Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Thông tư 28/2011/TT-BTNMT quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không

Số hiệu: 28/2011/TT-BTNMT Loại văn bản: Thông tư
Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường Người ký: Bùi Cách Tuyến
Ngày ban hành: 01/08/2011 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đã biết Số công báo: Đã biết
Tình trạng: Đã biết

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------

Số: 28/2011/TT-BTNMT

Hà Nội, ngày 01 tháng 8 năm 2011

 

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH VÀ TIẾNG ỒN

BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tài nguyên và Môi trường, đã được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định số 19/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 3 năm 2010 và Nghị định số 89/2010/NĐ-CP ngày 16 tháng 8 năm 2010;

Căn cứ Nghị định số 102/2008/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2008 của Chính phủ về việc thu thập, quản lý, khai thác và sử dụng dữ liệu về tài nguyên và môi trường;

Căn cứ Quyết định số 16/2007/QĐ-TTg ngày 29 tháng 01 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia đến năm 2020;

Xét đề nghị của Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ và Vụ trưởng Vụ Pháp chế,

QUY ĐỊNH:

Chương I

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Thông tư này quy định về quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn, gồm: xác định mục tiêu quan trắc, thiết kế chương trình quan trắc và thực hiện chương trình quan trắc.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

1. Thông tư này áp dụng với các đối tượng sau:

a) Các cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương; các trạm, trung tâm quan trắc môi trường thuộc mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia và mạng lưới quan trắc môi trường địa phương;

b) Các tổ chức có chức năng, nhiệm vụ về hoạt động quan trắc môi trường, hoạt động dịch vụ quan trắc môi trường để giao nộp báo cáo, số liệu cho cơ quan quản lý nhà nước về môi trường ở Trung ương và địa phương;

2. Thông tư này không áp dụng cho hoạt động quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn bằng các thiết bị tự động, liên tục.

Điều 3. Giải thích thuật ngữ

Trong Thông tư này, các thuật ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Không khí xung quanh là không khí ngoài trời mà con người, thực vật, động vật hoặc vật liệu có thể tiếp xúc với nó;

2. Bụi: là hệ phân tán mịn trong đó môi trường phân tán là pha khí, còn pha phân tán là các hạt rắn có kích thước lớn hơn kích thước phân tử và nhỏ hơn 100 mm.

Điều 4. Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn

1. Việc áp dụng các tiêu chuẩn, phương pháp viện dẫn phải tuân thủ theo các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích được quy định tại Chương II của Thông tư này;

2. Trường hợp các tiêu chuẩn, phương pháp quan trắc và phân tích quy định tại Chương II của Thông tư này sửa đổi, bổ sung hoặc thay thế thì áp dụng theo tiêu chuẩn, phương pháp mới.

Chương II

QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC MÔI TRƯỜNG KHÔNG KHÍ XUNG QUANH

Điều 5. Mục tiêu quan trắc

Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc môi trường không khí xung quanh là:

1. Xác định mức độ ô nhiễm không khí ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;

2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn thải riêng biệt hay nhóm các nguồn thải tới chất lượng môi trường không khí địa phương;

3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát ô nhiễm và quy hoạch phát triển công nghiệp;

4. Đánh giá diễn biến chất lượng môi trường không khí theo thời gian và không gian;

5. Cảnh báo về ô nhiễm môi trường không khí;

6. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.

Điều 6. Thiết kế chương trình quan trắc

Chương trình quan trắc sau khi thiết kế phải được cấp có thẩm quyền hoặc cơ quan quản lý chương trình quan trắc phê duyệt hoặc chấp thuận bằng văn bản. Việc thiết kế chương trình quan trắc môi trường không khí xung quanh cụ thể như sau:

1. Kiểu quan trắc

Căn cứ vào mục tiêu quan trắc, khi thiết kế chương trình quan trắc phải xác định kiểu quan trắc là quan trắc môi trường nền hay quan trắc môi trường tác động.

2. Địa điểm và vị trí quan trắc

a) Việc xác định địa điểm, vị trí quan trắc môi trường không khí xung quanh căn cứ vào mục tiêu chương trình quan trắc;

b) Trước khi lựa chọn địa điểm, vị trí quan trắc, phải điều tra, khảo sát các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh tại khu vực cần quan trắc. Sau khi đi khảo sát thực tế vị trí các điểm quan trắc được đánh dấu trên sơ đồ hoặc bản đồ;

c) Khi xác định vị trí các điểm quan trắc không khí xung quanh phải chú ý:

- Điều kiện thời tiết: hướng gió, tốc độ gió, bức xạ mặt trời, độ ẩm, nhiệt độ không khí;

- Điều kiện địa hình: địa hình nơi quan trắc phải thuận tiện, thông thoáng và đại diện cho khu vực quan tâm. Tại những nơi có địa hình phức tạp, vị trí quan trắc được xác định chủ yếu theo các điều kiện phát tán cục bộ.

