, hiện
nay 100% xã, phường đã được trang bị điện thoại với tỷ lệ 15 máy điện thoại/100
dân. Về phát thanh và truyền hình, 100% số xã được phủ sóng truyền thanh, 97,9%
được phủ sóng truyền hình, tỷ lệ hộ được xem đài truyền hình Việt Nam là 84% và
tỷ lệ hộ nghe được đài tiếng nói Việt Nam là 100%.
5.5. Giao thông:
- Giao thông đường bộ: Toàn
tỉnh có 2.905 km giao thông đường bộ, trong đó, đường nhựa có 641 km (chiếm
22%), đường bê tông xi măng có 43,7 km (chiếm 1,5%), đường cấp phối
có 290,5 km (chiếm 10%) và đường đất là 2.930 km (chiếm 66,4%).
+ Quốc lộ gồm 4 tuyến (14,20,24,14C)
với tổng chiều dài là 387 km.
+ Tỉnh lộ gồm 8 tuyến với tổng chiều
dài là 352,6 km.
- Đường vào trung tâm xã và cụm xã:
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh có 91,7% xã có đường giao thông đến trung tâm xã
trong 2 mùa. Ngoài ra còn có 08 xã chưa có tuyến đường giao thông đến trung tâm
xã trong 2 mùa: Xã Đăk Ring, Măng Bút, Ngọc Tem, Đăk Nên huyện Kon Plông; xã
Đăk Ang, huyện Ngọc Hồi; xã Ngọc Lây huyện Tu Mơ Rong, xã Mô Rai, Ya Tăng huyện
Sa Thầy.
- Đường giao
thông biên giới như: Đăk Môn - Đăk Long, Đăk Pét - Đăk Nhong, Đăk Man -
ĐăkBlô... đang thi công và hoàn thiện; đường tuần tra biên giới: đồn biên phòng
713 đã hoàn thành; đồn biên phòng 705 đang thi công.
- Giao thông đường thuỷ: Do đặc
điểm hệ thống sông suối hẹp, dốc, ghềnh thác nên không thể khai thác được vận
tải đường thuỷ. Riêng hệ thống đường thuỷ lòng hồ Ya Ly chưa có nhu cầu vận tải
thuỷ trên lòng hồ nên đến nay chưa triển khai khảo sát luồng lạch.
5.6. Thuỷ lợi:
Toàn tỉnh hiện nay có trên 75 công
trình thuỷ lợi lớn, trên 100 công trình thuỷ lợi nhỏ và nhiều công trình tạm
với năng lực thiết kế tưới lúa nước vụ Đông xuân là 7.750 ha, vụ mùa là 5.100
ha và 1.000 ha cây công nghiệp. Năng lực tưới thực tế là 5.500 ha lúa Đông
xuân, 2.500 ha lúa mùa và 650 ha cây công nghiệp, đạt 60 - 65% năng lực thiết
kế. Các công trình thuỷ lợi đã mang lại hiệu quả nhất định trong sản xuất lương
thực, góp phần định canh định cư, xoá đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.
5.7. Điện:
- Nguồn cung cấp: Hiện tại,
tỉnh Kon Tum được cấp điện từ hệ thống điện miền Trung thông qua tuyến đường
dây 110 KV mạch đơn PleiKu - Kon Tum - Đak Tô và 02 Trạm 110/22KV tại thành phố
Kon Tum và huyện Đak Tô. Các nguồn điện tại chỗ phần lớn là điện lưới 15, 22 KV
gồm: Nhà máy điện Kon Tum (3,4MW), và 02 Trạm thuỷ điện nhỏ: Kon Đào - Đak Tô
(570KW), ĐakPôKô - ĐakGlei (240KW).
- Lưới điện: Toàn
tỉnh có 256 Km đường dây 500 KV đi qua, 77 Km đường dây 110 KV, 812 Km đường
dây trung thế và 583 Km đường dây hạ thế; 245 trạm biến áp 3 pha với tổng công
suất 42.265 KVA, 288 trạm biến áp 1 pha với tổng công suất là 9.800 KVA.
- Tình hình cung cấp
điện:
Đến nay đã có 100% xã, phường, thị trấn được sử dụng điện lưới; tỷ lệ hộ sử
dụng điện trên 98%.
5.8. Các cửa khẩu:
Tỉnh Kon Tum hiện có 03 cửa khẩu, gồm
01 cửa khẩu quốc tế và 02 cửa khẩu phụ. Cửa khẩu quốc tế Bờ Y, hình thành năm
1999, hiện đang hoạt động theo Quyết định 217/2005/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính
phủ. Riêng 02 cửa khẩu phụ Đak Long - Văn Tách (Lào), ĐakPlô - Đak Ba (Lào)
khai thông năm 2005.
6. Ảnh hưởng của điều
kiện kinh tế, xã hội đến phát triển lâm nghiệp.
6.1. Thuận lợi:
- Điều kiện kinh tế, xã
hội trên
địa bàn tỉnh ngày càng phát triển có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình xây dựng
và phát triển lâm nghiệp. Hệ thống cơ sở hạ tầng ngày càng hoàn thiện như giao
thông, điện, thông tin liên lạc đã tạo điều kiện tiếp cận địa bàn sản xuất
thuận lợi, giảm giá thành trong sản xuất và vận chuyển hàng hoá.
- Hoạt động sản xuất lâm nghiệp đã có
sự chuyển biến rõ rệt từ nhiệm vụ khai thác gỗ và lâm sản rừng tự nhiên là chính
chuyển sang nhiệm vụ cơ bản là bảo vệ, xây dựng và phát triển vốn rừng, kinh
doanh lâm sản. Lực lượng sản xuất được xã hội hóa, thu hút nhiều thành phần
kinh tế tham gia, thay dần cơ chế tập trung vào các tổ chức kinh tế của Nhà
nước.
- Đầu tư cho lâm nghiệp ngày càng
tăng, có nhiều dự án, chương trình của quốc gia và quốc tế tham gia vào lĩnh
vực lâm nghiệp như chương trình 327, chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng, Dự
án bảo vệ rừng và phát triển nông thôn, Dự án phát triển rừng bền vững của tổ
chức JICA (Nhật bản), tổ chức GTZ (Đức), Dự án phát triển lâm
nghiệp Flitch (ADB) đã thúc đẩy hoạt động sản xuất lâm nghiệp ngày càng
phát triển, góp phần vào phát triển kinh tế, bảo vệ môi trường và xóa đói giảm
nghèo trên địa bàn tỉnh.
6.2. Khó khăn: Bên cạnh
những ảnh hưởng tích cực, còn có không ít tác động tiêu cực đối với công tác
bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn tỉnh.
- Điều kiện kinh tế xã hội ngày càng
phát triển, thu hút ngày càng nhiều lao động và dân cư đến sinh sống, kéo theo
nhu cầu đất ở, đất sản xuất, gỗ làm nhà và tiêu dùng ngày càng tăng, đã tạo áp
lực lên tài nguyên rừng.
- Tình hình giá cả thị trường đột biến
của một số mặt hàng nông sản như sắn, cà phê, cao su tác động không nhỏ đến
hoạt động bảo vệ và phát triển rừng. Thực tế cho thấy, trong những năm gần đây
tình trạng phát rừng làm nương rẫy, lấn chiếm, sang nhượng đất lâm nghiệp trái
phép để trồng sắn và các loại cây công nghiệp có chiều hướng gia tăng trên địa
bàn tỉnh.
- Việc phát triển cơ sở hạ tầng như
xây dựng các công trình giao thông, đường điện, công trình thủy điện, thủy lợi
và phát triển cao su, cây công nghiệp đã chuyển đổi mục đích sử dụng một diện
tích đất lâm nghiệp khá lớn, làm giảm mạnh diện tích rừng và đất rừng của tỉnh.
- Chất lượng đội ngũ lao động thấp,
không đáp ứng yêu cầu sản xuất quy mô công nghiệp.
III.
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ, BẢO VỆ, PHÁT TRIỂN VÀ SỬ DỤNG RỪNG GIAI ĐOẠN 2000-2010.
1. Tổ chức quản lý
rừng:
1.1. Quy hoạch rừng
theo chức năng sử dụng:
Diện tích đất lâm nghiệp đã được quy
hoạch theo 3 chức năng: phòng hộ, đặc dụng và sản xuất, được định vị trên bản
đồ và thực địa theo một hệ thống quản lý thống nhất từ tỉnh đến từng huyện, xã,
tiểu khu, đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt và công bố năm 2008. Bên cạnh đó,
từ năm 2000 đến 2010, tỉnh triển khai thực hiện chương trình về điều tra theo
dõi diễn biến tài nguyên rừng trên địa bàn tỉnh, theo đó số liệu diện tích,
hiện trạng rừng và đất rừng được theo dõi, cập nhật và Bộ Nông nghiệp và Phát
triển nông thôn công bố hàng năm. Đây là cơ sở dữ liệu quan trọng để lập quy
hoạch, kế hoạch phát triển lâm nghiệp, tổ chức hệ thống quản lý rừng phù hợp.
Diện tích rừng và đất lâm nghiệp tỉnh Kon Tum đến 31/12/2009 phân chia theo 3
loại rừng được tổng hợp tại bảng 1.
Bảng 1. Quy hoạch
diện tích 3 loại rừng theo chức năng sử dụng.
Chức năng
rừng
|
Diện tích
(ha)
|
Tỷ lệ so
diện tích đất lâm nghiệp(%)
|
Tỷ lệ so
tổng diện tích tự nhiên (%)
|
Đặc dụng
|
93.440,8
|
12,7
|
9,7
|
Phòng hộ
|
185.972,2
|
25,4
|
19,2
|
Sản xuất
|
453.597,1
|
61,9
|
46,9
|
Tổng cộng
|
733.010,1
|
100
|
75,8
|
Tuy nhiên, vấn đề hạn chế là sự phân
bố hệ thống rừng phòng hộ chưa liên tục, liền vùng liền khoảnh và ranh giới của
các loại rừng còn khó phân biệt trên thực địa, chưa hoàn thành công tác cắm mốc
phân định ranh giới. Chi tiết trạng thái các loại rừng phân theo chức năng được
tổng hợp ở biểu 1 phần phụ biểu.
1.2. Tổ chức hệ thống
quản lý rừng: Hệ thống quản lý rừng trên địa bàn tỉnh được
tổ chức thống nhất theo quy chế quản lý rừng của Chính phủ quy định.
- Tổ chức quản lý Nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp:
+ Ở cấp tỉnh: UBND tỉnh và các cơ quan
chuyên môn, trực tiếp là Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Sở Tài
nguyên và Môi trường.
