ỦY
BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
----------------
|
Số:
22/2011/CT-UBND
|
TP.
Hồ Chí Minh, ngày 11 tháng 6 năm 2011
|
CHỈ THỊ
VỀ TĂNG CƯỜNG CÔNG
TÁC TUYÊN TRUYỀN, PHỐI HỢP VÀ HỖ TRỢ CHO HOẠT ĐỘNG CỦA THỪA PHÁT LẠI
Xã hội hóa một số công việc
có liên quan đến thi hành án dân sự là một chủ trương lớn của Đảng và đã được
thể chế hóa trong Nghị quyết số 24/2008/QH12 ngày 14 tháng 11 năm 2008 của Quốc
hội, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP ngày 24 tháng 7 năm 2009 của Chính phủ về tổ
chức và hoạt động của Thừa phát lại thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí
Minh và các văn bản hướng dẫn thi hành.
Ngày 15 tháng 4 năm 2010, Ủy
ban nhân dân thành phố có quyết định cho phép thành lập 5 văn phòng Thừa phát
lại đầu tiên thực hiện thí điểm tại thành phố Hồ Chí Minh. Ngày 21 tháng 5 năm 2010,
Sở Tư pháp đã cấp giấy đăng ký hoạt động cho 5 văn phòng Thừa phát lại: Văn
phòng Thừa phát lại quận 1, quận 5, quận 8, quận Bình Thạnh và quận Tân Bình.
Thời gian qua, việc thí điểm
Thừa phát lại đã được các cơ quan có liên quan tích cực triển khai, đảm bảo
đúng tiến độ và đạt được mục tiêu đề ra. Tuy nhiên, vẫn còn một số cơ quan, tổ
chức chưa tích cực phối hợp, hỗ trợ và tạo điều kiện cho hoạt động của Thừa
phát lại theo quy định pháp luật.
Để việc thí điểm Thừa phát
lại tại thành phố Hồ Chí Minh thực hiện đúng quy định pháp luật, Ủy ban nhân
dân thành phố yêu cầu các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân
dân các quận - huyện thực hiện tốt các việc sau đây:
1. Sở Tư pháp:
a) Chủ trì, phối hợp với các
cơ quan, tổ chức có liên quan tăng cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại
để người dân hiểu về chủ trương, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước
về Thừa phát lại, biết được chức năng, nhiệm vụ của Thừa phát lại và thấy được
vai trò, sự cần thiết của tổ chức này trong thực tiễn đời sống pháp lý hiện
nay.
b) Chủ động tham mưu cho Ủy
ban nhân dân thành phố quản lý nhà nước về Thừa phát lại theo quy định tại
Khoản 3, Khoản 4 Điều 8 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
c) Phối hợp với Viện Kiểm sát
nhân dân thành phố trong việc kiểm sát hoạt động của Thừa phát lại.
2. Công an thành phố:
a) Phối hợp với Sở Tư pháp
tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong lực lượng Công an thành
phố.
b) Chỉ đạo các đơn vị trực
thuộc cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký xe phục vụ cho
việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như
cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại
thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi
hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
c) Chỉ đạo Công an phường -
xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại trong việc tống đạt văn bản
của Tòa án và cơ quan thi hành án dân sự, xác minh điều kiện thi hành án theo
quy định pháp luật về tố tụng, Điều 44 Luật Thi hành án dân sự và quy định pháp
luật có liên quan.
d) Chỉ đạo Công an quận -
huyện và Công an phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại tổ
chức bảo vệ cưỡng chế thi hành án theo quy định tại Khoản 4 Điều 72 Luật Thi
hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan
trong trường hợp cưỡng chế thi hành án cần huy động lực lượng bảo vệ theo quy
định tại Điều 40 Nghị định số 61/2009/NĐ-CP.
đ) Chỉ đạo các trại giam,
trại tạm giam phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi
hành án dân sự theo quy định tại Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
3. Các sở, ngành có liên
quan:
a) Sở Thông tin và Truyền
thông phối hợp với Sở Tư pháp thực hiện việc tuyên truyền về Thừa phát lại trên
Trang thông tin điện tử (Mạng thông tin tích hợp trên Internet) của
thành phố Hồ Chí Minh.
b) Sở Tài nguyên và Môi
trường chỉ đạo Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thành phố cung cấp đầy đủ,
kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất (bao
gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền
với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của
Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp,
hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy
định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy
định pháp luật có liên quan.
c) Sở Kế hoạch và Đầu tư cung
cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký kinh doanh, đầu tư phục vụ
cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự
như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án
dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
d) Sở Giao thông vận tải cung
cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về đăng ký phương tiện thủy nội địa, xe
máy chuyên dùng có tham gia giao thông đường bộ phục vụ cho việc xác minh điều
kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin
cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về
thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị
định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
đ) Cục Thi hành án dân sự:
- Chỉ đạo các Chi cục Thi
hành án dân sự quận - huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực
hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp
tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ
thống cơ quan thi hành án dân sự.
- Thông tin cho Sở Tư pháp
việc thực hiện các công việc về thi hành án dân sự của Thừa phát lại.
e) Đài Truyền hình thành phố,
Đài Tiếng nói nhân dân thành phố và các cơ quan thông tấn, báo chí khác phối
hợp với Sở Tư pháp tăng cường công tác tuyên truyền, giới thiệu về chủ trương
của Đảng, các quy định pháp luật của Nhà nước về Thừa phát lại, theo dõi và đưa
tin thường xuyên về hoạt động của Thừa phát lại để nhân dân và các tổ chức nắm
bắt, sử dụng có hiệu quả công cụ mới trong thi hành án dân sự.
g) Ngân hàng Nhà nước Chi
nhánh thành phố Hồ Chí Minh:
- Phổ biến về trách nhiệm,
hướng dẫn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát
lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176 Luật
Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên
quan.