3. Thông số quan trắc

a) Trước tiên phải tiến hành thu thập thông tin và khảo sát hiện trường để biết thông tin về địa điểm quan trắc (khu dân cư, khu sản xuất…), loại hình sản xuất, các vị trí phát thải, nguồn thải từ đó để lựa chọn chính xác các thông số đặc trưng và đại diện cho vị trí quan trắc;

b) Các thông số cơ bản được lựa chọn để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh là:

- Các thông số bắt buộc đo đạc tại hiện trường: hướng gió, tốc độ gió, nhiệt độ, độ ẩm tương đối, áp suất, bức xạ mặt trời;

- Các thông số khác: lưu huỳnh đioxit (SO2), nitơ đioxit (NO2), nitơ oxit (NOx), cacbon monoxit (CO), ozon (O3), bụi lơ lửng tổng số (TSP), bụi có kích thước nhỏ hơn hoặc bằng 10 µm (PM10), chì (Pb);

c) Căn cứ vào mục tiêu và yêu cầu của chương trình quan trắc, còn có thể quan trắc các thông số theo QCVN 06: 2009/BTNMT.

4. Thời gian và tần suất quan trắc

a) Thời gian quan trắc phụ thuộc vào các yếu tố như:

- Mục tiêu quan trắc;

- Thông số quan trắc;

- Tình hình hoạt động của các nguồn thải bên trong và lân cận khu vực quan trắc;

- Yếu tố khí tượng

- Thiết bị quan trắc;

- Phương pháp quan trắc được sử dụng là chủ động hay bị động;

- Phương pháp xử lý số liệu;

- Độ nhạy của phương pháp phân tích.

b) Tần suất quan trắc

- Tần suất quan trắc nền: tối thiểu 01 lần/tháng;

- Tần suất quan trắc tác động: tối thiểu 06 lần/năm.

c) Lưu ý khi xác định tần suất quan trắc:

Khi có những thay đổi theo chu kỳ của chất lượng không khí, phải thiết kế khoảng thời gian đủ ngắn giữa hai lần lấy mẫu liên tiếp để phát hiện được những thay đổi đó;

5. Lập kế hoạch quan trắc

Lập kế hoạch quan trắc căn cứ vào chương trình quan trắc, bao gồm các nội dung sau:

a) Danh sách nhân lực thực hiện quan trắc và phân công nhiệm vụ cho từng cán bộ tham gia;

b) Danh sách các tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp thực hiện quan trắc môi trường (nếu có);

c) Danh mục trang thiết bị, dụng cụ, hóa chất quan trắc tại hiện trường và phân tích trong phòng thí nghiệm;

d) Phương tiện, thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động cho hoạt động quan trắc môi trường;

đ) Các loại mẫu cần lấy, thể tích mẫu và thời gian lưu mẫu;

e) Phương pháp phân tích trong phòng thí nghiệm;

g) Kinh phí thực hiện quan trắc môi trường;

h) Kế hoạch thực hiện bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

Điều 7. Thực hiện quan trắc

Việc tổ chức thực hiện chương trình quan trắc gồm các công việc sau:

1. Công tác chuẩn bị

Trước khi tiến hành quan trắc cần thực hiện công tác chuẩn bị như sau:

a) Chuẩn bị tài liệu, các bản đồ, sơ đồ, thông tin chung về khu vực định lấy mẫu;

b) Theo dõi điều kiện khí hậu, diễn biến thời tiết;

c) Chuẩn bị các dụng cụ, thiết bị cần thiết; kiểm tra, vệ sinh và hiệu chuẩn các thiết bị và dụng cụ lấy mẫu, đo, thử trước khi ra hiện trường;

d) Chuẩn bị hoá chất, vật tư, dụng cụ phục vụ lấy mẫu và bảo quản mẫu;

đ) Chuẩn bị nhãn mẫu, các biểu mẫu, nhật ký quan trắc và phân tích theo quy định;

e) Chuẩn bị các phương tiện phục vụ hoạt động lấy mẫu và vận chuyển mẫu;

g) Chuẩn bị các thiết bị bảo hộ, bảo đảm an toàn lao động;

h) Chuẩn bị kinh phí và nhân lực quan trắc;

i) Chuẩn bị cơ sở lưu trú cho các cán bộ công tác dài ngày;

k) Chuẩn bị các tài liệu, biểu mẫu có liên quan khác.

2. Lấy mẫu, đo và phân tích tại hiện trường

a) Tại vị trí lấy mẫu, tiến hành đo các thông số khí tượng (nhiệt độ, độ ẩm, áp suất khí quyển, tốc độ gió và hướng gió) tại hiện trường;

b) Căn cứ vào vào mục tiêu chất lượng số liệu, phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí phải tuân theo một trong các phương pháp quy định tại Bảng 1 dưới đây:

Bảng 1. Phương pháp đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường

STT

Thông số

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1

SO2

• TCVN 7726:2007 (ISO10498:2004);

• TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);

• TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980).