+ Ở cấp huyện: UBND huyện và các phòng
chuyên môn trực thuộc, Hạt kiểm lâm huyện.
+ Ở cấp xã: UBND xã và cán bộ kiểm lâm
địa bàn.
- Tổ chức sản xuất
lâm nghiệp.
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn
tỉnh được UBND tỉnh giao cho các chủ thể quản lý và sử dụng (gọi là các chủ
rừng) thể hiện tại bảng 2.
Bảng 2. Diện tích
các loại rừng giao cho các chủ thể quản lý sử dụng.
Quy hoạch
|
Diện tích đất
LN
(ha)
|
BQL Rừng
phòng hộ, Rừng đặc dụng.
|
Công ty Lâm
nghiệp
|
UBND xã.
|
Hộ gia đình
và các thành phần kinh tế khác
|
S
|
%
|
S
|
%
|
S
|
%
|
|
|
Đặc dụng
|
93.440,8
|
93.440,8
|
100,0
|
|
|
|
|
|
|
Phòng hộ
|
185.972,2
|
130.241,0
|
70,0
|
32.401,5
|
17,4
|
23.329,7
|
12,6
|
|
|
Sản xuất
|
453.597,1
|
2.103,6
|
0,4
|
247.105,6
|
54,5
|
104.831,5
|
23,2
|
99.556,4
|
21,9
|
Cộng
|
733.010,1
|
225.785,4
|
30,8
|
279.507,1
|
38,1
|
128.161,2
|
17,5
|
99.556,4
|
13,6
|
Từ số liệu tại bảng 2 cho thấy tình
hình quản lý và sử dụng các loại rừng như sau :
+ Đối với diện tích
rừng đặc dụng:
Toàn bộ diện tích 93.440,8 ha đã được giao cho 3 Ban quản lý rừng đặc dụng quản
lý là Vườn Quốc gia Chư Mom Ray, Khu bảo tồn thiên nhiên Ngọc linh và Khu rừng
đặc dụng Đăk Uy, được tổ chức quản lý theo quy chế quản lý rừng đặc dụng.
+ Đối với diện tích
rừng phòng hộ:
Toàn bộ diện tích 185.972,2 ha rừng phòng hộ của tỉnh là rừng phòng hộ đầu
nguồn, hiện có nhiều chủ thể quản lý khác nhau. Trong đó, 130.241 ha chiếm gần
70% diện tích rừng liền vùng liền khoảnh đã giao cho 8 BQL rừng phòng hộ quản
lý bảo vệ. Diện tích còn lại có 32.401,5 ha do các Công ty Lâm nghiệp thuộc sở
hữu nhà nước quản lý và 23.329,7 ha do UBND xã quản lý.
+ Đối với diện tích
rừng sản xuất: Đây là đối tượng rừng có diện tích lớn nhất
với 453.597,1 ha, được giao cho nhiều chủ thể quản lý khác nhau, bao gồm: Các
Ban quản lý rừng phòng hộ và đặc dụng tạm thời quản lý 2.103,6 ha; Các
Công ty Lâm nghiệp thuộc sở hữu nhà nước quản lý 247.105,6 ha chiếm trên 50%
diện tích rừng sản xuất của tỉnh; các tổ chức kinh tế nước ngoài thuê đất lâm
nghiệp phát triển rừng sản xuất: 2.278 ha; Hộ gia đình và cộng đồng dân cư thôn
nhận đất, nhận rừng theo các Quyết định số 163/QĐ-TTg, 178/QĐ-TTg và 304/2005/QĐ-TTg
của Thủ tướng Chính phủ là 35.279,2 ha; các doanh nghiệp ngoài quốc doanh của
Việt Nam thuê đất trồng rừng và trồng cao su trên đất lâm nghiệp 61.999 ha và
UBND xã quản lý 104.831,5 ha (Chi tiết tại biểu 2A và 2B, phần phụ biểu của
Đề án).
Qua phân tích trên đây cho thấy: Hầu
như toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh đều do các tổ
chức Nhà nước quản lý, sử dụng, chỉ có 13,6% giao cho các thành phần kinh tế
khác. Vấn đề bất cập là các Công ty lâm nghiệp quốc doanh và UBND xã quản lý
một diện tích đất lâm nghiệp rất lớn, nhưng hiệu quả sử dụng đất rất thấp. Việc
quản lý diện tích rừng và đất rừng lớn mà không sử dụng hoặc chưa sử dụng, làm
cho công tác quản lý hết sức khó khăn, nhiều nơi bị người dân địa phương lấn
chiếm lâu dài để canh tác nương rẫy trái phép mà chưa có giải pháp ngăn chặn
một cách cụ thể và triệt để.
1.3. Tình hình cắm mốc ranh giới 3
loại rừng:
Đã được triển khai thực hiện trong năm 2010 và sẽ hoàn thành trong năm 2011
trên địa bàn toàn tỉnh.
1.4. Quá trình hình thành và chuyển
đổi cơ chế quản lý, tổ chức hoạt động của Công ty lâm nghiệp và lâm trường quốc
doanh.
Hệ thống lâm trường, công ty lâm nghiệp quốc
doanh trên địa bàn tỉnh từ khi tái lập tỉnh vào năm 1992 đến năm 2010 có nhiều
sự thay đổi theo hướng sắp xếp, đổi mới cho phù hợp với chủ trương của Chính
phủ và tình hình thực tế sản xuất tại địa phương. Có thể phân chia thành 4 giai
đoạn:
- Giai đoạn 1992 – 1999: Toàn tỉnh có 20 lâm
trường quốc doanh, quản lý diện tích 455.335 ha, trên địa bàn 7 huyện và thị xã
Kon Tum, chiếm 47% diện tích tự nhiên, tương ứng 52,6% diện tích đất lâm nghiệp
cả tỉnh lúc bấy giờ. Trước năm 1993, các lâm trường hoạt động theo cơ chế quản
lý tập trung bao cấp, thực hiện các nhiệm vụ trồng rừng, khai thác, chế biến và
tiêu thụ gỗ theo chỉ tiêu kế hoạch được UBND tỉnh giao. Từ năm 1994, theo tinh
thần Chỉ thị số 12/CT-BLN của Bộ Lâm nghiệp, quản lý tách bạch khâu lâm sinh và
khai thác gỗ, tỉnh triển khai giao kế hoạch khai thác gỗ cho 3 đơn vị đầu mối
khai thác của tỉnh là Xí nghiệp chế biến gỗ, Công ty Xuất nhập khẩu và đầu tư
và Công ty Kinh doanh tổng hợp, toàn bộ xe máy khai thác của các lâm trường thu
gom về Xí nghiệp chế biến gỗ Kon tum. Trên danh nghĩa các lâm trường là doanh
nghiệp Nhà nước kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước (1995),
trên thực tế thì hoạt động như một Doanh nhiệp công ích, thực hiện nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ rừng và dự án 327, sản xuất kinh doanh đình trệ.
- Giai đoạn 1999 -2002: Thực hiện quyết định
số 187/1999/QĐ- TTg của Thủ tướng Chính phủ về sắp xếp, đổi mới lâm trường
quốc doanh, toàn tỉnh có 18 lâm trường quốc doanh, quản lý diện tích 445.232,7
ha, chiếm 46,1% diện tích tự nhiên tương ứng với 51,4% diện tích đất lâm nghiệp
cả tỉnh lúc bấy giờ. Trên danh nghĩa các lâm trường là doanh nghiệp Nhà nước
kinh doanh hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước (1995), được tự chủ toàn
bộ các hoạt động sản xuất từ quản lý, bảo vệ rừng đến khai thác, chế biến và
tiêu thụ lâm sản. Tuy nhiên, vì điều kiện toàn bộ phương tiện, xe máy khai thác
không còn, nguồn lực tài chính khó khăn sau nhiều năm hoạt động công ích, cho
nên trên thực tế các lâm trường hoạt động chủ yếu là quản lý bảo vệ rừng và
trồng rừng phòng hộ, không tự tổ chức khai thác và tiêu thụ gỗ, phải đấu thầu
khai thác gỗ và bán đấu giá gỗ tròn rừng tự nhiên, thu tiền nộp và ngân sách
Nhà nước, sản xuất kinh doanh không phát triển được.
- Giai đoạn 2003-2009: Tỉnh chủ trương sắp
xếp lại theo hướng sát nhập tất cả các lâm trường trên địa bàn một huyện thành
một Công ty Lâm, nông, công nghiệp và dịch vụ huyện, có các lâm trường trực
thuộc. Trên địa bàn tỉnh còn lại 6 Công ty có 16 lâm trường trực thuộc và Lâm
trường Kon tum. Tổng diện tích các Công ty quản lý sau khi sắp xếp lại là: 252.081
ha rừng và đất rừng, chiếm 54% diện tích đất rừng sản xuất cả tỉnh. Các Công ty
lâm nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp Nhà nước sửa đổi (2003), mặc dù quy
mô từng công ty lớn hơn nhưng cơ chế quản lý và hoạt động của các Công ty không
có thay đổi so với giai đoạn 1999-2003. Đến năm 2005, tỉnh đóng cửa rừng tự
nhiên, hoạt động sản xuất kinh doanh của các Công ty lâm nghiệp lại đình trệ và
lâm vào tình thế khó khăn hơn.
- Giai đoạn từ năm 2010 trở đi: Thực hiện Nghị định
số 25/2010/NĐ-CP ngày 19/3/2010 của Chính phủ, tất cả 6 Công ty Đầu tư Phát
triển Lâm nông công nghiệp và Dịch vụ các huyện và Lâm trường Kon Tum đồng loạt
chuyển đổi thành 7 Công ty TNHH một thành viên lâm nghiệp có 16 lâm trường trực
thuộc. Tổng diện tích các Công ty quản lý sau khi sắp xếp lại là: 279.507 ha
rừng và đất rừng, chiếm 37,4% diện tích đất lâm nghiệp cả tỉnh. Sau khi chuyển
đổi, mặc dù về nguyên tắc các công ty lâm nghiệp hoạt động theo Luật doanh
nghiệp, có phương án chuyển đổi hoạt động và quyền tự chủ thực hiện, nhưng trên
thực tế vẫn chưa có chuyển biến thực sự, chưa tạo ra yếu tố mới thúc đẩy phát
triển so với các lâm trường trước đây, thậm chí còn bộc lộ nhiều khó khăn hơn
trong công tác quản lý, bảo vệ rừng.