- Phối hợp với Sở Tư pháp
tăng cường công tác tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ
thống các tổ chức tín dụng.
h) Kho bạc Nhà nước thành phố
thực hiện và chỉ đạo Kho bạc Nhà nước quận - huyện phối hợp, hỗ trợ cho Thừa
phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 176
Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có
liên quan.
i) Cục Thuế thực hiện và chỉ
đạo các Chi cục Thuế quận - huyện cung cấp thông tin về thuế phục vụ cho việc
xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung
cấp thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự,
Luật Quản lý thuế, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên
quan.
k) Cục Hải quan thực hiện và
chỉ đạo các Chi cục Hải quan cung cấp thông tin về thuế phục vụ cho việc xác
minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp
thông tin cho Chấp hành viên theo quy định của Luật Thi hành án dân sự, Luật
Quản lý thuế, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
l) Bảo hiểm xã hội thành phố
thực hiện và chỉ đạo Bảo hiểm xã hội quận - huyện phối hợp, hỗ trợ cho Thừa
phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 177
Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có
liên quan.
m) Chi cục Hàng hải tại thành
phố Hồ Chí Minh và Cảng vụ thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về đăng ký
tàu biển và thế chấp tàu biển phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án
theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành
viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi hành án
dân sự theo quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
n) Trung tâm Đăng ký giao
dịch, tài sản tại thành phố Hồ Chí Minh cung cấp thông tin về giao dịch bảo đảm
phục vụ cho việc xác minh điều kiện thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại
tương tự như cung cấp thông tin cho Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa
phát lại thực hiện công việc về thi hành án dân sự theo quy định tại Điều 178
Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có
liên quan.
4. Ủy ban nhân dân các
quận - huyện:
a) Thực hiện việc tuyên
truyền về Thừa phát lại trên Trang thông tin điện tử của quận - huyện. Phối hợp
với Sở Tư pháp và chỉ đạo các cơ quan, tổ chức và đoàn thể ở địa phương tăng
cường công tác tuyên truyền về Thừa phát lại.
b) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân
phường - xã - thị trấn phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại:
- Thực hiện công việc về thi
hành án dân sự quy định tại Điều 175 và Điều 180 Luật Thi hành án dân sự, Nghị
định số 61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
- Thực hiện việc tống đạt văn
bản của Tòa án theo quy định của pháp luật về tố tụng, Nghị định số
61/2009/NĐ-CP và quy định pháp luật có liên quan.
c) Chỉ đạo Văn phòng Đăng ký
quyền sử dụng đất, Ban Bồi thường, giải phóng mặt bằng và các cơ quan chuyên
môn cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, số liệu về quyền sử dụng đất và tài
sản gắn liền với đất (bao gồm cả thông tin về giao dịch bảo đảm bằng quyền
sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất) phục vụ cho việc xác minh điều kiện
thi hành án theo yêu cầu của Thừa phát lại tương tự như cung cấp thông tin cho
Chấp hành viên và phối hợp, hỗ trợ cho Thừa phát lại thực hiện công việc về thi
hành án dân sự quy định tại Điều 178 Luật Thi hành án dân sự, Nghị định số 61/2009/NĐ-CP
và quy định pháp luật có liên quan.
5. Đề nghị Tòa án nhân dân
thành phố, Viện Kiểm sát nhân dân thành phố, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam
thành phố và các đoàn thể thành phố thực hiện một số nội dung sau:
a) Tòa án nhân dân thành phố:
- Chỉ đạo Tòa án nhân dân các
quận - huyện chuyển giao văn bản tống đạt cho Thừa phát lại thực hiện.
- Phối hợp với Sở Tư pháp
tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Tòa án nhân dân.
- Thông tin cho Sở Tư pháp về
số lượng và chất lượng của vi bằng được sử dụng làm chứng cứ trong xét xử tại
Tòa án nhân dân thành phố và Tòa án nhân dân quận - huyện.
b) Viện Kiểm sát nhân dân
thành phố:
- Thông tin cho Sở Tư pháp
việc tuân theo pháp luật trong hoạt động tống đạt các văn bản của Tòa án, các
văn bản về thi hành án và trong hoạt động thi hành án của Thừa phát lại.
- Phối hợp với Sở Tư pháp
tuyên truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong hệ thống Viện Kiểm sát
nhân dân.
c) Ủy ban Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam thành phố và các đoàn thể thành phố: phối hợp với Sở Tư pháp tuyên
truyền, quán triệt chế định Thừa phát lại trong thành viên của tổ chức mình và
nhân dân.
Ngoài các quy định cụ thể tại
Chỉ thị này, các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Ủy ban nhân dân các
quận - huyện có trách nhiệm phối hợp, hỗ trợ cho hoạt động của Thừa phát lại trong
phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình theo quy định của pháp luật về Thừa phát lại,
thi hành án dân sự và quy định pháp luật có liên quan.
Ủy ban nhân dân thành phố yêu
cầu Thủ trưởng các sở - ban - ngành, đơn vị trực thuộc và Chủ tịch Ủy ban nhân
dân các quận - huyện tập trung chỉ đạo và tổ chức thực hiện nghiêm túc Chỉ thị
này. Trong quá trình thực hiện nếu có khó khăn, vướng mắc thì kịp thời báo cáo,
đề xuất gửi về Sở Tư pháp để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét,
quyết định.
Chỉ thị này có hiệu lực sau
10 ngày, kể từ ngày ký./.
|
TM.
ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Lê Minh Trí
|