2

CO

• TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989)

3

NO2

• TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998)

4

O3

• TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993);

• TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998)

5

Chì bụi

• TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)

6

Bụi

• TCVN 5067:1995

7

Các thông số khí tượng

• Theo các quy định quan trắc khí tượng của Tổng cục Khí tượng Thuỷ văn.

• Theo các hướng dẫn sử dụng thiết bị quan trắc khí tượng của các hãng sản xuất.

b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia về đo, phân tích và lấy mẫu không khí tại hiện trường tại Bảng 1 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế đã quy định tại Bảng 1 hoặc áp dụng tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;

c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng tại hiện trường thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

3. Bảo quản và vận chuyển mẫu

a) Phương pháp lưu giữ mẫu phải phù hợp với thông số quan trắc và kỹ thuật phân tích mẫu tại phòng thí nghiệm. Mẫu lấy xong phải phân tích ngay, nếu không thì mẫu phải được bảo quản lạnh ở nhiệt độ 5oC không quá 24 giờ;

b) Đối với các mẫu lấy theo phương pháp hấp thụ, dung dịch đã hấp thụ được chuyển vào lọ thuỷ tinh có nút chắc chắn, đặt trong giá đỡ xếp, chèn cẩn thận vào thùng bảo quản lạnh;

c) Đối với mẫu CO, lấy theo phương pháp thay thế thể tích, dụng cụ đựng mẫu phải được sắp xếp gọn gàng, không chèn lên nhau hoặc bị các vật khác đè lên nhằm tránh bị vỡ và hạn chế rò rỉ;

d) Đối với mẫu bụi, mẫu được cho vào bao kép, đóng nắp bao cẩn thận, xếp vào hộp kín và bảo quản ở điều kiện thường;

4. Phân tích trong phòng thí nghiệm

a) Căn cứ vào mục tiêu chất lượng số liệu và điều kiện phòng thí nghiệm, việc phân tích các thông số phải tuân theo một trong các phương pháp quy định trong Bảng 2 dưới đây:

Bảng 2. Phương pháp phân tích các thông số trong phòng thí nghiệm

STT

Thông số

Số hiệu tiêu chuẩn, phương pháp

1

SO2

• TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);

• TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980)

2

CO

• TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);

• TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000)

3

NO2

• TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998);

• TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985)

4

Chì bụi

• TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993)

5

Bụi

• TCVN 5067:1995

b) Khi chưa có các tiêu chuẩn quốc gia để xác định giá trị của các thông số quy định tại Bảng 2 Thông tư này thì áp dụng tiêu chuẩn quốc tế quy định tại Bảng 2 hoặc các tiêu chuẩn quốc tế khác có độ chính xác tương đương hoặc cao hơn;

c) Công tác bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong phòng thí nghiệm thực hiện theo các văn bản, quy định của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hướng dẫn bảo đảm chất lượng và kiểm soát chất lượng trong quan trắc môi trường.

5. Xử lý số liệu và báo cáo

a) Xử lý số liệu

- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc và phân tích môi trường. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ của mẫu (biên bản, nhật ký lấy mẫu tại hiện trường, biên bản giao nhận mẫu, biên bản kết quả đo, phân tích tại hiện trường, biểu ghi kết quả phân tích trong phòng thí nghiệm,…) số liệu của mẫu QC (mẫu trắng, mẫu lặp, mẫu chuẩn,…);

- Xử lý thống kê: Căn cứ theo lượng mẫu và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...);

- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc, phân tích đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b) Báo cáo kết quả

Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

Chương III

QUY TRÌNH KỸ THUẬT QUAN TRẮC TIẾNG ỒN

Điều 8. Mục tiêu quan trắc

Các mục tiêu cơ bản trong quan trắc tiếng ồn là:

1. Xác định mức độ ồn ảnh hưởng đến sức khoẻ cộng đồng theo các tiêu chuẩn cho phép hiện hành;

2. Xác định ảnh hưởng của các nguồn gây tiếng ồn riêng biệt hay nhóm các nguồn gây tiếng ồn;

3. Cung cấp thông tin giúp cho việc lập kế hoạch kiểm soát tiếng ồn;

4. Đánh giá diễn biến ô nhiễm ồn theo thời gian và không gian;

5. Cảnh báo về ô nhiễm tiếng ồn;

6. Đáp ứng các yêu cầu của công tác quản lý môi trường của Trung ương và địa phương.