2. Bảo vệ rừng.
Luật Bảo vệ và Phát triển rừng năm 2004 quy
định trách nhiệm bảo vệ rừng là của toàn dân, của chủ rừng, của UBND các cấp,
của các Bộ và các cơ quan ngang Bộ. Kiểm lâm là lực lượng chuyên trách của Nhà
nước có chức năng bảo vệ rừng và tham mưu các cấp chính quyền thực hiện chức
năng quản lý nhà nước về bảo vệ rừng, bảo đảm chấp hành pháp luật về bảo vệ và
phát triển rừng. Thực hiện chủ trương bảo vệ rừng tại gốc, lực lượng Kiểm lâm
tỉnh củng cố hệ thống tổ chức, bố trí 110 cán bộ kiểm lâm địa bàn tại 80 xã có
rừng trong toàn tỉnh để tham mưu cho UBND xã thực hiện chức năng quản lý nhà
nước về rừng và đất lâm nghiệp theo Quyết định số 245/1998/QĐ-TTg của Thủ tướng
Chính phủ. Trong thời gian qua, lực lượng kiểm lâm đã phối hợp các Chủ rừng và
chính quyền địa phương tập trung bảo vệ rừng chống xâm canh phá rừng trái phép,
phòng cháy, chữa cháy rừng, phòng trừ sâu, bệnh hại rừng, kiểm tra, phát hiện
và xử lý vi phạm. Ngoài ra, các chủ rừng đã giao khoán bảo vệ rừng cho 49.111
lượt hộ gia đình với 1.171.950 lượt ha (Chi tiết tại biểu 3, phần phụ biểu
của Đề án).
Tuy nhiên tình hình vi phạm quy định về bảo
vệ rừng trên địa bàn tỉnh vẫn còn phổ biến và phức tạp. Thống kê từ năm 1999
đến năm 2009 lực lượng kiểm lâm đã phát hiện 6.050 vụ vi phạm, trong đó có
3.880 vụ vi phạm phát rừng trái phép với diện tích vi phạm là 1.293 ha; 134 vụ
vi phạm về bảo vệ động vật hoang dã; 323 vụ cháy rừng thiệt hại 3.059,7 ha, gồm
2966,8 ha rừng trồng và 92,9 ha rừng tự nhiên; số vụ còn lại là các vi phạm
trong khai thác, mua bán và vận chuyển lâm sản. Trong tổng số 6050 vụ vi phạm
có 5.661 vụ xử lý hành chính và 225 vụ tố tụng hình sự, đã đưa ra xét xử 21 vụ
với 31 bị can. Tổng số tiền phạt và tiền bán lâm sản tịch thu nộp ngân sách nhà
nước khoảng 15 tỷ đồng.
Nhìn chung, công tác bảo vệ rừng chưa được
vững chắc, còn bị động. Trên diện tích đã được Nhà nước giao cho các chủ rừng,
việc bảo vệ rừng chủ yếu do chủ rừng tự đảm đương, sự phối hợp giữa chính quyền
địa phương và lực lượng Kiểm lâm sở tại chưa chặt chẽ nên hiệu quả chưa cao.
Công tác xử lý các vụ vi phạm lâm luật của các cơ quan chức năng chưa kiên
quyết, đùn đẩy trách nhiệm, tính giáo dục, thuyết phục và răn đe hạn chế, hậu
quả rừng bị xâm hại, một số nơi người dân có biểu hiện coi thường pháp luật về
bảo vệ rừng.
3. Phát triển rừng :
3.1. Trồng rừng phòng hộ, đặc dụng:
Toàn bộ diện tích rừng trồng phòng hộ và đặc
dụng hiện có trên địa bàn tỉnh đều do các Ban quản lý rừng và Công ty, Lâm
trường quốc doanh tổ chức trồng theo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ năm
1999 đến năm 2010 đã trồng được 8.083,5 ha. Diện tích rừng hiện còn là 7.137,4
ha, đạt 88% diện tích rừng đã trồng, diện tích thiệt hại là 946,2 ha tương ứng
12% ( Chi tiết tại biểu 4, phần phụ biểu của Đề án).
Mặc dù có nhiều cố gắng nhưng công tác trồng
rừng phòng hộ và đặc dụng trên địa bàn tỉnh còn rất hạn chế, chưa đảm bảo diện
tích và chất lượng rừng trồng phòng hộ trong khi đó diện tích đất trống đồi
trọc còn tương đối nhiều. Theo số liệu rà soát qui hoạch 3 loại rừng năm 2008,
diện tích đất lâm nghiệp chưa có rừng (trạng thái IA, IB, IC) qui hoạch
phòng hộ, đặc dụng khoảng 28.486 ha, trong đó diện tích đất rừng phòng hộ là
22.386 ha, đất rừng đặc dụng là 6.100 ha. Nguyên nhân (i) Suất đầu tư của Nhà
nước quá thấp, chỉ mang tính hỗ trợ; (ii) Tranh chấp đất trồng rừng giữa các
Công ty, Ban quản lý rừng và dân địa phương. (iii) Khô hạn kéo dài gây chết cây
trồng và cháy rừng, đất trồng rừng dốc, thực bì khó xử lý, rủi ro cao.
3.2. Trồng rừng sản xuất:
Diện tích rừng trồng sản xuất trên địa bàn
tỉnh chủ yếu do các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ gia đình tự tổ chức
trồng, Nhà nước hỗ trợ về đất đai, giống và kỹ thuật. Tổng diện tích đã trồng
là 27.126 ha, trong đó Công ty Nguyên liệu giấy Miền Nam trồng 16.532 ha; hộ
gia đình trồng theo dự án hỗ trợ trồng rừng sản xuất: 8.268 ha; các doanh
nghiệp tư nhân trồng: 2.326 ha. Diện tích hiện còn khoảng 21.410 ha ( Chi
tiết tại biểu 4, phần phụ biểu của Đề án).
Nhìn chung diện tích rừng trồng còn hạn chế,
chất lượng và năng suất rừng trồng còn thấp (chỉ khoảng 10-12m3/ha/năm),
tập đoàn cây trồng còn đơn điệu, chất lượng giống cây trồng chưa đảm bảo phát
huy điều kiện tiềm năng lập địa, hiệu quả kinh tế chưa đáp ứng nhu cầu của
người trồng rừng, trình độ thâm canh rừng thấp. Nguyên nhân: (i) Không thể tích
tụ đất đai để trồng rừng; (ii) Thị trường tiêu thụ và hiệu quả kinh tế không
thuyết phục được người dân tham gia trồng rừng sản xuất; (iii) Chính sách hỗ
trợ tài chính của Nhà nước cho trồng rừng sản xuất bất cập; (iv) Tình hình thị
trường nông sản trong thời gian qua như giá Sắn, Cao su, Cà phê tăng cao gây
biến động lớn về tình hình sử dụng đất, làm ảnh hưởng đến việc phát triển rừng
trồng trong nhân dân và các doanh nghiệp.
3.3. Khoanh nuôi phục hồi rừng:
Toàn bộ diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng
hiện có trên địa bàn tỉnh đều do các Ban quản lý rừng và Công ty, Lâm trường
quốc doanh tổ chức thực hiện theo Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng. Từ năm 1999
đến năm 2010 đã thực hiện được 12.362,3 ha. Diện tích rừng hiện còn là 12.089,9
ha. Diện tích thiệt hại 272,4 ha, chủ yếu do người dân lấn chiếm làm nương rẫy (Chi
tiết tại biểu 5, phần phụ biểu của Đề án).
Thực tiễn cho thấy diện tích sau khoanh nuôi
tỷ lệ thành rừng tương đối cao, nâng cao độ che phủ rừng. Tuy nhiên, diện tích khoanh nuôi phục hồi rừng chưa nhiều, sinh trưởng chậm, năng suất
và chất lượng rừng phục hồi sau khoanh nuôi thấp, tổ thành loài cây phức tạp,
khả năng cung cấp gỗ và lâm sản chưa đảm bảo.
4. Khai thác, sử dụng rừng:
4.1. Khai thác rừng tự nhiên:
Toàn bộ sản lượng gỗ khai thác từ rừng tự
nhiên trên địa bàn tỉnh từ trước đến nay đều giao cho các Công ty, lâm trường
quốc doanh của tỉnh tổ chức thực hiện. Trong một thời gian dài, khai thác rừng
tự nhiên được xem là chỗ dựa vững chắc, liên quan đến sự tồn tại và phát triển
của hệ thống lâm trường quốc doanh tỉnh Kon Tum.
4.1.1. Từ năm 2000 đến năm 2004: Sản lượng gỗ khai
thác chính theo kế hoạch 147.063 m3 gỗ
tròn, bình quân hàng năm 26.000 m3 và khai thác tận dụng 10.580 m3
gỗ tròn.
Sản lượng gỗ khai thác rừng tự nhiên bình
quân hàng năm trong thời gian này chủ yếu theo chỉ tiêu phân phối của Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn, khoảng 40 % so với tiềm năng khai thác của
rừng và chưa đáp ứng được nhu cầu nguyên liệu của các xưởng chế biến trên địa
bàn tỉnh. Về cơ chế quản lý Nhà nước trong khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ của
tỉnh có thay đổi từ cơ chế quản lý tách bạch khâu lâm sinh và khai thác gỗ sang
tổ chức đấu giá bán cây đứng đối với rừng tự nhiên (theo Quyết định số
20/2000/QĐ-UB ngày 8/6/2000 của UBND tỉnh) và tổ chức đấu thầu trong khai
thác gỗ và bán đấu giá gỗ tròn rừng tự nhiên (theo Quyết định số 33/2001/QĐ-
UB ngày 7/8/2001 của UBND tỉnh). Tuy nhiên, việc tổ chức khai thác gỗ rừng
tự nhiên vẫn không ổn định và bất cập. Hầu hết các lâm trường quốc doanh của
tỉnh hoàn toàn mất tự chủ trong sản xuất kinh doanh, khó khăn tài chính và nhân
lực, mất thế cạnh tranh, tại một số lâm trường đã xảy ra nhiều vụ vi phạm lớn
trong khai thác rừng, gây bức xúc trong dư luận, buộc tỉnh phải áp dụng biện
pháp hành chính là đóng cửa rừng tự nhiên từ năm 2005 đến 2010 ( Chi tiết
tại biểu 6, phần phụ biểu của Đề án).
4.1.2. Giai đoạn 2005-2010: Từ năm 2005 đến
nay, tỉnh đã thực hiện nghiêm túc chủ trương đóng cửa rừng, không tổ chức khai
thác chính rừng tự nhiên, chủ yếu khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển
đổi rừng sang mục đích khác để xây dựng các công trình giao thông, thuỷ lợi,
thuỷ điện và chuyển đổi rừng sang trồng cao su theo chủ trương của Chính phủ.
Tổng khối lượng khai thác tận dụng từ năm 2005 đến năm 2010 là: 82.404 m3 gỗ
tròn, góp phần giải quyết nhu cầu gỗ trên địa bàn, tăng thu ngân sách (Chi
tiết tại biểu 6, phần phụ biểu của Đề án).
4.2. Khai thác rừng trồng:
Do diện tích rừng trồng còn hạn chế, cho nên
sản lượng gỗ khai thác từ rừng trồng không nhiều, chủ yếu là gỗ rừng trồng
nguyên liệu giấy, tỉa thưa nuôi dưỡng rừng trồng. Sản lượng khai thác 139.017 m3
gỗ rừng trồng, trong đó khai thác gỗ rừng nguyên liệu giấy 68.596,5 m3;
khai thác, tỉa thưa gỗ nhỏ 70.420,5 m3 (Chi tiết tại biểu 6, phần
phụ biểu của Đề án).
5. Tổ chức mạng lưới chế biến gỗ và lâm sản:
Từ năm 2001, UBND tỉnh đã chỉ đạo xây dựng
Phương án quy hoạch mạng lưới chế biến trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2001-2010,
và phê duyệt tại các Quyết định: số 152/QĐ-UB ngày 25/2/2002 và số 627/QĐ-UB
ngày 16/9/2002. Qua 10 năm thực hiện, trên địa bàn tỉnh hiện có 53 cơ sở
chế biến gỗ của 06 Doanh nghiệp nhà nước, 07 Công ty cổ phần, 39 Doanh
nghiệp tư nhân và 01 Hợp tác xã.
Trong 53 cơ sở chế biến gỗ có 22 cơ sở
chuyên xẻ gỗ phục vụ xây dựng cơ bản; 27 cơ sở xẻ gỗ dân dụng kết hợp
sản xuất mặt hàng tinh chế xuất khẩu và sản xuất đồ mộc dân dụng;
03 cơ sở chuyên kinh doanh các mặt hàng gỗ và đồ mộc dân dụng; 01 cơ
sở chuyên sản xuất ván nhân tạo. Tổng năng lực chế biến khoảng 100.000m3 gỗ
tròn/năm. Tuy nhiên, khối lượng chế biến từ năm 2000 đến 2010 chỉ đạt 497.449
m3 gỗ nguyên liệu, tức khoảng 45,2% công suất (Chi tiết tại biểu 7, phần phụ
biểu của Đề án).
Nhìn chung, giai đoạn
2000 - 2010 công tác chế biến gỗ trên địa bàn có những chuyển biến tích cực
nhưng triển vọng phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Số lượng cơ sở chế
biến đã tăng từ 18 cơ sở lên 53 cơ sở, giá trị sản xuất từ chế biến gỗ và lâm
sản tăng 1,2 lần, từ 37,94 tỷ đồng năm 2000 lên 48,78 tỷ đồng năm 2008; số
lượng lao động chế biến gỗ và lâm sản gia tăng 1,7 lần, từ 1.242 người năm
2000 tăng lên 2.195 người.
Xét toàn cục thì tốc độ phát triển công
nghiệp chế biến gỗ và lâm sản chậm và không ổn định, giá trị sản xuất chiếm tỷ
trọng thấp chưa tương xứng với tiềm năng và thế mạnh hiện có. Sản phẩm gỗ xuất
khẩu còn qua nhiều khâu trung gian, không tạo thương hiệu mạnh, chưa đủ sức
cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước nên hiệu quả kinh tế không cao.
Công nghiệp chế biến gỗ rừng trồng chưa được đầu tư phát triển. Công nghiệp chế
biến lâm sản ngoài gỗ hầu như không có, phát triển tự phát và manh mún. Nguyên
nhân: Nguồn gỗ nguyên liệu không ổn định, ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh
tế thế giới nên việc xuất khẩu gặp khó khăn, thu hút đầu tư trong lĩnh vực chế
biến sản phẩm gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ còn hạn chế.
6. Tình hình
chuyển đổi rừng sang trồng cao su:
Thực hiện Quyết định số 750/QĐ-TTg ngày
03/6/2009 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su
đến năm 2015 tầm nhìn đến năm 2020, trong đó chỉ đạo vùng Tây Nguyên tiếp tục
trồng mới 95 đến 100 nghìn ha cao su trên đất sản xuất nông nghiệp kém hiệu
quả, đất chưa sử dụng, chuyển đổi đất rừng tự nhiên thuộc rừng sản xuất nghèo
phù hợp trồng cao su. Ngày 30/12/2008, UBND tỉnh Kon Tum có Quyết định số
1450/QĐ-UBND về việc phê duyệt Dự án Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Kon Tum
giai đoạn 2008-2015, trong đó quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn tỉnh
giai đoạn này là 70.000 ha.
Từ năm 2007 đến 2011, tổng diện tích rừng và
đất lâm nghiệp đã được UBND tỉnh Kon Tum phê duyệt chuyển đổi sang trồng cao su
là 31.603,5,0 ha. Trong đó: Diện tích rừng tự nhiên phù hợp với tiêu chí chuyển
đổi là 23.264,5 ha, diện tích có rừng trồng không thành rừng chuyển đổi là
122,3 ha và diện tích đất trống là 8.216,7 ha.
7. Đánh giá hoạt động sản xuất lâm nghiệp
giai đoạn 2000-2010:
7.1. Kết quả đạt được:
- Về tổ chức quản lý rừng: Toàn bộ diện tích
rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh đã được xác lập và quy hoạch theo chức năng
3 loại rừng với cơ cấu tương đối hợp lý. Hệ thống tổ chức sản xuất lâm nghiệp
được xác lập theo hướng xã hội hoá gồm nhiều hình thức tổ chức tham gia quản
lý, sử dụng rừng khác nhau như các Ban quản lý rừng, Doanh nghiệp trong và
ngoài quốc doanh, hộ gia đình, cộng đồng dân cư thôn và chính quyền địa phương.
Các chủ rừng đã có nỗ lực trong công tác quản lý, bảo vệ và phát triển rừng,
tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương từ hoạt động nghề
rừng.
- Về bảo vệ rừng: Được chú trọng
đầu tư, đảm bảo giữ vững và phát triển vốn rừng, đặc biệt là diện tích rừng tự
nhiên được quản lý, bảo vệ tốt, tăng khả năng phòng hộ đầu nguồn, bảo vệ môi
trường, bảo tồn tính đa dạng sinh học và cung cấp lâm sản. Đã thu hút một lực
lượng đáng kể người dân địa phương tham gia nhận khoán bảo vệ rừng, tạo thêm
việc làm, tăng thu nhập, làm cho ý thức bảo vệ rừng của một bộ phận người dân
được chuyển biến tích cực. Hệ thống kiểm lâm từng bước được kiện toàn, góp phần
đáng kể vào việc phát hiện, ngăn chặn và xử lý vi phạm. Công tác phòng cháy,
chữa cháy rừng có nhiều tiến bộ.
- Về phát triển rừng:
Có
nhiều chuyển biến tích cực trong trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng. Khả
năng thu hút đầu tư trồng rừng cải thiện, diện tích rừng trồng ngày càng tăng,
đặc biệt là rừng trồng sản xuất phát triển đáng kể, làm cho độ che phủ của rừng
của tỉnh tăng từ 65,1% vào năm 2005 lên 66,7% vào năm 2009, nâng cao khả năng
phòng hộ và cung cấp lâm sản của rừng.
- Về khai thác, sử
dụng tài nguyên rừng: Ngành lâm nghiệp đã thực hiện chủ trương
đóng cửa rừng của tỉnh, không tổ chức khai thác chính rừng tự nhiên, chủ yếu
khai thác tận dụng gỗ trên diện tích chuyển đổi rừng sang mục đích khác nhằm
góp phần giải quyết nhu cầu gỗ trên địa bàn, tăng thu ngân sách. Thực hiện nghiêm
túc chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên thể hiện sự quyết tâm của tỉnh trong việc
bảo vệ vốn rừng tự nhiên, tạo thế ổn định trong công tác quản lý nhà nước về
lâm nghiệp, thay đổi tư duy sản xuất kinh doanh rừng theo hướng giảm dần sự phụ
thuộc vào khai thác gỗ rừng tự nhiên, chuyển sang sản xuất kinh doanh sản phẩm
gỗ rừng trồng và lâm sản ngoài gỗ. Công tác
chế biến gỗ trên địa bàn có sự phát triển đáng kể về số lượng cơ sở chế biến và
giá trị sản xuất từ chế biến gỗ và lâm sản.
- Nguyên nhân:(1) Nhà nước
đã có những chính sách và chương trình mục tiêu đầu tư cho việc bảo vệ và phát
triển rừng;(2) Nhận thức và trách nhiệm của xã hội về bảo vệ và phát triển rừng
có sự thay đổi theo chiều hướng tích cực.(3) Kỹ thuật và công nghệ trồng rừng
có tiến bộ, đặc biệt là giống cây rừng, góp phần nâng cao chất lượng và hiệu
quả trồng rừng; (4) Có sự nỗ lực và đóng góp của những người làm nghề rừng
trong điều kiện khó khăn, thiếu thốn về vật chất và tinh thần.
7.2. Tồn tại, yếu
kém:
- Về tổ chức quản lý
rừng:
Vấn đề tồn tại cơ bản và chậm khắc phục nhất là bố trí cơ cấu quản lý sử dụng
rừng và đất rừng chưa hợp lý. Hầu hết diện tích đất lâm nghiệp do Nhà nuớc quản
lý, chỉ một số ít diện tích giao cho hộ gia đình, tổ chức và cá nhân, đặc biệt
là quản lý đối tượng rừng và đất rừng sản xuất. Trong số 466.991 ha rừng và đất
rừng sản xuất có 367.444 ha thuộc các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng, các
Công ty lâm nghiệp và UBND xã quản lý, chiếm tỷ lệ 78,6%. Trên thực tế, đây là
đối tượng quản lý và sử dụng không hiệu quả, thường xuyên bị lấn chiếm, khai
thác trái phép, nhiều nơi xem như vô chủ. Việc quản lý sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp có phần tách biệt và khép kín đã tạo ra rào cản cho việc tổ chức tất cả
các hoạt động sản xuất lâm nghiệp khác như trồng rừng, khai thác, chế biến gỗ
và lâm sản, gây cản trở cho việc thu hút các nguồn lực xã hội đầu tư vào việc
bảo vệ và phát triển rừng; công tác điều tra, đánh giá, thống kê tài nguyên
rừng của các chủ rừng trên thực địa chưa chính xác, dẫn đến công tác lập quy
hoạch và kế hoạch quản lý sử dụng tài nguyên rừng thiếu tính khả thi, làm cho
việc tổ chức sản xuất kinh doanh rừng thụ động; năng lực tổ chức sản xuất kinh
doanh của các Công ty Lâm nghiệp quốc doanh yếu kém, tính tự chủ thấp, chưa tạo
được sự liên kết các hoạt động sản xuất lâm nghiệp từ khâu trồng rừng, khai
thác, chế biến đến tiếp thị thương mại sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, không huy
động được vốn đầu tư cho phát triển lâu dài.