Điều 9. Thiết kế và thực hiện chương trình quan trắc

1. Địa điểm quan trắc tiếng ồn

a) Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 26: 2010/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn quy định giới hạn tối đa các mức ồn tại các khu vực có con người sinh sống, hoạt động và làm việc; tiếng ồn trong quy chuẩn này là tiếng ồn do hoạt động của con người tạo ra không phân biệt loại nguồn gây tiếng ồn, vị trí phát sinh tiếng ồn.

b) Các khu vực phải đo tiếng ồn bao gồm:

- Khu vực cần đặc biệt yên tĩnh: bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, nhà trẻ, trường học;

- Khu dân cư, khách sạn, nhà ở, cơ quan hành chính;

- Khu vực thương mại, dịch vụ;

- Khu vực sản xuất nằm xen kẽ trong khu dân cư.

c) Lựa chọn vị trí điểm quan trắc tiếng ồn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995. Trong đó, phải lưu ý các điểm sau:

- Vị trí lựa chọn phải đặc trưng cho khu vực cần quan trắc (phải có toạ độ xác định);

- Tránh các vật cản gây phản xạ âm;

- Tránh các nguồn gây nhiễu nhân tạo: tiếng nhạc, tiếng va đập của kim loại, trẻ em nô đùa...;

- Chọn vị trí đo sao cho có sự truyền âm ổn định nhất với thành phần gió thổi không đổi từ nguồn đến vị trí đo.

d) Đối với các cơ sơ sản xuất công nghiệp phải tiến hành quan trắc tại các vị trí làm việc quy định trong tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999.

2. Thông số quan trắc

Các thông số trong quan trắc tiếng ồn gồm:

a) LAeq mức âm tương đương;

b) LAmax mức âm tương đương cực đại;

c) LAN,T mức phần trăm;

d) Phân tích tiếng ồn ở các dải tần số 1 ôcta (tại các khu công nghiệp);

đ) Cường độ dòng xe (đối với tiếng ồn giao thông).

3. Thời gian và tần suất quan trắc

a) Tần suất quan trắc

Tần suất quan trắc tiếng ồn được xác định tuỳ thuộc vào yêu cầu của cơ quan quản lý chương trình quan trắc, kinh phí và mục đích của chương trình quan trắc nhưng tối thiểu phải là 04 lần/năm.

b) Thời gian quan trắc

- Đối với tiếng ồn tại các khu vực quy định và tiếng ồn giao thông: đo liên tục 12, 18 hoặc 24 giờ tuỳ theo yêu cầu;

- Đối với tiếng ồn tại các cơ sở sản xuất, phải tiến hành đo trong giờ làm việc;

- Do các mức âm bị ảnh hưởng bởi các điều kiện thời tiết, vì vậy, khi chọn thời gian quan trắc tiếng ồn phải chú ý các điểm sau:

+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho ở trong khoảng đó mức âm trung bình được xác định trong một dải các điều kiện thời tiết xuất hiện ở các vị trí đo;

+ Các khoảng thời gian đo được chọn sao cho các phép đo được tiến hành trong điều kiện thời tiết thật đặc trưng.

4. Thiết bị quan trắc

a) Thiết bị quan trắc được sử dụng theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995;

b) Thiết bị được sử dụng là các máy đo tiếng ồn tích phân có kèm theo bộ phân tích tần số. Trường hợp không có máy đo tiếng ồn tích phân thì đo bằng máy đo mức âm tiếp xúc trong đó các khoảng thời gian phải được ghi lại và dùng phương pháp phân bố thống kê để tính LAeq,T :

Trong đó

- T = åti: là tổng các khoảng thời gian cần lấy mẫu;

- ti : là thời gian tác dụng của mức ồn LAi; (ứng với thời gian đo thứ i);

- LAi: là mức âm theo đặc tính A tồn tại trong khoảng thời gian ti;

- n: là số lần đo mức ồn.

c) Để đảm bảo chất lượng quan trắc, thiết bị đo tiếng ồn phải được chuẩn theo bộ phát âm chuẩn ở mức âm 94 và 104 dBA trước mỗi đợt quan trắc và định kỳ được kiểm chuẩn tại các cơ quan có chức năng kiểm chuẩn thiết bị.

5. Phương pháp quan trắc

Phương pháp và khoảng thời gian quan trắc được lựa chọn theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5964:1995 và TCVN 5965:1995.

a) Các phép đo

Khi thực hiện các phép đo ngoài trời phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu. Các phép đo phải thực hiện cách cấu trúc phản xạ âm ít nhất 3,5 mét không kể mặt đất. Khi không có quy định khác thì độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất.

b) Các phép đo ngoài trời gần các nhà cao tầng

Các phép đo này được thực hiện ở các vị trí mà tiếng ồn đối với nhà cao tầng cần được quan tâm. Nếu không có chỉ định gì khác thì vị trí các phép đo tốt nhất là cách tòa nhà 1-2 mét và cách mặt đất từ 1,2-1,5 mét.

c) Các phép đo tiếng ồn giao thông

- Độ cao tiến hành đo là 1,2-1,5 mét so với mặt đất;

- Phải giảm phản xạ âm đến tối thiểu;

- Phải tránh các nguồn tiếng ồn gây nhiễu ảnh hưởng tới phép đo.

d) Các phép đo trong nhà

- Các phép đo này thực hiện bên trong hàng rào, mà ở đó tiếng ồn được quan tâm. Nếu không có chỉ định khác, các vị trí đo cách các tường hoặc bề mặt phản xạ khác ít nhất 1 mét, cách mặt sàn từ 1,2-1,5 mét và cách các cửa sổ khoảng 1,5 mét; cách nguồn gây ồn khoảng 7,5 mét;

- Khi đo tiếng ồn tại nơi làm việc do các máy công nghiệp gây ra phải đo tiếng ồn theo tần số ở dải 1:1 ôcta (theo tiêu chuẩn quốc gia TCVN 3985:1999).