- Về bảo vệ rừng: Hiệu lực
quản lý Nhà nước trong thực thi pháp luật bảo vệ và phát triển rừng còn yếu,
tính giáo dục, thuyết phục và răn đe hạn chế, từ đó dẫn đến công tác bảo vệ
rừng gặp khó khăn, còn thụ động, chưa thực sự vững chắc. Tài nguyên rừng vẫn
thường xuyên bị tác động tiêu cực như phát nương làm rẫy, khai thác rừng
trái phép, săn bắn động vật hoang dã, cháy rừng, làm suy giảm diện tích
và chất lượng nhưng chưa có biện pháp ngăn chặn dứt điểm, phần lớn diện
tích rừng do chính quyền xã quản lý không kiểm soát được, cản trở đến công tác
tích tụ đất đai và nguồn lực cho phát triển rừng.
- Về phát triển rừng: Tốc độ phát
triển rừng chậm, xu hướng phát triển mang tính phong trào, chưa tương xứng tiềm
năng đất đai hiện có, chưa thực sự thu hút các nguồn lực xã hội tham gia trồng
rừng sản xuất. Chất lượng, năng suất và hiệu quả của rừng trồng đạt
thấp, chưa thực sự thu hút đầu tư trồng rừng.
- Về khai thác sử
dụng tài nguyên rừng: Chưa khai thác, sử dụng có hiệu quả tiềm
năng và lợi thế của tài nguyên rừng, đặc biệt sử dụng đất lâm nghiệp còn rất
lãng phí. Công tác quản lý việc tổ chức khai thác gỗ rừng tự nhiên còn nhiều
hạn chế, yếu kém. Sản lượng gỗ khai thác chưa đáp ứng nhu cầu phát triển công
nghiệp chế biến và sử dụng của nhân dân. Chưa quan tâm đến khai thác, sử dụng
các loại lâm sản ngoài gỗ. Thực hiện chủ trương đóng cửa rừng tự nhiên một cách
triệt để và tức thời cũng đã gây thiệt hại lớn cho công nghiệp chế biến gỗ của
tỉnh và khó khăn gỗ dân dụng cho nhân dân địa phương.
- Nguyên nhân tồn
tại, yếu kém:
+ Nguyên nhân khách quan: Điều kiện tự
nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương khó khăn, đời sống người dân còn nghèo,
trình độ dân trí hạn chế đã ảnh hưởng đến đầu tư phát triển lâm nghiệp; Diện
tích rừng rộng lớn, sức ép dân số và nhu cầu sử dụng đất gia tăng áp lực lên
công tác bảo vệ và phát triển rừng; Đặc thù của hoạt động sản xuất lâm nghiệp
chu kỳ sản xuất của cây rừng dài, lợi nhuận thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro nên khó
khăn trong thu hút đầu tư trồng rừng, chế biến gỗ và lâm sản.
+ Nguyên
nhân chủ quan: Nhận thức về quản lý rừng và hoạt động nghề
rừng chưa đầy đủ và thống nhất, đặc biệt là các vấn đề về quyền sở hữu và quyền
sử dụng rừng, về lượng hóa giá trị và sử dụng các giá trị kinh tế, xã hội và
môi trường của rừng. Cơ chế, chính sách và giải pháp phát triển lâm nghiệp chưa
đồng bộ, chưa phù hợp thực tiễn sản xuất, thiếu phương án lựa chọn nên tính khả
thi và hiệu quả thấp; đầu tư cho công tác bảo vệ và phát triển rừng rất thấp so
với nhu cầu; mối quan hệ giữa nghĩa vụ và lợi ích của người dân tại chỗ sống
gần rừng chưa được chú trọng đúng mức. Sự phối hợp của chính quyền địa phương
các cấp, các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm trong công tác bảo vệ rừng chưa
chặc chẽ; ứng dụng khoa học công nghệ và khoa học quản lý kinh tế lâm nghiệp
còn hạn chế, chưa tạo được sức bật, chuyển biến căn bản hoạt động nghề rừng,
nâng cao năng suất rừng trồng và rừng tự nhiên, cải tạo rừng tự nhiên nghèo
kiệt, khuyến lâm và gắn kết sản xuất với thị trường.
Phần
3.
NỘI
DUNG ĐỀ ÁN
I. QUAN ĐIỂM:
Lâm nghiệp là một ngành kinh tế kỹ
thuật đặc thù bao gồm toàn bộ các hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử
dụng tài nguyên rừng, có vai trò cung cấp các sản phẩm hàng hóa và dịch vụ từ
rừng cho nền kinh tế quốc dân, bảo vệ môi trường sinh thái, bảo tồn đa dạng
sinh học, góp phần ổn định đời sống xã hội và an ninh quốc phòng nông thôn,
miền núi.
- Phát
triển lâm nghiệp theo hướng bền vững là phát triển toàn diện và đồng bộ các
hoạt động quản lý, bảo vệ rừng, trồng rừng, cải tạo rừng, khai thác, chế biến
lâm sản, dịch vụ môi trường rừng và du lịch sinh thái, nhằm gia tăng các
giá trị sản phẩm hàng hoá và dịch vụ, góp phần tăng trưởng kinh tế và bảo vệ
môi trường, giảm thiểu tác động của biến đổi khí hậu, trên cơ sở thu hút mọi
nguồn lực xã hội đầu tư bảo vệ rừng, phát triển rừng và hưởng lợi từ rừng.
- Phát
triển lâm nghiệp theo hướng bền vững nhằm góp phần thúc đẩy phát triển bền vững
về kinh tế, xã hội, môi trường, quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh và phù
hợp với Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội tỉnh Kon Tum giai đoạn
2011-2020, định hướng đến năm 2025.
- Phát triển lâm nghiệp theo hướng bền vững
gắn liền với tổ chức lại sản xuất lâm nghiệp, giải quyết việc làm, nâng cao thu
nhập và đời sống đồng bào tại chỗ.
III. MỤC TIÊU ĐỀ ÁN:
2.1 Mục tiêu chung: Đến năm 2015 cần phải
đạt được các mục tiêu: Toàn bộ diện tích rừng và đất lâm nghiệp phải được giao,
cho thuê có chủ thực sự, được kiểm kê và lập quy hoạch, kế hoạch quản lý, bảo
vệ và khai thác rừng theo hướng bền vững; bảo vệ bằng được diện tích rừng phòng
hộ và đặc dụng hiện có, đẩy mạnh trồng rừng và khoanh nuôi phục hồi rừng, nâng
độ che phủ rừng đạt trên 68%, tạo công việc làm và nâng cao thu nhập cho người
dân nông thôn, miền núi từ việc nhận khoán bảo vệ rừng và trồng rừng.
2.2 Mục tiêu cụ thể:
- Đến 2015 phải trồng mới được 36.000 ha rừng
tập trung, trong đó rừng phòng hộ 1.000 ha và rừng sản xuất 35.000 ha; trồng 10 triệu cây
phân tán là cây gỗ lớn, cây gỗ quý hiếm, cây đặc sản, cây bản địa và cây nguyên
liệu giấy; khoanh nuôi tái sinh rừng 11.000 ha.
- Tổ chức khai thác rừng tự nhiên trên lâm
phần các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp đang quản lý
theo phương án quản lý rừng bền vững hoặc phương án điều chế rừng được cấp thẩm quyền
phê duyệt. Sản lượng khai thác khoảng 118.000 m3. Khai thác tận dụng
gỗ từ rừng tự nhiên chuyển đổi sang trồng cao su và trên các công trình xây
dựng khoảng 54.000 m3.
- Khai thác rừng trồng phục vụ chế biến gỗ và
sản xuất bột giấy với sản lượng 600.000 m3.
- Sản lượng gỗ chế biến đến năm 2015 là 2,1
triệu m3 gỗ nguyên liệu từ rừng trồng và rừng tự nhiên, bao gồm:
150.000 m3 phục vụ gỗ xây dựng, 150.000 m3 phục vụ sản
xuất hàng xuất khẩu và 1,8 triệu m3 phục vụ sản xuất bột giấy.
- Tổng thu của ngành lâm nghiệp đạt khoảng
200 tỷ đồng/ năm, trong đó thu ngân sách khoảng 60 tỷ đồng/năm và thu tiền dịch vụ môi
trường rừng khoảng 140 tỷ đồng/năm để chi trả cho các chủ rừng để đầu tư tái
trồng rừng và khoán bảo vệ rừng; thực hiện thu tiền sử dụng rừng và đất lâm
nghiệp khi giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
- Tạo công việc làm và nâng cao thu nhập cho
người dân nông thôn, miền núi từ việc nhận khoán bảo vệ rừng, trồng rừng và
dịch vụ.
III. NHIỆM VỤ PHÁT TRIỂN LÂM NGHIỆP THEO
HƯỚNG BỀN VỮNG GIAI ĐOẠN 2011- 2015.
1. Tổ chức kiểm kê, đánh giá và phân định toàn
bộ diện tích các loại rừng và đất rừng trên địa bàn tỉnh, đóng mốc ranh giới 3
loại rừng trên thực địa, lập quy hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở
3 cấp tỉnh, huyện và xã, công bố quy hoạch diện tích lâm phận ổn định đảm bảo
phục vụ công tác quản lý Nhà nước về rừng và đất lâm nghiệp.
2. Đẩy mạnh giao đất, giao rừng, cho
thuê đất, thuê rừng cho các tổ chức, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế khác
nhau, phù hợp từng đối tượng rừng và năng lực, trình độ tổ chức quản lý, sử
dụng của các chủ rừng theo quy định của pháp luật. Những diện tích đã được Nhà
nước giao cho các chủ rừng trước đây nhưng không đúng đối tượng, chủ rừng không
đủ điều kiện và năng lực quản lý, sử dụng có hiệu quả thì phải thu hồi, điều
chỉnh cho phù hợp. Đến năm 2015, toàn bộ diện tích
rừng và đất lâm nghiệp được giao có chủ hợp pháp và có cơ chế, chính
sách khuyến khích các chủ rừng phát triển kinh tế rừng bền vững trên diện tích
được Nhà nước giao quyền sử dụng.