đ) Các điểm phải lưu ý

- Khoảng thời gian đo liên tục của mỗi phép đo là 10 phút, trong vòng 1 giờ tiến hành 3 phép đo, sau đó lấy giá trị trung bình của 3 phép đo. Kết quả thu được coi như giá trị trung bình của giờ đo đó;

- Đối với tiếng ồn giao thông do dòng xe gây ra, ngoài việc đo tiếng ồn thì phải xác định cường độ dòng xe (xe/giờ) bằng phương pháp đếm thủ công hoặc thiết bị tự động. Phải tiến hành phân loại các loại xe trong dòng xe, bao gồm:

+ Xe cực lớn (xe containơ và trên 10 bánh);

+ Xe tải và xe khách;

+ Xe con (dưới 12 chỗ ngồi);

+ Mô tô, xe máy.

- Khi đo mức tiếng ồn theo dải 1:1 ôcta, thao tác cũng tương tự, nhưng chú ý sau khi đặt thời gian, phải đặt chế độ đo theo tần số ở dải 1:1 ôcta.

6. Xử lý số liệu và báo cáo

a) Xử lý số liệu

- Kiểm tra số liệu: kiểm tra tổng hợp về tính hợp lý của số liệu quan trắc tiếng ồn. Việc kiểm tra dựa trên hồ sơ quan trắc (biên bản, nhật ký, kết quả đo tại hiện trường, …);

- Xử lý thống kê: căn cứ theo số lượng kết quả đo và nội dung của báo cáo, việc xử lý thống kê có thể sử dụng các phương pháp và các phần mềm khác nhau nhưng phải có các thống kê miêu tả tối thiểu (giá trị nhỏ nhất, giá trị lớn nhất, giá trị trung bình, số giá trị vượt chuẩn...);

- Bình luận về số liệu: việc bình luận số liệu phải được thực hiện trên cơ sở kết quả quan trắc đã xử lý, kiểm tra và các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật có liên quan.

b) Báo cáo kết quả

Sau khi kết thúc chương trình quan trắc, báo cáo kết quả quan trắc tiếng ồn phải được lập và gửi cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định.

CHƯƠNG IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

Điều 10. Tổ chức thực hiện

1. Tổng cục Môi trường có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Thông tư này;

2. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp và tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.

Điều 11. Hiệu lực thi hành

1. Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 15 tháng 9 năm 2011.

2. Trong quá trình thực hiện Thông tư này, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị các cơ quan, tổ chức, cá nhân phản ánh về Bộ Tài nguyên và Môi trường (qua Tổng cục Môi trường) để kịp thời xem xét, giải quyết./.

 

 

Nơi nhận:
- Thủ tướng Chính phủ và các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Văn phòng Quốc hội;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Văn phòng Chính phủ;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện Kiểm sát nhân dân tối cao;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
- Cục kiểm tra văn bản QPPL (Bộ Tư pháp);
- Các Thứ trưởng Bộ TN&MT;
- Các đơn vị trực thuộc Bộ TN&MT, Website của Bộ;
- Sở TN&MT các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương;
-
Các đơn vị trong mạng lưới quan trắc môi trường quốc gia;
- Công báo, Cổng Thông tin điện tử Chính phủ;
- Lưu: VT, KHCN, PC, TCMT (QTMT).
300

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Bùi Cách Tuyến

 

MINISTRY OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT
--------

SOCIALIST REPUBLIC OF VIETNAM
Independence – Freedom – Happiness
----------------

No.: 28/2011/TT-BTNMT

Hanoi, August 01, 2011

 

CIRCULAR

TECHNICAL PROCEDURES FOR AMBIENT AIR AND NOISE MONITORING

MINISTER OF NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT

Pursuant to the Government's Decree No. 25/2008/ND-CP dated March 04, 2008 on defining the functions, tasks, powers and organizational structure of the Ministry of Natural Resources and Environment, amended and supplemented by the Government's Decree No.19/2010/ND-Cdated March 08, 2010 and Decree No. 89/2010/ND-CP dated August 16, 2010;

Pursuant to the Government's Decree No. 102/2008/ND-CP dated September 15, 2008 on collection, management and use of the natural resources and environment database;

Pursuant to the Prime Minister’s Decision No. 16/2007/QD-TTg dated January 29, 2007 on approval for the Master Plan for national monitoring network for natural resources and environment by 2020;

At the request of Director of Vietnam Environment Administration, Director of Department of Science and Technology, and Director of Legal Department,

Chapter I

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

This Circular provides for the technical procedures for ambient air and noise monitoring, including: determination of monitoring objectives, monitoring program design, and monitoring program execution.