3. Tăng cường phối hợp giữa các cấp
chính quyền địa phương, các chủ rừng và lực lượng kiểm lâm ngăn chặn có hiệu
quả các hành vi xâm hại rừng và lấn chiếm đất rừng trái phép để bảo vệ tốt toàn
bộ diện tích rừng địa bàn tỉnh. Ưu tiên khoán bảo vệ rừng cho các đối tượng
rừng là
rừng tự nhiên có nguy cơ xâm hại cao, rừng phòng hộ và đặc dụng, bình quân khoảng 164.000 ha/năm. Kiện toàn hệ thống kiểm
lâm, đặc biệt chú trọng nâng cao năng lực đội ngũ kiểm lâm địa bàn.
4. Đẩy mạnh công tác phát triển rừng
thông qua việc thực hiện có hiệu quả các chương trình trồng rừng, nâng diện
tích rừng các loại đạt khoảng 680.000 ha, độ che phủ rừng đạt trên 68%. Chú
trọng công tác trồng rừng sản xuất gỗ nguyên liệu giấy theo hướng thâm canh
rừng có năng suất và chất lượng đảm bảo phục vụ cho nhà máy chế biến giấy và
bột giấy Đăk Tô, chế biến gỗ nhỏ và ván nhân tạo trên địa bàn tỉnh (Chi tiết
tại biểu 8, phần phụ biểu của Đề án).
5. Khuyến khích, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gây
nuôi một số loài động vật rừng hoang dã theo quy định của pháp luật; khuyến
khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng Sâm và một
số dược liệu quý khác để sớm hình thành các vùng chuyên canh dược liệu gắn với
chế biến.
6. Tổ chức khai thác rừng tự nhiên trên lâm
phần các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên lâm nghiệp đang quản lý
theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp thẩm quyền phê duyệt. Sản lượng khai
thác phù hợp với năng lực rừng, năng lực khai thác, chế biến và thị trường tiêu
thụ của doanh nghiệp, đảm bảo tái trồng rừng và có hiệu quả kinh tế, xã hội và
môi trường. Khai thác tận dụng gỗ từ rừng tự nhiên chuyển đổi sang trồng cao su
và trên các công trình xây dựng. Khai thác rừng trồng phục vụ chế biến gỗ và
sản xuất bột giấy (Chi tiết tại biểu 9, phần phụ biểu của Đề án).
7. Đẩy mạnh công nghiệp chế biến gỗ và lâm
sản trên địa bàn. Khuyến khích đầu tư đổi mới, hiện đại hóa công nghệ chế biến
lâm sản, quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế nhằm tạo ra các mặt hàng lâm
sản đa dạng, chất lượng cao, có thương hiệu đủ khả năng cạnh tranh trên thị
trường trong nước và xuất khẩu (Chi tiết tại biểu 10, phần phụ biểu của Đề án).
8. Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
tỉnh; triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng theo Nghị
định số 99/2010/NĐ-CP ngày 24/9/2010 của Chính phủ, trong đó tập trung chủ yếu
đối với các công trình thuỷ điện trên địa bàn tỉnh và chi trả cho các
chủ rừng để đầu tư tái trồng rừng và khoán bảo vệ rừng; thực hiện thu tiền sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp khi giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp.
IV. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN.
1. Về quản lý rừng.
1.1. Nâng cao chất lượng công tác lập quy
hoạch và kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng ở 3 cấp tỉnh, huyện, xã và quản lý
chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch đã được phê duyệt. Quy hoạch phát
triển công nghiệp chế biến gỗ phải gắn liền với quy hoạch các vùng trồng rừng
nguyên liệu công nghiệp tập trung. Bố trí và quản lý tốt việc chuyển đổi diện
tích rừng nghèo để phát triển cây cao su theo chủ trương của Chính phủ. Hạn chế
thấp nhất việc chuyển đổi đất lâm nghiệp sang mục đích khác làm phá vỡ quy
hoạch hoặc quy hoạch treo.
1.2. Hoàn thiện hệ thống tổ chức quản lý rừng
trên cơ sở xác lập lại cơ cấu tổ chức quản lý rừng theo hướng xã hội hoá các
chủ thể quản lý sử dụng tài nguyên rừng. Chuyển dần từ chủ thể quản lý rừng là
các tổ chức Nhà nước sang các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình thuộc các thành
phần kinh tế khác nhau. Trước hết, cần bố trí lại diện tích rừng và đất rừng
thuộc đối tượng quy hoạch rừng sản xuất, diện tích rừng và đất rừng hiện do
UBND xã và các Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Lâm nghiệp đang quản
lý, sử dụng, đồng thời có phương án sử dụng có hiệu quả diện tích đất nương rẫy
bỏ hoang. Cụ thể:
- Đối với diện tích rừng phòng hộ đầu nguồn:
Căn cứ vào diện tích lưu vực của các sông, suối lớn để xác định diện tích và
ranh giới để tổ chức quản lý cho phù hợp. Ngoài diện tích 130.241 ha đã giao
cho 8 Ban quản lý rừng phòng hộ, cần tiếp tục rà soát, tổ chức quản lý diện
tích còn lại. Trước tiên, rà soát 32.401 ha hiện các Công ty Lâm nghiệp quản
lý, trong đó có khoảng 25.500 ha rừng tập trung trên 5.000 ha ở Công ty Trách
nhiệm hữu hạn: Đăk Tô, Sa Thầy, Kon Plông, tiếp tục giao các đơn vị quản lý
theo quy định, còn lại khoảng 6.900 ha phân bố phân tán, manh mún, giao khoán
bảo vệ rừng cho hộ gia đình hoặc cộng đồng dân cư thôn. Riêng diện tích 23.329
ha hiện do chính quyền xã quản lý, cần tiếp tục rà soát, nếu thực sự nằm ở khu
vực phòng hộ xung yếu, giao khoán bảo vệ rừng cho hộ gia đình hoặc cộng đồng
dân cư thôn, ở những khu vực khác chuyển sang diện tích rừng sản xuất để giao
các tổ chức, cá nhân tổ chức sản xuất kinh doanh kết hợp phòng hộ, thay cho
UBND xã quản lý theo cơ chế như hiện nay.
- Đối với diện tích rừng sản xuất: Trước hết
rà soát diện tích 247.105 ha hiện đã giao các Công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước quản lý, tiến hành giao rừng và đất rừng có thu tiền sử dụng với quy
mô mỗi lâm trường trực thuộc Công ty không quá 10.000 ha, như vậy sẽ giao các
Công ty tối đa là 170.000 ha và thu hồi lại khoảng 77.000 ha để các tổ chức, cá
nhân khác thuê tổ chức sản xuất kinh doanh. Riêng diện tích 104.831 ha hiện do
UBND xã quản lý tiến hành rà soát, giao đất giao rừng cho hộ gia đình tại địa
phương và cho các tổ chức, cá nhân khác thuê sản xuất kinh doanh, thay cho UBND
xã quản lý theo cơ chế như hiện nay.
- Đối với diện tích đất rừng dân đang làm
nương rẫy và bỏ hoang: Tiến hành rà soát toàn bộ diện tích này, kết hợp với
diện tích nương rẫy theo quy hoạch hiện có, quy định cụ thể hạn mức diện tích
sản xuất nương rẫy bình quân theo lao động để căn cứ cấp quyền sử dụng đất ổn
định lâu dài cho hộ gia đình. Nếu diện tích đất hiện có của hộ gia đình vượt so
với mức quy định, Nhà nước thu hồi và cho hộ gia đình thuê đất để trồng rừng,
chuyển đổi tập quán canh tác nương rẫy luân canh truyền thống sang trồng rừng
thâm canh, luân canh rừng- nương rẫy và trồng rừng phân tán, nâng cao hiệu quả
sử dụng đất.
1.3. Đẩy mạnh công tác giao đất, giao rừng,
cho thuê đất, thuê rừng; đổi mới về trình tự, thủ tục, phương pháp tổ chức thực
hiện và quy định hạn mức giao, cho thuê gắn liền với cơ chế hưởng lợi cho từng
chủ rừng, từng loại rừng, phù hợp điều kiện thực tế tại địa phương.
1.4. Triển khai thực hiện các cơ chế, chính
sách để đảm bảo các chủ rừng có đủ trách nhiệm, quyền hạn và lợi ích thực sự từ
rừng và hoạt động nghề rừng trên diện tích được Nhà nước giao. Đổi mới căn bản
hình thức tổ chức và cơ chế hoạt động của các Công ty lâm nghiệp thuộc sở hữu
nhà nước, các Ban quản lý rừng hiện nay. Tập trung nghiên cứu, tháo gỡ những
rào cản trong việc liên doanh liên kết trồng rừng; khai thác và sử dụng rừng
theo phương án quản lý rừng bền vững; cải tạo rừng nghèo kiệt. Có chính sách hỗ
trợ, khuyến khích hộ gia đình nhận đất, nhận rừng để hưởng lợi từ rừng, chuyển
đổi tập quán canh tác nương rẫy luân canh truyền thống sang trồng rừng thâm
canh, luân canh rừng- nương rẫy và trồng rừng phân tán, nâng cao hiệu quả sử
dụng đất.
2. Về bảo vệ rừng.
2.1. Đổi mới phương pháp tuyên truyền pháp
luật về bảo vệ và phát triển rừng, gắn liền giáo dục pháp luật với nâng cao
nhận thức về trách nhiệm và quyền hưởng lợi của mỗi gia đình và cộng đồng dân
cư địa phương trong việc bảo vệ và phát triển rừng.
2.2. Rà soát việc phân công, phân cấp giữa
các cơ quan chức năng và chính quyền các cấp, đặc biệt là vai trò của chính
quyền cấp xã nhằm đảm bảo quyền hạn và nguồn lực tương xứng với trách nhiệm
trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Tăng cường phối hợp có hiệu quả giữa cộng
đồng dân cư thôn, làng với chủ rừng, chính quyền cấp xã và cơ quan kiểm lâm
trong công tác bảo vệ rừng. Chú trọng đến việc chia xẻ trách nhiệm và lợi ích
giữa Nhà nước, cộng đồng dân cư và chủ rừng trong quá trình phát hiện, ngăn
chặn và trấn áp lâm tặc. Tiếp tục đầu tư giao khoán bảo vệ rừng cho các hộ gia
đình hoặc nhóm hộ gia đình một cách lâu dài theo cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường rừng.