Article 2. Regulated entities

1. This Circular applies to:

a) Central and local environment authorities; environmental monitoring stations and centers of the national environmental monitoring network and local environmental monitoring networks;

b) The organizations licensed or assigned to carry out environmental monitoring activities, provide environmental monitoring services, and submit reports to central and local environment authorities;

2. This Circular does not apply to the ambient air and noise monitoring using automatic or continuous devices.

Article 3. Interpretation of terms

In this document, these terms are construed as follows:

1. Ambient air refers to the outdoor air to which people, plants, animals or material may be exposed;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 4. Rules for application of standards and citation methods

1. The application of standards and citation methods must comply with the monitoring and analytical methods and standards mentioned in Chapter II of this Circular;

2. If amendments to the monitoring and analytical standards and methods mentioned in Chapter II of this Circular occur, newly revised standards and methods shall come into force.

Article 5. Monitoring objectives

The major objectives for the ambient air monitoring are as follows:

1. Determine the air pollution status and its effects on the community health in conformity with currently permitted standards;

2. Determine effects of separate sources of waste or groups of waste sources on the quality of local air environment;

3. Provide information to the formulation of plans for pollution control and industrial development;

4. Evaluate the spatial and temporal variations of the air quality;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

6. Satisfy other requirements for central and local environment management.

Article 6. Designing a monitoring program

A monitoring program must be approved or accepted in writing by a competent authority or an agency in charge of monitoring programs. Designing the ambient air monitoring program is detailed as below:

1. Monitoring type

Depending on the monitoring objectives, the program designer must determine whether the monitoring is background monitoring or impact monitoring.

2. Monitoring location and points

a) The determination of monitoring locations and points depends on the monitoring objectives;

b) Before determining a monitoring location or point, a survey shall be conducted at the monitoring region to determine sources of waste causing the ambient air pollution. After conducting field surveys, location of monitoring points shall be marked on diagram or map;

c) While determining locations of ambient air monitoring points, the following matters should be considered:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Topographical conditions: the monitoring place must have convenient and clear topography with features representing the subject region. At places with complex topography, the monitoring location is determined according to local emission conditions.

a) Typical and representative parameters for a monitoring region shall be selected depending on the data collection and field surveys which must be firstly conducted to collect information about the monitoring location (residential area, production area, etc.), production type, emission locations, and sources of waste generated thereto;

b) The following major parameters are selected to evaluate the ambient air quality:

- Parameters mandatorily monitored on the scene: wind direction, wind speed, temperature, relative humidity, pressure and solar radiation;

- Other parameters: sulphur dioxide (SO2), nitrogen dioxide (NO2), nitrous oxide (NOx), Carbon Monoxide (CO), Ozone (O3), Total suspended particles (TSP), dust particles less than or equal to 10 µm in diameter (PM10), Plumbum (Pb);

c) Depending on objectives and requirements of the monitoring program, other parameters mentioned in the QCVN 06:2009/BTNMT may be additionally monitored.

a) Monitoring time depends on the following elements:

- Monitoring objectives;

- Monitoring parameters;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Meteorological factors;

- Monitoring equipment;

- Whether the applied monitoring approach is positive or negative;

- Data processing methods;

- Sensitivity of analytical methods.

b) Monitoring frequency

- Frequency of background monitoring: at least once every month;

- Frequency of impact monitoring: at least 06 times annually.

c) Notes to determine monitoring frequency:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

A monitoring plan which is prepared according to the monitoring program includes the following contents:

a) The list of personnel performing the monitoring tasks and assignments for each participating person;

b) The list of organizations and individuals participating or cooperating in the monitoring of environment (if any);

c) The list of monitoring equipment, apparatus, and chemicals for field monitoring and laboratory analysis;

d) Labor safety tools and equipment for the monitoring of environment;

dd) Samples required, sample volume, and sample storage time;

e) Methods for laboratory analysis;

g) Environmental monitoring expenses;

h) The plan for environmental monitoring quality assurance and management.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

The implementation of a monitoring program includes the following tasks:

1. Preparations

Following preparations shall be made prior to monitoring activities:

a) Prepare documents, maps, diagrams, and common data about the sampled regions;

b) Monitor the climate and weather variations;

c) Prepare necessary tools and instruments; check, clean, and calibrate the equipment and instruments for sampling, measuring, and testing before going to the scene;

d) Prepare chemicals, supplies, and instruments for taking and preserving samples;

dd) Prepare sample labels, forms, monitoring and analysis logs as prescribed;

e) Prepare instruments for taking and transporting samples;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

h) Prepare funding and personnel for monitoring;

i) Prepare accommodation for personnel who work for many days;

k) Prepare other relevant documents and forms.

a) At the sampling location, meteorological parameters (temperature, humidity, atmospheric pressure, wind speed and direction) shall be monitored at the field;

b) Basing on data quality objectives, the air sampling, measurement and analysis methods must comply with any of the methods mentioned in the following Table 1:

Table 1. Methods for field air sampling, measurement and analysis

No.

Parameters

Code of standard or method

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

SO2

• TCVN 7726:2007 (ISO10498:2004);

• TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);

• TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980);

2

CO

• TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);

3

NO2

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

4

O3

• TCVN 6157:1996 (ISO 10313:1993);

• TCVN 7171:2002 (ISO 13964:1998);

5

Particulate lead

• TCVN 6152:1996 (ISO 9855:1993);

6

Dust

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

7

Other meteorological parameters

• Regulations on meteorological monitoring adopted by National Centre for Hydrometeorological Forecasting – NCHMF.

• Manufacturers’ instructions for operation of meteorological monitoring equipment.

b) If national standards for field air sampling, measurement and analysis mentioned in Table 1 hereto are not available, corresponding international standards mentioned in Table 1 or other international standards with equal or higher accuracy shall be applied;

c) Quality assurance and control tasks on the field shall comply with regulations on environmental monitoring quality assurance and control adopted by the Ministry of Natural Resources and Environment.

a) Methods for sample storage must be conformable with monitoring parameters and methods for analyzing samples at the laboratory. Samples must be analyzed immediately after they are taken or stored at 5oC for a period of not exceeding 24 hours;

b) With regard to samples taken by employing the absorption method, the absorbing substances must be stored in vials with firm caps, placed on brackets and carefully arranged into cold storage box;

c) With regard to CO samples which are taken by employing the volume replacement method, sample storage devices must be arranged orderly, not be placed on each other or pressed by other things to avoid breaking and leaking;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Basing on data quality objectives and laboratory conditions, the analysis of parameters must comply with any of the methods stated in the following Table 2:

Table 2. Methods for analysis of monitoring parameters at laboratories

No.

Parameters

Code of standard or method

1

SO2

• TCVN 5971:1995 (ISO 6767:1990);

• TCVN 5978:1995 (ISO 4221:1980);

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

CO

• TCVN 5972:1995 (ISO 8186:1989);

• TCVN 7725:2007 (ISO 4224:2000);

3

NO2

• TCVN 6137:2009 (ISO 6768:1998);

• TCVN 6138:1996 (ISO 7996:1985);

4

Particulate lead

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

5

Dust

• TCVN 5067:1995

b) If national standards for determination of parameters mentioned in Table 2 hereto are not available, corresponding international standards mentioned in Table 2 or other international standards with equal or higher accuracy shall be applied;

c) Quality assurance and control tasks at laboratories shall comply with regulations on environmental monitoring quality assurance and control adopted by the Ministry of Natural Resources and Environment.

5. Data processing and reporting

a) Data processing

- Data check: check the rationality of the environmental analysis and monitoring data. Data shall be checked according to documents of the samples (sampling record, field sampling logs, sample delivery record, field measurement/analysis result reports, laboratory analysis result reports, etc.), data of QC samples (blank samples, repeated samples, reference samples, etc.);

- Statistical processing: according to the quantity of samples and the reports, various methods and software programs may be used for statistical processing as long as the essential description (minimum value, maximum value, mean value, number exceeding standards, etc.) must be available;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) Reporting

After the monitoring program is completed, a monitoring result report shall be made and sent to a competent authority as prescribed.

Article 8. Monitoring objectives

The major objectives for the noise monitoring are as follows:

1. Determine the levels of noise causing effects on the community health in conformity with currently permitted standards;

2. Determine effects of separate noise sources or groups of noise sources;

3. Provide information to the formulation of plans for noise control;

4. Evaluate the spatial and temporal variations of the noise pollution;

5. Issue warnings of the noise pollution;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

Article 9. Designing and implementing a monitoring program

1. Noise monitoring location

a) The QCVN 26:2010/BTNMT - National Technical Regulation on Noise stipulates maximum levels of noise in areas where people live and work; the noise referred to in this Regulation is caused by human activities regardless noise sources or noise locations.

b) Regions requiring the measurement of noise include:

- Places needing special quiet: hospitals, libraries, sanitariums, kindergartens, and schools;

- Residential areas, hotels, dwelling houses, and administrative agencies;

- Commercial and service areas;

- Production factories located in residential areas.

c) Noise monitoring locations are selected in conformity with the national technical regulation TCVN 5964:1995, in which the following points should be carefully considered:

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Avoid obstacles which may cause the reflection of sound;

- Avoid man-made sources of noise such as music, clash made by hitting of metal objects, sounds of children frolicking, etc.);

- Select monitoring locations so as to ensure the most stable sound transmission with the unchanged wind components from the source to the monitoring location.

d) With regard to industrial manufacturing factories, the noise monitoring is conducted at the workplace as regulated in the National Technical Regulation TCVN 3985:1999.