2.3. Nghiên cứu và đề xuất các quy định cụ
thể về quyền bảo vệ rừng, tài sản và tính mạng của Chủ rừng, đồng thời hỗ trợ
lực lượng, kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện cho các Chủ rừng thực hiện công tác
bảo vệ rừng, chống lại các hành vi xâm hại rừng.
2.4. Nâng cao hiệu lực thực thi pháp luật bảo
vệ và phát triển rừng, kết hợp giữa hình thức và biện pháp xử phạt theo pháp
luật của Nhà nước và luật tục của cộng đồng, đảm bảo tính giáo dục, thuyết phục
và răn đe các hành vi xâm hại rừng. Xử lý dứt điểm các trường hợp vi phạm lấn
chiếm rừng và đất rừng trái phép trong thời gian qua. Tiếp tục kiện toàn tổ
chức và nâng cao năng lực lực lượng kiểm lâm, đặc biệt là đội ngũ kiểm lâm địa
bàn.
2.5. Chủ động điều tiết lương thực tại chỗ
cho người dân bằng những hình thức phù hợp để hạn chế tình trạng phát rừng làm
nương rẫy.
3. Về phát triển rừng:
3.1. Khẩn trương lập và phê duyệt Quy hoạch
phát triển vùng rừng trồng nguyên liệu giấy, đảm bảo khi triển khai thực hiện,
cung ứng gỗ nguyên liệu ổn định và lâu dài cho Nhà máy sản xuất giấy và bột
giấy tại huyện Đăk Tô.
3.2. Nghiên cứu áp dụng mô hình liên kết 4
nhà Nhà nước - Nhà Nông - Nhà khoa học và Nhà đầu tư trong liên kết trồng rừng
nguyên liệu giấy trên địa bàn tỉnh nhằm huy động tối đa các nguồn lực đất đai,
vốn, lao động vào phát triển rừng.
3.3. Tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để khuyến
khích các chủ rừng và người dân tham gia trồng rừng sản xuất bằng những cơ chế,
chính sách hỗ trợ phù hợp như: hỗ trợ cơ sở hạ tầng và dịch vụ trồng rừng; cho
vay vốn với lãi suất ưu đãi để đầu tư trồng rừng suốt chu kỳ kinh doanh; liên
doanh liên kết với các doanh nghiệp chế biến trồng rừng kết hợp tiêu thụ sản
phẩm; hỗ trợ lương thực cho dân trồng rừng thay thế canh tác nương rẫy, áp dụng
biện pháp luân canh rừng - rẫy; đầu tư khoanh nuôi phục hồi rừng.
3.4. Có chính sách hỗ trợ, khuyến khích phát
triển trồng cây phân tán trong dân, tập trung chủ yếu các loài cây gỗ lớn, gỗ
quý, trên cơ sở Đề án phát triển cây phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011-
2015.
3.5. Nghiên cứu chọn giống, xác định cơ cấu
loài cây trồng rừng phù hợp lập địa của từng vùng sinh thái, đồng thời hoàn
thiện quy trình trồng rừng nguyên liệu theo hướng thâm canh với các loài cây mọc nhanh cung cấp gỗ
nhỏ, gỗ nguyên liệu sản xuất bột giấy và ván sợi như bạch đàn, các
loài keo. Xây dựng các lâm phần rừng trồng có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt
và hiệu quả cao.
3.6. Nghiên cứu
các mô hình thí điểm trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) để
nhân rộng trên địa bàn tỉnh.
3.7. Khuyến khích,
hỗ trợ các tổ chức, cá nhân gây nuôi một số loài động vật rừng hoang dã; đầu tư
trồng sâm Ngọc Linh, Hồng đẳng Sâm và một số dược liệu quý khác để sớm hình
thành các vùng chuyên canh dược liệu gắn với chế biến.
3.8. Xây dựng thí điểm hợp tác xã lâm nghiệp
dịch vụ làm đầu mối liên doanh liên kết với các doanh nghiệp trong trồng rừng
đồng thời thu hút người dân tại chổ tham gia làm nghề rừng.
4. Về khai thác, sử dụng tài nguyên rừng.
4.1. Tổng kết mô hình khai thác rừng tác động
thấp và phương án quản lý rừng bền vững tại Lâm trường Đăk Tô (thuộc Công ty
TNHH một thành viên lâm nghiệp Đăk Tô) để rút kinh nghiệm và nhân rộng cho
các đơn vị khác trên địa bàn tỉnh, tiến đến tham gia tiến trình quản lý rừng
bền vững để có chứng chỉ rừng FSC.
4.2. Ban hành quy chế cho các chủ rừng
quản lý rừng sản xuất là rừng tự nhiên và rừng trồng, được chủ động tổ chức khai
thác gỗ và lâm sản theo phương án quản lý rừng bền vững được cấp thẩm quyền phê
duyệt. Sản lượng khai thác phù hợp với năng lực rừng, năng lực khai thác, chế
biến và thị trường tiêu thụ của doanh nghiệp, đảm bảo tái trồng rừng và có hiệu
quả kinh tế, xã hội và môi trường.
4.3. Có cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp
trong khai thác sử dụng rừng thông qua không thu các khoản tiền cây đứng trong
khai thác gỗ; điều chỉnh giá tính tiền thuế tài nguyên đối với gỗ nhỏ và tiền
củi để chủ rừng có lợi nhuận để tái đầu tư, nâng tỷ lệ lợi dụng gỗ. Mặt khác,
khi giảm chênh lệch giá gỗ khai thác của chủ rừng với giá gỗ lậu sẽ gián tiếp
hạn chế nạn khai thác gỗ trái phép.
4.4. Chỉ đạo điều tra, nghiên cứu để
quản lý, khai thác, sử dụng các loại lâm sản ngoài gỗ có giá trị kinh tế cao,
hạn chế khai thác tự phát, lãng phí như hiện nay. Bảo vệ, phát triển và khai
thác hợp lý, nguồn lợi từ lâm sản ngoài gỗ mang lại giá trị kinh tế cao.
4.5. Tạo điều kiện thuận lợi cho Công
ty cổ phần tập đoàn Tân Mai đưa Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy Đăk Tô hoạt
động đúng tiến độ trong năm 2012.
4.6. Tích cực nghiên cứu, cụ thể hoá
và tổ chức thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng của Chính phủ
đối với diện tích rừng phòng hộ, rừng sản xuất không đưa vào khai thác.
4.7. Xây dựng và tổ chức thực hiện
chương trình từng bước chuyển hóa rừng sản xuất là rừng tự nhiên có trữ lượng
nghèo, giá trị kinh tế thấp sang rừng trồng có năng suất và chất lượng cao
thông qua biện pháp cải tạo rừng. Đối tượng tập trung chuyển hóa là rừng tre
nứa, rừng hỗn giao tre nứa gỗ và rừng phục hồi sau nương rẫy có trữ lượng và
giá trị gỗ thấp.
5. Về công tác đào
tạo nguồn nhân lực, khuyến lâm:
5.1. Đầu tư thoả đáng cho công tác đào
tạo và nâng cao năng lực cán bộ lâm nghiệp các cấp, chú trọng đào tạo cán bộ cấp
xã, cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa và
khuyến lâm cho người nghèo.
5.2. Kêu gọi các dự án quốc tế hỗ trợ
các hoạt động đào tạo, tăng cường năng lực cải thiện sinh kế và khuyến lâm cho
người dân trên địa bàn tỉnh.
6. Về đầu tư phát
triển lâm nghiệp:
6.1. Huy động nhiều nguồn vốn trong xã hội để
đầu tư phát triển rừng như vốn ngân sách, vốn thu tiền dịch vụ môi trường rừng
và các nguồn vốn khác.
6.2. Thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng
tỉnh và triển khai thực hiện chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, trong
đó tập trung chủ yếu thu tiền dịch vụ môi trường rừng đối với các công trình
thuỷ điện trên địa bàn tỉnh và chi trả cho các chủ rừng để đầu tư tái trồng
rừng và khoán bảo vệ rừng.
6.3. Hoàn thiện công tác định giá quyền sử
dụng rừng; thực hiện thu tiền sử dụng rừng và đất lâm nghiệp khi giao, cho thuê
rừng và đất lâm nghiệp.
V. TỔ CHỨC THỰC HIỆN.
Để đề án được thực hiện đạt được các mục tiêu
đề ra, cần có sự chỉ đạo và giám sát chặc chẽ của Tỉnh uỷ, HĐND và UBND tỉnh
Kon Tum, sự phối hợp đồng bộ của các sở, ban, ngành trong tỉnh, các cấp chính
quyền địa phương và nỗ lực phấn đấu của các chủ rừng, các doanh nghiệp trên địa
bàn tỉnh, với những chương trình, kế hoạch của từng cấp, ngành triển khai các
nhiệm vụ, giải pháp của Đề án.
1. Cấp tỉnh:
Các Sở, ban, ngành nghiên cứu xây dựng các
chương trình, phương án tổ chức triển khai thực hiện đề án theo chức năng,
nhiệm vụ của từng ngành. Trên cơ sở đó, hàng năm UBND tỉnh giao nhiệm vụ kế
hoạch cho các ngành tổ chức thực hiện.
1.1. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông
thôn:
- Trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Quy hoạch
bảo vệ và phát triển rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn 2011-2015 và định hướng đến
năm 2020; Phương án tổ chức quản lý các loại rừng và sắp xếp hệ thống tổ chức
kinh doanh rừng trên địa bàn tỉnh; Phương án phát triển rừng sản xuất và cây
phân tán trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2011- 2015; Phương án phát triển và khai
thác sử dụng một số loại lâm sản ngoài gỗ chủ yếu trên địa bàn tỉnh giai đoạn
2011- 2015; Phương án chi trả dịch vụ môi trường rừng tỉnh Kon Tum giai đoạn
2011-2020 và các chương trình, kế hoạch khác.
- Tiếp tục tổ chức triển khai thực hiện các
Phương án giao rừng, cho thuê rừng; Đề án hỗ trợ người dân vùng cao canh tác
nông lâm nghiệp bền vững trên đất nương rẫy; Đề án nâng cao năng lực phòng cháy
chữa cháy rừng cho lực lượng kiểm lâm tỉnh Kon Tum và các chương trình, kế
hoạch khác.
- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát các chủ rừng
xây dựng và tổ chức thực hiện phương án quản lý rừng bền vững; phương án thu
tiền và chi trả dịch vụ môi trường rừng.
- Làm đầu mối thực hiện việc tổng hợp, báo
cáo, đánh giá quá trình triển khai rút kinh nghiệm hàng năm, giữa kỳ và cuối kỳ
thực hiện đề án.
- Chủ trì, phối hợp
với Sở Khoa
học và Công nghệ:
+ Nghiên cứu chọn giống, xác định cơ cấu loài
cây trồng rừng phù hợp lập địa của từng vùng sinh thái, đặc biệt là các vùng
có độ cao trên 700 m.
Hoàn thiện quy
trình trồng rừng nguyên liệu theo hướng thâm canh với các loài cây mọc nhanh cung cấp gỗ
nhỏ, gỗ nguyên liệu sản xuất bột giấy và ván sợi như bạch đàn, các
loài keo. Xây dựng các lâm phần rừng trồng có năng suất cao, chất lượng gỗ tốt
và hiệu quả cao.
- Nghiên cứu các mô
hình thí điểm trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch (CDM) để nhân rộng trên
địa bàn tỉnh.
1.2. Sở Tài nguyên và Môi trường:
- Chủ trì, phối hợp Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh đổi mới công tác giao đất gắn
liền giao rừng, cho thuê đất gắn liền thuê rừng về trình tự, thủ tục, phương
pháp tổ chức thực hiện và đề xuất hạn mức giao, cho thuê gắn liền với cơ chế
hưởng lợi cho từng chủ rừng, từng loại rừng, phù hợp điều kiện thực tế tại địa
phương.
- Tham mưu UBND tỉnh quyết định giao đất,
giao rừng cho thuê đất, cho thuê rừng cho các tổ chức thuộc các thành phần kinh
tế.
1.3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:
- Chủ trì, phối hợp với Sở Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tham mưu cho UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách và
danh mục dự án kêu gọi đầu tư trong và ngoài nước về lĩnh vực lâm nghiệp, đồng
thời tiến hành xây dựng kế hoạch trung hạn và dài hạn, cân đối và bố trí nguồn
vốn để thực hiện đề án.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát việc thực
hiện các dự án đầu tư về lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.
1.4. Sở Tài chính:
- Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan tiếp
tục hoàn thiện công tác định giá quyền sử dụng rừng, làm cơ sở đẩy mạnh công
tác giao rừng có thu tiền sử dụng rừng, cho thuê rừng; sửa đổi cơ chế thu tiền
cây đứng của các chủ rừng khai thác gỗ để tái đầu tư trồng rừng.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon
Tum để thực hiện các nhiệm vụ liên quan công tác chi trả dịch vụ môi trường
rừng và các nhiệm vụ hỗ trợ phát triển lâm nghiệp.
- Phối hợp Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu
UBND tỉnh ban hành các cơ chế chính sách và dự án kêu gọi thu hút đầu tư trong
và ngoài nước về lĩnh vực lâm nghiệp, đồng thời tiến hành xây dựng kế hoạch
trung hạn và dài hạn, cân đối và bố trí nguồn vốn để thực hiện đề án.
1.5. Sở Công thương:
- Chủ trì, phối hợp với Sở, ngành liên quan
xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện Quy hoạch phát triển công nghiệp chế
biến gỗ phải gắn liền với quy hoạch các vùng trồng rừng nguyên liệu công nghiệp
tập trung.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc quảng bá
sản phẩm gỗ và lâm sản chế biến trên địa bàn tỉnh, tiếp thị thương mại.
1.6. Sở Khoa học và Công nghệ: Phối hợp với Sở Nông
nghiệp và Phát triển nông thôn nghiên cứu chọn giống, xác định cơ cấu loài cây
trồng rừng, nhân rộng các mô hình trồng rừng theo cơ chế phát triển sạch, hoàn
thiên các quy trình trồng rừng…nhằm phát triển rừng bền vững.
1.7. Sở Lao
động-Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch đào tạo kỹ thuật sản
xuất lâm nghiệp cho người dân và kêu gọi các dự án quốc tế hỗ trợ các hoạt
động đào tạo, tăng cường năng lực cải thiện sinh kế và khuyến lâm cho người dân
trên địa bàn tỉnh.
1.8. Sở Nội vụ:
- Chủ trì, phối hợp với
Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có kế hoạch tổ chức đào tạo và
nâng cao năng lực cán bộ lâm nghiệp các cấp, chú trọng đào tạo cán bộ cấp xã,
cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ làm việc ở vùng sâu, vùng xa và khuyến
lâm cho người nghèo.
- Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển
nông thôn tham mưu UBND tỉnh thành lập Quỹ Bảo vệ và Phát triển rừng tỉnh Kon Tum.
2. Cấp huyện, xã:
- Tăng cường phối hợp với các ngành chức năng
của tỉnh trong công tác triển khai thực hiện các chương trình, đề án quản lý
bảo vệ và phát triển rừng trên địa bàn quản lý.
- Chỉ đạo thành lập các tổ công tác trực tiếp
theo dõi, giám sát việc thực hiện đề án trên địa bàn quản lý; Huy động lực
lượng bảo vệ rừng và phòng cháy chữa cháy trên địa bàn quản lý.
- Thực hiện chức năng quản lý nhà nước rừng
và đất rừng theo sự phân cấp của Nhà nước quy định.
3. Chủ rừng:
- Bảo vệ và phát triển vốn rừng hiện có, khai
thác sử dụng rừng đúng mục đích, đúng đối tượng, có hiệu quả nguồn tài nguyên
được giao quản lý sử dụng.
- Triển khai xây dựng và thực hiện phương án
quản lý bảo vệ rừng đối với diện tích rừng phòng hộ và đặc dụng, phương án quản
lý rừng bền vững đối với diện tích rừng sản xuất.
VI. NHU CẦU VỐN ĐẦU TƯ VÀ HIỆU QUẢ ĐỀ ÁN.
1. Nhu cầu vốn và nguồn vốn đầu tư (giai đoạn
2011-2015).
1.1. Tổng nhu cầu vốn đầu tư để thực hiện các
nhiệm vụ là 1.289,4 tỷ đồng, trong đó: Đầu tư lâm sinh: 1.217,5 tỷ đồng; đầu tư
cơ sở hạ tầng phục vụ lâm sinh: 71,9 tỷ đồng;
1.2. Nguồn vốn đầu tư: ngân sách Trung ương:
247,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương khoảng 11 tỷ đồng; nguồn dự kiến thu từ
tiền dịch vụ môi trường rừng : 420 tỷ đồng; còn lại là các nguồn vốn khác .
( Chi tiết tại biểu 11, phần phụ biểu của
Đề án)
2. Hiệu quả Đề án:
Đề án thực hiện đạt các mục tiêu, nhiệm vụ sẽ
mang lại hiệu quả tổng hợp về các lĩnh vực cụ thể như sau:
2.1. Hiệu quả kinh tế:
Tổng nguồn thu nhập cả giai đoạn 1.000 tỷ
đồng và giá trị rừng trồng đem lại khi hình thành rừng ước đạt 1.652,7 tỷ đồng.
Trong đó:
- Nguồn thu từ khai thác gỗ rừng tự nhiên,
rừng trồng, chế biến gỗ và các khoản thu khác dự kiến thu cho ngân sách địa
phương khoảng 60 tỷ đồng/ năm.
- Giá trị rừng trồng đem lại khi hình thành
rừng sau 5 năm ước đạt 1.652,7 tỷ đồng.
- Các khoản từ tiền dịch vụ môi trường rừng
cho các nhà máy thủy điện và các công trình thủy lợi: 140 tỷ đồng/năm.Với trên 20 công
trình thuỷ điện đã và đang xây dựng, với sản lượng điện hàng năm sản xuất gần 7
tỷ KWh, khả năng thu tiền dịch vụ môi trường rừng của tỉnh hàng năm có khoảng
140 tỷ đồng.
2.2. Hiệu quả về môi trường:
Giữ được diện tích rừng tự nhiên, tăng độ che
phủ trên cơ sở trồng rừng. Vì vậy tăng cường khả năng phòng hộ đầu nguồn cho
các thủy điện như Ja ly, Sê san 3, Sê san 3A, Sê san 4, Pleikrông và một số
thủy điện nhỏ. Đảm bảo nước tưới cho các đập thủy lợi phục vụ sản xuất nông
nghiệp đồng thời góp phần bảo tồn nguồn gen và đa dạng sinh học của rừng Tây
nguyên.
2.3.Hiệu quả về xã hội:
Tạo công ăn việc làm cho 69.180 lao động,
bình quân 13.836 lao động/ năm, thu hút đồng bào sống gần rừng vào sản xuất lâm
nghiệp, tạo thêm thu nhập, góp phần ổn định đời sống nhân dân, đặc biệt là các
hộ đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu vùng xa. Ngoài ra còn góp phần cùng các
chương trình của Nhà nước để xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn, nhằm
nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho nhân dân trên địa bàn, góp phần giữ
vững an ninh chính trị, trật tự xã hội và an ninh quốc phòng (Chi tiết tại biểu
12, phần phụ biểu của Đề án.)
Phần 4.
KẾT
LUẬN
1. Đề án phát triển lâm nghiệp theo hướng bền
vững giai đoạn 2010-2015 được xây dựng trên cơ sở hiện trạng tài nguyên rừng và
các điều kiện thực tế tổ chức sản xuất kinh doanh rừng trên địa bàn tỉnh. Đề án
đã đưa ra được các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu nhằm đảm bảo kinh
doanh rừng lâu dài, liên tục với năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế ngày
càng cao. Khai thác không lạm dụng vào vốn rừng, vẫn duy trì và phát triển được
rừng về cả diện tích và trữ lượng, đảm bảo chức năng phòng hộ môi trường, sinh
thái và tính đa dạng sinh học của rừng. Ngoài ra, khai thác hợp lý tài nguyên
rừng theo hướng bền vững sẽ giải quyết được hài hòa lợi ích: Nhà nước có nguồn
thu cho ngân sách để đầu tư phát triển, quyền lợi của doanh nghiệp được đảm
bảo, đời sống người lao động từng bước được cải thiện góp phần xóa đói giảm
nghèo, ổn định tình hình an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội trên địa
bàn.
2. Thủ trưởng các Sở, ban, ngành; Chủ tịch UBND
các huyện, thành phố; Thủ trưởng các đơn vị chủ rừng, các đơn vị khác liên quan
căn cứ chức năng nhiệm vụ của đơn vị, địa phương mình triển khai thực hiện Đề
án này./.
FILE ĐƯỢC
ĐÍNH KÈM THEO VĂN BẢN
|