The noise monitoring parameters include:

a) LAeq: A-weighted equivalent sound level;

b) LAmax: maximum A-weighted sound level;

c) LAN,T : percentile level ;

d) Analyze noise at the one octave band (in industrial zones) ;

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Monitoring frequency

The noise monitoring frequency depends on requirements of the agency in charge of the noise monitoring program, funding and purposes of the monitoring program provided that it shall not less than 04 times per year.

b) Monitoring time

- Noise at prescribed places and traffic noise must be continuously measured within 12, 18 or 24 hours depending on monitoring requirements.

- Noise at production factories must be measured within the working time;

- Because sound levels are influenced by weather conditions, the selection of noise monitoring time must pay attention to the following points:

+ Monitoring time must be selected so as to ensure that within the selected monitoring time, the average sound level is determined in a band of weather conditions appearing at monitoring locations;

+ Monitoring time is selected so as to ensure that measures are conducted within typical weather conditions.

4. Monitoring equipment

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

b) The equipment used in the noise monitoring includes integrating sound level meters with frequency analyzer. If the integrating sound level meter is not available, the sound exposure level meter shall be applied, in which monitoring times must be recorded and the statistical distribution method shall be employed to determine the LAeq,T value:

Where

- T = åti: total duration of sampling intervals;

- ti : time of exposure at the noise level LAi; (corresponding to the monitoring time i);

- LAi: A-weighted sound level during the ith time interval (ti);

- n: total times of noise level measurement.

c) For the purpose of assurance of monitoring quality, the sound level meters must be calibrated in conformity with applicable standards at the sound levels of 94 dBA and 104 dBA before each noise monitoring and periodically tested by competent calibration agencies.

5. Monitoring methods

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Measurements

When conducting outdoor measurements, the reflection of sound must be minimized. Measurements must be taken at least 3.5m far away from the sound reflecting structures, excluding the ground. If other regulations are not applied, measurements are taken 1.2 - 1.5 m above the ground.

b) Outdoor measurements near multistoried buildings

These measurements shall be taken at the locations where the noise exposing on the multistoried building should be considered. Not otherwise provided for, measurements should be taken 1-2 m far away from the building and 1.2 – 1.5 m above the ground.

c) Traffic noise level measurements

- Measurements are taken 1.2 - 1.5 m above the ground;

- The reflection of sound must be minimized;

- Avoid sources of unwanted noise which may influence on measurements.

d) Indoor measurements

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

- Noise at the workplace caused by industrial machines must be measured at the 1:1 octave band frequency (as regulated in the National Technical Regulation TCVN 3985:1999).

dd) Notices

- Three measurements are taken within 1 hour, each of which is continuously taken within a 10-minute interval. Then, the mean value of such three measurements shall be taken. The achieved result shall be considered as the mean value of such measuring hour;

- For traffic noise caused by vehicle flow, besides measuring noise, it is necessary to determine the traffic intensity (vehicle/hour) by means of counting manually or automatic equipment. Type of vehicle in the vehicle flow must be classified, including:

+ Very large vehicles (containers and others with more than 10 wheels);

+ Trucks and coaches;

+ Cars (under 12 seats);

+ Motorbikes, mopeds.

- Similar steps shall be applied to measure the noise at 1:1 octave band provided that after setting time, measuring mode must be set up according to the 1:1 octave band frequency.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

a) Data processing

- Data check: check the rationality of the noise monitoring data. Checking data shall be based on monitoring documents (records, logs, field measuring results, etc.);

- Statistical processing: according to the quantity of measuring results and the reports, various methods and software programs may be used for statistical processing as long as the essential description (minimum value, maximum value, mean value, number exceeding standards, etc.) must be available;

- Comments on the data: comments on data must be given according to monitoring results that have been processed and verified, and relevant technical regulations and standards.

b) Reporting

After the monitoring program is completed, a noise monitoring result report shall be made and sent to a competent authority as prescribed.

Article 10. Implementation organization

1. The Vietnam Environment Administration shall instruct and inspect the implementation of this Circular;

2. Ministers, Heads of Ministerial-level Agencies, Heads of Affiliates of the Government, Chairpersons of the People's Committees at all levels, and other organizations and individuals involved shall assume responsible for implementing this Circular.

...

...

...

Bạn phải đăng nhập hoặc đăng ký Thành Viên TVPL Pro để sử dụng được đầy đủ các tiện ích gia tăng liên quan đến nội dung TCVN.

Mọi chi tiết xin liên hệ: ĐT: (028) 3930 3279 DĐ: 0906 22 99 66

1. This Circular shall come into force as from September 15, 2011.

2. Difficulties that arise during the implementation of this Circular should be reported to the Ministry of Natural Resources and Environment (via Vietnam Environment Administration) for consideration./.

 

 

 

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Thông tư 28/2011/TT-BTNMT ngày 01/08/2011 quy định quy trình kỹ thuật quan trắc môi trường không khí xung quanh và tiếng ồn do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


30.529

DMCA.com Protection Status
IP: 13.59.112.169
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!